Tải bản đầy đủ (.pdf) (221 trang)

Sự thay đổi trong đời sống kinh tế và văn hóa của người mã liềng (người chứt) ở tuyên hóa (quảng bình) sau tái định cư (từ năm 1959 đến 2012)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.51 MB, 221 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC VINH
=== ===



PHM TH HNG





Sự THAY ĐổI TRONG ĐờI SốNG KINH Tế
Và VĂN HóA CủA NGƯờI Mã LIềNG (NGƯờI CHứT)
ở TUYÊN HóA (QUảNG BìNH) SAU TáI ĐịNH CƯ
(Từ NĂM 1959 ĐếN 2012)





LUN VN THC S KHOA HC LCH S VIT NAM







NGH AN - 2014
B GIO DC V O TO


TRNG I HC VINH
=== ===



PHM TH HNG



Sự THAY ĐổI TRONG ĐờI SốNG KINH Tế
Và VĂN HóA CủA NGƯờI Mã LIềNG (NGƯờI CHứT)
ở TUYÊN HóA (QUảNG BìNH) SAU TáI ĐịNH CƯ
(Từ NĂM 1959 ĐếN 2012)

Chuyờn ngnh: Lch s Vit Nam
Mó s: 60.22.03.13



LUN VN THC S KHOA HC LCH S


Ngi hng dn khoa hc:
PGS. TS. NGUYN TRNG VN




NGH AN - 2014
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kì công trình nào khác.

Nghệ An, ngày 20 tháng 9 năm 1014
(Ký tên và ghi rõ họ tên)


Phạm Thị Hường
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của
các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Đầu tiên, tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới P.GS.TS.
Nguyễn Trọng Văn. Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn, góp ý, động viên tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành, sâu sắc tới Th.s Bùi Minh
Thuận, thầy đã luôn cho tôi hướng đi, nhận xét, góp ý để đề tài được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo trong khoa Lịch sử trường
Đại học Vinh đã giảng dạy và hướng dẫn tôi hoàn thành chương trình học tập
và thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Sở Văn hóa tỉnh Quảng Bình, Ủy ban
dân tộc thiểu số huyện Tuyên Hóa, các cán bộ Ủy ban nhân dân xã Thanh
Hóa, xã Lâm Hóa cũng như nhân dân bản Cà Xen, bản Kè, bản Cáo, bản
Chuối đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập các nguồn tài liệu, tư
liệu cho việc hoàn thành luận văn.
Và tôi cũng xin gửi lời biết ơn tới những người thân trong gia đình, tới
những người bạn luôn động viên, khích lệ tôi luôn sát cánh bên tôi trong suốt

quá trình điền dã và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó !

Nghệ An, tháng 9 năm 2014
Tác giả

Phạm Thị Hường
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3. Mục đích nghiên cứu 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 8
6. Đóng góp của luận văn 11
7. Cấu trúc của luận văn 13
Chương 1. ĐỜI SỐNG KINH TẾ - VĂN HÓA CỦA CỘNG ĐỒNG
NGƯỜI MÃ LIỀNG TRƯỚC KHI TÁI ĐỊNH CƯ 14
1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Tuyên Hóa 14
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 14
1.1.1.1. Vị trí địa lý hành chính, địa hình 14
1.1.1.2. Khí hậu, thời tiết và thủy văn 14
1.1.1.3. Tài nguyên đất, nước, rừng. 15
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 17
1.1.2.1. Đặc điểm kinh tế 17
1.1.2.2. Đặc điểm xã hội 20
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng người Mã
Liềng ở Tuyên Hóa (Quảng Bình). 22
1.2.1. Quá trình hình thành của cộng đồng người Mã Liềng 22

