Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Bài tập điều kiện: Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.95 KB, 16 trang )

Bài tập điều kiện :Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam
Đề bài:
Biên niên sự kiện hoạt động
cách mạng và sự nghiệp
cách mạng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh trong những năm
1911 – 1930

GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY:
SINH VIÊN LÀM BÀI:
MAI VĂN PHÚC 070245T LỚP 07TH2D
Trang 1
BÀI LÀM
Cuộc đời Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh sinh ngày 19 – 5 – 1980 tại Kim Liên huyện Nam Đàn, tình
Nghệ An, mất ngày 2 tháng 9 năm 1969 tại Hà Nội. Lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh
Cung. Tên đi học là Nguyễn Tất Thành. Khi hoạt động cách mạng Người lấy
nhiều tên và bí danh khác như Anh Ba( lúc làm việc trên tàu Viễn dương La TuSơ
Tơrêvin),Nguyễn Ái Quốc (ở Pháp khi gửi bản yêu sách đến hội nghị Versailles),
Lý Thụy, Đồng chí Vương (Quảng Châu), Hồ Quang (Vân Nam, Quảng
Tây),v,v,
Hồ Chí Minh là một Người yêu nước, yêu tự do, chuộng hòa bình, là một
chiến sĩ Quốc tế Cộng sản lỗi lạc, là Anh hùng kiệt xuất của dân tộc. Suốt đời
cống hiến hết mình cho độc lập tự do của dân tộc, vì hòa bình và công lý trên thế
giới.
Đối với dân tộc Việt Nam Người được gọi hai tiếng thân thương, kính yêu
Bác Hồ. Vị cha già của dân tộc.
Sinh ra một gia đình nhà Nho có truyền thống yêu nước, trong thời kì mất
nước, cả dân tộc làm nô lệ, chứng kiến cảnh các ông chủ Tư bản đánh đập, hành
hạ dã man những người công nhân, nông dân Việt Nam. Chứng kiến các cuộc đấu
tranh của các phong trào yêu nước bị dìm trong bể máu. Nguyễn Tất Thành đã có


những suy nghĩ của mình khác với các nhà nho đương thời như cụ Phan Bội Châu
(Đông Du), Phan Chu Trinh (Đông Kinh Nghĩa Thục). Nguyễn Tất Thành quyết
ra đi tìm con đường mới để cứu nước.
Năm 1910 Nguyễn Tất Thành làm thầy giáo tại trường Dục Thanh Phan
thiết. Một thời gian sau đó, tháng 2 năm 1911 Nguyễn Tất Thành rời trường để đi
tiếp vào Sài Gòn.
Lúc này được sống tại Sài Gòn lần đầu tiên được nhìn thấy đèn điện, quạt
máy,được đi ăn kem. Nguyến Tất Thành muốn được tìm hiểu cái nền văn minh
của phương Tây như thế nào.
“Anh Lê ạ. Vào Sài Gòn Tôi muốn tìm cách sang bên Tây xem thực sự
nền văn minh của họ như thế nào ”
Trang 2
30 năm ở nước ngoài Hành Trình của Bác có thể chi làm 3 giai đoạn: 1911-
1919, 1919-1924, 1924 – 1941.
Chúng ta đi vào tìm hiểu sự nghiệp hoạt động cách mạng của Hồ Chí
Minh trong giai đoạn 1911 – 1930
Năm 1911
Ngày 5 – 6 – 1911 Tại bến Cảng Nhà Rồng với tên Văn Ba, Bác đã xuống
tàu Viễn Dương La TuSơ Tơrêvin. Bắt đầu hành trình bôn ba tìm đường cứu
nước. Theo hành trình của tàu Nguyễn Tất Thành dừng chân ở cảng MacXây,
cảng Lơ Havơ ở Pháp. Những ngày trên đất Pháp anh đã nhận thấy cũng có
những người nghèo như ở Việt Nam và những người Pháp ở đây tốt hơn nhưng
tên thực dân ở Việt Nam.
Năm 1912
Nguyễn Tất Thành làm thuê cho một chiếc tàu của hãng Sácgiơ Rêuyni đi
vòng quanh châu Phi, đã có dịp dừng lại ở những bến cảng của một số nước như
Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Angiêri, Tuynidi, Cônggô, Đahômây, Xênêgan,
Rêuyniông, Máctiních (Martinique) (Trung Mỹ), Urugoay và áchentina (Nam
Mỹ) và dừng lại ở nước Mỹ cuối năm 1912. Khi thăm tượng Nữ Thần Tự Do ở
Mỹ Nguyễn Tất Thành đã Viết vào sổ lưu niệm dành cho khách tham quan một

