Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

CÁC CƠ QUAN CỦA HỆ THỐNG MIỄN DỊCH (Kỳ 5) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.05 KB, 6 trang )

CÁC CƠ QUAN CỦA HỆ THỐNG
MIỄN DỊCH
(Kỳ 5)
Sự tái tuần hoàn và hướng dẫn cư trú của các tế bào lympho được điều hoà
bởi hệ thống miễn dịch theo một số cách. Sự xuất hiện của các phân tử kết dính
bao gồm CAM và VA chịu ảnh hưởng của các lymphokine nhất định được sinh ra
sớm trong một đáp ứng miễn dịch. Ví dụ, IL-1, INF-(, và TNF-( do các đại thực
bào hoạt hoá tiết ra có khả năng làm tăng sự xuất hiện của ICAM trên các tế bào
nội mô. Sự tăng xuất hiện ICAM xẩy ra sau khi hoạt hoá đại thực bào bởi kháng
nguyên đã dẫn đến tăng thoát mạch của tế bào lympho, tế bào mono, bạch cầu
trung tính vào vị trí hoạt hoá miễn dịch. Sự hướng dẫn cư trú tế bào lympho còn
chịu ảnh hưởng của trạng thái hoạt hoá tế bào lympho. Sau khi hoạt hoá bởi kháng
nguyên các tế bào lympho T và B thường mất các thụ thể hướng dẫn cư trú của
chúng. Sự mất các thụ thể hướng dẫn cư trú làm cho tế bào lympho đã tương tác
với kháng nguyên sẽ ở nguyên nơi có kháng nguyên mà không tham gia vào tái
tuần hoàn nữa.
Bảng 3.6: Một vài thụ thể có liên quan đến quá trình cư trú và tái tuần
hoàn
của các tế bào lympho
Thụ thể Thuộc
loại
Có trên các
tế bào
Chức năng
LFA-1
(CD11a)
VLA-4
(CDW49d)

ELAM-1
HCAM


MEL-14
LPAM-1
Th
ụ thể
kết dính
Th
ụ thể
kết dính
Th
ụ thể
kết dính
Th
ụ thể
hướng dẫn c
ư
trú
Th
ụ thể
hướng dẫn c
ư
Bạch cầu
Bạch cầu
N
ội mô
mạch máu
Các tế b
ào
lympho, có nhi
ều
trên các lympho B


Các tế b
ào
lympho, b
ạch cầu
trung tính, có
nhiều trên các t
ế
Gắn vào ICAM-
1 và
ICAM-2 trên các tế bào n
ội
mô mạch máu
Gắn vào VCAM-
1 trên
các tế bào nội mô mạch máu
Gắn vào các th
ụ thể
không xác định r
õ trên các
bạch cầu trung tính
Gắn v
ào các addressin
m
ạch máu của các
TTMCNMC và MLGVMN
Gắn v
ào các addressin
trú
Th

ụ thể
hướng dẫn c
ư
trú
bào T
Các tế b
ào
lympho
m
ạch máu của các
TTMCNMC c
ủa hạch
lympho ngoại vi
Gắn vào các
addressin
m
ạch máu của các
TTMCNMC của mảng Payer

Các thực nghiệm đã cho thấy sự xuất hiện các thụ thể hướng dẫn cư trú đặc
hiệu mô của lympho T xẩy ra trong quá trình chín của tế bào T tại tuyến ức. Các
tiền tế bào T thoát khỏi tuỷ xương trong quá trình sinh tạo máu sẽ gắn vào các tế
bào nội mô của tuyến ức và di chuyển vào tuyến ức. Khi các thymo bào chín trong
tuyến ức chúng mới có các thụ thể hướng dẫn cư trú, những thụ thể này sẽ định
hướng cho việc di chuyển của chúng tới các cơ quan lympho ngoại vi. Một loại
thụ thể hướng dẫn cư trú như thế đã được phát hiện nhờ kháng thể đơn clone có kí
hiệu là MEL-14 và người ta nhận thấy loại thụ thể hướng dẫn cư trú này có trên
hầu hết các tế bào T tuần hoàn ở máu ngoại vi với mật độ cao, và cũng có trên hầu
hết các thymo bào nhưng với mật độ thấp. Tuy vậy một tỷ lệ nhỏ các thymo bào ở
vùng vỏ (1-3%) cũng có các thụ thể này với mật độ cao; những tế bào này cũng

