Tải bản đầy đủ (.docx) (243 trang)

Tài liệu: các cây thuốc nam dùng để chữa bệnh ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.24 MB, 243 trang )

Thiên hoa phấn - vị thuốc chữa đái tháo đường
Cập nhật ngày 25/12/2008 lúc 3:32:00 PM. Số lượt đọc: 328.
Thiên hoa phấn là tên thuốc của rễ cây qua lâu, một dược liệu quý của y học cổ truyền và kinh
nghiệm dân gian. Cây qua lâu có tên khác là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua, dây bạc bát,
bát bát trâu, người Tày gọi là thau ca
Trang
Thông tin chung
Tên thường gọi: Qua lâu
Tên khác: Thiên hoa phấn, Dưa trời, Dưa núi, Hoa bát, Vương qua, Dây bạc bát, Bát bát trâu,
Thau ca, Qua lâu nhân, Thảo ca, Bạt bát
Tên tiếng Anh:
Tên khoa học: Trichosanthes kirilowii Maxim
Tên đồng nghĩa: Trichosanthes quadricirrha Miq
Thuộc họ Bầu bí - Cucurbitaceae
Mô tả
Cây thảo leo sống nhiều năm, thân có rãnh, tua cuốn có 2-3 (-5) nhánh. Lá mọc so le; phiến dài
5-14cm, rộng 3-5cm, chia 3-5 thuỳ, dày, dai, mặt trên nhám nhám. Cây có hoa khác chỗ, chùm
hoa đực dài 15cm, lá bắc to có răng; hoa rộng 7cm, màu trắng, cánh hoa cao 2,5cm, nhị 3. Hoa
cái mọc đơn độc; bầu có cuống, dài 3cm. Quả mọng tròn, to 9-10cm, màu vàng cam; hạt tròn
dẹp, dài 11-16mm, rộng 7-12mm, trong có lớp vỏ lụa màu xanh.
Ra hoa tháng 6-8, có quả tháng 9-10.
Qua lâu -Trichosanthes kirilowii, Quả và rễ - vị thuốc Thiên hoa phấn
hình theo itmonline.org
Bộ phận dùng
Quả - Fructus Trichosanthis, thường gọi là Qua lâu. Vỏ quả hay Qua lâu bì - Pericarpium
Trichosanthis. Hạt hay Qua lâu tử - Semen Trichosanthis, và rễ củ hay Thiên hoa phấn - Radix
Trichosanthis.
Nơi sống và thu hái
Loài của Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc trên đất rừng bên
khe hay mé đường vùng núi Cao Bằng và cùng mọc trên đất cát hoang ở Ninh Thuận, Bình
Thuận. Cũng được trồng bằng hạt vào mùa xuân. Thường những cây lấy hạt thì củ nhỏ cho nên


muốn lấy củ mập thì phải ngắt bỏ hoa, không cho kết quả để tập trung chất dinh dưỡng ở rễ củ
cho củ to và nhiều bột.
Quả thu hái vào tháng 9-10 lấy vỏ quả và hạt phơi khô. Rễ củ thu hái vào mùa đông, đào về rửa
sạch, gọt bỏ vỏ ngoài, cắt từng đoạn, đem ngâm vào nước sôi trong một tuần lễ, lấy ra phơi khô
dùng làm thuốc.
Người ta thu hoạch rễ qua lâu vào mùa đông, tốt nhất là sau khi thu hái quả được ít ngày. Muốn
có rễ mập, chọn những cây mà hoa quả bị thui chột. Rễ đào về, cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, cắt
thành từng đoạn, rễ nhỏ để nguyên, rễ to bổ dọc, phơi khô hoặc sấy khô, rồi xông diêm sinh để
bảo quản.
Thành phần hóa học
Về mặt hóa học, rễ qua lâu chứa tinh bột và chất nhầy, đặc biệt là chất trichosanthin với hàm
lượng 1% có khả năng chống u và HIV, một chất protein là karasurin có tác dụng gây sẩy thai
cũng được phân lập.
Hạt chứa khoảng 25% dầu; rễ chứa nhiều tinh bột và 1% saponosid.
TIN TỨC > CÂY CỎ LÀM THUỐC
Thiên hoa phấn - vị thuốc chữa đái tháo đường
Cập nhật ngày 25/12/2008 lúc 3:32:00 PM. Số lượt đọc: 328.
Thiên hoa phấn là tên thuốc của rễ cây qua lâu, một dược liệu quý của y học cổ truyền và kinh
nghiệm dân gian. Cây qua lâu có tên khác là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua, dây bạc bát,
bát bát trâu, người Tày gọi là thau ca
Trang
Tính vị, tác dụng
Qua lâu có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn; sau hơi đắng, chua, không mùi, tính hàn, có tác dụng sinh
tân dịch, chỉ khát, nhuận táo, giảm đau, chữa sốt nóng, miệng khô khát, lở ngứa, hoàng đản, viêm
tấy, thanh nhiệt hoá đàm, khoan hung tán kết, nhuận tràng.
Nếu để nhân hạt mà dùng sẽ sinh nôn nao khó chịu, buồn mửa, do vậy khi dùng phải ép bớt dầu.
Rễ củ Qua lâu có vị ngọt, chua, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giáng hoả, sinh tân dịch, nhuận
táo, bài nung, tiêu thũng.
Liều dùng hàng ngày: 8-16g dưới dạng thuốc sắc hoặc thái mỏng, giã nát, ngâm nước, lọc lấy
bột, dùng mỗi lần 4-8g.

Qua lâu -Trichosanthes kirilowii, Hoa và lá
Ảnh theo wikipedia.org
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Qua lâu được dùng trị phế nhiệt sinh ho, ho có nhiều đờm đặc, yết hầu sưng đau, sưng vú, đại
tiện táo kết. Hạt và vỏ quả dùng chữa sốt nóng khát nước, ho khan, thổ huyết, mụn nhọt, đại tiện
táo bón. Rễ củ dùng chữa nóng sốt âm, các chứng nhiệt, miệng khô khát nước, hoàng đản, đau
vú, lở ngứa, sưng tấy. Liều dùng: Qua lâu 9-15g. Qua lâu tử 9-15g. Qua lâu bì 6-9g và Thiên hoa
phấn 10-15g (tới 20g), dạng thuốc sắc.
Đơn thuốc
1. Chữa bệnh tiêu khát, đái tháo đường, khát nước uống nhiều và nóng ruột, ăn nhiều mà gầy róc.
Thiên hoa phấn, Hoài sơn, đều 12g, tán bột uống hay sắc uống hàng ngày.
Chữa đái tháo đường: Thiên hoa phấn 8g, thục địa, hoài sơn mỗi vị 20g; đơn bì, kỷ tử, thạch
hộc, mỗi vị 12g; sơn thù, sa sâm, mỗi vị 8g. Sắc uống trong ngày.
Chữa mụn nhọt mưng mủ liên miên không ráo: Thiên hoa phấn 12g, ý dĩ sao 10g và Bạch chỉ
8g tán bột hay sắc uống.
Chữa mụn nhọt lâu ngày: Thiên hoa phấn 8g, ý dĩ, bạch chỉ, mỗi vị 10g. Sắc hoặc tán bột uống.
Chữa hoàng đản, viêm tuyến sữa, mụn lở có mủ: Thiên hoa phấn 16g, Mộc thông, Bồ công
anh đều 12g, sắc uống.
Viêm cổ họng mất tiếng: Qua lâu bì 10g, Bạch cương tàm 10g, Cam thảo 10g, Gừng tươi 4g,
nước 500ml, nấu còn 150ml, chia 2 lần uống trong ngày.
Chữa sốt nóng, miệng khô khát, vàng da: Thiên hoa phấn 8g, rễ cây é lớn đầu 8g, thái nhỏ,
phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày.
Chữa sốt rét: Thiên hoa phấn 8g; mẫu lệ 12g; sài hồ, quế chi, hoàng cầm, mỗi vị 8g; can
khương, cam thảo, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa quai bị: Thiên hoa phấn 8g; thạch cao 16g; ngưu bàng, cát căn, mỗi vị 12g; thăng ma, liên
kiều, hoàng cầm, cát cánh, mỗi vị 8g; sài hồ, cam thảo, mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa tắc sữa: Thiên hoa phấn 8g; bạch thược 12g; sài hồ, đương quy, xuyên sơn giáp, mỗi vị
8g; thanh bì, cát cánh, thông thảo, mỗi vị 6g. Sắc uống. Hoặc thiên hoa phấn 12g, xuyên sơn giáp
rang phồng 12g, tán bột ninh với chân giò lợn, ăn cái, uống nước.
Chữa amidan mạn tính: Thiên hoa phấn 8g; sinh địa 16g; hoài sơn, huyền sâm, ngưu tất, mỗi

