Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BẮT GIỮ, XỬ LÝ VÀ TRÌNH DIỆN KHÁNG NGUYÊN (Kỳ 2) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.57 KB, 5 trang )

BẮT GIỮ, XỬ LÝ VÀ TRÌNH DIỆN
KHÁNG NGUYÊN
(Kỳ 2)
Các tế bào trình diện kháng nguyên bắt giữ các kháng nguyên protein
Các kháng nguyên protein của vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể sẽ bị bắt giữ
bởi các tế bào trình diện kháng nguyên chuyên nghiệp và sau đó được tập trung
vào các cơ quan lympho ngoại vi là nơi các đáp ứng miễn dịch được bắt đầu (hình
8.2).
Các vi sinh vật thâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua da (do tiếp xúc hay sây
sát), qua đường tiêu hoá (do nuốt vào), và qua đường hô hấp (do hít vào). (Một số
vi sinh vật có thể do các côn trùng tiêm vào cơ thể rồi vào vòng tuần hoàn khi
chúng đốt hoặc cắn).
Toàn bộ các mặt giáp ranh giữ cơ thể và môi trường bên ngoài được che
phủ bởi hệ thống các biểu mô liên tục có chức năng như một hàng rào sinh lý bảo
vệ chống lại nhiễm trùng.
Các biểu mô có chứa một quần thể các tế bào trình diện kháng nguyên
chuyên nghiệp thuộc dòng các tế bào có tua giống như các tế bào có mặt ở những
vùng giầu tế bào T của các cơ quan lympho ngoại vi cũng như ở hầu hết các cơ
quan khác, tuy nhiên với số lượng ít hơn (hình 8.3).
Ở da, các tế bào có tua của biểu bì da được gọi là các tế bào Langerhans.
Các tế bào có tua này của biểu bì được cho là “chưa chuyên nghiệp” vì chúng
không có khả năng kích thích các tế bào lympho T. Các tế bào có tua bắt giữ các
kháng nguyên của vi sinh vật xâm nhập qua biểu mô bằng các hình thức như thực
bào (phagocytosis) đối với một số kháng nguyên hữu hình và ẩm bào (pinocytosis)
đối với các kháng nguyên hòa tan (hình 8.4). Các tế bào này bộc lộ các thụ thể trên
bề mặt để giúp chúng có khả năng bám vào các vi sinh vật. Một trong số những
thụ thể ấy nhận diện các gốc đường mannose ở đầu tận cùng của các phân tử
glycoprotein, một dạng đặc tính cấu trúc đặc biệt chỉ có ở glycoprotein của các
sinh vật chứ không có ở glycoprotein của động vật có vú. Khi các đại thực bào và
các tế bào biểu mô ở các mô chạm trán với các vi sinh vật thì các tế bào này sẽ đáp
ứng lại bằng cách tiết ra các cytokine ví dụ như yếu tố hoại tử u (tumor necrosis


factor – viết tắt là TNF) và interleukin-1 (IL-1). Việc sản xuất các cytokine này là
một phần của đáp ứng miễn dịch tự nhiên chống lại các vi sinh vật (xem chương
3). TNF và IL-1 tác động lên các tế bào có tua của biểu mô đã bắt giữ các kháng
nguyên của vi sinh vật làm cho các tế bào có tua ấy vo tròn lại và mất tính bám
dính vào biểu mô. Lúc này các tế bào có tua ấy đã sẵn sàng rời khỏi biểu mô với
gói hành lý chính là các kháng nguyên.
Các tế bào có tua còn có các thụ thể trên bề mặt dành cho nhóm các
cytokine hóa hướng động (gọi là các chemokine) thường được tạo ra ở những
vùng giầu tế bào T của hạch lympho.
Các chemokine này định hướng các tế bào có tua đã thoát ra khỏi biểu mô
để di chuyển vào các mạch lympho tới các hạch lympho tiếp nhận dịch lympho từ
khu vực biểu mô đó (hình 3-4).
Trong quá trình di chuyển, các tế bào có tua trưởng thành dần lên theo
hướng chuyên nghiệp hoá từ các tế bào mới chỉ có khả năng bắt giữ kháng nguyên
thành tế bào trình diện kháng nguyên có thêm khả năng kích thích các tế bào
lympho T.
Sự trưởng thành này thể hiện ở chỗ có sự tăng cường tổng hợp và bộc lộ
một cách ổn định các phân tử MHC làm nhiệm vụ phô bầy kháng nguyên cho các
tế bào T cùng các phân tử đồng kích thích cần thiết cho đáp ứng của tế bào T được
đầy đủ nhất (sẽ mô tả chi tết hơn ở phần sau của chương này). Sự trưởng thành của
các tế bào có tua được cho là một đáp ứng đối vởi các sản phẩm của vi sinh vật mà
các tế bào này gặp phải.
Nếu một vi sinh vật phá vỡ được biểu mô và xâm nhập được vào mô liên
kết hoặc các cơ quan ngay tại nơi đó thì nó có thể bị bắt giữ bởi các tế bào có tua
chưa trưởng thành có mặt ở những cơ quan này và sau đó nó cũng được vận
chuyển về các hạch lympho.
Các kháng nguyên hòa tan ở trong dịch lympho được thâu nạp bởi các tế
bào có tua cư trú trong các hạch lympho, các kháng nguyên được vận chuyển theo
máu thì về cơ bản cũng được thâu nạp theo cách tương tự bởi các tế bào có tua của
lách.




Hình 8.2: Bắt giữ và trình diện các kháng nguyên của vi sinh vật

×