Lời nói đầu
Ngày nay, việc khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn năng lượng đang
trở thành một vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu. Sở dĩ như vậy là do nhân
loại đang đứng trước hàng loạt nguy cơ mà nguyên nhân của nó chính là vấn
đề khai thác, sử dụng năng lượng: những nguồn năng lượng truyền thống
(năng lượng hoá thạch) đang ngày một cạn kiệt, nạn ô nhiễm môi trường và sự
nóng lên của khí hậu trái đất do chất thải trong quá trình sử dụng năng lượng.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề năng lượng đối với sự phát triển
bền vững, các quốc gia đã xây dựng cho mình một chương trình phát triển
năng lượng mà trọng tâm là hướng đến nguồn năng lượng sạch và sử dụng
năng lượng một cách tiết kiệm, hiệu quả.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được nhà nước ta quan
tâm từ sớm. Ngày 03/9/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
102/2003/NĐ-CP về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Triển khai
Nghị định số 102/2003/NĐ-CP, ngày 14/4/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 79/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc
gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Một trong các nội dung quan
trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm,
hiệu quả là đưa các nội dung về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả vào hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó một hoạt động trọng tâm là xây
dựng nội dung, giáo trình, phương pháp giảng dạy lồng ghép các kiến thức về
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các môn học, phù hợp với từng
cấp học từ tiểu học đến phổ thông trung học.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác
định việc tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các
môn học ở các cấp học là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết.
1
Nhằm định hướng cho việc triển khai nhiệm vụ nói trên, Bộ Giáo dục
và Đào tạo xây dựng bộ tài liệu giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả trong một số môn học và hoạt động giáo dục ở cấp Tiểu học: Đạo đức, Tự
nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí (phần Địa lí) và Hoạt động ngoài
giờ lên lớp. Cấu trúc của tài liệu có hai phần chính:
Phần thứ nhất: Những vấn đề chung
Phần thứ hai: Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
trong một số môn học và hoạt động giáo dục
Trên cơ sở những định hướng, gợi ý về nội dung, hình thức, phương
pháp tổ chức học tập của tài liệu, các thày giáo, cô giáo có thể xây dựng kế
hoạch giáo dục cụ thể nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ giáo dục sử dụng
năng lượng tiết kiệm, hiệu quả qua một số môn học và hoạt động giáo dục ở
tiểu học, thực hiện tốt chủ trương của Bộ.
Để bộ tài liệu ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của việc thực hiện
mục tiêu giáo dục toàn diện ở tiểu học, rất mong nhận được ý kiến đóng góp
của bạn đọc. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ
Giáo dục Tiểu học), 49 - Đại Cồ Việt - Hà Nội.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
2
PHẦN 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Học viên cần nắm:
- Mục tiêu, nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(SDNLTK&HQ) của môn học.
- Phương pháp và hình thức dạy học tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ
của môn học.
- Cách khai thác nội dung và soạn bài để dạy học tích hợp giáo dục
SDNLTK&HQ.
2. Học viên có khả năng:
- Phân tích nội dung, chương trình môn học, từ đó xác định được các
bài có khả năng tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ của môn học.
- Soạn bài và dạy học (môn học) theo hướng tích hợp giáo dục
SDNLTK&HQ
- Tích cực thực hiện dạy học tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ vào môn
học.
B. MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ GIÁO DỤC SỬ
DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ
I. Khái niệm về năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả
1. Khái niệm năng lượng, các loại năng lượng
3
Hoạt động 1
Thảo luận trong nhóm để trả lời các câu hỏi sau:
1. Năng lượng là gì ?
2. Các loại năng lượng được sử dụng trong sản xuất và đời sống.
Thông tin phản hồi cho hoạt động 1
1. Năng lượng là gì ?
Có nhiều khái niệm khác nhau về năng lượng, sau đây xin trình bày một
số khái niệm khá phổ biến:
- Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công. Có nhiều
dạng năng lượng khác nhau như: điện năng, quang năng, cơ năng, hoá năng,
nhiệt năng…
Hoặc, năng lượng được định nghĩa là năng lực làm vật thể hoạt động.
Có nhiều dạng năng lượng như: động năng làm dịch chuyển vật thể, nhiệt
năng làm tăng nhiệt độ của vật thể…
- Năng lượng là dạng vật chất có khả năng sinh công bao gồm nguồn
năng lượng sơ cấp: than, dầu, khí đốt và nguồn năng lượng thứ cấp là nhiệt
năng, điện năng được sinh ra thông qua quá trình chuyển hoá năng lượng
(Nghị định Chính phủ số 102/2003/NĐ-CP ngày 03 /9/2003 Về sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả).