vị 12g; sơn thù, trạch tả, đơn bì, phục linh, tri mẫu, địa cốt bì, mỗi vị 8g; xạ can 6g. Sắc uống
ngày 1 thang.
Chữa thấp khớp: Thiên hoa phấn, thổ phục linh, cốt toái bổ, kê huyết đằng, thạch cao, đơn sâm,
sinh địa, rau má, uy linh tiên, hy thiêm, khương hoạt, độc hoạt, mỗi vị 12g; bạch chỉ 8g; cam
thảo 4g. Sắc uống.
Chữa mắt mờ sau khi khỏi bệnh thủy đậu: Thiên hoa phấn, xác rắn lột lượng bằng nhau 12g,
sao khô, nghiền nhỏ, nhồi vào gan dê, nấu chín bằng nước cơm mà ăn. Dùng 7-10 ngày (Nam
dược thần hiệu).
Nguồn: Y học Cổ truyền Tuệ tính - Irc-hueuni.edu.vn, Sức khỏe và đời sống -
suckhoedoisong.com
Hoàng bá và tác dụng bổ thận, mạnh xương tủy
Cập nhật ngày 14/12/2008 lúc 2:34:00 PM. Số lượt đọc: 193.
Hoàng bá còn gọi hoàng nghiệt, xuyên hoàng bá, chân xuyên bá. Tên khoa học: Phelloden dron
amurense rupr. Bộ phận dùng: vỏ cây. Theo Đông y hoàng bá tính đắng lạnh, không độc. Công
dụng: thanh nhiệt, táo thấp, tả hỏa giải độc
Thông thin chung
Tên thường gọi: Hoàng bá
Tên khác:Hoàng nghiệt, Xuyên hoàng bá, Chân xuyên bá.
Tên tiếng Anh: Huang bai/ Huang bo
Tên khoa học: Phellodendron amurense Rupr.
Thuộc họ Cam - Rutaceae.
Mô tả
Cây gỗ cao 10-25m hay hơn, phân cành nhiều. Vỏ thân dày, sần sùi, màu nâu xam xám ở mặt
ngoài, màu vàng tươi ở mặt trong. Lá kép lông chim lẻ, gồm 5-13 lá chét hình trứng thuôn hay
hình bầu dục, dài 5-12cm, rộng 3-4,5cm, màu lục sẫm ở mặt trên, màu lục nhạt và có lông mềm
ở mặt dưới. Hoa đơn tính, màu vàng lục, mọc thành chuỳ ở đầu cành và ở ngọn thân. Quả hình
cầu khi chín màu tím đen, có 2-5 hạt.
Hoàng bá - Phellodendron amurense, ảnh theo itmonline.org
Ra hoa tháng 5-6, có quả tháng 9-10.
Bộ phận dùng

Vỏ thân hoặc vỏ cành - Cortex Phellodendri, thường gọi là Hoàng bá.
Nơi sống và thu hái và chế biến
Cây của vùng Đông Bắc Á Châu, được trồng nhiều ở Trung Quốc và Nhật Bản. Ta di thực vào
trồng từ cuối những năm 1960 ở Lào Cai (Sa Pa), Lai Châu (Sìn Hồ), Vĩnh Phú (Tam Đảo) và
Lâm Đồng (Đà Lạt). Cây ưa khí hậu mát vùng núi cao từ 1300m trở lên. Thường rụng lá về mùa
đông. Thu hoạch vỏ thân vào tháng 3-6. Cạo bỏ lớp vỏ bần, phơi khô, hoặc sấy khô. Khi dùng,
rửa sạch, ủ mềm, thái mỏng, phơi khô, tẩm rượu sao vàng hoặc sao cháy.
Cách chế: Lý Thời Trân nói: Hoàng bá tính lạnh mà trầm, dùng sống thì giáng thực hỏa, dùng
chín thì không hại vị, chế rượu thì trị bệnh ở trên, chế muối trị bệnh ở dưới, chế mật thì trị bệnh ở
giữa. Lãn Ông dặn: cho vào thuốc thang nên tẩm mật nướng vàng; làm thuốc đưa vào kinh thận
nên tẩm kỹ với muối và rượu, còn làm thuốc đắp cam lở loét thì phơi khô mà dùng, không qua
lửa. Chủ dùng: làm tan thấp nhiệt ở hạ tiêu, tả long hỏa phục ở âm, trừ nóng trong xương, bổ
thận, mạnh âm, trị 5 tạng, tràng vị thấp nhiệt, hoàng đãng, trĩ, tiết tả, lỵ, tả tướng hỏa có thừa,
cứu thận thủy không đủ, bàng quang nhiệt kết, con gái khí hư, âm môn lở loét; mũi đỏ, hầu tắc,
ung nhọt sau lưng, con trai ngọc hành lở loét lấy bột hoàng bá mà đồ; má lưỡi lở sưng thì tẩm
mật nướng, nghiền nhỏ mà đắp.
Thành phần hóa học
Vỏ thân chứa 1,6% berberin; còn có các alcaloid khác là palmatin, magnoflorin, jatrorrhizin,
phellodendrin, menispermin, candicin. Ngoài ra còn có các chất đắng obakunon, obakulacton, và
các chất khác: b-sitosterol và campesterol.
Tính vị, tác dụng:
Vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, táo thấp, giải độc. Có tác dụng kháng sinh ức chế các
vi khuẩn staphyllococ, lỵ, tả.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Hoàng bá được dùng chữa kiết lỵ, ỉa chảy, hoàng đản do viêm
ống mật, viêm đường tiết niệu, đái đục, âm hư phát sốt, nóng trong xương, ra mồ hôi trộm, di
tinh, khí hư, ung nhọt, viêm tấy, chân sưng đau, đau mắt, viêm tai. Còn dùng làm thuốc bổ đắng,
chữa tiêu hoá kém và làm thuốc giun. Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc berberin
chiết xuất tinh khiết. Dùng ngoài để rửa mắt, đắp mụn nhọt, vết thương.
Đơn thuốc:
Tăng cường tiêu hoá, trị hoàng đản do viêm đường mật: Hoàng bá 14g, Chi tử 14g, Cam thảo

6g, các vị sắc uống.
Trẻ em nhiệt, tả (ỉa toé ra nước hoặc ỉa phân hoa cà, hoa cải, phân dính bột lẫn máu hoặc
có sốt, khát) tiểu tiện đỏ, sẻn: Hoàng bá cạo lớp vỏ trong, tán nhỏ, cho uống với nước cơm, mỗi
lần 2-3g, ngày uống 4-5 lần.
Viêm gan cấp tính, phát sốt, bụng trướng, đau vùng gan, đại tiện táo bón, tiểu tiện đỏ và
sẻn: Hoàng bá 16g, Mộc thông, Chi tử, Chỉ xác, Đại hoàng (hay Chút chít), Nọc sởi, mỗi vị 10g,
sắc uống mỗi ngày 1 thang).
Lở miệng, loét lưỡi: Hoàng bá cắt nhỏ, ngậm, có thể nuốt nước hoặc nhổ đi.
Trị họng tự nhiên sưng đau ăn uống không được: dùng hoàng bá nghiền nhỏ hòa rượu đắp
chỗ đau.
Trị nôn ra máu: hoàng bá tẩm mật nướng khô, nghiền nhỏ, uống một lần 4g, với nước sắc mạch
môn đông. Chưa khỏi thì uống tiếp tăng lượng dần: 6g, hoặc 8g
Trị nhọt mọc ở lưng hoặc ở vú đỏ đau: dùng hoàng bá nghiền nhỏ hòa lòng trắng trứng gà đắp
nơi đau.
Trị trẻ em bị nhiệt tả: hoàng bá bỏ vỏ thô, sấy nghiền nhỏ mỗi lần uống 4g, với nước cháo
loãng, uống ấm.
Trị có thai đi lỵ ra màu trắng (bạch lỵ) đi nhiều lần: hoàng bá 100g-150g (dùng rễ) tẩm mật
sao cháy đen nghiền bột viên như hạt ngô mỗi lần uống 30-50 viên với nước cơm, lúc bụng đói,
ngày 3 lần.
Di tinh, đái đục: Hoàng bá sao 640g, Vỏ hến nung 640g, tán nhỏ mỗi lần uống 1 thìa, ngày 2
lần.
Trị mộng tinh và xích bạch trọc: hoàng bá sao 600g, cáp phấn bột 600g, luyện với mật ong
viên thành hoàn như hạt đậu xanh, mỗi lần uống 100 viên lúc đói với rượu. Trong đó hoàng bá
đắng mà giáng hỏa, cáp phấn mặn mà bổ thận.
Trị nhiệt tích sinh mộng di, tâm hoảng hốt, cách mô nóng: bột hoàng bá 40g, phiến não 4g,
luyện mật ong viên như hạt ngô mỗi lần uống 15 viên với nước sắc mạch môn.
Trị trẻ em nhiệt, lưỡi sưng như lưỡi đôi (trùng thiệt): dùng bột hoàng bá ngâm với nước trúc
lịch rồi nhỏ trên lưỡi.
Trị ăn phải thịt nhiễm độc: uống bột hoàng bá 1 thìa canh, chưa khỏi uống tiếp.
Trị cam mũi: hoàng bá 80g, ngâm nước lạnh 1 đêm, rồi giã hoàng bá lấy nước đun uống ấm.

Trị hỏa độc nhiễm vào người, mình, hai đùi và thân lở loét: dùng bột hoàng bá thấm vào chỗ
lở loét.
Trị phế nuy, mất tiếng, hầu họng tắc, khạc ra máu, tiện bí: hoàng bá sao rượu 80g, tri mẫu
tẩm rượu sao 80g, nhục quế 4g, nghiền nhỏ hòa nước sôi, viên như hạt ngô, mỗi lần uống 50 viên
lúc đói với nước ấm.
Trị thấp nhiệt, cân mềm, gối sưng, gân xương đau nhức: hoàng bá sao 100g, thương truật sao
bỏ vỏ 100g, tán bột. Mỗi lần uống 1 thìa canh với nước nấu gừng. Ngày uống 2 lần sáng tối.
Ghi chú: Ta thường dùng vỏ cây Núc nác với tên Nam Hoàng bá dùng chữa các bệnh dị ứng.
Nguồn tư liệu:
Báo sức khỏe và đời sống - suckhoedoisong.com
Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh - Irc-hueuni.edu.vn
Chữa bệnh loét dạ dày, tá tràng bằng rau bắp cải
Cập nhật ngày 14/12/2008 lúc 2:14:00 PM. Số lượt đọc: 1135.
Là một loại rau phổ biến trong mùa thu - đông, bắp cải không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà
còn chữa được nhiều bệnh. Đặc biệt là lượng vitamin trong bắp cải cao hơn nhiều so với các loại
rau củ quý khác như cà rốt, khoai tây, hành tây.
Nước ép bắp cải chữa bệnh loét
dạ dày, tá tràng
Theo nghiên cứu, hàm lượng vitamin A và vitamin P trong bắp cải kết hợp với nhau làm thành
mạch máu bền vững hơn. Trong bắp cải còn chứa các chất chống ung thư như: Sulforaphane,
phenethyl isothiocyanate và Indol -33 carbinol.
Theo Đông y, cải bắp vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng hòa huyết, thanh nhiệt, thanh phế,
trừ đàm thấp, sinh tân, chỉ khát, mát dạ dày, giải độc, lợi tiểu. Cải bắp cũng giúp chống suy
nhược thần kinh, giảm đau nhức phòng chống các bệnh ung thư, tim mạch và nhiều loại bệnh
khác.
Giảm đau nhức: Ép cải bắp lấy nước uống, còn bã đắp vào chỗ đau nhức do thấp khớp, thống
phong, đau dây thần kinh tọa.
Chữa đau khớp, nhức tay chân, nổi hạch: Lấy lá bắp cải cán dập gân lá, hơ nóng rồi áp lên
chỗ đau. Mỗi chỗ đau đắp 3-4 miếng lá cải bắp, bên ngoài dùng vải dày áp lên rồi cột lại.
Chữa ho nhiều đờm: Dùng 80-100g cải bắp, nửa lít nước, sắc còn 1/3, cho thêm mật ong uống