câu ngắn gọn:
“Ngước mắt chiêm ngưỡng thần Tự Do, hãy nên cuối xuống nhìn những
người da đen đang sống kiếm đọa đày”.
Khoảng đầu năm 1913, Nguyễn Tất Thành rời Mỹ trở về Lơ Havơrơ, sau đó
sang Anh. Đến nước Anh, anh làm các công việc nặng nhọc như cào tuyết đốt lò
để kiếm sống và trang thủ học tiếng Anh.
Tại Anh, Nguyễn Tất Thành đã tham dự những cuộc diễn thuyết ngoài trời
của nhiều nhà chính trị và triết học, tham gia Hội những người lao động hải
ngoại, ủng hộ cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Airơlen.
Cuối năm 1913 - 1914:
Nguyễn Tất Thành đến Anh kiếm sống bằng nghề quét tuyết, cho một
trường học ở Luân Đôn. Một thời gian sau, Người làm thợ phụ bếp, thợ đốt lò
trong một khách sạn. Trong thời gian ở Anh, Người vừa lao động để sinh sống,
Trang 3
vừa tranh thủ học tiếng Anh. Người còn tham gia Hội những người lao động hải
ngoại Luân Đôn
Từ Luân Đôn Người thường gửi thư cho những người Việt Nam yêu nước
sống trên nước Pháp như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. Một bức thư viết
vào khoảng tháng 8 năm 1914, với lời đề Bác kính mến và địa chỉ người gửi là “
N.T.T. số nhà 8 phố Xtêphen , Tốtlenham, Luân Đôn. Thư có đoạn viết : …
Cháu nghĩ trong 3 hoặc 4 tháng, tình hình Châu Á sẽ có chuyển biến và có nhiều
chuyển biến”
Đầu năm 1913 và giữa năm 1915: Người đã gửi thư về hỏi cơ quan chính
quyền về thân phụ của Người.
Năm 1917
Khoảng cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp để có điều
kiện trực tiếp hoạt động trong phong trào Việt kiều và phong trào công nhân Pháp.
Trở lại Pháp, đến Thủ đô Pari, lúc đầu Nguyễn Tất Thành ở phố Sarôn
(Charonne) trong một thời gian ngắn; từ ngày 7 đến 11-6-1919 ở nhà số 10, phố
Xtốckhôm (Stokholm); ngày 12-6-1919, chuyển đến ở nhà số 56 phố Mơxiên lơ

Pơranhxơ (Monsieur le Prince); tháng 7-1919, ở nhà số 6, phố Vila đê Gôbơlanh
(Villa des Gobelins), quận 13; ngày 14-7-1921, chuyển đến ở nhà số 12, phố Buyô.
Trong tháng 7-1921, Nguyễn Tất Thành chuyển đến nhà số 9, ngõ Côngpoanh
(Compoint), quận 17, một trong những khu lao động nghèo nhất của Thủ đô nước
Pháp. Ngày 14-3-1923, anh đến ở nhà số 3, phố Mácsê đê Patơriácsơ.
Năm 1918
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Ngày 18-6-1919, đại biểu các nước
đế quốc tham gia chiến tranh họp Hội nghị ở Vécxây (Versailles) (Pháp). Hội
nghị này còn gọi là Hội nghị hoà bình Pari, nhưng thực chất đó là nơi chia phần
giữa các nước đế quốc thắng trận và trút hậu quả chiến tranh lên đầu nhân dân các
nước thua trận và các dân tộc bị áp bức. Văn kiện chính của hội nghị là Hiệp ước
Vécxây xác định sự thất bại của nước Đức và các nước Đồng minh của Đức, phân
chia lại bản đồ thế giới theo hướng có lợi cho các đế quốc thắng trận, chủ yếu là
Mỹ, Anh, Pháp.
Thay mặt Hội những người yêu nước Việt Nam tại Pháp, Nguyễn Tất Thành
cùng Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường thảo ra bản Yêu sách của nhân dân An
Nam gửi tới Hội nghị Vécxây. Dưới bản Yêu sách Nguyễn Tất Thành ký tên:
Thay mặt những người yêu nước Việt Nam
Nguyễn ái Quốc.
Đây là lần đầu tiên tên gọi Nguyễn ái Quốc xuất hiện. Nguyễn ái Quốc tới lâu
đài Vécxây gửi bản Yêu sách cho văn phòng Hội nghị, sau đó lần lượt gửi bản Yêu
sách đến các đoàn đại biểu các nước Đồng minh dự hội nghị. Hầu hết các đoàn đại
biểu đều có thư trả lời Nguyễn ái Quốc.
Bản Yêu sách gồm 8 điểm:
Trang 4
1. Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị;
2. Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ
cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu
châu; xoá bỏ hoàn toàn các toà án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và
áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam;

3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận;
4. Tự do lập hội và hội họp;
5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương;
6. Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất
cả các tỉnh cho người bản xứ;
7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật;
8. Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra,
tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của
người bản xứ
Cái tên Nguyễn Ái Quốc đã xuất hiện lúc này là nỗi lo của Thực dân Pháp ở
Đông Dương và là niềm hi vọng tin tưởng của nhân dân yêu nước.
Cũng trong năm này Nguyễn Ái Quốc đã tham gia vào Đảng Xã Hội Pháp.
Năm 1920

Đến tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc lần đầu tiên đọc được “sơ thảo lần thứ
nhất những luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin. Người đã
sáng tỏ nhiều điều về con đường giải phóng dân tộc. Ảnh hưởng của Cách mạng
Tháng mười Nga và những tư tưởng của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa đã
làm cho Người hoàn toàn tin theo Lênin và Người đã tin và đứng về phía Quốc tế 3.
Luận cương của Lênin đã chỉ cho Nguyễn ái Quốc con đường giành độc lập
cho dân tộc và tự do cho đồng bào. Sau này, khi kể lại sự kiện quan trọng đó, Người
nói:
"Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin
tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng
mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: "Hỡi đồng bào bị
đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải
phóng chúng ta"!
Từ đó, tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba"
Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy được trong bản luận cương này, Lênin đã đề
cập đến quyền bình đẳng giữa các dân tộc dựa trên lội ích thiết thực về kinh tế,

