Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ NỢ XÁU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.56 KB, 26 trang )

LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ NỢ XÁU CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
2.1. Tổng quan về nợ xấu ở các Ngân hàng
2.1.1. Khái niệm nợ xấu
2.1.1.1. Qui định của Việt nam
*) Quan niệm về nợ xấu của ngân hàng trước năm 2000
Trước năm 2000, hệ thống NHTM Việt Nam chưa có quy định cụ thể về nợ
xấu mà chỉ có các quy định về nợ quá hạn, nợ khó đòi phát sinh do các nguyên nhân
khách quan hoặc chủ quan trong hoạt động tín dụng của các NHTM.
Khi đó, nợ xấu trong thời kỳ này bao gồm các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi
và việc phân loại nợ xấu được xác định theo thời gian quá hạn bao gồm: nợ quá
hạn dưới 90 ngày, nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày, nợ quá hạn từ trên 180
ngày đến 360 ngày, nợ quá hạn trên 360 ngày, trong đó các khoản nợ quá hạn trên
360 ngày được gọi là nợ khó đòi. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, các tổ chức tín dụng (TCTD) chỉ có thể chuyển nợ quá hạn đối với từng kỳ
hạn trả nợ bị quá hạn, không được chuyển toàn bộ khoản vay sang nợ quá hạn.
Việc áp dụng các biện pháp xử lý nợ cụ thể được căn cứ vào nguyên nhân khách
quan hoặc chủ quan dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi không thu hồi được.
*) Quan niệm về nợ xấu theo Quyết định 149/2001/QĐ-TTg.
Ngày 05/10/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
149/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án xử lý nợ tồn đọng của các NHTM, tạo
cơ sở pháp lý cho hoạt động phân loại nợ và xử lý các khoản nợ tồn đọng phát sinh
trước thời điểm 31/12/2000 của các NHTM.
Mặc dù nội dung Quyết định 149/2001/QĐ-TTg không quy định cụ thể về nợ
xấu, nhưng theo Quyết định này có thể hiểu nợ xấu bao gồm các khoản nợ tồn
đọng phát sinh trước thời điểm 31/12/2000 và không có khả năng trả nợ, mặc dù
ngân hàng áp dụng nhiều giải pháp theo quy định hiện hành nhưng vẫn không thu
hồi được nợ. Trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định này, theo đề nghị của
NHNN và các NHTM, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép đưa vào trong đề án xử
lý nợ tồn đọng đối với một số khoản nợ chưa quá hạn trước thời điểm 31/12/2000
nhưng NHTM có đủ căn cứ để xác định khả năng khó thu hồi nợ.


Như vậy, khác với giai đoạn trước, các NHTM phân loại các khoản nợ xấu
tồn đọng không căn cứ vào thời gian quá hạn cụ thể mà căn cứ vào tính chất và khả
năng thu hồi nợ thông qua các biện pháp bảo đảm của khoản vay (có tài sản bảo
đảm hoặc không có tài sản bảo đảm) và tình trạng pháp lý khách hàng (không còn
tồn tại hoặc còn tồn tại, hoạt động) để phân loại thành 03 nhóm nợ tương ứng với
các cơ chế xử lý kèm theo khác nhau, bao gồm:
- Nợ xấu tồn đọng có tài sản bảo đảm (nợ tồn đọng nhóm 1);
- Nợ xấu tồn đọng không có tài sản bảo đảm và không còn đối tượng thu hồi
(nợ tồn đọng nhóm 2);
- Nợ xấu tồn đọng không có tài sản bảo đảm nhưng con nợ đang còn tồn tại,
hoạt động (nợ tồn đọng nhóm 3).
*) Quan niệm về nợ xấu theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN (giai đoạn
hiện nay).
Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc
NHNN Việt Nam về việc ban hành “Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng
dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng”,
Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam ngày
25/04/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ,
trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng
của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày
22/04/2005, việc xác định, phân loại nợ xấu của các TCTD đã bước đầu theo sát
với thông lệ quốc tế (phân loại căn cứ vào thực trạng khách hàng chứ không chỉ
căn cứ vào thời gian quá hạn của khoản cấp tín dụng). Theo đó, các TCTD có thể
thực hiện xác định, phân loại các khoản nợ dựa trên phương pháp phân loại nợ
định lượng hoặc định tính thành 05 nhóm nợ: nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn), nợ
nhóm 2 (nợ cần chú ý), nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ)
và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Tương ứng với mỗi nhóm nợ, NHNN quy
định tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau: Nhóm 1 là 0%;
Nhóm 2 là 5%; Nhóm 3 là 20%; Nhóm 4 là 50% và Nhóm 5 là 100%, riêng đối với
các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, TCTD trích lập dự phòng cụ thể theo