trong ngày, kết hợp ăn bắp cải sống.
Đái tháo đường: Cải bắp có tác dụng làm giảm quá trình đồng hóa glucid và giảm đường huyết.
Dùng 100g hàng ngày giúp phòng và trị bệnh đái tháo đường type 2.
Chữa loét dạ dày tá tràng: Nước ép bắp cải giúp chóng làm lành vết loét, thành sẹo, nhất là loét
dạ dày, ruột. Cách làm nước ép bắp cải như sau: Bóc từng lá bắp cải (lấy cả lá xanh bên ngoài),
rửa nhiều lần cho sạch, dọc đôi từng lá theo sống lá. Chần qua với nước sôi. Vớt ra để ráo nước.
Cho vào cối sạch, giã nát, lấy vải màn hay gạc sạch lọc lấy nước. 1kg bắp cải có thể ép được
khoảng 500ml nước. Liều dùng: Mỗi ngày ép 1.000ml nước bắp cải, chia làm nhiều lần để uống,
mỗi lần khoảng 250ml, uống thay nước, có thể thêm đường hoặc muối. Mỗi đợt điều trị là 2
tháng. Điều trị bằng nước ép bắp cải không có biến chứng gì, có thể kết hợp với các thuốc chữa
dạ đày, tá tràng khác.
Ngoài ra dùng nước ép bắp cải còn có thể chữa viêm họng, viêm phế quản, khản tiếng, phòng
chống nhiễm khuẩn, nhiễm nấm ngoài da.
Lưu ý: Người tạng hàn phải dùng bắp cải phối hợp với gừng tươi. Người táo bón, tiểu ít không
ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.
Bác sĩ Thu Vân
(theo suckhoedoisong.com)
Bồ đề - Vị thuốc An tức hương
Cập nhật ngày 11/12/2008 lúc 10:57:00 AM. Số lượt đọc: 253.
An tức hương, một vị thuốc được sử dụng để trị nhiều bệnh khác nhau theo y học cổ truyền
phương đông, cái tên ấy được biết đến trong y dược, còn đối với đai đa số nhân dân, tên gọi phổ
thông là cây bồ để (Styrax tonkinensis), một cây quen thuộc đối với ngành lâm nghiệp, không
phải cây bồ đề trồng nơi chùa chiền
Thông tin chung
Tên thường gọi: Bồ đề
Tên khác: An tức hương (xuất xứ Đường Bản thảo), An tức hương chi, Cánh kiến trắng, Mệnh
môn lục sự, Thiên kim mộc chi, Thoán hương, Tịch tà, Tiện khiên ngưu (Hòa Hán Dược Khảo),
Chuyết bối la hương (Phạn Thư).
Tên tiếng Anh: Styrax
Tên Khoa Học: Styrax tonkinensis (Pier.) Craib-

Thuộc họ Bồ đề - Styracaceae
Bồ đề - Styrax tonkinensis, ảnh theo fusionanomaly.net
Mô Tả
Cây nhỏ, cao chừng 15~20cm- Búp non phủ lông mịn, mầu vàng nhạt- Lá mọc so le, có cuống,
dài khoảng 6~15cm rộng 22,5cm- Phiến lá nguyên hình trứng, tròn ở phía dưới, nhọn dài ở đầu,
mặt trên mầu xanh nhạt,mặt dưới mầu trắng nhạt do có nhiều lông mịn- Hoa nhỏ, trắng, thơm,
mọc thành chùm, ít phân nhánh, mang ít hoa.Quả hình cầu, đường kính 10~16mm, phía dưới
mang đài còn sót lại, mặt ngoài quả có lông hình sao.
Phân bố
Có ở Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên, Sơn La, Lai Châu, Hà Sơn Bình, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh.
Thu hái và chế biến
Thu hái vào giữa tháng 6~7, chọn cây từ 5~10 tuổi, rạch vào thân hoặc cành để lấy nhựa- Đem
về chia thành 2 loại:
- Loại tốt: mầu vàng nhạt, mùi thơm vani
- Loại kém: mầu đỏ, mùi kém hơn, lẫn nhiều tạp chất (vỏ cây, đất cát- )
Phần Dùng Làm Thuốc: Dùng nhựa của cây (Benzoinum)- Thường là khối nhựa mầu vàng nhạt
hoặc nâu, đỏ nhạt, mặt bẻ ngang có mầu trắng sữa nhưng xen kẽ mầu nâu bóng mượt, cứng
nhưng gặp nóng thì hóa mềm, có mùi thơm.
Chế biến: Lấy nhựa ngâm vào rượu rồi nấu sôi 2~3 lần cho đến khi nhựa chìm xuống, lấy ra, thả
vào nước, khi nhựa cứng là được- Phơi cho khô.
Thành Phần Hóa Học
- An Tức Hương của Trung quốc chủ yếu gồm Acid Sumaresinolic, Coniferyl Cinnamate,
Lubanyl Cinnamate, Phenylpropyl Cinnamate 23%, Vanillin 1%, Cimanyl Cinnamate 1%,
Styracin, Styrene, Benzaldebyde, Acid Benjoic, tinh dầu quế 10~30%, chất keo 10~20%.
- An Tức Hương của Việt Nam có chất keo 70~80%, Acid Siaresinolic, Coniferyl Benzoate,
Lubanyl Benzoate 11,7%, Cinnamyl Benzoate, Vanillin 0,3%, Phenylpropyl Cinnamate 2,3%.
Tính Vị
- Vị cay, đắng, tính bình, không độc(Đường Bản Thảo).
- Vị cay, đắng, hơi ngọt, tính bình, không độc (Bản Kinh Phùng Nguyên).
- Vị cay, đắng, tính ấm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển)

- Vị cay, đắng, tính ấm (Trung Dược Đại Từ Điển)
Quy Kinh
- Vào thủ Thiếu âm Tâm kinh (Bản Thảo Kinh Sơ).
+Vào thủ Thái âm Phế, túc Quyết âm Can kinh (Ngọc Quyết Dược Giải).
+Vào kinh Tâm và Tỳ (Bản Thảo Tiện Độc)-
- Vào kinh Tâm, và Tỳ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+Vào kinh Tâm, Can, Tỳ (Trung Dược Học)
Tác Dụng
- Hành khí huyết, trừ tà, khai khiếu, an thần (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
- Tuyên hành khí huyết, phá phục, hành huyết, hạ khí, an thần (Bản Thảo Tùng Tân).
- Khai khiếu, thanh thần, hành khí, hoạt huyết, chỉ thống (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc
Dược Điển).
- Làm ấm Thận, trừ ác khí (Hải Dược Bản Thảo)
Chủ Trị
- Trị ngực và bụng bị ác khí(Đường Bản Thảo).
- Tri di tinh (Hải Dược Bản Thảo).
- Trị huyết tà, hoắc loạn, đau nhức do phong, sinh xong bị huyết vận (Nhật Hoa Tử Bản Thảo)
- Trị trúng phong, phong thấp, phong giản, hạc tất phong, lưng đau, tai ù (Bản Thảo Thuật).
- Trị tim thình lình đau, ói nghịch (Bản Thảo Phùng Nguyên).
- Trị trẻ nhỏ bị động kinh, kinh phong (Trung Dược Tài Thủ Sách).
- Trị thình lình bị trúng ác khí, hôn quyết, ngực và bụng đau, sinh xong bị chứng huyết vận, trẻ
nhỏ bị kinh phong, động kinh, phong thấp, lưng đau (Trung Dược Đại Từ Điển).
- Trị trúng phong, đờm quyết, khí uất, hôn quyết, trúng ác khí bất tỉnh, ngực bụng đau, sản hậu bị
huyết vận, trẻ nhỏ bị kinh phong (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
Liều Dùng
- Dùng uống: 2g 4g.
- Dùng ngoài: Tùy theo vùng bệnh mà dùng.
Kiêng Kỵ
- Khí hư, ăn ít, âm hư hỏa vượng không dùng(Bản Thảo Phùng Nguyên).
- Bệnh không liên hệ đến ác khí, không dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

