NHÓM 8
NHÓM 8
CÁC THUYẾT QL THEO QUAN ĐIỂM
CÁC THUYẾT QL THEO QUAN ĐIỂM
HÀNH VI VÀ QUAN HỆ CON NGƯỜI
HÀNH VI VÀ QUAN HỆ CON NGƯỜI
Tư tưởng QL theo quan điểm hành vi là những
quan điểm QL nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố
tâm lí, tình cảm, quan hệ xã hội của con người
trong công việc.
Tư tưởng cho rằng: Tăng NSLĐ không chỉ phụ
thuộc các điều kiện lao động và chế độ nghỉ ngơi
mà còn chịu sự chi phối bởi những động cơ tâm lí
đối với hành vi của con người và bầu không khí
trong tập thể. Tác phong xử sự và sự quan tâm
của người QL đến sức khỏe, hoàn cảnh riêng tư
cũng là nhu cầu tinh thần của người lãnh đạo
thường có ảnh hưởng tới thái độ và kết quả lao
động.
1. Mary parker Follett
Tiểu sử:
M.P.Follett là nhà nghiên cứu quản
lý từ những năm 1920, một tác
giả nổi tiếng với nhiều quấn sách
viết trên khía cạnh dân chủ, quan
hệ con người và quản trị đã đưa ra
định nghĩa quản lý là “ nghệ thuật
sử dụng con người để hoàn thành
công việc “
- Bà rất chú ý đến tâm lý trong
quản lý
- Bà nhấn mạnh đến 2 khía cạnh:
+ Quan tâm đến người lao động trong quá trinh giải
quyết các vấn đề
+ Nhà quản lý phải năng động, không được quá
nguyên tắc và cứng nhắc.
Bà đưa ra 4 nguyên tắc về sự phối hợp:
1. Người chịu trách nhiệm ra quyết định cần phải
có sự tiếp xúc trực tiếp.
2. Sự phối hợp luôn giữ vai trò quan trọng trong
suốt giai đoạn đầu của kế hoạch và quá trình
thực hiện kế hoạch
3. Sự phối hợp cần nhằm đến mọi yếu tố trong
từng tình huống cụ thể.
4. Sự phối hợp phải được tiến hành liện tục.
Nội dung chính thuyết quản lý của M.P.Follett
a) Giải quyết mâu thuẫn:
Có 3 phương pháp chủ yếu để lựa chọn khi giải
quyết mâu thuẫn: áp chế, thỏa hiệp và thống
nhất. Thống nhất là phương pháp quan trọng
nhất vì nó giải quyết triệt để mâu thuẫn, cần
công khai mâu thuẫn để đưa ra tiếng nói chung
b) Ra mệnh lệnh:
Ra mệnh lệnh quản lý là việc cần thiết, song
không coi đó là sự áp đặt theo “chủ nghĩa ông
chủ” khiến người chấp hành thụ động thiếu tự
nguyện.
c) Quyền lực và thẩm quyền:
Phân biệt quyền lực do tổ chức “ban” cho với
thẩm quyền (quyền hạn) được sử dụng để thực thi
chức năng, nhiệm vụ cần tiến hành. Nhà quản lý
cần tập trung vào thẩm quyền (quyền lực liên kết)
thay vì quyền lực tuyệt đối; gắn với chức năng
thay vì chức vị.
d) Trách nhiệm tích luỹ:
Đó là trách nhiệm chung mà mỗi cấp quản lý dự
phần trong việc ra quyết định và người thừa hành
ý thức được. Cần tăng cường các mối quan hệ
ngang (phối hợp – cộng tác) thay vì chỉ điều khiển
– phục tùng.
e) Lãnh đạo và điều khiển:
Quyền điều khiển thuộc về người lãnh đạo (đứng
đầu). Người đó phải có hiểu biết sâu rộng nhất về
hoàn cảnh cần có quyết định; phải có năng lực
thuyết phục; biết tạo điều kiện và rèn luyện cho
cấp dưới biết cách tự điều khiển, tự ra quyết định
và chịu trách nhiệm.
=>LHTT: Trong thực tế thuyết của bà vẫn còn giữ
nguyên giá trị. Đó là nhà lãnh đạo cần phải gần
gũi người lao động để hiểu và kịp thời giải quyết
các mâu thuẫn. Nhà lãnh đạo để quản lý công việc
cần phải có quyền lực thẩm quyền, có kinh
nghiệm trong quản lý như: ra mệnh lệnh, trách
nhiệm tích lũy…
2. Abraham Maslow (1908-1970)
2. Abraham Maslow (1908-1970)
Tiểu sử:
-Maslow sinh ngày
1/4/1908 tại New
York – Mỹ. Là tiến sỹ
Tâm lý học
-1954 ông đưa ra quan
điểm về nhu cầu của
con người.
Ông nghiên cứu chủ
yếu về nhu cầu của
con người để ứng
dụng trong quản lý
Mức cao
Mức cao
- Nhu cầu về sự
- Nhu cầu về sự
tự hoàn thiện
tự hoàn thiện
- Nhu cầu về sự
- Nhu cầu về sự
kính mến và lòng
kính mến và lòng
tự trọng
tự trọng
- Nhu cầu xã hội ( giao tiếp, bộc lộ
- Nhu cầu xã hội ( giao tiếp, bộc lộ
tình cảm và yêu thương)
tình cảm và yêu thương)
Mức thấp
Mức thấp
- Nhu cầu về an toàn và an ninh
- Nhu cầu về an toàn và an ninh
- Nhu cầu về thể chất và sinh lý
- Nhu cầu về thể chất và sinh lý
Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất
thuộc- thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục,
bài tiết, thở, nghỉ ngơi.
Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn - cần có cảm giác
yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình,
sức khỏe, tài sản được đảm bảo.
Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và
được trực thuộc - muốn được trong một nhóm
cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn
bè thân hữu tin cậy.
Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến -
cần có cảm giác được tôn trọng, kinh mến, được
tin tưởng.
Tầng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân -
muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện
bản thân, trình diễn mình, có được và được công
nhận là thành đạt.
Theo thuyết A. Maslow, nhu cầu tự nhiên của con
người được chia thành các thang bậc khác nhau
từ "đáy” lên tới “đỉnh”, phản ánh mức độ "cơ
bản” của nó đối với sự tồn tại và phát triển của
con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là
một thực thể xã hội .
LHTT: Nhà quản lý cần hiểu rõ nhu cầu của con
người đẻ có những phương pháp quản lý phù hợp
nhằm tạo được động lực phát huy hết khả năng
của đối tượng quản lý. Làm cho tổ chức phát triển
có hiệu quả để đạt được mục tiêu đã đề ra
3. Douglas Mc.Gregor (1906-
3. Douglas Mc.Gregor (1906-
1964)
1964)
Tiểu sử:
- Ông là nhà khoa học quản lý
nổi tiếng, ông cũng từng là giáo
sư tâm lý học tại trường ĐH
Harvard, trường kỹ thuật và làm
cố vấn cho nhiều công ty nổi
tiếng
- Ông đã đề ra “Lý luận X_Lý
luận Y”
- Năm 1960 bài luận nói trên đã
được xuất bản thành sách
Nội dung:
- Học thuyết X được khái quát theo ba điểm sau:
+ Nhà quản trị phải chịu trách nhiệm tổ chức các
doanh nghiệp hoạt động nhằm đạt được những
mục tiêu về kinh tế trên cơ sở các yếu tố như:
tiền, vật tư, thiết bị, con người.
+ Đối với nhân viên, cần chỉ huy họ, kiểm tra, điều
chỉnh hành vi của họ để đáp ứng nhu cầu của tổ
chức.
+ Dùng biện pháp thuyết phục, khen thưởng,
trừng phạt để tránh biểu hiện hoặc chống đối của
người lao động đối với tổ chức.
- Học thuyết Y đưa ra phương thức quản trị nhân lực
như:
+ Thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu
của tổ chức và mục tiêu của cá nhân.
+ Các biện pháp quản trị áp dụng đối với người
lao động phải có tác dụng mang lại "thu hoạch nội
tại”.
+ Áp dụng nhưng phương thức hấp dẫn để có
được sự hứa hẹn chắc chắn của các thành viên
trong tổ chức.
+ Khuyến khích tập thể nhân viên tự điều khiển
việc thực hiện mục tiêu của họ, làm cho nhân viên
tự đánh giá thành tích của họ.
+ Nhà quản trị và nhân viên phải có ảnh hưởng
lẫn nhau.
LHTT:
- Như vậy từ nội dung của học thuyết Y ta thấy học
thuyết này có tích cực và tiến bộ hơn học thuyết X
ở chỗ nó nhìn đúng bản chất con người hơn. Nó
phát hiện ra rằng, con người không phải là những
cỗ máy, sự khích lệ đối với con người nằm trong
chính bản thân họ. Nhà quản trị cần cung cấp cho
họ một môi trường làm việc tốt thì nhà quản trị
phải khéo léo kết hợp mục tiêu của cá nhân vào
mục tiêu tổ chức
- Việc đánh giá nhân viên theo học thuyết Y này
hết sức linh động, các nhà quản trị để cho nhân
viên tự đặt ra mục tiêu, tự đánh giá thành tích
công việc của mình, khiến cho nhân viên cảm thấy
cảm thấy họ thưc sự được tham gia vào hoạt động
của tổ chức từ đó họ có trách nhiệm và nhiệt tình
hơn.
4. Elton Mayo (1880-1949)
4. Elton Mayo (1880-1949)
Tiểu sử:
- Elton Mayo, giáo
sư giảng dạy và
nghiên cứu kỹ nghệ
tại Đại Học đường
Harvard
- Ông quan tâm tới
nghiên cứu Phương
Pháp Quản Trị theo
tâm lý xã hội
Nội dung:
-
Ông cho rằng sự thỏa mãn nhu cầu tâm lý có ảnh
hưởng lớn tới năng suất và thành quả lao động
-
Trong nhu cầu tâm lý thì yếu tố tinh thần có ảnh
hưởng lớn tới năng suất lao động
- Tổ chức phải tạo bầu khí để nhân viên cảm thấy
thoải mái và thân thiện khi làm việc.
- Tạo cơ hội để nhân viên nhận ra chân giá trị của
chính mình trong tổ chức
- Tạo được tinh thần đội ngũ trong các nhóm.
- Nhân viên cần được quan tâm và tôn trọng
Mayo đề nghị giới quản lý nên thay đổi quan niệm
về nhân viên qua cách quan sát và đối xử để đạt
hiệu năng và duy trì hiệu năng lâu dài.
LHTT:
-
Người lãnh đạo cần đối xử với người lao động như
những con người trưởng thành được tự chủ trong
công việc để kích thích sự sáng tạo của họ
-
Người lãnh đạo cần cải thiện các mối quan hệ
giữa con người trong một tổ chức để con người
làm việc tốt hơn trong môi trường thân thiện