khả năng tài chính của TCTD.
Đồng thời, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Ngân hàng Nhà
nước cũng quy định: “Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ
dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn)”.
Các tiêu chí để phân loại nợ xấu cụ thể như sau:
Trích Điều 6, Điều 7, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN
* Phân loại nợ theo phương pháp định lượng:
Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày
đến 180 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ
điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 ở trên; các khoản nợ được
miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng
tín dụng; các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 3.
Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến
360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày
theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ
lần thứ 2; các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4.
Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên
360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở
lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn
trả nợ lần thứ 2 quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; các
khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 3 trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã
quá hạn; các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý; các khoản nợ khác được phân loại
vào nhóm 5.
* Phân loại nợ theo phương pháp định tính:
Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm các khoản nợ được TCTD đánh giá là
không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được TCTD
đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ bao gồm các khoản nợ được TCTD đánh giá là khả
năng tổn thất cao.
Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn bao gồm các khoản nợ được TCTD đánh

giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.
Tóm lại, nợ xấu theo thông lệ quốc tế và theo chuẩn mực ở Việt Nam đều có
đặc điểm chung đó là các khoản nợ đã quá hạn trả nợ gốc/lãi trên 90 ngày và/hoặc
các khoản nợ mà TCTD có lý do chắc chắn để đánh giá là không có khả năng thu
hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn.
2.1.1.2. Qui định và thông lệ của thế giới
* ) Theo ngân hàng Trung ương Liên minh Châu Âu
Nợ xấu trong các NHTM gồm
- Những khoản nợ không thể thu hồi được :
+ Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ không có căn cứ để đòi
bồi thường từ nợ.
+ Người mắc nợ bỏ trốn hoặc bị mất tích, không còn tài sản để thanh toán nợ.
+ Những khoản nợ mà ngân hàng không thể liên lạc được với người mắc nợ hoặc
không thể tìm được người mắc nợ.
+ Những khoản nợ mà khách nợ đã chấm dứt hoạt động kinh doanh, thanh lý tài
sản, hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trả nợ.
- Nợ có thể thu không thanh toán đầy đủ cho ngân hàng
Đây là những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấp không
đủ trả nợ. Người mắc nợ không liên lạc với ngân hàng để trả và lãi hoặc gốc có
thời hạn thanh toán, hoặc hoàn cảnh chỉ ra rằng khoản nợ sẽ không thể thu hồi
được đầy đủ như :
+ Những khoản nợ mà người mắc nợ đồng ý thanh toán trong quá khứ, nhưng phần
còn lại không thể được đền bù cho khoản nợ, hoặc những khoản nợ trong đó tài sản
được chuyển để thanh toán nhưng giá trị còn lại không đủ trang trải toàn bộ khoản
nợ cho ngân hàng
+ Những khoản nợ mà người mắc nợ khó có thể trả nợ và yêu cầu được gia hạn nợ
nhưng không đền bù được trong thời gian thoả thuận
+ Những khoản nợ mà tài sản thế chấp không đủ để trả nợ hoặc tài sản thế chấp ở
Ngân hàng không được chấp thuận về mặt pháp lý dẫn đến người mắc nợ không có
khả năng trả nợ Ngân hàng đầy đủ