chính trị,… Lênin
cũng đã nêu rõ nhiệm vụ của Quốc tế Cộng sản và các Đảng Cộng sản trên
thế giới
phải giúp đỡ phong trào Giải phóng Dân tộc, trong đó có phong trào nông
dân ở
các nước chậm phát triển chống bọn địa chủ, chống mọi biểu hiện và tàn dư
của
chế độ phong kiến. Đồng thời, Lênin cũng nhấn mạnh là cần phải đòan kết
giữa
giai cấp vô sản ở các nước Tư bản với quần chúng lao động của tất cả các
Trang 5
dân tộc
trên toàn thế giới mới có thể chiến thắng hoàn toàn chủ nghĩa Tư bản thế
giới.
Quyết tâm đi theo con đường của Lênin vĩ đại, Nguyễn ái Quốc xin gia nhập
Uỷ ban Quốc tế III, do một số đồng chí trong Đảng Xã hội Pháp lập ra, nhằm
tuyên truyền vận động gia nhập Quốc tế III.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp họp từ ngày 25
đến ngày 30-12-1920, tại thành phố Tua (Pháp), đã tranh luận gay gắt về việc gia
nhập Quốc tế III hay ở lại Quốc tế II, thành lập Đảng Cộng sản, hay giữ nguyên
Đảng Xã hội. Nguyễn ái Quốc tham dự đại hội với tư cách là đại biểu chính thức
và duy nhất của các nước thuộc địa Đông Dương.
Tại phiên họp buổi chiều ngày 26-12-1920, Nguyễn Ái Quốc đã được phát
biểu với tư cách là đại biểu của Đông Dương:
“Thưa các đông chí, tôi đên đây với tư cách là một đảng viên Xã hội để
phản đối bọn đế quốc đã gây ra những tội ác tày trời trên quê hương chúng tôi
Người ta tàn sát hàng ngàn người Việt Nam dể bảo vệ lợi ích cho bọn trùm tư
bản; ấy thế mà họ lại dám xưng là người “bảo hộ” cho dân tộc Việt Nam! Đảng
Xã hội cần phải hoạt động một cách thiết thực để ủng hộ người bản xứ”.
Trong phiên họp cuối cùng của Đại hôi, Nguyễn Ái Quốc đã cùng 70% tổng

số đại biều bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế III.
Đảng Cộng sản Pháp ra đời từ đây và Nguyễn Ái Quốc được coi là một
trong những thành viên sáng lập Đảng.
Năm 1920 là bước ngoặc lớn trong cuộc đời bôn ba nước ngoài của Bác. Sau
chín năm mò mẫm tìm tòi và học hỏi, Bác đã xác định dứt khoát đi theo con
đường của học thuyết Mac-Lênin, đứng trong phong trào cộng sản và công nhân
thế giới. Sau này Người đã đúc kết:
“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào
khác con đường cách mạng vô sản”
Năm 1921:
Ngày 29 tháng 5: Nguyễn Ái Quốc tham gia cuộc biểu tình do Đảng Xã hội
Pháp tổ chức tai nghĩa trang Perơ Lasedo để tưởng niệm “ Tuần lễ đẫm máu”
trong công xã Paris năm 1871
Ngày 26 tháng 6 Nguyễn Ái Quốc họp với một số đồng chí người Angiêri,
Marốc, Tuynidi…bàn về việc thành lập hội lien hiệp thuộc địa
Ngày 14 tháng 7, Người dời nhà số 6 phố Vila đề Gôbơlanh, chuyển đến chỗ
ở mới là nhà số 9, ngõ Công – Poanh, quận 17, Paris
Từ ngày 25 đến ngày 30 tháng 12, Người tham dự đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ nhất của Đảng cộng sản Pháp, họp ở Macxây – thành phố cảng lớn ở miền
Nam nước Pháp
Trang 6
Sang ngày 29 tháng 12, Người được bầu vào đoàn chủ tịch phiên họp, và tại
đây Người đã phát biểu ý kiến. Người lên án chính phủ Pháp tuyển nhiều đơn vị
lính người da mầu ở các thuộc địa để làm công cụ phục vụ cho quyền lợi ích kỉ
của Chủ nghĩa thực dân. Ngừơi yêu cầu Đảng phải nghiên cứu và xây dựng chính
sách đúng đắn đối với các thuộc địa theo đường lối của Lênin và Quốc tế cộng
sản. Người đề nghị thành lập Ban nghiên cứu thuộc địa, trực thuộc Ban chấp hành
Trung ương Đảng.
Năm 1922
Ngày 1 tháng 2, để chuẩn bị cho việc ra tờ báo của Hội liên hiệp thuộc địa,

