Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

CÁC TẾ BÀO MIỄN DỊCH (Kỳ 6) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.68 KB, 5 trang )

CÁC TẾ BÀO MIỄN DỊCH
(Kỳ 6)
Một tiểu quần thể lympho T khác đó là các tế bào T ức chế (viết tắt là Ts -
T-suppressor) cũng đã được thừa nhận. Người ta đã nhận thấy rõ ràng có một số tế
bào T có khả năng ức chế đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và đáp ứng
miễn dịch thể dịch, nhưng cho đến nay người ta vẫn chưa phân lập và clone hoá
được các tế bào Ts thực sự, vì thế vẫn chưa biết rõ được liệu các tế bào Ts là một
tiểu quần thể riêng hay đó chỉ là hiện tượng ức chế đơn thuần do hoạt động ức chế
của các tiểu quần thể Tc và Th.
Việc phân loại các tế bào CD4+ bị giới hạn bởi các phân tử MHC lớp II là
các tế bào T
H
và các tế bào CD8+ bị giới hạn bởi các phân tử MHC lớp I là các tế
bào T
C
không phải là tuyệt đối. Thật vậy một số tế bào có chức năng là tế bào T
H

lại cho thấy có mang dấu ấn CD8 và nhận diện các kháng nguyên kết hợp với phân
tử MHC lớp I, và một số tế bào có chức năng như tế bào T
C
lại bị giới hạn bởi
phân tử MHC lớp II và mang dấu ấn CD4. Ngay cả sự phân loại về mặt chức năng
cũng không phải là tuyệt đối. Chẳng hạn như nhiều tế bào T
C
lại chế tiết các
lymphokine khác nhau và có ảnh hưởng lên các tế bào khác giống như tác dụng
của tế bào T
H
lên các tế bào đó. Vì thế sự phân biệt giữa tế bào T
H


và tế bào T
C

ràng không phải là tuyệt đối mà vẫn còn những mập mờ dễ nhầm lẫn giữa hai loại.
Tuy nhiên những sự mập mờ này chỉ là ngoại lệ chứ không thành qui luật nên
người ta thường coi các tế bào T
H
là các tế bào mang dấu ấn CD4 và bị giới hạn
bởi các phân tử MHC lớp II và các tế bào T
C
mang dấu ấn CD8 và bị giới hạn bởi
các phân tử MHC lớp I.
Các tế bào null
Một số ít tế bào lympho trong máu ngoại vi có các phân tử trên màng
không rõ để phân biệt là tế bào T hay tế bào B thì được gọi là các tế bào null. Các
tế bào này cũng không có các thụ thể để gắn với kháng nguyên giống như của tế
bào T hay tế bào B và do vậy không có tính đặc hiệu cũng như ký ức miễn dịch.
Trong số các tế bào null có một nhóm tế bào chức năng gọi là các tế bào giết tự
nhiên (viết tắt là tế bào NK - Natural Killer). Ðây là các tế bào lympho to có hạt
chiếm từ 5 - 10% tổng số tế bào lympho trong máu ngoại vi của người. Các tế bào
NK lần đầu tiên được mô tả vào năm 1976 khi người ta thấy một số tế bào null thể
hiện hoạt tính gây độc chống lại một số lượng lớn tế bào ung thư mà không cần
bất kỳ sự mẫn cảm nào trước đó với ung thư. Sau đó người ta nhận thấy rằng các
tế bào NK đóng một vai trò quan trọng trong đáp ứng của túc chủ chống lại các tế
bào ung thư. Các tế bào ung thư bị giết chết bởi một số yếu tố gây độc do tế bào
NK tiết ra. Tế bào NK có thể tương tác với tế bào ung thư theo 2 cách khác nhau:
Trong một số trường hợp tế bào NK tiếp xúc màng trực tiếp với tế bào ung thư
một cách không đặc hiệu và không phụ thuộc vào kháng thể; tuy nhiên một số tế
bào NK lại bộc lộ các thụ thể trên màng dành cho đầu tận cùng C của phân tử
kháng thể. Các tế bào NK này có thể gắn vào các kháng thể kháng ung thư đã gắn

trên bề mặt các tế bào ung thư sau đó phá huỷ tế bào ung thư này. Quá trình này
được gọi là hiệu quả ADCC - gây độc tế bào bởi một tế bào phụ thuộc kháng thể
(Antibody-Dependent Cell-Mediated Cytotoxicity, ho ặc Antibody-Dependent
Cellular Cytotoxicity). Cơ chế chính xác của hiện tượng này sẽ được trình bầy
trong chương đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào.
Ở người có một bệnh với hội chứng Che’diak-Higashi do bị thiếu tế bào
NK làm cho những bệnh nhân này có nguy cơ mắc các bệnh lymphoma. Ở chuột
nhắt cũng có một mối tương quan giữa sự thiếu tế bào NK với việc ung thư phát
triển. Những chuột nhắt có biến đổi gene lặn tự thân gọi là chuột be do thiếu các tế
bào NK nên các chuột này bị tăng nguy cơ mọc ung thư khi ta tiêm các tế bào ung
thư sống vào cơ thể chúng. Những phát hiện này đã khẳng định rõ ràng rằng các tế
bào NK có một vai trò quan trọng trong đề kháng của túc chủ chống lại ung thư.
Các tế bào trình diện kháng nguyên
Sự hoạt hoá cả đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch qua trung
gian tế bào đều đòi hỏi sự kích thích của các lymphokine do tế bào T
H
sản xuất ra.
Một điều cơ bản là sự hoạt hoá của tế bào T
H
phải được điều hoà một cách chặt
chẽ bởi vì nếu để xẩy ra đáp ứng của các tế bào T
H
một cách không thích hợp với
các cấu thành của bản thân thì có thể dẫn đến những hậu quả tự mẫn nghiêm trọng.
Ðể có được sự điều hoà chặt chẽ các tế bào T
H
cần phải được hoạt hoá sau khi
nhận dạng kháng nguyên. Ðiều này chỉ xẩy ra sau khi các kháng nguyên được
trình diện cùng với các phân tử MHC trên bề mặt các tế bào đặc biệt được gọi là
các tế bào trình diện kháng nguyên. Các tế bào trình diện kháng nguyên là một tập

hợp gồm nhiều loại tế bào, bao gồm một số đại thực bào, các tế bào B, các tế bào
có tua, các tế bào nội mô. Ðặc điểm chính của những tế bào này là trên bề mặt của
chúng có rất nhiều phân tử MHC lớp II. Ngoài ra chúng còn có khả năng thâu tóm
các kháng nguyên nhờ hiện tượng thực bào hoặc ẩm bào sau đó tái xuất hiện một
phần các kháng nguyên này trong khuôn khổ kết hợp với phân tử MHC lớp II trên
màng của chúng. Nhờ sự giới thiệu kháng nguyên này mà các tế bào T
H
có thể
nhận dạng được kháng nguyên một cách thích hợp và sau đó sinh ra các đáp ứng
miễn dịch. Cơ chế chi tiết của hoạt động trình diện kháng nguyên sẽ được trình
bầy trong các chương sau.






×