+ Những khoản nợ mà Tòa án tuyên bố người mắc nợ phá sản nhưng phần bồi
hoàn ít hơn dư nợ.
*) Theo định nghĩa Nợ xấu của Phòng thống kê – Liên hợp quốc
Theo định nghĩa nợ xấu của Phòng Thống kê - Liên hợp quốc, “về cơ bản
một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc
các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm
trả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày
nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán
đầy đủ”.
Như vậy, nợ xấu về cơ bản được xác định dựa trên 2 yếu tố: (i) quá hạn trên
90 ngày và (ii) khả năng trả nợ nghi ngờ. Đây được coi là định nghĩa của Chuẩn
mực kế toán quốc tế (IAS) đang được áp dụng phổ biến hiện hành trên thế giới.
Một định nghĩa mới về nợ xấu theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
(IFRS) và IAS 39 vừa được Uỷ ban Chuẩn mực Kế toán quốc tế cho ra đời và được
khuyến cáo áp dụng ở một số nước phát triển vào đầu năm 2005. Về cơ bản IAS 39
chỉ chú trọng đến khả năng hoàn trả của khoản vay bất luận thời gian quá hạn chưa
tới 90 ngày hoặc chưa quá hạn. Phương pháp để đánh giá khả năng trả nợ của
khách hàng thường là phương pháp phân tích dòng tiền tương lai hoặc xếp hạng
khoản vay (khách hàng). Hệ thống này được coi là chính xác về mặt lý thuyết,
nhưng việc áp dụng thực tế gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nó đang được Uỷ ban
Chuẩn mực Kế toán quốc tế chỉnh sửa lại.
Ví dụ ở Nhật Bản, theo báo cáo của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) tại
cùng thời điểm 2003 nếu áp dụng cách đánh giá nợ xấu theo định nghĩa về “Khoản
vay, tại Luật Tái cơ cấu tài chính” là 35,3 ngàn tỷ Yên, nhưng theo định nghĩa
“Đánh giá khoản vay” tương tự IAS 39 thì nợ xấu lên tới 90,1 ngàn tỷ Yên.
*) Theo Basel II
Tháng 6 năm 2004, ủy ban Basel đã xây dựng Hiệp định mới về “Tiêu chuẩn
vốn quốc tế” - mà chúng ta vẫn gọi là Basel II, và được chỉnh sửa liên tục trong các
thời gian tiếp theo. Theo đó, các ngân hàng sẽ sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu của
nội bộ để đánh giá vấn đề rủi ro tín dụng, từ đó xác định hệ số an toàn vốn tối

thiểu.
Việc đưa Basel II vào phần lý thuyết chung về phân loại nợ xấu của tôi bởi
Basel II trình bày các nguyên tắc và công thức mang tính quốc tế liên quan đến
việc xếp hạng tín dụng nội bộ, ước lượng rủi ro của các khoản cho vay, từ đó là cơ
sở để phân loại nợ xấu một cách chính xác.
Cụ thể, theo yêu cầu của Basel II, các ngân hàng sẽ sử dụng các mô hình dựa
trên hệ thống dữ liệu nội bộ để xác định khả năng tổn thất tín dụng. Các ngân hàng
sẽ xác định các biến số như PD - Probability of Default: xác suất khách hàng
không trả được nợ; LGD: Loss Given Default - tỷ trọng tổn thất ước tính; EAD:
Exposure at Default - tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không
trả được nợ. Thông qua các biến số trên, ngân hàng sẽ xác định được EL: Expected
Loss - tổn thất có thể ước tính
Với mỗi kỳ hạn xác định, tổn thất có thể ước tính được tính toán dựa trên
công thức sau:
EL = PD x EAD x LGD
Tuy nhiên, ở đây tôi sẽ chỉ đề cập đến biến số PD - xác suất không trả được
nợ bởi biến số này sẽ là nhân tố quyết định đến việc phân loại khoản nợ của khách
hàng.
PD - xác suất không trả được nợ: cơ sở của xác suất này là các số liệu về các
khoản nợ trong quá khứ của khách hàng, gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong
hạn và khoản nợ không thu hồi được. Theo yêu cầu của Basel II, để tính toán được
nợ trong vòng một năm của khách hàng, ngân hàng phải căn cứ vào số liệu dư nợ
của khách hàng trong vòng ít nhất là 5 năm trước đó. Những dữ liệu được phân
theo 3 nhóm sau:
- Nhóm dữ liệu tài chính liên quan đến các hệ số tài chính của khách hàng
cũng như các đánh giá của các tổ chức xếp hạng
- Nhóm dữ liệu định tính phi tài chính liên quan đến trình độ quản lý, khả
năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữ liệu về khả năng tăng trưởng
của ngành,…
- Những dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tượng báo hiệu