1.2.2. Lịch sử phát triền của cộng đông người Mã Liềng 25
1.3. Đời sống kinh tế - hóa của cộng đồng người Mã Liềng trước khi
tái định cư 29
1.3.1. Đời sống kinh tế 29
1.3.1.1. Sở hữu đất đai 29
1.3.1.2. Hoạt động nông nghiệp 29
1.3.1.3. Thủ công nghiệp 31
1.3.1.4. Khai thác tài nguyên 31
1.3.1.5. Trao đổi, buôn bán 37
1.3.2. Đời sống văn hóa - xã hội 37
1.3.2.1. Đời sống văn hóa vật chất 37
1.3.2.2. Đời sống văn hóa tinh thần 44
1.3.2.3. Đời sống xã hội 48
1.3.2.4. Y tế, giáo dục và các lĩnh vực khác 50
1.4. Quá trình thực hiện di dân tái định cư cho người Mã Liềng 50
1.4.1. Sự cần thiết phải tái định cư 50
1.4.2. Đường lối và quá trình thực hiện di dân tái định cư cho người
mã Liềng ở Tuyên Hóa (Quảng Bình) 52
1.4.2.1. Chủ trương của các cơ quan Nhà nước 52
1.4.2.2. Tình hình thực tế ở địa phương 54
1.4.2.3. Tình hình triển khai và tổ chức thực hiện 56
Tiểu kết chương 1 60
Chương 2. ĐỜI SỐNG KINH TẾ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÃ LIÊNG
Ở TUYÊN HÓA SAU TÁI ĐỊNH CƯ 62
2.1. Sở hữu đất đai 62
2.2. Hoạt động nông nghiệp 65
2.2.1. Trồng trọt 65
2.2.1.1. Nương rẫy 65
2.2.1.2. Lúa nước 69
2.1.2.3. Canh tác vườn 77

2.2.2. Chăn nuôi 80
2.2.2.1. Chăn nuôi 80
2.3. Khai thác tài nguyên 88
2.3.1. Khai thác lâm thổ sản 88
2.3.2. Săn bắt và hái lượm 92
2.3.2.1. Hái lượm 92
2.3.2.2. Săn bắn 92
2.3.3. Đánh bắt thủy hải sản 95
2.3.4. Khai thác mật ong, tre nứa 96
2.4. Trao đổi, buôn bán 97
2.5. Một vài nhận xét 98
2.6. Một số vấn đề đặt ra 100
Tiểu kết chương 2 104
Chương 3. ĐỜI SỐNG VĂN HÓA - XÃ HỘI CỦA NGƯỜI MÃ LIỀNG
Ở TUYÊN HÓA TỪ SAU TÁI ĐỊNH CƯ 106
3.1. Tác động đến đời sống văn hóa 106
3.1.1. Đời sống văn hóa vật chất 106
3.1.1.1. Trang phục 106
3.1.1.2. Gia đình, làng bản, nhà cửa 107
3.1.1.3. Tập quán sinh hoạt ăn uống 110
3.1.1.4. Phương tiện đi lại 113
3.1.2. Đời sống văn hóa tinh thần 114
3.1.2.1. Tín ngưỡng 115
3.1.2.2. Phong tục tập quán 124
3.1.2.3. Văn nghệ dân gian 125
3.1.2.4. Một số điều kiêng kỵ 131
3.2. Một số vấn đề đặt ra 133
3.3. Tác động đến đời sống văn hóa xã hội 138
3.3.1. Quá trình tụ cư tại địa bàn mới 138
3.3.2. Quan hệ cộng đồng, tộc người 139

3.3.2.1. Về quan hệ cộng đồng 139
3.3.2.2. Về quan hệ tộc người 141
3.3.3. Y tế, giáo dục và một số lĩnh vực khác 142
3.3.3.1. Y tế 142
3.3.3.2. Giáo dục 145
3.3.3.3. Các lĩnh vực khác 148
Tiểu kết chương 3 151
KẾT LUẬN 153
TÀI LIỆU THAM KHẢO 157
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ADB: Ngân hàng phát triển châu Á (viết tắt theo tiếng Anh)
BQL: Ban quản lý
BTTN: Bảo tồn thiên nhiên
CF: Tiếp xúc viên cấp xã
ĐBDTTS: Đồng bào dân tộc thiểu số
ĐCĐC: Định canh định cư
DCDC: Du canh du cư
ĐHQGHN: Đại học Quốc gia Hà Nội
ĐKTN: Điều kiện tự nhiên
Nxb: Nhà xuất bản
PRA: Phương pháp đánh giá nông thôn có nguời dân tham gia
(viết tắt theo tiếng Anh)
PTBV: Phát triển bền vững
TĐC: Tái định cư
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
TNTN: Tài nguyên thiên nhiên
TW: Trung ương

UBND: Ủy ban nhân dân
VQG: Vườn quốc gia
WB: Ngân hàng thế giới (viết tắt theo tiếng Anh)

DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Trang
Bảng:
Bảng 1.1. Địa bàn phân bố dân cư của tộc người Mã Liềng tại tỉnh
Quảng Bình năm 2011 28
Bảng 2.1. Bảng diện tích và năng suất cây trồng ở bản TĐC ở huyện
Tuyên Hóa năm 2012 75
Bảng 2.2. Bảng danh mục các hành động để thúc đấy trồng trọt ở địa
bàn TĐC 75
Bảng 2.3. Bảng số lượng gia súc, gia cầm các bản TĐC ở huyện Tuyên
Hóa năm 2012 81
Bảng 2.4. Bảng danh mục các hành động để thúc đấy chăn nuôi ở địa
bàn TĐC 83
Bảng 2.5. Bảng danh mục các hành động để thúc việc khai thác tài
nguyên ở địa bàn TĐC 89
Bảng 2.6. Mức giá các loài thú rừng 94
Bảng 2.7. Cơ cấu thu nhập của người Mã Liềng tại huyện Tuyên Hóa 99
Bảng 2.8. Cơ cấu chi tiêu của người Mã Liềng tại huyện Tuyên Hóa 99

Sơ đồ:
Sơ đồ 2.1. Chu kỳ canh tác nương rẫy truyền thống của người Mã Liềng 30
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ ngôi nhà trệt của người Mã Liềng 109
Sơ đồ 3.2. Sơ đồ ngôi nhà sàn của người Mã Liềng 109


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cộng đồng Việt Nam có 54 thành phần dân tộc khác nhau. Trong
đó dân tộc Việt (Kinh) chiếm gần 90% tổng số dân cả nước, hơn 10% còn lại
là dân số của 53 dân tộc. Trải qua bao thế kỷ, cộng đồng các dân tộc Việt
Nam đã gắn bó với nhau, mỗi dân tộc hầu như có tiếng nói, chữ viết và bản
sắc văn hóa riêng. Bản sắc văn hóa đó thể hiện rõ nét trong các sinh hoạt cộng
đồng và trong các hoạt động kinh tế. Từ việc ăn, mặc, ở, quan hệ xã hội, các
phong tục tập quán trong cưới xin đến thờ cúng, lễ tết, lịch, văn nghệ, vui
chơi của mỗi dân tộc đều mang những nét riêng biệt. Điều đó làm cho vườn
hoa dân tộc chúng ta thêm phong phú, thêm rực rỡ, góp phần tạo nên vẻ đẹp
và cố kết thành sức mạnh cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nghiên cứu về
đời sống kinh tế, văn hóa của các dân tộc là góp phần vào việc bảo tồn và phát
huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc cả về khoa học và thực tiễn,
góp phần hoàn thiện bức tranh tuyệt đẹp về đời sống kinh tế và truyền thống
văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Mã Liềng là một tộc người thiểu số được Nhà nước xếp vào nhóm địa
phương của dân tộc Chứt, hiện đang sinh sống chủ yếu tại huyện Hương Khê -
Hà Tĩnh và huyện Tuyên Hóa - Quảng Bình. Cộng đồng người Mã Liềng ở
Tuyên Hóa có khoảng 600 người sinh sống dưới chân núi phía Bắc của dãy
Trường Sơn, dọc biên giới Việt - Lào. Do sống vùng sâu, vùng xa nên đời sống
của người Mã Liềng gặp vô vàn khó khăn, trình độ dân trí cực kì thấp kém.
Trong đời sống của tộc người thiểu số Mã Liềng vẫn còn tồn tại nhiều tập tục
lạc hậu, ảnh hưởng đến việc duy trì nòi giống và phát triển con người một cách
toàn diện, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần và vật chất của cộng đồng.
1.2. Nhà nước ta đã xếp tộc người thiểu số Mã Liềng là nhóm địa
phương thuộc dân tộc Chứt. Tuy vậy, cho đến ngày nay việc xác định nguồn