Trong tài liệu này, chúng tôi sử dụng định nghĩa về năng lượng được
nêu trong Nghị định số 102/2003/NĐ-CP nói trên. Một số khái niệm cần lưu
ý:
+ Năng lượng sơ cấp: tạm hiểu là nguồn năng lượng "thô" có sẵn ngoài
thiên nhiên, muốn sử dụng, cần qua một giai đoạn gọi là chuyển hoá năng
lượng để trở thành điện năng, nhiệt năng, công năng…
+ Năng lượng thứ cấp là những năng lượng được sinh ra trong quá trình
chuyển hoá những năng lượng thô như nêu trên.
2. Các loại năng lượng được sử dụng trong sản xuất và đời sống.
Có nhiều cách phân loại năng lượng như: dựa theo nguồn gốc của nhiên
liệu, phân loại theo mức độ ô nhiễm, phân loại theo trình tự sử dụng…Ở tài
4
liệu này, chúng tôi giới thiệu hai cách phân loại chủ yếu: phân loại theo nguồn
gốc vật chất của năng lượng và phân loại theo mức độ ô nhiễm.
2.1. Phân loại theo nguồn gốc vật chất của năng lượng
Phân loại theo nguồn gốc vật chất của năng lượng, có thể chia năng
lượng thành hai loại:
- Năng lượng vật chất chuyển hoá toàn phần
Đây là dạng năng lượng mà nhiên liệu sản sinh ra nó không có khả năng
tái sinh và mất đi vĩnh viễn. Thành phần chủ yếu của nhóm năng lượng này là
các dạng nhiên liệu hoá thạch (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên). Các loại nhiên
liệu này được hình thành thông qua sự hoá thạch của động, thực vật trong một
thời gian rất dài, tính tới hàng triệu năm.
Năng lượng vật chất chuyển hoá toàn phần là nguồn cung cấp chủ yếu
năng lượng cho các hoạt động sản xuất và đời sống của con người. Tính đến
những năm đầu thế kỉ XXI, năng lượng hoá thạch cung cấp hơn 85 % tổng
năng lượng tiêu thụ toàn cầu, và cung cấp 2/3 nguồn năng lượng tiêu thụ tại
Mĩ. Tuy nhiên đây cũng là tác nhân chính làm ô nhiễm môi trường và làm
tăng nhiệt độ trái đất. Theo thống kê của Cơ quan bảo vệ môi trường của Mĩ,
việc sử dụng các nguồn nhiên liệu hoá thạch trong hơn 150 năm qua đã khiến
trái đất phải hứng chịu khoảng 245 tỉ tấn các-bon đi-ô-xit.
Việc tái tạo loại nhiên liệu hoá thạch phải mất tới hàng triệu năm, vì vậy
đây là nguồn nhiên liệu được coi là không thể phục hồi, đến một ngày nào đó
nó sẽ biến mất khỏi trái đất.
- Năng lượng thay thế (hay năng lượng tái tạo)
Năng lượng thay thế là năng lượng thu được từ những nguồn ngoài 3
dạng nhiên liệu hoá thạch đã đề cập ở trên, đó là: năng lượng hạt nhân, năng
lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng địa nhiệt, năng lượng sinh khối,
năng lượng nước…
5
+ Năng lượng hạt nhân
Năng lượng hạt nhân có được bằng một trong hai cách: Phân rã hạt
nhân các nguyên tử, hoặc kết hợp hạt nhân các nguyên tử. Việc phân rã hạt
nhân, hoặc kết hợp hạt nhân nói trên mang lại một nguồn năng lượng khổng
lồ.
Đặc điểm:
Đây là một nguồn năng lượng lớn (tính đến năm 2000, Mĩ có 110 nhà
mỏy điện nguyên tử; 70 % lượng điện tiêu thụ ở Pháp là từ năng lượng hạt
nhân), năng lượng sạch, rẻ và tương đối an toàn.
Xử lí chất thải hạt nhân và an toàn trong vận hành nhà máy điện nguyên
tử vẫn đang là mối quan tâm hàng đầu của nhân loại.
+ Năng lượng mặt trời.
Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng vô tận và không sản sinh ra
chất thải gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hạn chế của nó là sự khó khăn
trong thu thập ánh sáng mặt trời vào những ngày thời tiết mây mù, mặt khác,
chi phí sản xuất còn khá cao.
+ Năng lượng nước.
Nước tràn xuống từ đập nhà máy thuỷ điện làm quay tua bin nối với
máy phát điện. Đây là nguồn năng lượng sạch, hiệu quả và có tiềm năng to
lớn. Hiện nay, Canada, Mĩ và Brazil là 3 quốc gia đang đứng đầu thế giới về
sản lượng điện từ thuỷ năng.
Tuy nhiên, việc xây đập thuỷ điện lại ảnh hưởng sâu sắc tới môi trường
xung quanh, làm thay đổi rất lớn hệ sinh thái của thượng nguồn và hạ nguồn.
+ Năng lượng sức gió.