xuất hiện các phân tử bề mặt khác đặc trưng cho các tế bào T đã chín. Như vậy sự
xuất hiện các thụ thể phát hiện nhờ kháng thể đơn clone MEL-14 hình như liên
quan chặt chẽ với quá trình chín của tế bào T trong tuyến ức.
Ngoài vai trò kết dính tế bào lympho vào các tế bào nội mô mạch máu, rất
nhiều phân tử kết dính tham gia vào quá trình tương tác giữa các tế bào trong hệ
thống miễn dịch. Ví dụ sự tương tác giữa các tế bào Th với các tế bào trình diện
kháng nguyên, giữa tế bào Th với tế bào B, giữa tế bào Tc với tế bào đích. Những
điều này sẽ còn được nói tới trong các chương sau.
KẾT LUẬN
1. Tham gia vào đáp ứng miễn dịch có các bạch cầu. Tất cả các bạch cầu
này đều bắt nguồn từ một tế bào gốc tạo máu chung.
2. Các yếu tố phát triển tạo máu khác nhau (hay các cytokine) có tác dụng
gây tăng sinh và biệt hoá các tế bào máu khác nhau. Quá trình này được điều hoà
một cách chặt chẽ để đảm bảo duy trì cho mỗi loại tế bào máu khác nhau chỉ có
những lượng tế bào nhất định.
3. Chỉ có các tế bào lympho là các tế bào trung tâm của hệ thống miễn dịch
mới có tính đa dạng, tính đặc hiệu, trí nhớ miễn dịch và khả năng nhận biết những
gì là của bản thân cơ thể và những gì là lạ.
4. Các tế bào mono, đại thực bào, bạch cầu trung tính là các tế bào phụ trợ
của hệ thống miễn dịch, chúng có chức năng là thực bào và thanh lọc kháng
nguyên. Hiện tượng thực bào được tạo thuận nhờ quá trình opsonin hoá bởi kháng
thể và bổ thể do opsonin hoá sẽ làm tăng sự bám dính của kháng nguyên vào màng
tế bào thực bào.
5. Ngoài chức năng thực bào thì đại thực bào còn đóng một vai trò quan
trọng trong việc hoạt hoá các tế bào T do đại thực bào xử lý và trình diện kháng
nguyên ra màng ngoài tế bào cùng phân tử MHC lớp II và đại thực bào chế tiết ra
IL-1.
6. Các cơ quan lympho trung ương là nơi các tế bào lympho chín và tiếp
xúc với kháng nguyên. Các tế bào lympho T chín ở trong tuyến ức còn các tế bào
lympho B thì chín ở trong túi Fabricius ở loài chim và ở trong tuỷ xương của động

vật có vú.
7. Các cơ quan lympho ngoại vi có chức năng bắt giữ kháng nguyên và là
nơi các tế bào lympho tương tác với kháng nguyên và trải qua quá trình chọn lọc
clôn.
8. Các tế bào lympho tái tuần hoàn giữa máu, dịch lympho, cơ quan lympho
và kẽ mô. Các thụ thể hướng cư trú trên các tế bào lympho tương tác với các phân
tử kết dính đặc hiệu mô có trên các tiểu tĩnh mạch sau mao mạch. Ðiều này có tác
dụng định hướng cho các tế bào lympho tái tuần hoàn tới các mô đặc hiệu.






×