2
gốc của người Mã Liềng vẫn chưa tìm được đáp án chung. Các nhà nghiên
cứu dân tộc học, lịch sử học, ngôn ngữ học, xã hội học… vẫn chưa thể nào
thống nhất quan điểm. Với những nguyên nhân chủ quan và khách quan như
vậy, trong quá trình nghiên cứu đề tài này chúng tôi cũng muốn đi tìm một kết
luận chung được đa số các nhà nghiên cứu thừa nhận.
1.3. Đa số người Mã Liềng đều sống trong các hang động, mái đá với
lối sống nay đây mai đó trong rừng, hoàn toàn tách biệt với thế giới văn minh
bên ngoài. Trong những thập kỉ qua, thực hiện các chủ trương, chính sách lớn
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội miền núi, Đảng và Nhà nước đã ban hành
nhiều chủ trương, chính sách để đầu tư nhằm xóa đói, giảm nghèo tiến tới xây
dựng một cuộc sống tiến bộ của vùng dân tộc trong cả nước nói chung và tỉnh
Quảng Bình nói riêng. Trong đó, không thể không nhắc đến chương trình tái
định cư của Chính phủ đối với người Mã Liềng tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh
Quảng Bình.
Việc di chuyển đến nơi ở mới đã làm thay đổi phong tục tập quán của
người Mã Liềng như thế nào? Khả năng thích nghi của người Mã Liềng đối
với cuộc sống mới ra sao? Và hiện nay tộc người thiểu số Mã Liềng còn giữ
được những nét văn hóa gốc nào của họ, tiếp nhận được những gì từ người
Kinh? Đó là những vấn đề mà nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đang đặt ra
và chúng tôi cũng muốn góp phần tìm ra lời giải đáp cho vấn đề.
1.4. Nghiên cứu những chuyển biến trong đời sống kinh tế, văn hóa của
tộc người thiểu số Mã Liềng không chỉ giúp cho chũng ta hiểu thêm về phong
tục tập quán của một cộng đồng tộc người thiểu số ở huyện Tuyên Hóa, mà
còn giúp các cơ quan chức năng có cái nhìn toàn diện về đời sống của tộc
người này. Từ đó có những chính sách hợp lí để khôi phục, bảo tồn cũng như
phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của người Mã Liềng, tìm ra những
chính sách phát triển kinh tế và nâng cao mức sống cho người Mã Liềng.



3
Xuất phát từ nhận thức trên, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề “Sự thay đổi
trong đời sống kinh tế và văn hóa của cộng đồng người Mã Liềng (người
Chứt) ở Tuyên Hóa (Quảng Bình) sau tái định cư (từ năm 1959 đến 2012)”
để làm đề tài luận văn. Chúng tôi hy vọng là kết quả thu được sẽ góp phần
vào việc tìm định hướng phát triển kinh tế và lưu giữ, phát huy những giá trị
truyền thống văn hóa của tộc người thiểu số Mã Liềng trong cộng đồng dân
tộc Chứt nói riêng và 54 dân tộc Việt Nam nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Dân tộc Chứt là một trong những dân tộc nghèo nàn và lạc hậu nhất của
Việt Nam, mang đậm dấu ấn của người cổ xưa, đầy bí ẩn và hoàn toàn tách
biệt với thế giới văn minh bên ngoài. Từ trước đến nay, việc nghiên cứu về
dân tộc Chứt trong đó có người Mã Liềng đã được một số tác giả trong và
ngoài nước để ý đến:
Trong thời kì phong kiến và thực dân, ở Việt Nam có các tác giả Lê
Quý Đôn với tác phẩm “Phủ biên tạp lục” đề cập đến nguồn gốc và địa bàn
cư trú của nhóm Sách, Mày, Rục, Arem, Mã Liềng; Quốc sử quán triều
Nguyễn với tác phẩm “Đại Nam nhất thống chí”, “Đồng Khánh dư địa chí”
cũng đã đề cập đến sự phân bố của các nhóm người Rục, Sách, A Rem, Mày,
Mã Liềng trong dân tộc Chứt, và những nét cơ bản trong đời sống kinh tế, chủ
yếu là săn bắt, hái lượm, du canh du cư theo các nguồn nước và hang động.
Ngoài nước có một số học giả người Pháp như M.L. Cadiere với hai tác phẩm
“Những thung lũng cao ở sông Gianh” và “Cuộc sống trong những đồn bốt
nhỏ ở Quảng Bình” viết về tôn giáo và tín ngưỡng địa phương của người
Chứt;… [70, tr.8].
Thời kì Việt Nam dân chủ độc lập, một số nhà nghiên cứu trong nước
và ngoài nước mới quan tâm đến dân tộc Chứt một cách toàn diện:
Về ngôn ngữ, Trần Chí Dõi đã cho công bố các công trình “Chính sách
ngôn ngữ văn hoá dân tộc ở Việt Nam”, “Thực trạng giáo dục ngôn ngữ ở