Gió cũng là một nguồn tài nguyên năng lượng. Đây là một nguồn tài
nguyên vô tận và không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, cũng giống năng
6
lượng mặt trời, loại năng lượng này đòi hỏi một sự đầu tư lớn và sự lệ thuộc
vào điều kiện thiên nhiên.
+ Năng lượng địa nhiệt
Địa nhiệt là dạng năng lượng tự nhiên sản sinh ra từ lòng đất và giải
phóng ra ngoài nhờ hoạt động của các núi lửa, suối nước nóng hay giếng
phun. Nước được hâm nóng tự nhiên có thể được sử dụng để làm nóng các toà
nhà, làm quay tua bin trong nhà máy nhiệt điện.
Tuy nhiên, sử dụng năng lượng địa nhiệt có thể mang lại những tác
động không tốt cho môi trường: những thành phần hoá học trong hơi nước
nóng góp phần làm ô nhiễm không khí, hoặc có thể có những khí độc từ lòng
đất.
+ Năng lượng thuỷ triều
Việc ứng dụng dòng thuỷ triều lên, xuống để quay cánh quạt chạy máy
phát điện tiềm ẩn một nguồn năng lượng vô tận. Đây cũng là nguồn năng
lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường.
+ Năng lượng sinh khối
Một phần sinh khối (tổng lượng động thực vật và vi sinh vật trên một
đơn vị diện tích) có thể được sử dụng như nhiên liệu sản sinh ra nhiệt năng.
Gỗ, cây trồng, phế phẩm nông nghiệp, khoáng vật hay vật phẩm từ động thực
vật là những bộ phận của sinh khối. Sinh khối trong rác thải có thể được đốt
cháy để tạo ra nhiệt năng hoặc phân huỷ thành mêtan, một loại khí tự nhiên (ở
Tây Âu có hơn 200 nhà máy đốt rác thải nhằm sản sinh ra điện).
Tuy nhiên, loại nhiên liệu này liên quan đến việc khai thác rừng và gây
ảnh hưởng xấu tới môi trường qua việc thiêu huỷ chất thải.
2.2. Phân loại theo mức độ ô nhiễm môi trường:
- Năng lượng sạch:
7
Năng lượng sạch là những năng lượng không gây ô nhiễm môi trường.
Có thể kể ra những loại năng lượng sạch: năng lượng nguyên tử, năng lượng
mặt trời, năng lượng sức gió, năng lượng thuỷ triều, năng lượng sức nước…
- Năng lượng gây ô nhiễm môi trường:
Năng lượng gây ô nhiễm môi trường là loại năng lượng khi sử dụng sẽ
có những tác động xấu đối với môi trường: các dạng năng lượng hoá thạch,
năng lượng lòng đất.
2. Vai trò của năng lượng đối với đời sống con người; việc khai
thác, sử dụng năng lượng và vấn đề môi trường; xu hướng sử dụng nguồn
tài nguyên năng lượng hiện nay
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2
1. Vai trò của năng lượng đối với đời sống con người.
Đảm bảo các hoạt động cho sinh hoạt, sản xuất, hoạt động dịch vụ.
- Năng lượng cần cho sự sống của con người: đem lại sự sống cho con
người, vạn vật; phục vụ các nhu cầu thiết yếu: sưởi ấm, nấu chín thức ăn, thắp
sáng, sử dụng phương tiện giao thông…
- Năng lượng là thành tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất: công
nghiệp (xăng dầu được coi là "máu" của công nghiệp), nông nghiệp, giao
thông vận tải …
2. Tình hình khai thác tài nguyên năng lượng và ảnh hưởng đối với môi
trường.
8
Hoạt động 2
1. Vai trò của năng lượng đối với đời sống con người
2. Việc khai thác, sử dụng nguồn năng lượng và vấn đề môi trường
3. Xu hướng sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng hiện nay.
- Sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên năng lượng do sự khai thác không
hợp lí: cạn kiệt các nguồn tài nguyên năng lượng hoá thạch, gỗ, củi…
- Sự ô nhiễm môi trường do khí thải của việc khai thác, sử dụng một số
loại năng lượng có thể gây ô nhiễm.
- Sự biến đổi khí hậu, biến đổi môi trường do sử dụng các nguồn năng
lượng hoá thạch, hoặc những nguồn năng lượng trong lòng đất.
3. Xu hướng sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng hiện nay: đẩy mạnh
việc sử dụng các nguồn năng lượng thay thế, đặc biệt là những năng lượng
sạch đối với môi trường.
3. Vai trò của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đối với
đời sống của con người
Thông tin phản hồi cho hoạt động 3
1. Khái niệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
- Sử dụng năng lượng tiết kiệm: sử dụng hợp lí, giảm hao phí năng
lượng trong quá trình sử dụng.
