Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Đề phòng, Chẩn đoán và Điều trị Đột quỵ (Kỳ 2) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.61 KB, 6 trang )

Đề phòng, Chẩn đoán và Điều
trị Đột quỵ (Kỳ 2)
III. Điều trị đột quỵ
Đột quỵ là một cấp cứu y khoa. Trước đây, các bác sĩ thường gọi là “tai
biến mạch não” để cho thấy việc điều trị khẩn cấp có thể cứu sống và giảm thiểu
thương tật cho bệnh nhân. Các phương thức điều trị thay đổi tuỳ theo nguyên nhân
và độ trầm trọng của bệnh. Tất cả các trường hợp đột quỵ đều phải được nhập viện
và chăm sóc ở khoa hồi sức - cấp cứu.
Mục tiêu quan trọng hàng đầu là đưa bệnh nhân đến ngay phòng cấp cứu,
xác định xem nguyên nhân đột quỵ là do xuất huyết hay do nghẽn mạch (cục máu
đông) và bắt đầu ngay việc điều trị thích hợp trong vòng 3 giờ đầu tiên.
1. Điều trị bước đầu
Thuốc làm tan cục máu đông như tPA (tissue plasminogen activator), phá
vỡ huyết khối và phục hồi lưu lượng máu đến vùng tổn thương. Bệnh nhân được
chỉ định dùng thuốc này sẽ ít di chứng thương tật về sau. Tuy nhiên, có những
tiêu chuẩn rất chặt chẽ trong việc dùng thuốc tan huyết khối. Việc quan trọng hàng
đầu là bệnh nhân cần được đánh giá và điều trị ở một đơn vị chuyên khoa điều trị
đột quỵ trong vòng 3 giờ kể từ khi các triệu chứng xuất hiện. Nếu đột quỵ xảy
ra do nguyên nhân xuất huyết thay vì nghẽn mạch do huyết khối, điều trị bẳng
phương thức này sẽ khiến tình hình càng thêm tệ hại. Do đó cần thận trọng chẩn
đoán nguyên nhân đột quỵ trước khi bắt đầu điều trị.
- Trong một số trường hợp, các chất loãng máu (blood thinners) như
heparin và coumadin được dùng để trị đột quỵ. Aspirin và các tác nhân kháng tiểu
cầu khác cũng có thể được sử dụng.
- Các thuốc khác có thể được dùng để kiểm soát các triệu chứng đi kèm.
Dùng các thuốc giảm đau khi nhức đầu dữ dội. Dùng thuốc hạ áp để kiểm soát
tăng huyết áp.
- Bơm chất dinh dưỡng qua ống sonde mũi-dạ dày hoặc ống mở dạ dày ra
da và dịch truyền tĩnh mạch sẽ cần thiết khi bệnh nhân nuốt khó. Rối loạn nuốt có
thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.
- Đối với đột quỵ do xuất huyết, đôi khi cần đến phẫu thuật để dẫn lưu máu


tụ và sửa chữa lại các mạch máu bị tổn thương.
- Thực hiện việc hỗ trợ sự sống và điều trị hôn mê nếu cần thiết.
2. Điều trị dài hạn
Mục tiêu của điều trị dài hạn là phục hồi lại được càng nhiều chức năng
càng tốt và ngăn ngừa các cơn đột quỵ kế tiếp. Tuỳ theo các triệu chứng, việc phục
hồi bao gồm điều trị tiếng nói (speech therapy), điều trị bằng việc làm
(occupational therapy), và vật lý trị liệu (physical therapy). Thời gian phục hồi
thay đổi tuỳ theo mỗi bệnh nhân.
Vận động liệu pháp để tránh nhiễm trùng và loét tư thế. Bệnh nhân cần tích
cực hoạt động dù cho có những giới hạn về thể chất. Cần chăm sóc ống thông
tiểu và đường ruột để tránh tình trạng mất kiểm soát chức năng bàng quang và ruột
(incontinence).
Cần quan tâm đến sự an toàn của bệnh nhân. Một số bệnh nhân đột quỵ mất
hoàn toàn ý thức đối với chung quanh ở bên bị tổn thương. Một số khác lại tỏ ra
thờ ơ với tất cả và mất khả năng phán đoán, do đó rất cần những biện pháp để đảm
bảo an toàn cho họ. Đối với những bệnh nhân này, bạn bè và những người thân
cần thường xuyên nhắc cho họ những thông tin như tên, tuổi, ngày, giờ, nơi sinh
sống để giúp bệnh nhân luôn được định hướng.
Người chăm sóc nên cho bịnh nhân xem những hình ảnh của họ, luôn
hướng dẫn họ hoàn tất các công việc, dùng các kỹ năng truyền đạt khác khi bịnh
nhân có những rối loạn về tiếng nói.
Những nơi lãnh nhiệm vụ chăm sóc bệnh nhân như gia đình, viện điều
dưỡng, bệnh viện ban ngày, khoa vật lý trị liệu, khoa phục hồi chức năng v.v. cần
cung cấp một môi trường chung quanh an toàn, có thể đối phó với tính cách kích
động và gây hấn của người bệnh và đáp ứng tốt những yêu cầu về y tế.
Liệu pháp thay đổi ứng xử có thể hữu ích trong việc kiểm soát các cung
cách ứng xử nguy hiểm và không thể chấp nhận được ở một số bệnh nhân.
Bóc tách mảng xơ vữa ở lớp nội thành động mạch cảnh (Carotid
endarterectomy): bóc tách các mảng xơ vữa ở động mạch cảnh sẽ giúp phòng ngừa
các cơn đột quỵ mới trên những bệnh nhân bị tắc hẹp đáng kể ở các mạch máu

quan trọng này.


Hình 9- Phẫu thuật bóc tách mảng xơ vữa ở động mạch cảnh
để tái lập lưu lượng máu đến nuôi não
IV. Tiên lượng
Tiên lượng của đột quỵ tuỳ thuộc vào mức độ tổn thương ở não, sự hiện
diện của các bệnh đi kèm và khả năng tái phát những cơn đột quỵ kế tiếp.
Ở những người sống sót sau đột quỵ, đa số đều có những thương tật kéo
dài, nhưng có khoảng 10% bệnh nhân đột quỵ phục hồi gần như hoàn toàn. 50%
có thể ở nhà với sự hỗ trợ của y tế trong khi 40% trở thành bệnh nhân thường trú
của các viện điều dưỡng.
V. Các biến chứng của đột quỵ
- Các vấn đề do liệt (cứng khớp, loét tư thế)
- Liệt vận động và mất cảm giác hoàn toàn ở một phần của cơ thể
- Gãy xương
- Co cứng cơ
- Mất vĩnh viễn các chức năng của não
- Giảm khả năng giao tiếp và quan hệ xã hội
- Giảm khả năng tự chăm sóc bản thân
- Giảm tuổi thọ
- Tác dụng phụ của thuốc
- Viêm phổi hít
- Suy dinh dưỡng
Kết Luận
Cần nhận diện sớm các triệu chứng và dấu hiệu của đột quỵ. Chẩn đoán
nhanh nguyên nhân (xuất huyết hay nghẽn mạch), vị trí và mức độ tổn thương.
Tích cực điều trị tại đơn vị chuyên khoa đột quỵ trong 3 giờ đầu tiên sẽ giúp cứu
sống bệnh nhân và giảm thiểu các di chứng
BS. ĐỒNG NGỌC KHANH - BV Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn



×