4
vùng dân tộc miền núi ba tỉnh phía bắc Việt Nam”, “Thực trạng sử dụng ngôn
ngữ của một số dân tộc thiểu số và vấn đề đặt ra cho giáo dục ngôn ngữ trong
nhà trường ở Việt Bắc”,”Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt
Nam”, Bùi Khánh Thế “Ngôn ngữ và văn hoá các dân tộc thiểu số từ góc nhìn
quan hệ ngôn ngữ ở Việt Nam”, “Mối liên hệ giữa tập hợp ngôn ngữ Việt
Nam với Đông Nam Á”, Nguyễn Văn Hiệu “Tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng
Hán và tiếng Mông ở Việt Nam”, Vương Hữu Lễ “Tiền âm tiết trong tiếng
Bru-Vân Kiều”, A.N. Barulin “Vài vấn đề về ngữ âm tiếng Vân Kiều”,
Nguyễn Văn Tài “Thử bàn về tiếng Chứt”, “Tiếng Cuối trong nhóm Việt-
Mường”, Sololopxkaia “Về sự phân loại nội bộ các ngôn ngữ của nhóm Việt-
Mường”, I.V. Samarina “Về mối liên hệ cội nguồn các ngôn ngữ Rục, Arem”,
“Cái mới trong nghiên cứu tiếng Việt và các ngôn ngữ khác ở Đông Nam Á”,
Tạ Long - Ngô Thị Chính“Đôi nét về tính chất tên làng của người Chứt và
người Bru-Vân Kiều ở tỉnh Quảng Bình”, Nguyễn Văn Lợi “Tiếng Rục”
Hoàng Văn Ma và Tạ Văn Thông “Tiếng Bru - Vân Kiều”;……
Về nhân chủng học, dân tộc học Khổng Diễn đã có các công trình
“Dân số và dân tộc ít người ở Việt Nam”, Nguyễn Văn Mạnh “Người Chứt
ở Việt Nam”,” Người Chứt ở Bình Trị Thiên”, Phan Hữu Dật “Một số vấn
đề dân tộc Việt Nam”, “Góp phần nghiên cứu dân tộc Việt Nam”, Nguyễn
Từ Chi với “Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, … Những tư liệu
này là cơ sở khoa học cho việc xác định thành phần dân tộc Chứt. Tuy
nhiên, nhiều vấn đề về xác định nguồn gốc, về vấn đề tộc danh, quá trình
hình thành, phát triển, đặc trưng văn hóa của các nhóm tộc người còn chưa
được đi sâu nghiên cứu, nhất là đối với nhóm người Mã Liềng ở Quảng Bình
cũng như ở Hà Tĩnh.
Năm 2001, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh đã đầu tư cho Ban
Miền núi di dân và phát triển vùng kinh tế mới Hà Tĩnh thực hiện đề tài
nghiên cứu khoa học “Bước đầu nghiên cứu thực trạng kinh tế, văn hóa, xã



5
hội các dân tộc thiểu số ở vùng miền núi Hà Tĩnh và đề xuất giải pháp phát
triển” [70, tr.8].
Tiếp đó năm 2002, Sở Văn hóa Thông tin và Bảo tàng Hà Tĩnh đã kết
hợp thực hiện đề tài “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của người Mã
Liềng ở tỉnh Hà Tĩnh” do Thạc sĩ Nguyễn Trí Sơn làm chủ nhiệm đề tài. Báo
cáo khoa học của các đề tài này mới chỉ dừng lại ở việc đề cập đến một phần
nào về kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh, trong đó
có người Mã Liềng trong giai đoạn hiện nay và đề xuất một số giải pháp để
bảo tồn, phát triển mà chưa đi sâu nghiên cứu về nguồn gốc hình thành, quá
trình phát triển và sự chuyển biến trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của
người Mã Liềng [70, tr.8, 9].
Năm 2007 Ngân hàng phát triển Châu Á thực hiện dự án “Danh mục
các hành động lồng ghép vấn đề dân tộc bản địa và giới” tại Quảng Bình.
Thực chất của dự án này là hòa nhập được các mối quan tâm của người dân
tộc bản địa, nhất là phụ nữ dân tộc bản địa vào các hoạt động trong các hợp
phần của dự án. Trong dự án này các dân tộc được coi là dân tộc bản địa bao
gồm: Chứt, Bru - Vân Kiều, Tà Ôi, Cơ Tu hiện chiếm khoảng 60% dân số
trong vùng dự án.
Năm 2008 Cơ quan Văn nghệ Dân tộc & tổ chức SPERI (phụng dưỡng
thiên nhiên) đã nghiên cứu và thực hiện chuyên đề “Người Mã liềng bản Kè,
xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình đối mặt với những thách
thức” phân tích một cách sơ lược nhất những thách thức mà người Mã Liềng
đang phải đối mặt trong cuộc sống hiện tại.
Năm 2008, Ủy ban dân tộc thực hiện chuyên đề “Phát triển sản xuất và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn các xã thuộc chương trình 135 - giai
đoạn 2 (2006 - 2010)” nghiên cứu các nội dung cơ bản sau: Vai trò của quy
hoạch, sử dụng đất đai trong phát triển kinh tế - xã hội; Phát triển sản xuất và