- Sử dụng năng lượng hiệu quả: đảm bảo thực hiện được các hoạt động
cần thiết với mức tiêu phí năng lượng thấp nhất.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là sử dụng năng lượng một
cách hợp lí, nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng, giảm chi phí năng lượng cho
hoạt động của các phương tiện, thiết bị mà vẫn đảm bảo nhu cầu năng lượng
cần thiết cho các quá trình sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt.
2. Sự cần thiết phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng
9
Hoạt động 3
Thảo luận trong nhóm, trả lời các câu hỏi sau:
1. Thế nào là sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả ?
2. Sự cần thiết phải sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
- Do nguồn năng lượng truyền thống (năng lượng hoá thạch) ngày càng
cạn kiệt.
- Do ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường của việc sử dụng các nguồn
năng lượng phục vụ đời sống con người.
II. Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong trường
tiểu học
Thông tin phản hồi cho hoạt động 4
1. Thế nào là giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một quá trình
(thông qua các hoạt động giáo dục) hình thành, phát triển ở người học sự hiểu
biết, kĩ năng, giá trị và quan tâm tới những vấn đề về SDNLTK&HQ, tạo điều
kiện cho họ tham gia vào phát triển xã hội bền vững về sinh thái.
Giáo dục nhằm giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểu biết về
năng lượng cùng với các vấn đề của nó (nhận thức); những khái niệm cơ bản
về năng lượng và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả (kiến thức); những tình cảm, mối
quan tâm trong việc cải thiện và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(thái độ); những kĩ năng giải quyết cũng như thuyết phục các thành viên cùng
tham gia (kĩ năng); tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề năng lượng và
có những hành động thích hợp giải quyết vấn đề (hành vi tích cực).
Mục đích của giáo dục SDNLTK&HQ: Làm cho các cá nhân và cộng
đồng hiểu được tầm quan trọng của năng lượng và của việc sử dụng tiết kiệm,
10
Hoạt động 4
Hãy trao đổi trong nhóm về các vấn đề sau:
1. Thế nào là giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ?
2. Sự cần thiết phải giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
hiệu quả nguồn năng lượng; đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị,
thái độ và kĩ năng thực hành để họ tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu
quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề năng lượng.
2. Sự cần thiết phải giáo dục năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Sự thiếu hiểu biết về năng lượng và tầm quan trọng của việc sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của con người là một trong những các
nguyên nhân chính gây nên sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên năng lượng
và huỷ hoại môi trường sinh thái. Do vậy, cần phải giáo dục cho mọi người
biết và hiểu về năng lượng, tầm quan trọng của việc sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả trong sự phát triển bền vững.
Thông tin phản hồi cho hoạt động 5
1. Mục tiêu giáo dục SDNLTK&HQ ở trường tiểu học
Giáo dục SDNLTK&HQ cho học sinh tiểu học nhằm:
- Về kiến thức:
+ Giúp cho học sinh có sự hiểu biết ban đầu về năng lượng và lợi ích
của việc tiết kiệm năng lượng với cuộc sống của con người.
+ Một số biện pháp sử dụng tiết kiệm năng lượng ở lớp, trường học, ở
nhà.
- Về thái độ, tình cảm:
+ Biết quý trọng, có ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng
11
Hoạt động 5
Hãy thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Xác định mục tiêu trong giáo dục SDNLTK&HQ ở trường tiểu học
2. Xác định nội dung SDNLTK&HQ ở trường tiểu học
3. Nêu tầm quan trọng của việc giáo dục SDNLTK&HQ trong trường tiểu học
+ Có thái độ thân thiện với môi trường sống
- Về kĩ năng- hành vi:
+ Tham gia các hoạt động chống lãng phí, tiết kiệm năng lượng.
2. Nội dung giáo dục SDNLTK&HQ ở trường tiểu học
- Nội dung giáo dục SDNLTK&HQ ở trường tiểu học được tích hợp
trong các môn học và đưa vào nội dung hoạt động giáo dục với khối lượng
kiến thức, phương pháp, hình thức phù hợp:
+ Khái niệm về năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
+ Ý thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
+ Kĩ năng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cuộc sống
+ Hình thành, phát triển và hành vi, thói quen, trong sử dụng năng
lượng
3. Tầm quan trọng của việc giáo dục SDNLTK&HQ trong trường tiểu
học
Theo số liệu thống kê đầu năm 2008, cả nước hiện có gần 7 triệu học
sinh tiểu học, khoảng trên 323.000 giáo viên ở gần 15.000 trường tiểu học.
Giáo dục SDNLTK&HQ cho học sinh tiểu học tức là làm cho gần 10 % dân
số hiểu biết các vấn đề về năng lượng và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu
quả. Con số này sẽ nhân lên nhiều lần nếu học sinh tiểu học thực hiện tốt việc
tuyên truyền về SDNLTK&HQ trong cộng đồng.