- Âm hư hỏa vượng không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
Đơn Thuốc Kinh Nghiệm
- Trị phong thấp, các khớp xương đau nhức: Lấy thịt heo nạc 160g, thái ra, trộn với 80g An
tức hương, cho vào ống hoặc bình để lên lò, đốt lửa lớn nhưng phải để 1 miếng đồng để An tức
hương cháy ở phía trên, để bánh có lỗ hướng về phía đau mà xông ( Thánh Huệ Phương).
- Trị trúng phong, trúng ác khí: An tức hương 4g, Quỷ cửu 8g, Tê giác 3,2g, Ngưu hoàng 2g,
Đơn sa 4,8g, Nhũ hương 4,8g, Hùng hoàng 4,8g- Tán bột- Dùng Thạch xương bồ và Sinh
khương đều 4g, sắc lấy nước uống thuốc (Phương Mạch Chính Tông).
- Trị tim bỗng nhiên đau, tim đập nhanh kinh niên: An tức hương, tán bột- Mỗi lần uống 2g
với nước sôi (Thế Y Đắc Hiệu Phương).
- Trị hàn thấp, lãnh khí, hoắc loạn thể âm: An tức hương 4g, Nhân sâm 8g, Phụ tử 8g- Sắc
uống (Bản Thảo Hối Ngôn).
- Trị phụ nữ sinh xong bị huyết vận, huyết trướng, cấm khẩu: An tức hương 4g, Ngũ linh chi
( thủy phi) 20g- Tán bột, trộn đều- Mỗi lần uống 4g với nước Gừng sao (Bản Thảo Hối Ngôn).
- Trị trẻ nhỏ bụng đau, chân co rút, la khóc: An tức hương chưng với rượu thành cao- Đinh
hương, Hoắc hương, Mộc hương, Trầm hương, Bát giác hồi hương đều 12g, Hương phụ tử, Súc
sa nhân, Cam thảo (chích) đều 20g- Tán nhuyễn, trộn với cao An tức hương và mật làm hoàn-
Ngày uống 8g với nước sắc lá Tía tô (An Tức Hương Hoàn - Toàn Ấu Tâm Giám).
- Trị trẻ nhỏ bị kinh phong do tà: An tức hương to bằng hạt đậu, đốt xông cho đứa trẻ (Kỳ
Hiệu Lương Phương).
- Trị vú bị nứt nẻ: An tức hương 20g, ngâm với 100g cồn 80o trong 10 ngày, thỉnh thoảng lắc
cho đều thuốc- Dùng cồn này hòa thêm nước bôi lên cho nứt nẻ (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc
Việt Nam).
Tham Khảo
- “Diệp Đình Khuê, trong tác phẩm ‘Hương Phổ’ ghi: “Nhựa cây này có hình dạng và mầu sắc
giống như trái Hồ đào, không nên đốt, nó có thể phát mùi thơm- Uông Cơ viết: Hoặc nói rằng
khi đốt lên có khả năng quy tụ chuột lại là thứ tốt” (Y Học Cương Mục).
- “An tức hương mầu nâu (đỏ đen), hơi vàng, giống như Mã não, đập ra có sắc trắng là thứ tốt-
Loại mầu đen bên trong lẫn cát, đất là loại xấu, do cặn bã kết lại- Dù là vụn hoặc thành khối cũng
là thứ xấu, vì sợ là có mùi hương và tạp chất khác- Khi chế biến lại, rất kỵ lửa” (Bản Thảo Phùng

Nguyên).
- Theo Tây Dương Tạp Trở của ĐoạnThànhThức nói rằng: cây An tức hương xuất xứ từ nước
Inran được gọi là cây trừ tà, cao khoảng 6,5 9,5m, vỏ mầu vàng đen, lá có 4 gốc, chịu lạnh không
bị héo, tháng 2 hoa nở, mầu vàng, nhụy hoa hơi xanh biếc, không kết trái, đõe khoét vỏ cây thì
có chất keo chảy ra như kẹo mạch nha, gọi là An tức hương- Tháng 67 keo đông cứng lại thì lấy
dùng - Đốt nó có công hiệu thông thần, trừ các mùi hôi thối (ChưởngVũTích).
(theo yhoccotruyen.htmedsoft.com)
Đậu đen - phương thuốc cổ truyền nhiều tác dụng
Cập nhật ngày 11/12/2008 lúc 10:30:00 AM. Số lượt đọc: 517.
Đậu đen, còn gọi là hắc đại đậu, ô đậu, đông đậu tử , là một trong những loại ngũ cốc rất thông
dụng trong đời sống hằng ngày. Theo dược thư cổ, đậu đen có vị ngọt, tính bình, có công dụng
hoạt huyết giải độc, khứ phong lợi thủy, bổ thận tư âm, điều trung hạ khí, thanh nhiệt giải biểu,
kiện tỳ chỉ hãn, dưỡng can minh mục, thường được dùng để chữa các chứng thủy thũng trướng
mãn, cước khí do phong độc, hoàng đản phù thũng, các bệnh lý hậu sản, lở loét ngoài da, di niệu
tự hãn, tiêu khát, tai ù, tai điếc và mờ mắt do thận hư
Thông tin chung
Tên thường gọi: Đậu đen
Tên khác: Ðậu đen, Ðậu trắng, Ðậu tía
Tên tiếng Anh:
Tên khoa học: Vigna unguiculata (L., ) Walp subsp. cylindrica (L.) Verdc
Thuộc họ Ðậu - Fabaceae
Mô tả
Hạt đậu đen (ảnh theo
suckhoedoisong.com)
Cây thảo mọc hàng năm, thường đứng, có khi leo, toàn thân không có lông. Lá kép gồm 3 lá
chét, mọc so le, có lá kèm nhỏ; lá chét giữa to và dài hơn các lá chét bên. Chùm hoa dài 20-
30cm; hoa màu tím nhạt. Quả đậu mọc thẳng đứng hay nghiêng, dài 7- 13cm, chứa 8-10 hạt xếp
dọc trong quả, to hơn hạt Ðậu xanh, thường dài 5-6mm.
Bộ phận dùng
Hạt của loại có vỏ đen, nhân trắng hoặc xanh (Ðậu đen xanh lòng) - Semen Vignae Unguiculatae.

Nơi sống và thu hái
Phân loài này được xem như một nhóm giống trồng (cv. group biflora) chỉ được trồng nhiều ở
châu Phi và châu Á. Ðậu đen cùng với nhiều loại đậu khác được trồng, có màu sắc hoa, vỏ quả
và hạt khác nhau nhưng đều cùng thuộc phân loài trên. Thuộc nhóm cây Ðậu đen, có các loại
Ðậu khác có quả mọc đứng, chứ không thõng xuống như đậu dải.
Có một số giống trồng sau đây:
1. Ðậu cả, Ðậu trắng có hạt xoan, màu trắng kem, có tễ đen, trồng nhiều ở miền Bắc Việt Nam,
dùng làm miến "Song thân".
2. Ðậu đen có hoa tím, quả hình dải, có hạt nhỏ hình trụ, màu đen, trồng ở Bắc Việt Nam, ở
Campuchia, dùng nấu chè và nấu xôi Ðậu đen.
3. Ðậu đỏ, Ðậu tía có cây thấp lùn, với hoa tím và hạt hình thận, màu đo đỏ, ít được trồng hơn.
Ðậu đen được trồng phổ biến như Ðậu xanh. Trồng vào mùa hè, thời gian sinh trưởng 80-90
ngày.
Thành phần hoá học
Hạt chứa 24,2% protid, 1,7% lipid; 53,3% glucid; 2,8% tro; calcium 56mg%, phosphor 354mg%,
sắt 6,1mg% caroten 0,06mg%, vitamin B1 0,51mg%, vitamin B2 0,21mg%, vitamin PP 3mg%.
Hàm lượng các acid amin cần thiết trong đậu đen rất cao, tính theo g%: lysin 0,97% metionin
0,31%, tryptophan 0,31; phenylalanin 1,1%; alanin 1,09, valin 0,97, leucin 1,26, isoleucin 1,11,
arginin 1,72; histidin 0,75. Hạt cũng chứa stigmasterol nên có thể dùng thay được đậu tương.
Tính vị, tác dụng
Ðậu đen có vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng bổ huyết, bổ can thận; giải phong nhiệt, giải độc,
hạ khí, lợi tiểu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng trị phong nhiệt, (phát sốt, sợ gió, nhức đầu hoặc trong ngực nóng khó chịu), làm
thuốc bổ khí, chữa can thận hư yếu, suy nhược, thiếu máu. Liều dùng hàng ngày 20-40g hay hơn,
luộc ăn, nấu chè hay đồ. Là thuốc giải độc Ban miêu, Ba đậu. Dùng trong Ðông y để chế thuốc
như nấu với Hà thủ ô, làm giảm độc, lại có tác dụng bổ thận thuỷ. Còn dùng chế Hàm đậu xị
(Ðậu xị muối) và Ðạm đậu xị (Ðậu xị nhạt). Ðậu đen có công năng chữa bệnh nhiệt đối với
người ở xứ nóng trong mùa viêm nhiệt, nắng nóng, nên nhân dân ta thích dùng đậu này nấu chè
ăn thường trong mùa nóng.