Người cùng các đồng chí ra lời kêu gọi của Hội về việc thành lập Hội hợp tác
người cùng khổ và chuẩn bị cho việc xuất bản tờ báo Người cùng khổ ( Le parie).
Lời kêu gọi viết : “ Đồng chí đã hoặc sẽ nhận được một bản điều lệ của Hội hợp
tá những người cùng khổ. Hội này đang được thành lập và sẽ xuất bản một tờ báo
cùng tên…. Vì lợi ích của công lý, sự thật và tiến bộ , cần xóa bỏ khoảng cách giả
tạo chia rẽ các bạn. Người cùng khổ là tờ báo đầu tiên có mục đích thực hiện
nhiệm vụ không dễ dàng đó. Để có thể thành công trong việc này, chúng tôi kêu
gọi sự tận tình của các đồng chí mà chúng tôi biết là luôn luôn vượt lên trên mọi
thử thách. Hãy gia nhập hội hợp tác Người cùng khổ cùng chúng tôi, hoặc tốt hơn
nếu có thể, đồng chí có thể làm hai việc một lúc. Thành công của chúng tôi tùy
thuộc ở sự tận tình của đồng chí và tương lai các thuộc địa tùy thuộc ở sự thành
công đó, chúng tôi không ngần ngại mà khẳng định như thế”
Ngày 1 tháng 4; Báo Người cùng khổ do Người sáng lập ra số đầu tiên. Tờ
báo là cơ quan ngôn luận của Hội liên hiệp thuộc địa, xuất bản bằng tiếng pháp,
thường ra mỗi tháng một số, tất cả là 38 số. Trụ sở của báo lúc đầu ở nhờ trụ sở
tạp chí Ánh sáng, số nhad 16, phố Giắc cơ Calô của Hăngri bácbit và được
Hăngri Bácbít đỡ đầu. Báo Người cùng khổ số 1 có đăng lời kêu gọi nêu rõ : “
Báo Người cùng khổ là vũ khí để chiến đấu. Sứ mệnh của nó đã rõ rang, giải
phóng con người với bút danh Nguyễn Ái Quốc”. Với bút danh Nguyễn Ái Quốc,
Người đã viết nhiều bài nhất, vẽ nhiều tranh nhất và đóng góp tài chính nhiều
nhất cho tờ báo. Người còn trực tiếp tham gia phát hành báo Người cùng khổ.
Trang 7
Ngày 25 tháng 5: Bài viết bằng tiếng Pháp, nhan đề : Mấy ý nghĩa về vấn đề
thuộc địa đăng trên báo Nhân đạo kí tên Nguyễn Ái Quốc. Người nêu rõ Đảng
Cộng sản Pháp cần có một kế hoạch hoạt độnh đúng đắn, một chính sách thiết
thực và có hiệu quả về vấn đề thuộc địa. Người cũng đã nêu lên một số những
khó khăn nhất định của Đảng và kết luận trước những khó khăn đó, Đảng cần
phải làm gì? Tăng cường công tác tuyên truyền của Đảng để khắc phục
Ngày 30 và ngày 31 tháng 5. Truyện ngắn đầu tiên viết bằng tiếng Pháp,
nhan đề Paris đăng trên báo Nhân đạo, kí tên Nguyễn Ái Quốc ra đời. Bên cạnh

đó, một số bài viết của Người nhằm tố cáo tội ác của thực dân đăng trên các báo
xuất bản ở Paris. Bài Động vật học kí tên Nguyễn Ái Quốc là bưc tranh văn minh
bề trên kí bằng chữ Hán: Nguyễn Ái Quốc và bức tranh Triển lãm thuộc địa đăng
trên báo Người cùng khổ số 2 ra ngày 1 tháng 5 năm 1922. Bài công cuộc khai
hóa cao cả kí tên Nguyễn Ái Quốc đăng trên báo đời sống công nhân số 160 ra
ngày 26 tháng 5 năm 1922
Trước ngày 8 tháng 6: Người viết vở kịch Con Rồng tre để vạch mặt tên vua
bù nhìn Khải Định trước khi hắn sang Pháp
Ngày 24 tháng 6 năm 1922; Truyện ngắn bằng tiếng Pháp kí tên Nguyễn Ái
Quốc, nhan đề Lời than vãn của bà Trưng Trắc đăng trên báo Nhân đạo. Truyện
ngắn đã ra mắt độc giả ba ngày liền sau khi Khải Định đến Paris 3 ngày ( vào
chiều ngày 21 tháng 6). Thông qua câu chuyện, một giấc mơ của Khải Định gặp
bà Trưng Trắc, tác giả dùng lời của Trưng Trắc nguyền rủa Khải Định là tên vua
đớn hè, bất lực và ngu dốt, lên án tên vua bù nhìn tới thăm nước Pháp.
Tháng 7: Người tiếp tục viết nhiều bài báo đăng trên các báo Pháp nhằm tố
cáo tội ác của thực dân như bài: Thù ghét chủng tộc kí tên Nguyễn Ái Quốc, đăng
trên báo Người cùng khổ số 4 ra ngày 1 tháng 7 năm 1922. Rồi bài những kẻ đi
khai hóa, kí tên Nguyễn Ái Quốc đăng trên báo Người cùng khổ số 4 ra ngày 1
tháng 7 năm 1922. Truyện Con người bị hun khói kí tên Nguyễn Ái Quốc đăng
trên báo Nhân đạo ngày 20 tháng 7 năm 1922.
Tháng 8; Những bài viết của Người tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân tiếp
tục đăng trên các báo Pháp.
Trang 8
Tháng 9 và tháng 10 năm 1922; Những bài viết của Người tố cáo tội ác của
thực dân tiếp tục đăng trên các báo Nhân đạo, Người cùng khổ như bài Chủ nghĩa
Viđa còn đang tiếp diễn, bài Phòng kiểm duyệt ở Đông Dương và Lòng nhân đạo
thực dân
Từ ngày 22 đến 25 tháng 10; Người tham dự đai hội đại biểu lần thứ 2 của
Đảng Cộng sản Pháp họp ở hội trường của tỉnh Đảng bộ Xen tại số nhà 33 phố
Grăng - Giơ Ôben, quận 10 paris. Vào ngày làm việc thứ hai của hội, Người

