Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

CÁC CƠ QUAN CỦA HỆ THỐNG MIỄN DỊCH (Kỳ 1) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.72 KB, 5 trang )

CÁC CƠ QUAN CỦA HỆ THỐNG
MIỄN DỊCH
(Kỳ 1)
Hệ thống miễn dịch có một số cơ quan khác nhau về hình thái và chức năng
và cũng có những vai trò chức năng khác nhau trong sự phát triển của một đáp ứng
miễn dịch. Về phương diện chức năng có thể chia các cơ quan này thành cơ quan
lympho trung ương và các cơ quan lympho ngoại vi (hình ). Các tế bào lympho
non sinh sôi trong quá trình sinh tạo máu ở tuỷ xương chín và trở thành các tế bào
đặc nhiệm kháng nguyên chuyên biệt ở trong các cơ quan lympho trung ương. Chỉ
sau khi các tế bào lympho đã chín ở trong các cơ quan lympho trung ương thì
chúng mới có đủ thẩm quyền miễn dịch (tức là chúng có khả năng gây ra một đáp
ứng miễn dịch). Ở động vật có vú cơ quan lympho trung ương là tuỷ xương (Bone
Marrow) - nơi các tế bào lympho B chín, và tuyến ức (Thymus) - nơi các tế bào
lympho T chín.
Có rất nhiều cơ quan lympho ngoại vi. Mỗi cơ quan phụ trách một vùng
nhất định để thâu tóm kháng nguyên từ các mô hoặc các hệ thống mạch máu, và
cũng là nơi mà các tế bào lympho chín có thẩm quyền miễn dịch tương tác một
cách hiệu quả với các kháng nguyên đã bị thâu tóm. Các hạch lympho có chức
năng là thu thập kháng nguyên từ dịch gian bào của các mô còn lách thì sàng lọc
các kháng nguyên mà máu mang đến. Ðường hô hấp và ống dạ dày ruột lại có
những tập hợp mô lympho gắn với niêm mạc của chúng bao gồm các mảng Payer,
hạch hạnh nhân, amidal, ruột thừa. Chúng thâu tóm các kháng nguyên xâm nhập
vào qua các bề mặt niêm mạc khác nhau.
Cơ quan lympho trung ương
Tuyến ức
Các tiền tế bào T được hình thành trong quá trình sinh tạo máu đi vào tuyến
ức được gọi là các thymo bào chưa chín, sau đó chúng chín tại đây để trở thành tế
bào T có thẩm quyền miễn dịch đặc nhiệm kháng nguyên. Tuyến ức là một cơ
quan 2 thùy dẹt nằm ở trung thất trước trên. Mỗi thuỳ được bao bọc xung quanh
bởi một nang. Thuỳ lại được chia thành các tiểu thuỳ ngăn cách nhau bởi các dải
mô liên kết gọi là các thớ. Cấu tạo mỗi tiểu thuỳ gồm có 2 vùng: vùng ngoài hay


vùng vỏ chứa đầy các thymo bào; vùng trong hay vùng tuỷ có các thymo bào nằm
thưa thớt. Cho đến nay người ta vẫn chưa biết được một cách chính xác thứ tự chín
của các lympho T xẩy ra như thế nào. Nhiều người cho rằng các tiền tế bào T đi
vào tuyến ức và bắt đầu nhân lên ở vùng vỏ. Tại đây diễn ra quá trình tăng sinh
nhanh chóng của các tế bào đồng thời cũng diễn ra sự chết tế bào với tốc độ rất
mạnh. Người ta nghĩ rằng có một nhóm nhỏ các thymo bào chín hơn di chuyển từ
vùng vỏ vào vùng tuỷ, tại đây chúng tiếp tục chín và cuối cùng thì đi ra khỏi tuyến
ức theo các tĩnh mạch sau mao mạch. Hiện nay cũng có một số ý kiến không tán
thành quá trình này. Một vài nghiên cứu đã cho thấy rằng có một nhóm nhỏ các
thymo bào ở vùng vỏ có thể chín và từ đây ra khỏi tuyến ngay mà không đi vào
vùng tuỷ.
Cả vùng tuỷ và vùng vỏ đều được cấu tạo bởi một mạng lưới không gian ba
chiều bắt chéo nhau của các tế bào đệm bao gồm các tế bào biểu mô, các tế bào có
tua xòe ngón và các đại thực bào. Hệ thống các tế bào này tạo thành bộ khung của
tuyến ức và góp phần vào quá trình chín của các thymo bào. Rất nhiều tế bào đệm
này có tương tác vật lý với quá trình phát triển của các thymo bào (hình 3.11). Một
số tế bào biểu mô ở vùng vỏ được gọi là các tế bào điều dưỡng (Nurse
Cells) có phần nhô ra của màng tế bào rất dài bao quanh tới 50 thymo bào tạo
thành các phức hợp đa tế bào lớn. Các tế bào biểu mô khác ở vùng vỏ có phần bào
tương nhô ra và nối với nhau tạo thành một mạng lưới tương tác với rất nhiều
thymo bào khi chúng đi ngang qua vùng vỏ. ở vùng tiếp giáp giữ vùng tuỷ và vùng
vỏ có các tế bào có tua xòe ngón có nguồn gốc tuỷ xương. Các tế bào này cũng có
phần nhô ra dài và các phần này cũng tương tác với các thymo bào trong quá trình
chín của chúng.
Quá trình chín và chọn lọc của các lympho T
Các tế bào biểu mô của tuyến ức chế tiết các yếu tố hormone cần thiết cho
quá trình biệt hoá và chín của các lympho T. Người ta đã xác định được đặc điểm
của 4 yếu tố hormone đó là (1-thymosin, (4-thymosin, thymopoietin, và thymolin.
Khi nuôi cấy các tế bào của tuỷ xương cùng với các yếu tố này thì thấy các phân
tử trên màng các tế bào thuộc dòng T xuất hiện mặc dù vai trò của từng yếu tố này