Một số bài thuốc sử dụng Đậu đen
- Chữa liệt dương: Dùng Ðậu đen sao già, đổ rượu vào ngâm uống.
- Liệt dương, giảm khả năng tình dục, tai ù, tai điếc do thận hư: đậu đen 60g, thịt chó 500g,
ninh nhừ làm thức ăn hằng ngày.
- Thủy thũng do thận hư: Đậu đen 150g, ý dĩ 30g, đãi sạch, ninh bằng nồi đất trong 60 phút,
chia ăn vài lần trong ngày.
- Sỏi đường tiết niệu: Đậu đen 50g, vỏ bí đao 50g, sinh khương 10g, sắc uống.
- Đái tháo đường: Đậu đen 30g, hoàng tinh 30g, mật ong 10g, ninh nhừ ăn hằng ngày.
- Đau lưng: Đậu đen 80g, tang ký sinh 80g, tục đoạn 40g, rượu 60ml. Các vị thuốc sao thơm rồi
đem ngâm với rượu, sau 7 ngày là dùng được. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15ml.
- Tiểu ra máu: Đậu đen 30g, đậu xanh 30g, rễ cỏ tranh 30g, sắc uống.
- Di tinh: Đậu đen 30g, thanh hao 30g, sắc uống.
- Kinh nguyệt không đều: Đậu đen 50g sao cháy, tô mộc 12g, sắc uống.
- Động thai đau bụng: Đậu đen 50g sắc lấy nước pha thêm một chút rượu vang uống.
- Chữa sau khi đẻ bị trúng gió nguy cấp, hoặc tay chân tê cứng, chóng mặt sây sẩm: Dùng
Ðậu đen 300g sao cháy đến bốc khói, đổ vào 500ml rượu, ngâm qua 1 ngày, đem uống và đắp
chăn cho ra mồ hôi.
- Chữa can hư, mắt mờ, ra gió thì chảy nước mắt: Dùng Ðậu đen đồ lên, chứa vào mật con bò
đực, phơi gió cho khô, uống mỗi lần 27 hạt.
- Chữa tiêu khát (đái đường) do thận hư: Dùng Ðậu đen, Thiên hoa phấn, hai vị bằng nhau,
tán nhỏ làm viên uống với nước sắc Ðậu đen làm thang
- Ra mồ hôi nhiều do thể trạng suy nhược: đậu đen 30g, phù tiểu mạch 30g, đại táo 15g, sắc
uống. Hoặc đậu đen 60g, hoàng kỳ 30g, sắc uống.
- Các chứng bệnh hậu sản: Đậu đen 1.500g sao cháy ngâm với 1.000ml rượu trắng trong một
tháng. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10ml.
- Viêm da lở loét do nhiệt độc hoặc ngộ độc thuốc và thực phẩm: Đậu đen 30g, cam thảo
sống 9g, sắc uống.
- Tăng huyết áp: Đậu đen 50g, hạ khô thảo 30g, đường trắng 20g. Đem sắc hạ khô thảo lấy
nước ninh với đậu đen cho nhừ, chia ăn vài lần trong ngày.
- Bại liệt nửa người do di chứng tai biến mạch não: Đậu đen 100g, độc hoạt 15g, một ít rượu

gạo. Cho hai vị vào nồi sắc với 2.000ml nước còn 500ml, hòa với rượu chia uống vài lần trong
ngày.
- Rối loạn tiền đình: Đậu đen 30g, ngải cứu 45g, trứng gà 1 quả. Luộc 3 vị cho tới khi trứng
chín, ăn trứng, uống nước sắc.
- Giải rượu: Uống nước sắc đậu đen càng nhiều càng tốt.
- Làm đen tóc, mọc tóc: Đậu đen 50g, nhục quế 15g, đại táo 50g, ninh nhừ ăn trong ngày.
- Tăng tuổi thọ: Đậu đen 50g, đậu xanh 50g, đậu đỏ 50g, ninh thành cháo, chế thêm đường, chia
ăn vài lần trong ngày.
- Giải khát, làm hết khô miệng ban đêm: Đậu đen 80g, lê 1 quả, đường phèn 30g, sắc lấy nước
uống hằng ngày.
- Chữa đau bụng dữ dội: Dùng đậu đen 50g sao cháy sắc với rượu uống hoặc sắc với nước rồi
chế thêm rượu vào uống.
- Chữa bỗng dưng lưng sườn đau nhức: Dùng Ðậu đen 200g ngâm rượu uống.
Cây cỏ sữa chữa bệnh lỵ
Cập nhật ngày 9/12/2008 lúc 11:23:00 PM. Số lượt đọc: 562.
Cỏ sữa có 2 loại: lá nhỏ và lá to. Cả hai đều được dân gian dùng làm thuốc chữa bệnh lỵ. Ngoài
ra, cỏ sữa còn giúp chữa nhiều bệnh khác như trĩ, viêm loét, mụn nhọt, mẩn ngứa, ho hen
Cỏ sữa lá nhỏ (Euphorbia thymifolia) thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiacae), cây mọc lan trên mặt
đất, thân cành có màu tím đỏ. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc thon dài, dài nhất khoảng 7mm, lá
hơi khía tai bèo. Cụm hoa mọc ở kẽ lá. Quả nhỏ có đường kính 1,5mm, nhẵn, dài 0,7mm, có 4
góc. Khi bấm, cây có nhựa trắng chảy ra. Cỏ sữa mọc hoang ở nhiều nơi. Có thể thu hái trong
mùa hè, rửa sạch, phơi khô dùng dần làm thuốc. Kinh nghiệm dân gian thường dùng cỏ sữa lá
nhỏ để chữa lỵ. Theo Đông y, cây này vị nhạt, hơi chua, tính hàn, có tác
dụng thanh nhiệt.
Cỏ sữa lá to (Euphorbia indica) cùng họ với cỏ sữa lá nhỏ, là cây sống
hằng năm, thân mọc thẳng, có thể cao 30-40cm, màu đỏ nhạt, có phủ lông
màu vàng nhạt. Lá màu xanh hoặc đỏ, hình mác, dài khoảng 2-3cm, rộng 5-15mm, mép lá có
răng cưa nhỏ. Hoa nhỏ, màu trắng đỏ nhạt. Quả màu nâu nhạt. Cây thường mọc hoang.
Nó cũng được dùng làm thuốc chữa lỵ. Một số nước dùng cỏ sữa lá to chữa viêm loét giác mạc,
đau mắt, ho hen Cây này có hoạt chất gây độc với súc vật.

Một số bài thuốc thường dùng trong dân gian
Chữa lỵ: Cỏ sữa lá nhỏ 20-50g (người lớn có thể dùng 100-150g). Sắc uống ngày một thang. Cỏ
sữa lá nhỏ 30g, rau sam 30g, sắc uống ngày một thang. Cỏ sữa lá to phối hợp với hoàng đằng,
nấu thành cao lỏng để uống.
Chữa lòi dom chảy máu: Cỏ sữa lá nhỏ tươi 80-100g, giã nát, vắt lấy nước cốt, uống. Có thể
dùng cây khô sắc uống.
Chữa viêm loét, mụn nhọt ngoài da: Cỏ sữa lá nhỏ lượng vừa đủ, giã nát đắp lên tổn thương.
Chữa viêm da, mẩn ngứa: Cỏ sữa lá nhỏ lượng vừa đủ, giã nát, xoa xát hay nấu nước tắm rửa.
Chữa ho hen: Cỏ sữa lá to 10g, lá cây bồng bồng 3 lá, lá dâu 20g. Sắc uống ngày một thang,
chia 2-3 lần.
(theo kinhtenongthon.com
Những phương thuốc hay từ rau cần
Cập nhật ngày 9/12/2008 lúc 11:14:00 PM. Số lượt đọc: 213.
Theo y học cổ truyền, rau cần có tác dụng bình can, thanh nhiệt, trừ phong lợi thấp, nhuận phế,
ngưng ho, sáng mắt, giảm áp suất máu
Giá trị của rau cần
Rau cần dùng chữa nhiều
loại bệnh.
Rau cần có giá trị dinh dưỡng cao, cứ 100g rau cần, chứa chất đạm 26g, canxi 160 mg, phosphor
61 mg, trong đó hàm lượng chất đạm cao hơn gấp vài lần so với rau quả khác. Hàm lượng sắt,
canxi cao gấp 20 lần so với cà chua. Rau cần thường sử dụng phần cành to và non, giàu mùi
thơm. Có thể xào chay, xào mặn, luộc chín, cũng có thể làm nhân. Lá và hoa của rau cần cũng có
thể ăn. Rau cần chứa tinh dầu dễ bay hơi, mùi thơm, giúp ăn ngon miệng, tăng tuần hoàn máu.
Ngoài ra còn có tác dụng kiện não ích trí và trị các bệnh tim mạch.
Theo y học cổ truyền, rau cần có tác dụng bình can, thanh nhiệt, trừ phong lợi thấp, nhuận phế,
ngưng ho, sáng mắt, giảm áp suất máu. Thích hợp cho người huyết áp cao, mắt mờ, đầu nặng, ho
ra đờm, máu ứ, mưng nhọt. Dùng nước cốt rau cần giúp trị sốt cao đột ngột ở trẻ, trị người nóng
sau khi say rượu, thông lợi đại tiểu tiện. Sắc nước rau cần uống trị thổ tả ở trẻ em. Người bị
huyết áp cao nên dùng rau cần thường xuyên, giúp hạ huyết áp. Rau cần còn có ích cho phụ nữ
có thai, bà mẹ đang cho con bú và bệnh nhân thiếu chất sắt. Đối với bệnh nhân bệnh gan và táo