được bầu vào đoàn chủ tịch phiên họp. Trên diễn đàn đại hội Người phát biểu ý
kiến yêu cầu Đảng quan tâm hơn nữa đối với các thuộc địa.
Cũng trong năm này, Người tham gia Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng
Cộng sản Pháp thành lập vào năm 1922. Người là trưởng tiểu ban về Đông
Dương, một trong 5 tiểu ban theo dõi 5 khu vực thuộc địa của Pháp
Năm 1923
Hoạt động của Nguyễn ái Quốc tại Pháp thông qua những đóng góp của
Người tại Đại hội I và II của Đảng Cộng sản Pháp, tại Hội Liên hiệp thuộc địa
cùng với việc xuất bản báo Người cùng khổ được Đảng Cộng sản Pháp đánh giá
cao. Uy tín và vai trò của người cộng sản Đông Dương đã được Quốc tế Cộng sản
biết đến và Người được Đảng Cộng sản pháp cử đi Mátxcơva (Liên Xô) dự Đại
hội V Quốc tế Cộng sản.
Ngày 13-6-1923, từ ga Đuy No (Du Nord), Nguyễn ái Quốc rời Pari bằng
tàu hoả đến Béclin (Đức). Từ Hămbuốc (Đức), Người đi tàu thuỷ đến Pêtơrôgrát
(Liên Xô), quê hương của Cách mạng Tháng Mười (30-6-1923). ít ngày sau,
Người đi xe lửa về Mátxcơva, bắt đầu một thời kỳ hoạt động, học tập và nghiên
cứu về chủ nghĩa Mác - Lênin, về chế độ xã hội chủ nghĩa ngay trên đất nước của
Lênin vĩ đại.
Nguyễn ái Quốc đến Liên Xô, khi Liên Xô đang thực hiện Nghị quyết Đại
hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Liên Xô. Được ít ngày, tháng 7-1923,
Nguyễn ái Quốc gửi thư cho Trung ương Đảng Cộng sản Pháp, nêu lại ý nghĩa và
tác dụng của Nghị quyết Đại hội II Quốc tế Cộng sản về vấn đề thuộc địa, đồng
thời lưu ý Đảng Cộng sản Pháp vẫn chưa coi trọng vấn đề thuộc địa trong các
chương trình hành động của mình. Theo Người, những người dân thuộc địa:
“Những người bị áp bức khốn khổ thấy chúng ta chỉ luôn luôn hứa hẹn
nhưng cũng luôn luôn không hành động gì thì bắt đầu tự hỏi rằng không biết thực
ra chúng ta là những người đứng đắn hay là những kẻ lừa phỉnh”
Cũng trong bức thư này, Người đề xuất với Đảng 8 nhiệm vụ cụ thể cần
được triển khai ngay, nhằm thực hiện tốt Nghị quyết của Đại hội II Quốc tế Cộng
sản về vấn đề thuộc địa.

Tháng 6-1923, theo sáng kiến và đề nghị của đồng chí Đôm Ban (Thomas
Trang 9
Dombal), Quốc tế Cộng sản đã ủng hộ việc thành lập một tổ chức nông dân quốc
tế, nhằm thực hiện liên minh công - nông trên phạm vi toàn thế giới. Tháng 10-
1923, Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân được triệu tập, gồm 158 đại biểu,
trong đó có 122 đại biểu chính thức, đại diện cho nông dân của 40 nước trên thế
giới. Nguyễn ái Quốc được mời tham dự hội nghị với tư cách là đại biểu chính
thức của nông dân Đông Dương.
Tại phiên họp đầu tiên, hội nghị đã bầu Nguyễn ái Quốc vào Đoàn Chủ tịch,
gồm 11 người. Nguyễn ái Quốc là đại biểu duy nhất của nông dân thuộc địa.
Được mời phát biểu, Người nói:
"Quốc tế của các đồng chí chỉ trở thành một quốc tế thật sự khi mà không
những nông dân phương Tây, mà cả nông dân ở phương Đông, nhất là nông dân ở
các thuộc địa là những người bị bóc lột và bị áp bức nhiều hơn các đồng chí, đều
tham gia quốc tế của các đồng chí”.
Hội nghị bầu ra Hội đồng Quốc tế Nông dân gồm 52 uỷ viên, thông qua các
văn kiện và kết thúc vào ngày 16-10-1923.
Thời gian ở Liên Xô, Nguyễn ái Quốc viết nhiều bài cho tạp chí Krestianski
International (Quốc tế Nông dân), đề cập đến các vấn đề của nông dân Việt Nam,
Trung Quốc và Bắc Phi, tố cáo chế độ áp bức, bóc lột dã man của bọn thực dân,
đế quốc, chỉ rõ phương hướng đấu tranh cho những người nông dân thuộc địa và
nửa thuộc địa.
Năm 1924
Ngày 1 tháng 1; Bài viết bằng tiếng Pháp kí tên Nguyễn Ái Quốc nhan đề :
Phong trào công nhân ở Thổ Nhĩ Kì đăng trên báo Nhân đạo. Bài viết nêu lên sự
phát triển của phong trào công nhân Thổ Nhĩ Kì, họ đã đánh bại bọn đế quốc, lật
đổ ngai vàng của bọn vua chúa nhưng giai cấp tư sản Thổ Nhĩ Kì đã đoạt lấy
thành quả Cách mạng đó. Từ đó, Người rút ra kết luận quan trọng là: Giai cấp vô
sản sau cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc thì bắt buộc phải tiến hành cuộc đấu
tranh khác – cuộc đấu tranh giai cấp để tự giải phóng mình và quần chúng lao