khả năng không trả được nợ cho ngân hàng như số dư tiền gửi, hạn mức thấu chi…
Từ những dữ liệu trên, ngân hàng nhập vào một mô hình định sẵn, từ đó tính
được xác xuất không trả được nợ của khách hàng. Đó có thể là mô hình tuyến tính,
mô hình probit… và thường được xây dựng bởi các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp.
2.1.2. Nguyên nhân hình thành nên nợ xấu
2.1.2.1. Nguyên nhân khách quan
Đây là những nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp gây ra tình trạng nợ xấu
tại ngân hàng, tuy nhiên lỗi chính không nằm về phía ngân hàng.
- Do các cú sốc về kinh tế không thể lường trước
Mỗi nền kinh tế luôn có những đặc điểm riêng của mình và chịu sự tác động của
rất nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố bên ngoài như chính trị, xã hội và các yếu tố
nội tại. Khi các yếu tố này gặp các cú sốc bất lợi như thiên tai, khủng hoảng chính
trị hay sự sụp đổ của 1 vài yếu tố kinh tế thì nên kinh tế sẽ bị tác động trực tiếp dẫn
đến khủng hoàng. Khi nền kinh tế lâm vào suy thoái, mặc nhiên tình hình kinh
doanh của các doanh nghiệp hay thu nhập của các hộ tiêu dùng cũng sẽ khủng
hoảng. Vì vậy, khả năng hoàn trả các món nợ đã vay ngân hàng cũng sẽ giảm sút;
dẫn đến tình trạng nợ xấu gia tăng
- Do sự mất ổn định và thiếu đồng bộ, hợp lý của pháp luật
Một sự thay đổi trong pháp luật sẽ gây ra tác động không nhỏ tới hoạt động của
doanh nghiệp. Ví dụ như một sự thay đổi về sách thuế có thể tác động làm cho lợi
nhuận của doanh nghiệp giảm hoặc làm thua lỗ một dự án. Bên cạnh đó, phải kể
đến đó là sự chồng chéo của các văn bản pháp lý. Sự chồng chéo này không những
gây ra sự khó khăn cho doanh nghiệp trong việc kinh doanh mà còn gây ra sự khó
khăn cho ngân hàng trong việc xử lý các khoản nợ xấu.
- Các nguyên nhân xuất phát từ vấn đề đạo đức khách hàng
Với việc cung cấp các báo cáo tài chính và các văn bản pháp lý của doanh nghiệp
có sự sai khác so với thực tế, vì vậy làm cho các nhận định của cán bộ tín dụng đối
với tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không chính xác. Quá trình
này bắt đầu từ giai đoạn thẩm định hồ sơ vay vốn cho tới quá trình quản lý khoản
vay, cán bộ tín dụng sẽ không phát hiện những bất thường hay là những dấu hiệu