bón, dùng rau cần giúp khôi phục sức khỏe. Rau cần nấu với thịt giúp kiện tỳ vị. Rau cần vắt
nước hòa với đường trắng uống thay trà, giúp trị viêm khớp tay chân.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ rau cần
* Chữa huyết áp cao: Rau cần 10 cây, rửa sạch giã nát, thêm 10 quả táo tàu, đem đun với nước.
Mỗi ngày uống 2 lần, dùng 15-20 ngày là một đợt điều trị; rau cần để cả rễ 120g rửa sạch, cắt
nhỏ, cho thêm gạo vừa đủ nấu cháo để ăn thường xuyên; hoặc dùng rau cần tươi rửa sạch, luộc
sôi trong 1-2 phút, lấy ra cắt đoạn cho thêm muối ăn, dầu vừng, dấm vừa đủ, trộn làm thức ăn.
Cho 2 chân ngâm vào nước luộc rau cần khi còn nóng; hoặc dùng rau cần 500g, luộc cho thêm
đường trắng vừa đủ để uống thay trà.
* Dùng cho bệnh tiểu đường: Rau cần 500g rửa sạch vò nát, ép lấy nước. Uống ngày 1-2 lần,
dùng liên tục. Có thể dùng nước sôi chần, vớt ra cắt khúc rồi trộn thêm gia vị để ăn cũng được.
* Mất ngủ: Rễ rau cần 90g, nhân hạt táo chua 9g. Sắc lấy nước uống.
* Bị đau đầu: Rễ rau cần vừa đủ, rửa sạch vò nát, rồi đem tráng với trứng gà để ăn, ngày dùng 2
lần.
* Sau khi sinh con mà bị đau bụng thì dùng rau cần 60g đem nấu với một ít đường đỏ và ít rượu.
Uống lúc bụng đói.
* Ho lâu ngày: Rau cần để cả rễ 500g, rửa sạch, vò nát ép lấy nước, cho thêm tí muối, rồi nấu
cách thủy. Uống 1 chén nhỏ vào buổi sáng và buổi tối. Dùng liền vài ngày.
* Viêm gan mãn tính, đi đái ra máu: Rau cần tươi 200g, rửa sạch, vò nát, ép lấy nước, cho
thêm 50g mật ong, trộn đều, uống nóng. Ngày 1-2 lần, dùng liên tục trong nhiều ngày.
* Trẻ con mửa và tả: Lấy rau cần đun nước, cho thêm đường để uống.
* Khó đi tiểu: Rau cần tươi 50-100g luộc lấy nước uống.
* Kinh nguyệt sớm: Rau cần tươi 100g (rau khô thì khoảng 30g) đun lấy nước uống.
* Viêm khớp tay và chân, bệnh thần kinh do phong thấp: Rau cần tươi ép lấy nước cho thêm
đường trắng đủ lượng, đun sôi uống như nước trà.
Lưu ý, những người bị vảy nến không nên dùng.
Cam thảo bắc
Cập nhật ngày 8/12/2008 lúc 11:20:00 PM. Số lượt đọc: 388.
Cam thảo bắc còn có tên Quốc lão, sớm được ghi trong sách Bản thảo là rễ và thân rễ phơi hay
sấy khô của cây thực vật Cam thảo ( Glycyrrhiza uralensis Fisch.) . Trướng quả Cam thảo

( Glycyrrhiza inflata Bat.) hoặc Quang quả Cam thảo ( Glycyrhiza glabra L.) tại Trung quốc mọc
nhiều ở vùng Nội mông, Cam túc và Tân cương.
Trang
Cây cam thảo bắc -Glycyrrhiza
uralensis - ảnh theo dkimages.com
Ở nước ta không có Cam thảo bắc nhưng có Cam thảo nam và Cam thảo dây hoặc cây Sóng rắn
(miền Nam) cũng gọi là cây Cam thảo, cần chú ý phân biệt.
Cam thảo bắc được ghi tên rất sớm trong bản thảo với tên quốc lão. Đông y cho rằng cam thảo
có vị ngọt, tính bình, đi vào các kinh tỳ, vị, phế, tâm. Khi sống cam thảo có vị ngọt, tính bình,
nhưng khi nướng (chích) lại có vị ngọt, tính ôn.
Qua nhiều tài liệu nghiên cứu đều nhận thấy tác dụng dược lý của cam thảo bắc là bổ trung ích
khí, nhuận phế, chỉ khái, hoãn cấp chỉ thống, thanh nhiệt giải độc, chủ trị các chứng tỳ vị hư
nhược, tâm khí hư, mạch kết, mạch đại, ho suyễn, đau cấp hoãn, hầu họng sưng đau, giải độc
thuốc và thức ăn, điều hòa tính vị và cả tác dụng của thuốc. Do vậy khi cam thảo bắc dùng kèm
với các vị có độc thì giải độc, hoặc với thuốc có tác dụng mạnh thì làm cho hòa hoãn, nhưng với
thuốc giải biểu lại làm tăng thêm tác dụng của thuốc Đặc biệt cam thảo còn có tác dụng dẫn
thuốc như dẫn các thuốc khí vào phần khí, dẫn thuốc huyết vào phần huyết, nhờ tác dụng dẫn
thuốc của cam thảo cho nên không nơi nào trong cơ thể là thuốc không đến được, cũng vì vậy mà
vị thuốc cam thảo bắc mới có tên là quốc lão.
Phân biệt Cam thảo bắc với Cam thảo dây, Cam thảo nam
Cam thảo dây còn gọi là Tương tư đằng, dây cườm, dây chi chi (Abrus precatorius L.) thuộc họ
Cánh bướm (Fabaceae Papilionaceae) thường dùng rễ và lá thay Cam thảo bắc ở nhiều nước (ở
Việt nam, Aán độ, Mỹ.) trong các đơn thuốc nhưng chưa hợp lý. Tại một số nước như Giava giã
hạt đắp lên mụn nhọt cho chóng vỡ mủ, chữa nhức đầu, tê thấp. Tại Aán độ và Malasia lá sắc
uống chữa tê thấp, gỗ làm thuốc bổ. Tại Campuchia vỏ cây dùng chữa lị.
Cam thảo nam còn có tên là Dã Cam thảo, Thổ Cam thảo, Giã Cam thảo (Scoparia dulcis L.)
thuộc họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae) cũng thường dùng thay Cam thảo bắc. Có tài liệu Aán
độ nói trong cây có một hoạt chất là Amelin dùng uống để chữa các triệu chứng Acidose của
bệnh đái đường. Có nơi dùng thay Cam thảo bắc để chữa sốt, say sắn độc. Tại Malasia nhân dân
dùng làm thuốc chữa ho. Tại Braxin lấy nước ép Cam thảo nam thụt chữa bệnh tiêu lỏng và uống

chữa ho. Liều dùng tùy tiện thường là 30 - 100g, sắc uống riêng hoặc phối hợp.
(Cam thảo dây - Abrus precatorius - ảnh theo botany.hawaii.edu)
Cam thảo nam - Scoparia dulcis, ảnh theo nationaalherbarium.nl)

Tính vị qui kinh của Cam thảo bắc
Vị ngọt, tính bình, qui kinh Tỳ Vị Phế Tâm.
Theo các sách thuốc cổ:
Sách Bản kinh: vị ngọt bình.
Sách Danh y biệt lục: không độc.
Sách Trân châu nang: sống ngọt bình; chích ngọt ôn. Qui kinh Tỳ Vị Phế Tâm.
Qui kinh:
Sách Thang dịch bản thảo: nhập túc quyết âm, thái âm, thiếu âm kinh.
Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập tâm tỳ.
Sách Bản thảo thông huyền: nhập Tỳ Vị.
Sách Bản thảo kinh giải: nhập thủ thái âm phế, túc thái âm tỳ kinh.
Thành phần hóa học chủ yếu
Glycyrrhizic acid, glycyrrhetinic acid, glycyrrhizin, uralenic acid, liquirintigenin, isoliquiriti-
genin, liquiritin, neoliquiritin, neoisoliquiritin, licurazid.
Tác dụng dược lý theo Y học cổ truyền:
Cam thảo có tác dụng bổ trung ích khí, nhuận phế chỉ khát, hoãn cấp chỉ thống, thanh nhiệt giải
độc. Chủ trị các chứng tỳ vị hư nhược, tâm khí hư mạch kết, mạch đại, ho suyễn, đau cấp hoãn,
hầu họng sưng đau, giải độc thuốc, thức ăn, điều hòa tính vị và tác dụng của thuốc. Các y văn cổ
nói về tác dụng dược lý của Cam thảo bắc như sau:
Sách Bản kinh: " chủ ngũ tạng lục phủ hàn nhiệt tà khí, kiện gân cốt, trưởng cơ nhục bội lực, kim
sang thũng, giải độc".
Sách Danh y biệt lục: " ôn trung hạ khí, phiền mãn đoản khí, thương tạng khái thấu, chỉ khát,
thông kinh mạch, lợi khí huyết, giải độc bách dược".
Sách Dược tính bản thảo: " dưỡng thận khí nội thương".
Sách Nhật hoa tử bản thảo : " an hồn định phách, bổ ngũ lao thất thương, tất cả chứng hư tổn,
kinh quí, phiền muộn, kiện vong, thông cửu khiếu, lợi bách mạch, ích tinh dưỡng khí".

Sách Đồ kinh bản thảo: " Cam thảo năng giải bách độc dược, vi chúng dược vi yếu. Tôn tư Mạo
nói: có người trúng độc Ô đầu, Ba đậu uống Cam thảo là hết".
Sách Bản thảo cương mục ( quyển 12) nói về Cam thảo viết: "giải tiểu nhi thai độc kinh giản,
giáng hỏa chỉ thống. Còn dẫn lời Lý Cao nói với người dương bất túc dùng Cam thảo vị ngọt để
bổ, cam ôn năng trừ đại nhiệt. thuốc nhiệt gia thêm Cam thảo tính bớt nhiệt. Thuốc hàn gia Cam
thảo thì bớt hàn, vừa dùng thuốc hàn nhiệt gia thêm Cam thảo khiến tính bình".
Sách Bản thảo hội ngôn: " Cam thảo hòa trung ích khí, là thuốc bổ hư giải độc, kiện tỳ vị, điều
âm dương, hòa dinh vệ".
Sách Cảnh nhạc toàn thư bản thảo chính: " Cam thảo vị ngọt, tính trung hòa, tác dụng điều bổ do
vậy dùng với thuốc có độc thì giải độc, dùng với thuốc có tác dụng mạnh thì làm cho hòa hoãn,
thuốc giải biểu thêm Cam thảo sẽ tăng tác dụng. Thuốc hạ có thêm Cam thảo thì tác dụng hòa
hoãn. Cam thảo tăng thêm tác dụng bổ khí của Sâm Kỳ, giúp Thục địa trị chứng âm hư nguy
kịch. Thuốc trừ nhiệt tà kiện gân cốt, kiện tỳ vị, trưởng cơ nhục, theo khí vào phần khí, theo
huyết vào phần huyết, không nơi nào là không đến được nên có tên là Quốc lão!".
Tác dụng theo nghiên cứu dược lý hiện đại
Tác dụng giải độc:
Thuốc có tác dụng giải độc đối với nhiều loại như: cloralhydrate, physostigmin, acetylcholin,
pilocarpin., các loại barbituric, histamin. Tam hảo Anh phu báo cáo muối kali và calci của acid
glycyrizic có tác dụng giải độc rất mạnh đối với độc tố của Bạch hầu, chất độc của cá lợ, rắn,
hiện tượng choáng. Cửu bảo Mộc hiến và Tinh kỳ Hòa tử (Nhật bản 1954) đã báo cáo chất
glycyrizin có khả năng giải độc do strychnin. Các tác giả khác còn cho biết khả năng giải độc của
Cam thảo có liên quan đến sự thủy phân glycyrizin ra thành acid glycuronic. Năm 1953, Otto
Gessner và năm 1956, Từ Tá Hạ, Diệm ứng Cử và Bi Tây Bình báo cáo trong Trung hoa Y học
tạp chí (8:755-766) là Cam thảo có tác dụng giả độc đối với độc tố uốn ván. Chất Glycyridin có
tác dụng chống các hóa chất gây ung thư gan, có tác dụng bảo vệ gan chống các loại thuốc hại
gan như Carbon tetrachloride. Chất Glycyridin còn có tác dụng hút các chất độc nhưng Cam thảo
không có tác dụng giải độc với Atropin, Morphin, Stibium, lại có tác dụng tăng độc tính nhẹ đối
với Ephedrin và Adrenalin.
Tác dụng chỉ khát hóa đờm:
Tác dụng chỉ khát có liên quan đến thần kinh trung ương, Cam thảo kích thích xuất tiết của hầu