động .
Sau ngày 21 tháng 1; Tin V.I.Lênin từ trần đã đem lại mối thương tiêc vô
hạn cho những người cộng sản và cho nhân dân lao động toàn thế giới. Điều
mong ước của Người muốn gặp Lênin không thực hiện được. Trong những ngày
nhân dân Liên Xô để tang LêNin, Người đã cùng học sinh trường Đại học
Phương Đông đi viếng Lênin trong niềm thương tiếc vô hạn.
Ngày 27 tháng 1; Bài viết của Người với nhan đề Lênin và các dân tộc thuộc
đia đăng trên báo sự thật – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Liên Xô.
Trang 10
Trước ngày 15 tháng 3; Người đã trả lời phỏng vấn của một phóng viên báo
Đoàn Kết : Cơ quan của Đảng Cộng sản Italia trả lời câu hỏi: Tại sao anh lại sang
Châu Âu? Người nói: “ Trước đây tôi có đọc một số tờ báo phát hành sang nước
tôi, một vài tờ có tính chống đối ở Việt Nam có những người lính lê dương do
Poăngcarê gửi sang để cải huấn những người lính lê dương này đọc đủ thứ. Họ là
những kẻ chống đối về bản chất. Họ cho tôi đọc các báo Pháp. Vì thế tôi nảy sinh
ra ý muốn sang xem “ mẫu quốc” ra sao? Và tôi đã tới Paris”.
Ngày 14 tháng 4; Từ Iacutxcơ – một thành phố phía Đông Liên Xô, Người
đánh bức điện tới ban Phương Đông của Quốc tế Cộnh sản.
Học xong lớp ngắn hạn tại Đại học Phương Đông, trong khi chờ đợi Đại hội
V Quốc tế Cộng sản khai mạc và chờ lên đường về châu á, Nguyễn ái Quốc được
nhận vào làm cán bộ của Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản (theo giấy xác
nhận do Pêtơrốp ký ngày 14-4-1924).
Nhân ngày Quốc tế lao động 1-5-1924, Nguyễn ái Quốc được mời đến Hồng
trường nói chuyện với những người đi biểu tình và được Tư lệnh thành phố
Mátxcơva cấp giấy phép tự do đi lại trên Hồng trường trong ngày Quốc tế của
những người lao động.
Nguyễn ái Quốc dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản họp từ ngày 17-6 đến 8-7-
1924 tại Mátxcơva (với 504 đại biểu thay mặt cho 46 đảng cộng sản, 4 đảng
không cộng sản và 10 tổ chức quốc tế) để tổng kết tình hình, rút ra những bài học
kinh nghiệm của các cuộc đấu tranh giai cấp trong những năm 1918-1923, đồng

thời nêu lên ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bônsêvích hoá các đảng cộng sản.
Tại đại hội, vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa mà Nguyễn ái Quốc đặc biệt lưu
tâm là điểm thứ 5 của chương trình nghị sự.
Trong buổi khai mạc đại hội, Nguyễn ái Quốc phát biểu: Tôi muốn biết đại
hội có gửi Lời kêu gọi đặc biệt đến các dân tộc thuộc địa không? Và trước khi
biểu quyết thông qua Lời kêu gọi, Người đề nghị bổ sung mấy chữ: Gửi các dân
tộc thuộc địa.
Sau đó, tại phiên họp thứ 8, ngày 23-6-1924, Nguyễn ái Quốc được mời phát
biểu ý kiến. Thẳng thắn phê bình một số đảng cộng sản đã coi nhẹ vấn đề thuộc
địa
Tiếp tục chương trình nghị sự, được phát biểu về vấn đề dân tộc và thuộc
địa, tại phiên họp thứ 22 của đại hội, ngày 1-7-1924, Nguyễn ái Quốc khẳng định
tầm quan trọng và vị trí của cách mạng thuộc địa:
"Cách mạng ở phương Tây muốn thắng lợi thì nó phải liên hệ chặt
chẽ với phong trào giải phóng chống chủ nghĩa đế quốc ở các nước thuộc
địa và các nước bị nô dịch".
Tại phiên họp thứ 25, ngày 3-7-1924, Nguyễn ái Quốc phát biểu về vấn đề
ruộng đất và nông dân ở các thuộc địa của Pháp. Nói về sự thất bại của nông dân
bản xứ, Nguyễn ái Quốc nhấn mạnh:
Trang 11
“Họ còn thiếu tổ chức, thiếu người lãnh đạo. Quốc tế Cộng sản cần
phải giúp đỡ họ tổ chức lại, cần phải cung cấp cán bộ lãnh đạo cho họ và
chỉ cho họ con đường đi tới cách mạng và giải phóng".
Trong tháng 7 và đầu tháng 8; Người dự các Đại hội của một số tổ chức
quốc tế như Đại hội lần thứ 4 Quốc tế thanh niên, Đại hội lần thứ 3 Quốc tế phụ
nữ, Đại hội Quốc tế Công Đoàn, …
Ngày 19 tháng 9; Người gặp họa sĩ Erich Giôhanxơn người Thụy Điển trong
cuộc triển lãm nghệ thuật tạo hình Đức tổ chức tại Matxcơva. Trong buổi gặp
mặt, họa sĩ đã kí họa chân dung Người và Người đã ghi bằng chữ Hán phía dưới
bức họa : “Nguyễn Ái Quốc – ngày 19 tháng 9 năm 1924”.