chứng tỏ khả năng không hoàn trả được món vay của doanh nghiệp.
Không chỉ vậy, có một số khách hàng tuy có tiền nhưng tỏ ra chây ỳ, nhằm chiếm
dụng hoặc chiếm đoạt vốn.
2.1.2.2. Nguyên nhân chủ quan
- Sự yếu kém trong công tác xây dựng và thực thi chiến lược quản lý nợ xấu
Với tình hình thực tiễn của nền kinh tế và đặc điểm của mỗi ngân hàng thì
chiến lược quản lý nợ xấu phải được xây dựng sao cho phù hợp. Tuy nhiên, do sự
yếu kém trong công tác này, các sai lầm ví dụ như trong việc đề ra mục tiêu tăng
trưởng tín dụng quá cao khi chưa đồng bộ với 1 cơ chế kiểm soát, 1 qui trình tín
dụng chặt chẽ sẽ dẫn đến sự gia tăng của nợ xấu. Bên cạnh đó là là sự mất hợp lý
của cơ cấu cho vay, sự thiếu chính xác trong nhận định xu hướng phát triển hay
suy thoái của các ngành, các khách hàng mục tiêu dẫn đến sự tập trung tín dụng sai
lầm.
Bên cạnh việc xây dựng chiến lược thì việc thực thi nó cũng quan trọng
không kém. Một chiến lược đúng đắn tuy nhiên không được thực thi một cách có
hiệu quả. Điều này có thể xuất phát từ cơ chế kiểm soát nội bộ yếu kém nhưng
cũng có thể là do sự thiếu ý thức, trình độ của nhà quản lý, các nhân viên tín dụng
- Sự yếu kém về trình độ và đạo đức của nhân viên tín dụng
Các nhân viên tín dụng là những người trực tiếp thực thi việc cho vay cũng như
quản lý các món vay. Về mặt lợi ích, khi các nhân viên này với đạo đức kém và bộ
phận kiểm soát không phát hiện kịp thời sẽ lợi dụng quyền hạn để có thể cho vay
các khoản vay với rủi ro. Họ có thể thực hiện việc này thông qua việc làm sai lệch
cách nhìn về báo cáo tài chính và triển vọng của khách hàng. Cũng như là sự sai
lệch về giá trị thực của tài sản đảm bảo.
Tuy nhiên, không phải tất cả các lỗi này đều xuất phát từ vấn đề đạo đức mà có thể
xuất phát từ vấn đề trình độ.
2.2. Lý thuyết về quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại
2.2.1. Khái niệm quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại
Khái niệm này được tôi đưa ra trong quá trình nghiên cứu, có tham khảo của
một số luận văn tốt nghiệp các khóa trước. Theo tôi thì:

Quản lý nợ xấu không chỉ là việc xử lý như thế nào khi đã có nợ xấu phát
sinh mà nó bao gồm quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách
quản lý và kinh doanh tín dụng của ngân hàng nhằm đạt được các mục tiêu an toàn,
hiệu quả và phát triển bền vững; trong đó tăng cường các biện pháp nhằm phòng
ngừa và hạn chế phát sinh nợ xấu, đi kèm với việc xử lý các khoản Nợ xấu đã phát
sinh nhằm phù hợp đối với mục tiêu trong từng giai đoạn của mỗi ngân hàng.
2.2.2. Mục tiêu của quản lý nợ xấu
Mục tiêu của quản lý nợ xấu tại mỗi ngân hàng và các thời điểm khác nhau
là khác nhau. Tuy nhiên, theo một cách chung nhất thì mục tiêu của quản lý nợ xấu
trong bất kỳ hoàn cảnh nào và đối với bất kỳ ngân hàng nào thì đó chính là việc
phải xây dựng và thực thi được một qui chế, chính sách sàng lọc khách hàng phù
hợp với từng thời kỳ sao cho phải hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro không thể thu
hồi được của các khoản cho vay mà không ảnh hưởng tới mục tiêu lợi nhuận của
ngân hàng
2.2.3. Nội dung của quản lý nợ xấu
2.2.3.1. Xây dựng chiến lược và thực thi quản lý nợ xấu
Mỗi ngân hàng đều phải xây dựng cho mình một chiến lược quản lý nợ xấu phù
hợp với chiến lược kinh doanh của mình trong từng thời kì, và phải linh hoạt có thể
điều chỉnh tuỳ theo diễn biến thị trường tín dụng. Chiến lược quản lý nợ xấu cũng
phải chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng, cũng như những cơ
hội và thách thức đối với ngân hàng để phát huy tối đa tiềm lực của ngân hàng.

×