họng và khí quản, làm cho loãng đờm.
Tác dụng như loại corticoit: Cam thảo có tác dụng giữ muối NaCl và nước trong cơ thể, bài thải
Kali gây phù, làm tăng huyết áp ( Tạp chí Y học Trung hoa 1956,42(8):770-773).
Tác dụng chống loét đường tiêu hóa:
Trên thực nghiệm súc vật, cao lỏng nước chiết xuất Cam thảo đều có tác dụng chống loét, ức chế
tiết acid dịch vị do có tác dụng ức chế histamin, làm vết loét chống lành.
Tác dụng chống co thắt đối với cơ trơn ống tiêu hóa (Dược học học báo 1963,10:688-698). Năm
1956,H.Berger và H.Holler đã thí nghiệm so sánh nước Cam thảo với tác dụng của Papaverin
clohydrate thì kết quả là 1/450 và 1/3.100.
Tác dụng nội tiết tố dục tính:
Năm 1950, Christopher H. Costello (J.Amer Pharmaceut. ASS) đã báo cáo trong Cam thảo có
chất tác dụng như nội tiết tố dục tính đối với âm đạo chuột bạch.
Tác dụng kháng khuẩn:
Cồn chiết xuất Cam thảo và acid glycuronic trong ống nghiệm có tác dụng ức chế các loại tụ cầu
vàng, trực khuẩn lao, trực khuẩn coli, amip và trùng roi. Cam thảo còn có tác dụng kháng viêm.
Thành phần kháng viêm chủ yếu là glycyricin và acid glycuronic. Và trên mô hình gây phản ứng
dị ứng cho chuột Hà lan, thuốc có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau. Các tác giả cho rằng
tác dụng làm giảm tính thẩm thấu của mao mạch, kháng histamin và làm tính phản ứng của tế
bào đối với kích thích.
Tác dụng đối với khả năng thực bào của tế bào thực bào ổ bụng của chuột nhắt. Nếu chuột ở
trạng thái bị kích thích ( lạnh, nóng, đói) tức là sức chống đỡ của cơ thể yếu, Cam thảo có tác
dụng làm tăng khả năng thực bào, còn nếu chuột ở trạng thái yên tĩnh thì thuốc lại có tác dụng ức
chế. Nói lên tác dụng bổ của Cam thảo chỉ khi nào cơ thể suy nhược, còn lúc khỏe thì ảnh hưởng
không tốt. Một chất chiết xuất từ Cam thảo gọi là Lx ( là Glucoprotein khác với Acid glycuronic)
tiêm vào tĩnh mạch chuột nhắt sẽ làm giảm số tế bào có tác dụng miễn dịch và sinh kháng thể ức
chế tác dụng miễn dịch.
Glycyricin của Cam thảo có tác dụng làm hạ mỡ rõ rệt nhưng không có tác dụng phòng xơ mỡ
động mạch.
Cam thảo cùng dùng với Sài hồ có tác dụng chống thoái hóa mỡ ở gan.
Cam thảo còn có tác dụng giải nhiệt, chống lợi niệu và trên thực nghiệm có tác dụng chống rối

loạn nhịp tim.
Độc tính của Cam thảo rất thấp. Cao lỏng Cam thảo cho chuột lớn và thỏ uống trong 40 ngày
theo dõi nhiễm độc bán cấp, đã phát hiện cân nặng tăng, tuyến thượng thận hơi teo và chức năng
giảm. Cam thảo uống liều cao xuất hiện bụng đầy, kém ăn và rối loạn tiêu hóa. Chất thủy phân
glycyricin có tác dụng dung huyết.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Cam thảo được dùng rất nhiều trong các bài thuốc đông y
Cam thảo có tác dụng điều hòa tính vị của các vị thuốc khác trong bài thuốc. Ví dụ: dùng với
Hoàng liên thì làm cho thuốc bớt đắng hàn, trong bài Tam ảo thang, Cam thảo ngoài tác dụng chỉ
khái hóa đờm còn có tác dụng làm bớt vị cay của Ma hoàng, vị đắng của Hạnh nhân, trong bài
Điều vị thừa khí thang, Cam thảo có tác dụng làm giảm tác dụng xổ mạnh của Đại hoàng, Mang
tiêu.v v hoặc Cam thảo dùng với Bán hạ, Cam thảo dùng với Tế tân cũng chủ yếu làm giảm bớt
vị cay tê của các vị thuốc kia. Ngoài ra vị Cam thảo ngọt nên thường dùng trong nhi khoa để cho
thuốc dễ uống.
2.Dùng Cam thảo trong các bài thuốc bổ khí để tăng thêm tác dụng bổ khí như trong bài Tứ
quân, Bổ trung ích khí
Cam thảo cùng dùng với Hoàng kỳ, Nhân sâm làm tăng thêm tác dụng bổ khí của Sâm kỳ, để bổ
khí thường dùng Chích Cam thảo.
3.Dùng trị chứng tâm huyết khí bất túc sinh chứng mạch kết, mạch đại ( rối loạn nhịp tim) dùng
bài Chích Cam thảo thang ( Phục mạch thang)
Chích Cam thảo thang ( Thương hàn luận): Chích Cam thảo 16g, Thục địa 30g, Mạch môn, A
giao, Ma nhân, Đảng sâm, Quế chi mỗi thứ 12g, Sinh khương 12g, Đại táo 4 quả, sắc uống. Bài
thuốc có tác dụng kiện tỳ dưỡng tâm, ích khí bổ huyết.
4.Trị các chứng viêm nhiễm
Ung nhọt sưng tấy, hầu họng sưng đau, viêm tuyến vú, phế ung (ápxe phổi), chàm lở, lở mồm.
dùng Sinh Cam thảo. Thường phối hợp với các loại thuốc thanh nhiệt giải độc như trị ung nhọt,
dùng với Bồ công anh, Kim ngân hoa, Liên kiều. Trị hầu họng sưng đau, gia Cát cánh, Huyền
sâm, Ngư tinh thảo, Sơn đậu căn, Xạ can, Ngưu bàng tử.
5.Trị bệnh Addison
Diệp duy pháp và cộng sự dùng nước sắc Cam thảo, ngày 3 lần, mỗi lần 3 - 5ml (có thể dùng 8 -

10ml, uống 25 - 40 ngày, chỉ dùng Cam thảo 33 ca, dùng thêm corticoit 16 ca đều có kết quả, nhẹ
thì dùng Cam thảo, nặng có thể bớt lượng corticoit (Học báo trường Đại học Y khoa Bạch cầu an
1978,4:54).
6.Trị loét dạ day tá tràng
Mỗi lần uống cao lỏng Cam thảo 15ml, ngày 4 lần, liền trong 6 tuần. Trị 100 ca có kết quả tốt
90%, kiểm tra X quang 58 ca, 22 ca hết ổ loét, 28 ca chuyển biến tốt (Tạp chí Nội khoa Trung
hoa 1960,3:226).
Dùng chế phẩm Cam thảo có 5% kẽm ( Zinc), dược lý chứng minh có chống loét, dùng trị 247 ca
loét, uống ngày 3 lần, mỗi lần 0,25 - 0,5g, có kết quả trên 90% (Thông báo Dược học
1987,3:150).
7.Trị lao phổi
Mỗi ngày dùng Cam thảo sống 18g, sắc còn 150ml chia 3 lần uống30 - 90 ngày, kết hợp thuốc
chống lao . Trị 23 ca kết quả tốt, 32 ca tiến bộ, không có ca nào xấu đi (Y dược Giang tây
1965,1:562).
8.Trị viêm gan
Trị viêm gan B mạn tính, dùng viên Cam thảo Glycyricin, trị 330 ca có kết quả 77%, tỷ lệ kháng
nguyên e chuyển âm tính 44,8%. Thực nghiệm chứng minh thuốc làm giảm thoái hóa mở và hoại
tử tế bào gan, giảm phản ứng viêm của tổ chức gian bào, tăng tế bào gan tái sinh, hạn chế sự tăng
sinh của tổ chức liên kết, nhờ đó mà giảm tỷ lệ xơ gan (Thông báo Trung dược 1987,9:60).
9.Trị rối loạn nhịp tim
Dùng Cam thảo sống, chích Cam thảo, Trạch tả mỗi thứ 30g, mỗi ngày 1 thang, sắc chia sớm tối
2 lần uống. Trường hợp bất thường ra mồ hôi, bứt rứt, mất ngủ, tự cảm thấy nóng lạnh thất
thường, uống trước bài Quế chi gia Long cốt mẫu lệ thang rồi uống thuốc này. Trị 23 ca loạn
nhịp thất đều kết quả tốt, ca uống là 3 chén, nhiều là 12 chén thì hết triệu chứng, điện tâm đồ trở
lại bình thường ( Học báo Học viện Trung y Bắc kinh 1983,2:24).
10.Trị lưng chân đau
Trị 27 ca đau cấp và mạn tính dùng thủy châm huyệt vùng đau bằng dịch Cam thảo 300% 4ml,
cách nhật 4 - 7 lần là một liệu trình, đối với bệnh cấp 1 liệu trình, bệnh nhân mạn 2 liệu trình.
Kết quả 20 ca hết đau, vận động tốt, 7 ca giảm hoặc cơ bản hết triệu chứng (Tạp chí Trung y
Triết giang 1980,2:60).