6
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp; Bảo quản và chế biến sau thu
hoạch; Quản lý, bảo vệ rừng và các công trình cấp nước tập trung quy mô
nhỏ; Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; Đánh giá hiệu
quả sản xuất nông, lâm, ngư, nghiệp; Tiếp cận và sử dụng vốn tín dung để
phát triển sản xuất; Phân tích đánh giá lợi thế của địa phương để chọn phương
án đầu tư chuyển dịch cơ cấu sản xuất phù hợp [7, tr.6,7].
Gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo Quảng Bình,
tạp chí văn hóa Quảng Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Bình, Đài
Truyền hình Việt Nam, báo Tuổi trẻ, báo Tiền Phong, báo Biên phòng, báo
điện tử Vietnamnet, mạng Internet,… có đăng tải một số bài báo, ký sự,
phóng sự đề cập đến cuộc sống của người Mã Liềng ở Tuyên Hóa (Quảng
Bình) trong giai đoạn hiện nay như “Lập làng trên núi Cà Đay” trên báo
Nông nghiệp Việt Nam, “Người Chứt dưới chân núi Giăng Màn” của Thái
Văn Sinh (Tạp chí Hà Tĩnh số Xuân Canh Thìn năm 2000), “Người Mã Liềng
dưới chân núi Cà Đay” (Báo Tuổi trẻ năm 2005), “Con đường mới của người
Mã Liềng” (Báo Tuổi trẻ năm 2007), “Cuộc hồi sinh của người Mã Liềng
dưới chân núi Cà Đay” (báo Công an nhân dân 2007), ký sự “Kỳ bí người
Chứt” trên Báo Biên Phòng tháng 2 năm 2009, “Người Mã liềng bản Kè, xã
Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình đối mặt với những thách thức”
(Cơ quan Văn nghệ Dân tộc & tổ chức SPERI (phụng dưỡng thiên nhiên) (ra
số thứ 3 - năm 2008),“Bản sắc văn hóa của người Mã Liềng trước nguy cơ bị
mai một” (báo Văn hóa - Nghệ thuật năm 2013), “Người Chứt với dấu ấn văn
hóa nguyên thủy” (báo Văn hóa - Nghệ thuật Quảng Bình năm 2013),… Đây
là những bài viết, phóng sự hết sức sơ lược đề cập đến cuộc sống, một số
phong tục tập quán, hôn nhân gia đình, tang ma của người Mã Liềng và đề
nghị Nhà nước cần quan tâm có một chủ trương bảo tồn bản sắc văn hóa của
người Mã Liềng ở đây.



7
Tất cả những công trình, bài viết trên chủ yếu đề cập đến những lĩnh
vực riêng nào đấy của người Mã Liềng như đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội,
ngôn ngữ; những câu chuyện về phong tục, tập quán lạc hậu; những điều kì bí
chưa thể lí giải; hay có bài viết đề cập đến tình hình giáo dục, đời sống người
dân tại nơi ở mới,… chứ chưa phải là công trình mang tính tổng quát và sâu
sắc về đời sống kinh tế và văn hóa của tộc người thiểu số Mã Liềng.
Do đó, với việc nghiên cứu đề tài “Sự thay đổi trong đời sống kinh tế
và văn hóa của cộng đồng người Mã Liềng (người Chứt) ở Tuyên Hóa
(Quảng Bình) sau tái định cư (từ năm 1959 đến 2012)”, chúng tôi muốn
khái quát nên một bức tranh toàn diện nhất về những chuyển biến từ kinh tế
đến văn hóa - xã hội, đặc biệt là có những thông tin được cập nhật mang tính
thời sự hàng ngày.
Đề tài của chúng tôi cũng sẽ tìm ra những kết luận chung nhất trên cơ
sở phân tích, so sánh, đối chiếu các quan điểm từ những nhà nghiên cứu trước
và kết quả điền dã mà chúng tôi thu được, để làm sáng tỏ những nét kinh tế và
đặc trưng văn hóa của tộc người thiểu số Mã Liềng ở huyện Tuyên Hóa
(Quảng Bình). Tuy phạm vi đề tài nhỏ chỉ bó hẹp trong phạm vi một huyện,
nhưng đây là một đề tài hoàn toàn mới. Hy vọng, đề tài này sẽ góp ít nhiều về
mặt khoa học cũng như mặt thực tiễn trong việc tìm hiểu đời sống kinh tế, văn
hóa của người Mã Liềng nói riêng và 54 dân tộc Việt Nam nói chung.
3. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ quá trình thực hiện di dân tái định cư đã làm thay đổi đời sống
của người Mã Liềng ở huyện Tuyên Hóa (với 4 bản: Cà Xen ở Thanh Hóa,
bản Kè, bản Cáo, bản Chuối ở xã Lâm Hóa). Nghiên cứu tập trung vào những
vấn đề cơ bản sau:
1. Làm rõ nguồn gốc, quá trình hình thành và những nét cơ bản trong
đời sống kinh tế - văn hóa trước và sau khi thực hiện quá trình di dân TĐC

