Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Ói ở trẻ nhỏ - một số nguyên nhân thường gặp potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.3 KB, 7 trang )

Ói ở trẻ nhỏ - một số nguyên
nhân thường gặp


Ở trẻ em nói chung
hay đặc biệt ở trẻ nhỏ,
triệu chứng ói có thể
gặp ở hầu hết các
bệnh liên quan hay
không liên quan đến
đường tiêu hóa. Các
bà mẹ nên chuẩn bị
cho điều này trong vài
năm đầu đời của trẻ.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ mô tả
những dấu hiệu ói thông thường ở trẻ nhỏ và một
số nguyên nhân thường gặp nhất để phần nào
giúp các bậc cha mẹ hiểu hơn về hiện tượng ói

Cần phân biệt giữa hiện tượng
ọc và ói của trẻ
của bé.

Ói khác với ọc

Trước hết, các bà mẹ cần biết về sự khác biệt của ói
thật sự và ọc. Ói xảy ra khi cơ bụng và cơ hoành co
bóp mạnh quá làm tống thức ăn từ trong dạ dày ra
ngoài. Ọc (thường gặp nhất ở những trẻ dưới 1 tuổi)
là dòng thức ăn trôi từ dạ dày ra miệng mà trẻ không
sử dụng cơ bụng, trẻ không dùng đến sức lực gì,


thường đi kèm với tiếng ợ.

Ói thật sự do “trung tâm ói” nằm ở não thường bị
kích thích bởi:

- Những dây thần kinh ở dạ dày, ruột khi ống tiêu
hóa bị kích thích hay sưng phù do nhiễm trùng hoặc
tắc nghẽn.

- Những chất hóa học trong máu (ví dụ: một số loại
thuốc cũng gây ói).

- Những tác nhân mang tính chất tâm lý như những
hình ảnh hay mùi khó chịu.
- Kích thích ở tai (bộ phận điều khiển sự thăng
bằng ở tai giữa).

Ọc sữa ở trẻ dưới 1 tháng tuổi

Các nguyên nhân gây ói hay ọc sẽ khác nhau theo
từng lứa tuổi. Trong những tháng đầu đời, hầu hết
các bé sẽ ọc một ít sữa trong vài giờ cho bú. Đây
cũng là một hiện tượng bình thường, và tự giới hạn
ngay sau mỗi bữa ăn, giảm dần khi trẻ lớn hơn. Các
bà mẹ có thể bồng trẻ theo tư thế đứng khoảng 15 –
30 phút sau khi bú, vuốt nhẹ lưng, giúp trẻ ợ hơi
được thì hiện tượng ọc cũng giảm bớt đi. Một vài trẻ
sẽ tiếp tục ọc cho tới khi được 10 – 12 tháng tuổi.
Điều này cũng không đáng lo ngại nếu trẻ không bị
khó chịu và trẻ vẫn tăng cân bình thường.


Điều đặc biệt là trẻ dưới một tháng thì rất ít ói. Nếu
trẻ thật sự bị ói lặp đi lặp lại nhiều và trẻ phải dùng
sức nhiều, thì các bà mẹ cần đưa trẻ đi khám bệnh.
Lúc này, trẻ có thể có vấn đề về dinh dưỡng hoặc trẻ
đang có một dấu hiệu của bệnh nặng.

Trào ngược dạ dày – thực quản (GERD)

Tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản làm cho
hiện tượng ọc sinh lý bình thường ở trẻ nhỏ nặng nề
hơn, không cải thiện, mặc dù cũng là những dòng
thức ăn chảy từ trong dạ dày ra nhưng nó lại xảy ra
quá nhiều. Tình trạng này là do cơ ở cuối thực quản
quá yếu làm cho thức ăn không giữ được ở trong dạ
dày mà lại trào ngược lên. Có thể khắc phục một
phần GERD bằng các cách sau:

1. Làm đặc sữa.

2.Tránh cho trẻ ăn quá nhiều cùng một lúc, cho trẻ
ăn ít đi nhưng tăng số bữa ăn lên để vẫn đảm bảo
lượng dinh dưỡng trong một ngày của trẻ.

3. Bồng trẻ đứng sau ăn, giúp trẻ ợ hơi.

4. Giữ trẻ yên tĩnh, đặt trẻ nằm đầu cao sau bữa ăn
ít nhất 30 phút.

Khi những cách trên không hiệu quả, các bà mẹ

cần đưa trẻ đến bệnh viện.

Hẹp phì đại môn vị

Khi trẻ được 2 tuần tuổi cho tới 4 tháng tuổi, ói liên
tục có thể do dày cơ ở vị trí giữa dạ dày và ruột ( còn
gọi là hẹp phì đại môn vị ), làm cho thức ăn ở dạ dày
không xuống ruột được. Trẻ sẽ ói mạnh ra trong vòng
15 – 30 phút ngay sau mỗi bữa ăn. Bệnh này cần đưa
trẻ tới bệnh viện càng sớm càng tốt.

Nhiễm trùng

Sau tháng đầu tiên, nguyên nhân gây ói thường
gặp nhất sẽ là nhiễm trùng dạ dày ruột. Virus là tác
nhân thường gặp nhất, sau đó là vi trùng và kí sinh
trùng. Trẻ bị nhiễm trùng sẽ sốt, tiêu chảy, đau bụng,
và dĩ nhiên trẻ sẽ buồn nôn và nôn.

Một vài nguyên nhân nhiễm trùng nơi khác dạ dày
ruột cũng gây ói; ví dụ như nhiễm trùng hệ hô hấp,
nhiễm trùng đường tiểu, viêm tai giữa, viêm màng
não, viêm ruột thừa…

Vì vậy, khi trẻ có một số dấu hiệu sau, các bà mẹ
cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay:

- Ói ra máu, chất ói có màu mật xanh

- Ói vọt, ói nhiều lần


- Ói kéo dài hơn một ngày

- Đau bụng nhiều

- Bụng chướng

- Trẻ lơ mơ, vật vã, kích thích

- Không uống được

- Mất nước: khô môi, khóc không nước mắt, tiểu ít.

×