Đầu tháng 11; Người dời Liên Xô tới Quảng Châu để xây dựng phong trào
Cách mạng Việt Nam.
Ngày 12 tháng 11 năm 1924; Người gửi ba bức thư về Matxcơva để liên lạc
với Quốc tế cộng sản.
Tháng 12; Người bắt liên lạc với những tổ chức Việt Nam yêu nước và báo
cáo về Quốc tế cộng sản.
Ngày 18 tháng 12, trong thư gửi đoàn chủ tịch Quốc tế cộng sản, Người báo
tin đã gặp được một số nhà Cách mạng quốc gia Việt Nam, Người đã giúp họ
hiểu được sự cần thiết của tổ chức và sự vô ích của những hành động không cơ
sở. Bên cạnh đó, Người đã vạch kế hoạch tổ chức và từ danh sách những người
yêu nước Việt Nam, chọn 5 người quê ở 5 tỉnh khác nhau để huấn luyện về
phương pháp tổ chức.
Năm 1925
Đầu năm, Người mở trường huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ lãnh đạo
phongh trào và chuẩn bị cho việc thành lập một Đảng vô sản ở Việt Nam . Nội
dung của các bài giảng của Người được tập hợp in thành sách Đường Kách
mệnh. Ngoài ra còn có một số bài giảng về chủ nghĩa Mác Lênin, về lịch sử Việt
Nam, về lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của một số nước như Trung Quốc,
Triều Tiên, Ấn Độ…
Ngày 19 tháng 2; Người viết báo cáo gửi Quốc tế cộng sản thong báo về
những hoạt đông của Đảng lập hiến ở Việt Nam, về mâu thuẫn giữa bọn bảo thủ
và bọn dân chủ Pháp, về sự cấu kết giữa chính phủ Xiêm và bọn thực dân Pháp.
Trang 12
Tháng 3, tháng 4; những bài viết của Người tiếp tục xuất hiện trên các báo
xuất hiện ở Châu Âu như truyện ngắn Con Rùa, bài Những vấn đề Châu Á, Bài
nước An Nam thống trị thế giới đăng trên các báo Người cùng khổ và tạp chí thư
tín quốc tế.
Đầu tháng 5; cùng với những người Cộng sản Trung Quốc tham gia tổ chức
Hội nghị đại biểu đầu tiên của 20 vạn nông dân Quảng Châu.
Tháng 6 năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập ra Việt Nam thanh niên

Cách mạng Đồng chí hội.
Ngày 21 tháng 6 năm 1925, báo Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã
ra số đầu tiên
Ngày 9 tháng 7 năm 1925, sau một thời gian chuẩn bị hội liên hiệp các dân
tộc bị áp bức do Nguyễn Ái Quốc và một số đại diện các nước đã chính thức
thành lập.
Ngày 13 tháng 7 năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đến Ủy ban bãi công Cảng
Tỉnh đề nghị tham gia diễn thuyết trước công nhân
Ngày 31 tháng 7 năm 1925, Nguyễn Ái Quốc được đoàn chủ tịch Quốc tế
Nông dân quyết định phân công phụ trách phong trào nông dân Trung Quốc,
Đông Dương và Đông Nam Á.
Mở lớp huấn luyện chính trị để chuẩn bị xây dựng một đội ngũ cán bộ làm
nòng cốt cho việc tuyên truyền những nguyên lý cơ bản của học thuyết Mác -
Lênin về trong nước.
Sự kiện bước ngoặc năm 1925 là thành lập Việt Nam thanh niên Cách mạng
Đồng chí hội. Một tổ chức tiền thân của Đảng Cộng Sản sau này.
Năm 1926
Ngày 14 tháng 1 năm 1926, với bí danh Vương Đạt Nhân - Nguyễn Ái Quốc
đã đến dự và phát biểu tại Đại hội II Quốc dân Đảng.
chọn những thanh niên Việt Nam có khả năng, gửi đi học Trường đại học
Cộng sản của những người lao động Phương Đông ở Mátxcơva (Trường đại học
Phương Đông) và Trường quân sự Hoàng Phố ở Quảng Châu.
Năm 1927Đầu năm 1927, cuốn Đường cách mệnh - tập hợp các bài giảng
của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản tại Quảng Châu.
Trang 13
Tháng 2 năm 1927, Nguyễn Ái Quốc chỉ đạo ra tờ báo Lính cách mệnh để
nhằm mục đích tuyên truyền, động viên trong binh lính
Đầu tháng 5 năm 1927, Người được tin bọn Quốc dân Đảng sắp bắt mình, vì
thế kiền bí mật trốn về Liên Xô.
Ngày 25 tháng 6 năm 1927, Nguyễn Ái Quốc thành lập nhóm cộng sản Việt