Thông tin phản hồi cho hoạt động 6
Hình thức và phương pháp tích hợp
12
Hoạt động 6
Hãy thảo luận trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ sau:
Đề xuất cách thức, phương pháp đưa nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả vào trường tiểu học.
1. Hình thức tích hợp
- Tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ ở các môn học cấp tiểu học có 3
mức:
+ Mức độ toàn phần: Khi mục tiêu, nội dung của bài học phù hợp hoàn
toàn với mục tiêu, nội dung của giáo dục SDNLTK&HQ.
+ Mức độ bộ phận: Khi chỉ có một bộ phận bài học có mục tiêu, nội
dung phù hợp với giáo dục SDNLTK&HQ.
+ Mức độ liên hệ: Khi mục tiêu, nội dung của bài có điều kiện liên hệ
một cách phù hợp với nội dung giáo dục SDNLTK&HQ.
- Đưa giáo dục SDNLTK&HQ trở thành một nội dung của hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp:
+ Lồng ghép vào các hoạt động văn nghệ, câu lạc bộ, sinh hoạt tập thể
…trong nhà trường.
+ Tham quan thực tế các cơ sở sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
- Xây dựng trường học sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả:
+ Thực hiện Chương trình giáo dục năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
+ Giáo viên và học sinh có ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả
- Sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng.
2. Phương pháp
Một số phương pháp dạy học có thể tích hợp giáo dục sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Phương pháp tham quan, điều tra khảo sát thực tế:
Học sinh có thể tham gia hoạt động tham quan, khảo sát thực tế sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong phạm vi các em có thể tiếp cận với sự
chỉ dẫn của giáo viên. Điều đó giúp học sinh kiểm nghiệm các kiến thức đã
học trên lớp, đồng thời mở rộng tầm hiểu biết thực tế và phát triển kĩ năng
13
quan sát, phân tích, rèn luyện hành vi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả.
- Phương pháp thí nghiệm
Phương pháp thí nghiệm giúp cho việc tái tạo lại những hiện tượng đã
xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, đơn giản hoá các quá trình cho học sinh
quan sát dễ tiếp thu.
- Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục:
Nên khai thác những hiện tượng sử dụng năng lượng tiết kiệm và chưa
tiết kiệm, gần gũi với học sinh, giúp các em thấy được những hành vi cần phê
phán hay ủng hộ.
- Phương pháp hoạt động thực tiễn kết hợp với kĩ năng sống.
Giáo dục sử dụng tiết kiệm năng lượng ở cấp Tiểu học cần đạt tới đích
là để học sinh ở cấp học này có được những hành động dù rất nhỏ nhưng cụ
thể, thiết thực góp phần sử dụng tiết kiệm năng lượng ở nơi các em đang sống,
từ ở nhà, tới trường và rộng ra làng bản, khu phố. Ví dụ các kĩ năng được sử
dụng ở đây như kĩ năng từ chối những hành vi không tiết kiệm trong sử dụng
năng lượng…
- Phương pháp nêu gương:
Giáo viên thường xuyên nhận xét việc thực hiện sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả qua hành vi cụ thể của học sinh trong lớp và nhận xét,
đánh gía, nêu những tấm gương tốt ngay trong lớp học.
14
PHẦN 2
GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ
TRONG MỘT SỐ MÔN HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
1. MÔN ĐẠO ĐỨC
Môn Đạo đức ở tiểu học nhằm giúp học sinh:
- Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và chuẩn mực
hành vi mang tính pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong quan hệ của các em
với bản thân ; với người khác ; với công việc ; với cộng đồng, đất nước, nhân
loại ; với môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện theo các chuẩn
mực đó.
- Bước đầu hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và
những người xung quanh theo chuẩn mực đã học ; Kĩ năng lựa chọn và thực
hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống
đơn giản, cụ thể của cuộc sống.
- Bước đầu hình thành thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân,
có trách nhiệm với hành động của mình ; yêu thương, tôn trọng con người ;
mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người ; yêu cái thiện, cái
đúng, cái tốt ; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu.
Do đặc trưng môn học, môn Đạo đức có nhiều lợi thế trong việc giáo dục
SDNLTK&HQ cho HS tiểu học. Cụ thể:
- Nội dung giáo dục SDNLTK&HQ được đề cập thông qua các chuẩn mực
hành vi đạo đức cần thiết, phù hợp trong mối quan hệ của các em với cuộc
sống hàng ngày.
- Tiếp cận giáo dục sử dụng SDNLTK&HQ cho các em thông qua giáo dục
Quyền trẻ em.