11.Trị cơ cẳng chân run giật
Dùng cao lỏng Cam thảo người lớn mỗi một lần 10 - 15ml, ngày 3 lần, trong 3 - 6 ngày. Trị 254
ca có kết quả rõ rệt 241 ca, tỷ lệ 94,8% (Tạp chí ngoại khoa Trung hoa 1960,4:354).
12.Trị xuất huyết tiểu cầu
Mã trọng Lân trị 8 ca giảm tiểu cầu nguyên phát, 5 ca mỗi ngày dùng Cam thảo 30g, 3 ca mỗi
ngày 15g, sắc chia uống 3 lần uống, phần lớn dùng 2 - 3 tuần. Kết quả tốt 3 ca, có kết quả 4 ca,
tiến bộ 1 ca. Toàn bộ bệnh nhân sau khi dùng thuốc 3 - 4 ngày hết chảy máu, sau 4 - 10 ngày, các
điểm xuất huyết lặn (Tạp chí Nội khoa Trung quốc 1981,11:704).
13.Trị nhiễm độc thức ăn
Dùng Sinh Cam thảo 9 - 15g, sắc nước chia 3 - 4 lần uống trong 2 giờ, một số rất ít có sốt gia bột
Hoàng liên 1g, trộn nước thuốc uống, trường hợp nhiễm độc nặng dùng Cam thảo 30g sắc cô còn
300ml, mỗi 3 - 4giờ xông thụt dạ dày 100ml và rửa dạ dày, truyền dịch( Báo Tân Trung y
1985,2:34).
Trị ăn phải độc quả Bồ hòn 55 ca, ăn độc quả Lệ chi núi 179 ca, nhiễm độc thịt vịt quay không
sạch 204 người, đều có kết quả tốt (Cam thảo điều trị 454 ca nhiễm độc thức ăn, Hoàng nhuệ
Thương).
14.Trị đái nhạt
Mỗi lần uống bột Cam thảo, ngày uống 4 lần, dùng trị 2 ca kết quả tốt (Báo cáo của Anh Hồng,
Tạp chí Nội khoa Trung hoa 1959,12:1169).
15.Trị viêm họng mạn
Dùng Cam thảo sống 10g ngâm nước sôi uống như nước trà, hết ngọt bỏ đi, uống liên tục cho
đến hết triệu chứng. Kiêng ăn cá, ớt, đường, bệnh nhẹ uống 1 -2 tháng, nặng uống 3 - 5 tháng. Đã
trị 38 ca, khỏi 34 ca, tốt 4 ca ( Tống Viễn Trung, Cam thảo ẩm trị viêm họng mạn, Học báo học
viện Trung y Vân nam 1983,1:20).
16.Trị viêm tuyến vú
Dùng Sinh Cam thảo, Xích thược mỗi thứ 30g, mỗi ngày 1 thang sắc uống liên tục, uống 1 - 3
thang. Trị viêm tuyến vú cấp ( chưa có mủ), 27 ca có kết quả tốt (Thi Vĩnh Phát, Cam Xích thang
trị viêm tuyến vú cấp. Tạp chí Y dược Hồ nam 1976,2:58).
17.Trị viêm tắc tĩnh mạch
Cao lỏng Cam thảo mỗi ngày 15ml, hoặc Cam thảo 50g ( giảm lượng tùy bệnh), sắc phân 3 lần,

uống trước bữa ăn. Đã trị 3 ca có 1 ca do có việc nên phải ra viện, còn các ca khác đều khỏi, các
triệu chứng đau, phù và nổi tĩnh mạch tại chỗ đều hết ( Trương Thạch sanh, Quan sát kết quả
điều trị viêm tắc tĩnh mạch bằng Cam thảo, Tạp chí Ngoại khoa Trung hoa 1959,7:656).
18.Trị chứng nứt da
Cam thảo 50g ngâm cồn 75% 200ml sau 24 giờ, bỏ xác, cho glycerin 200ml, lúc dùng rửa sạch
chỗ nứt, bôi thuốc vào. Đã trị 100 ca, theo dõi 50 ca trong 2 năm không tái phát 36 ca, sau 1 năm
không tái phát 11 ca, 3 ca không kết quả (Lý Cảnh Dục, Cam thảo ngâm cồn trị nứt da, Báo Tân
Y học 1974,1:45).
19.Một số bài thuốc khác có Cam thảo:
Kavet chữa đau bao tử: Cao Cam thảo 0,03g, bột Cam thảo 0,1g, Nảti bicarbonat 0,15g, Magné
carbonat 0,2g, bismutnitrate basic 0,5g, bột Đại hoàng 0,02g, tá dược vừa đủ 1 viên. Chữa loét dạ
dày với liều 2 - 4 viên/lần, ngày 2 - 3 lần.
Cao Cam thảo 2 phần, nước cất 1 phần hòa tan, ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa nhỏ, không uống
lâu quá 3 tuần lễ, chữa loét bao tử.
Cao Cam thảo mềm: chữa các chứng mụn nhọt, ngộ độc, ngày uống 1 - 2 thìa con.
Liều lượng thường dùng và chú ý:
Liều: 4 - 12g, có khi dùng đến 50g, tùy mục đích sử dụng, dùng làm thuốc điều hòa lượng
thường dùng ít, dùng để giải độc lượng phải nhiều.
Giải độc thanh nhiệt dùng Cam thảo sống, lúc bổ dùng chích Cam thảo.
Chú ý lúc dùng Cam thảo
Cam thảo tiêu là phần ngọn của thân rễ Cam thảo có tác dụng liệu niệu, trị nhiệt lâm ( viêm niệu
đạo cấp) hoặc do hỏa thịnh gây nên tiểu ít và đỏ, đau niệu đạo ( hành trung thống).
Những trường hợp sau, cần thận trọng lúc dùng Cam thảo: thấp thịnh ( bụng đầy nôn, phù
trướng.), trường hợp lợi tiểu trừ thấp, thông hạ cần có tác dụng nhanh không nên phối hợp Cam
thảo.
Dùng Cam thảo với Hải tảo. Sách xưa có nói 2 vị thuốc tương phản tác dụng nhưng trong cổ
phương cũng có phối hợp sử dụng như trong bài Hải tảo ngọc hổ thang (Y tông kim giám) trị anh
lựu Cam thảo và Hải tảo cùng dùng. Trên thực tiển hiện nay, dùng chung trị bệnh bướu giáp cũng
thấy có phản ứng phụ.
Về vấn đề Cam toại , Đại kích, Nguyên hoa phản Cam thảo. Căn cứ vào tư liệu kết quả thực

nghiệm gần đây cho biết, lúc phối hợp Cam thảo Cam toại, nếu Cam thảo lượng bằng hoặc ít hơn
Cam toại thì không có tác dụng tương phản, có lúc còn giảm bớt tác dụng phụ của Cam toại,
nhưng nếu lượng Cam thảo lớn hơn Cam toại thì tác dụng tương phản( Nghiên cứu thực nghiệm
Trung dược 18 phản, Trích yếu Luận văn hội nghị học thuật khoa học Sinh lý Trung quốc
136,1964). Cũng có kết quả thực nghiệm thông báo sau khi dùng Cam thảo và Cam toại hỗn hợp,
chuột to có phản ứng mạnh ( bao tử chướng khí và con vật chết) Theo Bước đầu nghiên cứu 18
phản của Trung dược phòng dược Bệnh viện Trung tâm số 1 Thiên tân, Tạp chí Y dược Thiên tân
687-690,1960). Đại kích, Nguyên hoa và Cam thảo cùng dùng thì tác dụng lợi tiểu và tả hạ của
thuốc giảm rõ và có xu hướng làm tăng độc tính của Nguyên hoa. Tỷ lệ Cam thảo càng cao, tác
dụng tương phản càng mạnh, ngược lại nếu lượng Cam thảo ít thì không có tác dụng tương phản
( Theo bài nghiên cứu thực nghiệm Trung dược 18 phản), Trên lâm sàng thường không nên dùng
phối hợp.
Các loại trái cây bổ trí não
Cập nhật ngày 8/12/2008 lúc 10:46:00 PM. Số lượt đọc: 296.
Tuổi học đường là tuổi cần nhiều năng lượng để học tập và giúp cơ thể tăng trưởng đặc biệt cho
não bộ không mệt mỏi, có như thế mới tiếp thu bài vở tốt và đạt kết quả cao trong học tập. Sau
đây xin giới thiệu những loại quả bổ não mà các em nên dùng
Quả chuối – “quả nguồn trí tuệ”
Được gọi như vậy, vì có truyền thuyết Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni sau khi ăn chuối chợt “bừng
sáng trí tuệ”

×