Nam bao gồm 5 người đang học ở trườn Đại học Phương Đông
Tháng 7, tháng 8 năm 1927, trong tháng này, vì lý do sức khỏe nên Người đã
đi chữa bệnh và an dưỡng ở CRưm
Tháng 11 năm 1927, Nguyễn Ái Quốc được Quốc tế cộng sản cử đi công tác
ở Pháp.
Đầu tháng 12 năm 1927, Nguyễn Ái Quốc từ Pháp đi Bỉ họp đại Hội đồng
liên đoàn chống đế quốc.
Năm 1928
Theo nguyện vọng của Người, Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản ra quyết
định đồng ý để Nguyễn ái Quốc trở về hoạt động ở Đông Dương (25-4-1928).
Ngày 21-5-1928, từ Béclin Nguyễn ái Quốc viết thư gửi các đồng chí trong Ban
Phương Đông Quốc tế Cộng sản, báo tin về việc chuẩn bị lên đường và những
việc đã làm.
Đầu tháng 6-1928, Nguyễn ái Quốc rời Béclin, bắt đầu cuộc hành trình để về
gần Tổ quốc. Từ Đức, Người qua Thụy Sĩ đến Italia. Tại biên giới Thuỵ Sĩ –
Italia, đi Milan, rồi từ Rôma, Người đến Napôli, đáp tàu thuỷ Nhật Bản đi Xiêm.
Từ tháng 7-1928 đến tháng 11-1929, Nguyễn ái Quốc hoạt động ở Xiêm (từ
năm 1938 gọi là Thái Lan), xây dựng lực lượng cách mạng trong Việt kiều yêu
nước. Đầu tiên, Người tới Băng Cốc, từ đó, đi Bản Đông (huyện Phì Chịt, tỉnh
Phítxanuloốc). Để giữ bí mật, Người dùng một số bí danh như Thọ, Nam Sơn,
Thầu Chín, v.v
Cuối tháng 7-1928, Nguyễn ái Quốc rời Phì Chịt đến vùng Đông Bắc Xiêm
như Uđon Thani, Xa Vang, Na Khôn Pha Nôm, Noọng Khai, v.v., để xây dựng cơ
sở, từ đó tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin và phong trào đấu tranh cách mạng,
gây ảnh hưởng về trong nước.
Năm 1929
Cũng trong khoảng thời gian từ tháng 7-1928 đến tháng 11-1929, Nguyễn ái
Quốc, lúc đó với tên gọi Thầu Chín từ Xiêm vượt sông Mê Kông ít nhất hai lần
Trang 14
sang thị xã Xavănnakhẹt và bản Xiêng Vang, huyện Noọng Bốc, tỉnh Khăm

Muộn của Lào để nghiên cứu tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nhân dân
Lào, của bà con Việt kiều và khảo sát thực địa để tìm đường bí mật qua Lào về
hoạt động tại Việt Nam. Nhưng không thành công.
Tháng 11 năm 1929, Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm đi Trung Quốc.
Năm 1930
Tại Cửu Long, Hồng Kông, từ ngày 6-1-1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức
cộng sản đã được tiến hành dưới sự chủ trì của Nguyễn ái Quốc.
Hội nghị hợp nhất diễn ra khẩn trương, thuận lợi và đạt được sự nhất trí hoàn
toàn, trên cơ sở bỏ mọi thành kiến xung đột cũ. Ngày 3 – 2 -1930 Hội nghị đã
thống nhất đặt tên đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương vắn
tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt, Chương trình tóm tắt của Đảng do Nguyễn
ái Quốc dự thảo. Các văn kiện này trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
Việc tổ chức thành công Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản dẫn đến sự
ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, và việc soạn thảo cương lĩnh chính trị đầu
tiên của Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện sự sáng tạo của mình trong cả hoạt
động lý luận và thực tiễn.
Sự kiện Đảng ra đời là bước ngoặt trong phong trào cách mạng Việt Nam.
Kết luận
Trong giai đoạn hoạt động cách mạng của Bác từ năm 1911 đến 1930 có thể
chia thành các giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1911 – 1919: Giai đoạn này là quá trình tìm kiếm con đường định
hướng tư tưởng, giai đoạn tìm đường.
1911 Lên tàu Viễn Dương bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước
1919 Thay mặt những người Việt Nam yêu nước gửi bản yêu sách đến hội
nghĩ VécXây.
Giai đoạn 1920 – 1924: Giai đoạn hoạt động học tập trong quá công tác
trong Quốc tế Cộng sản và Đi theo chủ Nghĩa Mac_Lênin. Tin tưởng vào Lê-nin,
vào Quốc tế III. Trong những năm này có sự kiện quan trọng là:
1920 Đọc được sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về các vấn đề dân tộc

và thuộc địa của Lê-nin. Xác định được phương hướng cho hành trình tìm đường
cứu nước.
1924 Rời Liên xô đi Trung Quốc. Bắt liên lạc với cơ sở và tìm đường về tổ
quốc.
Giai đoạn 1925-1930: Giai đoạn này nối tiếp theo của năm 1924 là hành
trình tìm đường về nước hoạt động. Giai đoạn khó khăn khi móc nối thành lập các
cơ sở cách mạng ở nước ngoài đề chuyển về nước hoạt động.
Trang 15
1925 Sáng lập ra Việt Nam thanh niên Cách mạng Đồng chí hội. Đây là tổ
chức đầu tiên và là cơ sở để Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mac – Lê-nin
vào Việt Nam, đào tạo cán bộ lãnh đạo cho Đảng Cộng Sản sau này.
Trong giai đoạn này các thành viên của Việt Nam thanh niên Cách mạng
đồng chí hội đã trở về nước thành lập nên các chi bộ Cộng sản đầu tiên ở cả 3 kì.
Vai trò quan trọng nhất của Nguyễn Ái Quốc đó là hợp nhất được 3 tổ chức
Cộng sản thành một Đảng cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam
vào ngày 30 – 2 1930.
Việc ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là bước ngoặc lớn cho phong trào
cách mạng của Việt Nam lúc này. Có Đảng lãnh đạo phong trào đấu tranh của gai
cấp công nhân sẽ có tổ chức, đoàn kết có sức mạnh.
Đảng lãnh đạo đấu tranh và tiến tới giành độc lập dân tộc sau này với thắng
lợi của cách mạng tháng 8 -1945
Hết
Trong bài làm này có sư dụng tư liệu của Hồ Chí Minh - tiểu sử Nhà xuất bản chính trị quốc gia do TS. Chu Đức Tính chủ biên
Nguyễn Ái Quốc trên đường về nước của Thanh Đạm nxb Trẻ
Và một số tài liệu khác.
Trang 16

×