15
- Giáo dục sử dụng SDNLTK&HQ gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực của
HS trên cơ sở phối hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
I. MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC VÀ MỨC ĐỘ TÍCH
HỢP
Hoạt động 1
Bạn đã biết được mục tiêu giáo dục SDNLTK&HQ trong trường tiểu
học. Căn cứ vào mục tiêu, nội dung, chương trình môn Đạo đức cấp tiểu
học, bạn hãy thực hiện nhiệm vụ sau:
1. Xác định mục tiêu giáo dục SDNLTK&HQ trong môn Đạo đức.
2. Nêu hình thức, phương pháp dạy học và mức độ tích hợp giáo dục
SDNLTK&HQ trong môn Đạo đức.
Bạn hãy độc lập suy nghĩ, sau đó trao đổi trong nhóm .
Thông tin phản hồi cho hoạt động 1
1. Mục tiêu:
Giáo dục SDNLTK&HQ trong môn Đạo đức nhằm giúp cho HS :
- Bước đầu nhận thức được vai trò, ý nghĩa của năng lượng và
SDNLTK&HQ đối với cuộc sống con người.
- Hình thành và phát triển ở các em thái độ, hành vi đúng đắn trong việc
SDNLTK&HQ.
- Bước đầu có thói quen gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ và tiết kiệm trong
sinh hoạt hàng ngày.
- Biết quan tâm tới môi trường xung quanh, sống hoà hợp, thân thiện
với thiên nhiên.
- Tích cực tham gia các hoạt động giáo dục SDNLTK&HQ ở trường và
địa phương phù hợp với lứa tuổi.
16
2. Phương pháp và hình thức giáo dục SDNLTK&HQ qua môn
Đạo đức
- Dạy học tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ qua môn Đạo đức cần theo
hướng tiếp cận giáo dục quyền trẻ em và tiếp cận kĩ năng sống.
- Cần phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh qua các phương
pháp dạy học phù hợp như trò chơi, thảo luận nhóm, dự án, đóng vai, động
não,
- Chú trọng tổ chức dạy học gắn với thực tiễn cuộc sống hàng ngày của
các em.
- Hình thức giáo dục SDNLTK&HQ qua môn Đạo đức rất đa dạng, có
thể tiến hành trên lớp, ngoài trời hoặc tại hiện trường có nội dung liên quan tới
giáo dục SDNLTK&HQ .
3. Mức độ tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ qua môn Đạo đức
Môn Đạo đức ở tiểu học có khả năng tích hợp nội dung giáo dục
SDNLTK&HQ vào nhiều bài. Tuy nhiên, mỗi bài có thể tích hợp nội dung
giáo dục SDNLTK&HQ với các mức độ khác nhau. Có 3 mức độ tích hợp:
- Tích hợp ở mức độ toàn phần,
- Tích hợp ở mức độ bộ phận,
- Tích hợp ở mức độ liên hệ .
II. HƯỚNG DẪN KHAI THÁC NỘI DUNG GIÁO DỤC
SDNLTK&HQ TRONG MÔN ĐẠO ĐỨC
Lớp 1:
Hoạt động 2
Bạn hãy nghiên cứu chương trình, sách Đạo đức lớp 1, trên cơ sở đó
thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Xác định các bài đạo đức lớp 1 có khả năng tích hợp giáo dục
2. Xác định nội dung và mức độ tích hợp trong các bài đó theo mẫu dưới
17
đây:
Tên bài Nội dung tích hợp Mức độ
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2
Tên bài Nội dung tích hợp Mức độ
Bài 3.
Giữ gìn sách
vở, đồ dùng
học tập
Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập là tiết kiệm
được tiền của, tiết kiệm được nguồn tài nguyên
có liên quan tới sản xuất sách vở, đồ dùng học
tập – Tiết kiệm năng lượng trong việc sản xuất
sách vở đồ dùng học tập.
Liên hệ
Bài 14.
Bảo vệ cây
và hoa nơi
công cộng
- Bảo vệ cây và hoa là góp phần bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên, không khí trong lành, môi
trường trong sạch, góp phần giảm các chi phí
về năng lượng phục vụ cho hoạt động này.
Liên hệ
Lớp 2:
Hoạt động 3
Bạn hãy nghiên cứu chương trình và sách Đạo đức lớp 2 bạn hãy thực
hiện các nhiệm vụ sau:
1. Xác định các bài đạo đức lớp 2 có khả năng tích hợp giáo dục
SDNLTK&HQ
2. Xác định nội dung và mức độ tích hợp trong các bài đó theo mẫu dưới
đây:
Tên bài Nội dung tích hợp Mức độ
18
Thông tin phản hồi cho hoạt động 3
Tên bài Nội dung tích hợp Mức độ
Bài 7.
Giữ gìn
trường lớp
sạch đẹp
Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là góp phần giữ gìn môi
trường của trường, của lớp, môi trường xung quanh,
đảm bảo một môi trường trong lành, giảm thiểu các
chi phí về năng lượng cho các hoạt động bảo vệ môi
trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Liên hệ
Bài 8.