đối với quá trình chín của tế bào T trong tuyến ức còn chưa được hiểu biết đầy đủ.
Người ta thấy các tế bào đệm của tuyến ức chế tiết một cytokine đó là IL-7 chất
này cũng có một vai trò trong quá trình chín của tế bào T ở trong tuyến ức.
Trong quá trình chín ở tuyến ức, do hàng loạt các sắp xếp lại gene một cách
ngẫu nhiên đã tạo ra tính đa dạng về kháng nguyên của các thụ thể trên màng tế
bào T. Như đã trình bầy, các tế bào T chín chỉ có thể nhận diện được kháng
nguyên khi kháng nguyên đó kết hợp với hoặc phân tử MHC lớp I hoặc phân
tử MHC lớp II, vì thế khi một tế bào bộc lộ các thụ thể để gắn với kháng nguyên
được hình thành trong tuyến ức thì chúng sẽ được đưa vào quá trình chọn lọc
clone tế bào và chỉ có các tế bào T nhận diện các peptide kháng nguyên trong sự
giới hạn của phân tử MHC của bản thân mới được giải phóng ra khỏi tuyến ức.
Các tế bào đệm của tuyến ức đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chọn lọc
tế bào này. Cả các tế bào biểu mô tuyến ức ở vùng tuỷ và vùng vỏ cũng như các tế
bào có tua xòe ngón ở vùng tiếp giáp giữa vùng tuỷ và vùng vỏ đều bộc lộ rất
nhiều phân tử MHC lớp I và lớp II. Người ta nghĩ rằng khi các thymo bào chín ở
trong tuyến ức thì các thymo bào đang phát triển được tiếp xúc với các phân
tử MHC này. Các tế bào T mang các thụ thể nhận diện kháng nguyên kết hợp với
phân tử MHC của bản thân sẽ được chọn lọc và cho phép chín. Quá trình này
được gọi là quá trình chọn lọc clone dương tính (Positive Selection). Bất kể thymo
bào nào mà không có khả năng nhận diện các phân tử MHC thì đều không được
lựa chọn và người ta cho rằng chúng sẽ bị loại trừ bằng quá trình chết tế bào theo
chương trình (Progaramed Cell Death hay Apoptosis). Cùng với các thymo bào
được lựa chọn trong quá trình chọn lọc dương tính còn có một số tế bào có khả
năng nhận diện các tự kháng nguyên kết hợp với các phân tử MHC của bản thân,
các tế bào này có tiềm năng gây ra trạng thái tự miễn và vì thế sẽ bị loại trừ bằng
quá trình chọn lọc clone âm tính (Negative Selection). Trong quá trình chọn lọc
âm tính thì bất kỳ thymo bào nào mà có các thụ thể chỉ dành cho phân tử MHC
của bản thân với ái lực cao hoặc dành cho phức hợp [tự kháng nguyên + phân
tử MHC của bản thân] đều sẽ bị loại bỏ.
Bằng các quá trình chọn lọc clone dương tính và âm tính ở tuyến ức thì các

tế bào T có tiềm năng gây ra trạng thái tự miễn bị loại bỏ và chỉ còn các tế bào T
có các thụ thể nhận diện phân tử MHC cùng với các kháng nguyên lạ mới được
tuyến ức cho chín. Người ta ước lượng rằng có tới 95% - 99% số tế bào con cháu
của thymo bào bị chết ở tuyến ức mà không được chín.

×