Giữ trật tự
vệ sinh nơi
công cộng
- Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng là góp phần bảo
vệ, làm sạch đẹp, an toàn môi trường ở lớp, trường
và nơi công cộng, góp phần giảm thiểu các chi phí
(có liên quan tới năng lượng) cho bảo vệ, giữ gìn
môi trường, bảo vệ sức khoẻ con người.
- Một trong các yêu cầu giữ gìn vệ sinh nơi công
cộng là giảm thiểu việc sử dụng các loại phương tiện
giao thông, công nghệ sản xuất, có liên quan tới sử
dụng các loại năng lượng có nguy cơ gây tổn hại
việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng (ôtô, xe máy
dùng xăng, ) xả khí thải làm ô nhiễm môi trường.
Liên hệ
Bài 14.
Bảo vệ loài
vật có ích
Bảo vệ loài vật có ích là có tác dụng giữ gìn môi
trường trong lành, góp phần giữ gìn vệ sinh nơi công
cộng, duy trì và phát triển cuộc sống một cách bền
vững.
- Bảo vệ và phát triển loài vật có ích là một trong
các hướng bảo vệ, phát triển nông nghiệp bền vững,
giảm các chi phí về năng lượng.
Liên hệ
19
Lớp 3:
Hoạt động 4
Bạn hãy nghiên cứu chương trình và sách Đạo đức lớp 3 bạn hãy thực hiện
các nhiệm vụ sau:
1. Xác định các bài đạo đức lớp 3 có khả năng tích hợp giáo dục
SDNLTK&HQ
2. Xác định nội dung và mức độ tích hợp trong các bài đó theo mẫu dưới
đây:
Tên bài Nội dung tích hợp Mức độ
Thông tin phản hồi cho hoạt động 4
Tên bài Nội dung tích hợp Mức độ
Bài 6.
Tích cực
tham gia việc
lớp, việc
trường
- Các việc lớp, việc trường có liên quan tới giáo dục
SDNLTK&HQ :
+ Bảo vệ, sử dụng nguồn điện của lớp, của trường
một cách hợp lí ( Sử dụng quạt, đèn điện, các thiết bị
dạy học có sử dụng điện hợp lý, hiệu quả, )
+ Tận dụng các nguồn chiếu sáng tự nhiên, tạo sự
thoáng mát, trong lành của môi trường lớp học,
trường học, giảm thiểu sử dụng điện trong học tập,
sinh hoạt.
+ Bảo vệ, sử dụng nước sạch của lớp, của trường
một cách hợp lí, nước uống, nước sinh hoạt, giữ vệ
sinh,
+ Thực hành và biết nhắc nhở các bạn cùng tham gia
Liên hệ
20
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở lớp,
trường và gia đình .
Bài 13
Tiết kiệm và
bảo vệ nguồn
nước
- Nước là nguồn năng lượng quan trọng có ý nghĩa
quyết định sự sống còn của loài người nói riêng và
trái đất nói chung.
- Nguồn nước không phải là vô hạn, cần phải giữ
gìn, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
- Thực hiện sử dụng (năng lượng) nước tiết kiệm và
hiệu quả ở lớp, trường và gia đình.
- Tuyên truyền mọi người giữ gìn, tiết kiệm và bảo
vệ nguồn nước.
- Phản đối những hành vi đi ngược lại việc bảo vệ,
tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn nước (gây ô
nhiễm nguồn nước, sử dụng nước lãng phí, không
đúng mục đích, )
Toàn
phần
Bài 14
Chăm sóc cây
trồng vật nuôi
- Chăm sóc cây trồng vật nuôi là góp phần giữ gìn,
bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên, góp phần làm
trong sạch môi trường, giảm độ ô nhiễm môi trường,
giảm hiệu ứng nhà kính do các chất khí thải gây ra,
tiết kiệm năng lượng.
Liên hệ
Lớp 4:
Hoạt động 5
Bạn hãy nghiên cứu chương trình sách Đạo đức lớp 4, bạn hãy thực hiện các
nhiệm vụ sau:
1. Xác định các bài đạo đức lớp 4 có khả năng tích hợp giáo dục
SDNLTK&HQ
2. Xác định nội dung và mức độ tích hợp trong các bài đó theo mẫu dưới
21
đây:
Tên bài Nội dung tích hợp Mức độ
Thông tin phản hồi cho hoạt động 5
Bài Nội dung Mức độ
Bài 3
Biết bày tỏ ý
kiến
- Biết bày tỏ, chia sẻ với mọi người xung quanh
về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
- Vận động mọi người thực hiện sử dụng tiết kiệm
và hiệu quả năng lượng
Liên hệ
Bài 4
Tiết kiệm
tiền của
- Sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng như:
điện, nước, xăng dầu, than đá, gas, chính là tiết
kiệm tiền của cho bản thân, gia đình và đất nước.
- Đồng tình với các hành vi, việc làm sử dụng tiết
kiệm năng lượng; phản đối, không đồng tình với
các hành vi sử dụng lãng phí năng lượng
Toàn phần
Bài 14
Bảo vệ môi
trường
- Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong
lành, sống thân thiện với môi trường ; duy trì, bảo
vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài
nguyên thiên nhiên.
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi
trường là góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả
năng lượng.
Lớp 5:
Hoạt động 6
22
Căn cứ vào nội dung, chương trình sách Đạo đức lớp 5 và đặc trưng dạy học
môn Đạo đức lớp 5, bạn hãy thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Xác định các bài đạo đức lớp 5 có khả năng tích hợp giáo dục
SDNLTK&HQ
2. Xác định nội dung và mức độ tích hợp trong các bài đó theo mẫu dưới đây:
Tên bài Nội dung tích hợp Mức độ
Thông tin phản hồi cho hoạt động 6
Bài Nội dung Mức độ
Bài 8
Hợp tác với
những người
xung quanh
- Hợp tác với mọi người xung quanh trong
việc thực hiện sử dụng tiết kiệm, hiệu quả
năng lượng.
- Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền
việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng ở
trường, lớp và ở cộng đồng.
Liên hệ
Bài 11
Em yêu Tổ quốc
Việt Nam
- Đất nước ta còn nghèo, còn gặp nhiều khó
khăn trong đó có khó khăn về thiếu năng
lượng. Vì vậy, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả
năng lượng là rất cần thiết.
- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng là
một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước.
Liên hệ
Bài 14
Bảo vệ tài
nguyên thiên
- Than đá, rừng cây, nước, dầu mỏ, khí đốt,
gió, ánh nắng mặt trời, là những tài nguyên
thiên nhiên quý, cung cấp năng lượng phục vụ
Bộ phận
23
nhiên cho cuộc sống của con người
- Các tài nguyên thiên nhiên trên chỉ có hạn, vì
vậy cần phải khai thác chúng một cách hợp lí
và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả vì lợi ích của
tất cả mọi người
III. GIÁO ÁN MINH HOẠ
Lớp 2
Bài 8
Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng
I. Mục tiêu
Học xong bài này học sinh có khả năng:
- Biết lợi ích và vì sao cần giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
- Xác định được những việc cần làm và không nên làm để giữ trật tự vệ
sinh nơi công cộng phù hợp với lứa tuổi.
- Biết giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng. Góp phần giảm thiểu các chi
phí (liên quan tới năng lượng) cho bảo vệ môi trường và sức khoẻ con người
- Tôn trọng những quy định về trật tự vệ sinh nơi công cộng
II. Chuẩn bị
- Tranh, ảnh cho HĐ 1, 2 tiết 1
- Dụng cụ lao động
III. Các hoạt động dạy học
Tiết 1
Hoạt động 1 : Quan sát tranh
Mục tiêu : HS biết được một biểu hiện cụ thể về giữ trật tự nơi công
cộng.
24
Cách tiến hành
- GV treo tranh lên bảng, hướng dẫn HS quan sát tranh:
+ Nội dung tranh mô tả điều gì ?
+ Hình ảnh các bạn trong tranh dẫn tới điều gì ?
+ Qua sự việc này, các em rút ra điều gì?
* Nội dung tranh: Trên sân trường có buổi biểu diễn văn nghệ. Sắp đến
giờ biểu diễn, một số HS đang xô đẩy nhau để chen lấn gần sân khấu.
- HS quan sát tranh
- GV mời một số HS trả lời các câu hỏi, khuyến khích các HS khác góp
ý, bình luận câu trả lời của các bạn.
- GV kết luận:
Các bạn HS trong tranh chen lấn xô đẩy trước sân khấu làm ồn ào, mất
trật tự, gây cản trở cho việc biểu diễn văn nghệ. Như thế là làm mất trật tự, vệ
sinh nơi công cộng. Điều đó gây ô nhiễm môi trường, tổn hại đến sức khoẻ
con người.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm, xử lý tình huống
Mục tiêu : HS biết được một số biểu hiện cụ thể về giữ vệ sinh nơi
công cộng.
Cách tiến hành :
- GV chia lớp thành các nhóm từ 4-6 em, cử nhóm trưởng.
- GV phát cho mỗi nhóm một tranh. Nội dung các bức tranh :
Tranh 1 : Trên ôtô, một bạn nhỏ tay cầm bánh ăn, tay kia cầm vỏ bánh
và nghĩ : Bỏ rác vào đâu bây giờ ?
Tranh 2 : Trong rạp chiếu phim, một bạn nhỏ đang ăn ômai, tay kia
cầm hột và nghĩ: Bỏ hột vào đâu bây giờ ?
Tranh 3: Trên đường đi học, một bạn học sinh tay cầm bánh ăn, tay kia
cầm vỏ bánh và nghĩ : Bỏ rác vào đâu bây giờ?
25