của người Mã Liềng ở Tuyên Hóa (Quảng Bình).


8
2. Làm rõ sự chuyển biến trong đời sống kinh tế của người Mã Liềng
trong quá trình TĐC.
3. Làm rõ sự chuyển biến trong đời sống văn hóa của người Mã Liềng
trong quá trình TĐC.
4. Chỉ ra những điều bất cập cần khắc phục nhằm ổn định và cải thiện
đời sống cho đồng bào Mã Liềng TĐC nói riêng và đồng bào TĐC nói chung,
góp phần vào công tác bảo tồn và phát triển bền vững (PTBV) cộng đồng
người Mã Liềng cũng như tài nguyên thiên nhiên (TNTN).
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự thay đổi trong đời sống kinh tế -
văn hóa của người Mã Liềng ở Tuyên Hóa (Quảng Bình)
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về không gian.
Trong đề tài này chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu sự biến đổi về đời sống
kinh tế - văn hóa của đồng bào Mã Liềng (Chứt) ở Tuyên Hóa (Quảng Bình).
- Giới hạn về thời gian.
Đề tài tập trung nghiên cứu những chuyển biến về đời sống kinh tế và
ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa, xã hội của người Mã Liềng từ năm
1959 đến năm 2012. Những nội dung khác không nằm trong phạm vi nghiên
cứu của đề tài.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
- Tư liệu lưu trữ
+ Các tài liệu do UBND tỉnh Quảng Bình; Cục Thống kê; Ban Tôn
giáo, Dân tộc; Ban Miền núi di dân và phát triển vùng kinh tế mới Quảng

Bình, Bảo tàng Quảng Bình, Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Quảng Bình xuất bản
như: “Lịch sử Quảng Bình”; “Thống kê hộ đồng bào dân tộc tỉnh Quảng


9
Bình”; “Bước đầu nghiên cứu thực trạng kinh tế, văn hóa, xã hội các dân tộc
thiểu số ở vùng miền núi Quảng Bình và đề xuất giải pháp phát triển”; “Sổ
tay công tác dân tộc của ủy ban dân tộc tỉnh Quảng Bình”; “Dự án định
canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số bản Chuối, bản Cáo xã Lâm Hóa
huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình”; “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa
của người Mã Liềng ở Quảng Bình”; “Niên giám thống kê Quảng Bình các
năm 1989, 1999, 2009”,…
+ Các tài liệu do UBND, Ban Dân vận, Phòng Tài nguyên và Môi
trường, phòng Thống kê, phòng Văn hóa huyện Tuyên Hóa, UBND xã Lâm
Hóa, Thanh Hóa… xuất bản, các bản báo cáo công tác dân tộc, báo cáo tổng
kết, các bảng thống kê, các Nghị quyết chỉ thị của các phòng ban thuộc
UBND huyện, Huyện ủy và UBND xã Thanh Hóa, Lâm Hóa.
- Tư liệu nghiên cứu:
+ Sách của Viện dân tộc học: “Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các
tỉnh phía Bắc)”, “Về vấn đề xác định thành phần các dân tộc thiểu số ở
miền Bắc Việt Nam”, “Dân số các dân tộc ít người ở Việt Nam”, “Bản sắc
văn hóa các dân tộc”, “Giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu
số Việt Nam”,
+ Các sách về văn hóa như “Việt Nam văn hóa sử cương” của Đào Duy
Anh; “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của Trần Quốc Vượng; “Tìm về bản sắc văn
hóa Việt Nam” của Trần Ngọc Thêm; “Văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh”, “Bản
sắc văn hóa của người Nghệ Tĩnh”; “Hợp tuyển thơ văn các dân tộc thiểu số
Việt Nam”, “Truyện cổ các dân tộc miền núi Bắc trung bộ”; các tạp chí “Dân
tộc và Thời đại”, “Văn hóa các dân tộc”, “Tạp chí Dân tộc học”,…
+ Các công trình nghiên cứu của các nhà dân tộc học: M.L Cadiere:

“Những thung lũng cao ở sông Gianh” và “Cuộc sống trong những đồn bốt
nhỏ ở Quảng Bình”; GS.TS Phan Hữu Dật: “Góp phần nghiên cứu dân tộc
học Việt Nam”; Khổng Diễn: “Dân số và dân số tộc người ở Việt Nam”; Trần


10
Trí Dõi: “Thực trạng kinh tế và văn hóa của ba nhóm tộc người đang có nguy
cơ bị biến mất”; Bế Viết Đẳng: “Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh
tế - xã hội ở miền núi”; Tạ Long: “Về mối quan hệ cộng đồng tộc người giữa
ba nhóm “Mày”, “Rục”, “Sách””; Nguyễn Văn Mạnh: “Người Chứt ở Bình
Trị Thiên” và “Người Chứt ở Việt Nam”; Võ Văn Tuyển: “Người Mã Liềng ở
bản Rào Tre”,…
+ Các công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học: Phạm Đức
Dương với “Về mối quan hệ thân thuộc giữa các ngôn ngữ thuộc nhóm Việt -
Mường miền Tây tỉnh Quảng Bình”, Trần Trí Dõi: “Các giai đoạn lịch sử
trong tiếng Việt”, Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Văn Lợi, Những bài viết về vấn
đề di dân của Nguyễn Văn Chính như “Biến đổi kinh tế - xã hội và vấn đề di
chuyển lao động nông thôn - đô thị ở miền Bắc Việt Nam, Đông Nam Á và
Nhật Bản” (1997). “Di dân nội địa ở Việt Nam: Các chiến lược sinh tồn và
những khuôn mẫu đang thay đổi” (2000), và phần trình bày của Khổng Diễn
về quá trình di dân cả nước cũng như di dân của các dân tộc qua 2 kỳ tổng
điều tra dân số 1979 và 1989 trong công trình nghiên cứu “Dân số và dân số
học tộc người ở việt Nam” (1995) [59, tr.19].
+ Các công trình nghiên cứu của các học viên, sinh viên tại các trường
Đại học: Lâm Minh Châu với “Tái định cư và sự biến đổi kinh tế - văn hóa -
xã hội trong đời sống người Thái (Nghiên cứu trường hợp bản tái định cư
Nậm Rên, xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La”; Đỗ Văn Hòa, “Tác
động của định canh, định cư và di dân phát triển vùng kinh tế mới đến phát
triển kinh tế - xã hội và môi trường bền vững miền núi”; Bùi Minh Thuận,
“Tái định cư và sự thay đổi trong đời sống nhóm Đan Lai (Thổ) ở vườn Quốc

gia Pù Mát; Phạm Khắc Lanh “Đời sống kinh tế - văn hóa- xã hội của tộc
người Mã Liềng ở bản Rào Tre (Hương Khê - Hà Tĩnh) từ năm 1958 đến
2009; Nguyễn Thị Vui, “Thực trạng đời sống của cộng đồng người Thái tái
định cư ở bản Mà - Thanh Chương - Nghệ An,…


11
- Tư liệu điền giã:
+ Tư liệu hiện vật: Bao gồm nhà cửa, các vật dụng gia đình, các công
cụ lao động, tranh ảnh sưu tầm, tự chụp… của người Mã Liềng tại địa
phương, ngoài ra còn khảo sát một số địa điểm mà người Mã Liềng đã từng
sinh sống trước khi đến định cư tại bản Cà Xen xã Thanh Hóa, và bản Cáo,
bản Kè, bản Chuối xã Lâm Hóa
+ Tư liệu truyền miệng: Tác giả đã trực tiếp gặp gỡ và trao đổi với các
già làng, trưởng bản, những người có kinh nghiệm là người Mã Liềng, trao
đổi với các đồng chí bộ đội biên phòng đang cắm bản giúp đỡ đồng bào Mã
Liềng hòa nhập cuộc sống, các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian địa phương.
Đặc biệt là gặp gỡ, trao đổi với một số người đã từng trực tiếp tìm ra người
Mã Liềng và vận động bà con xuống núi sinh sống để từ đó đối chiếu, so sánh
và có cái nhìn toàn diện hơn về nhóm người này.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành những yêu cầu mà đề tài đặt ra, chúng tôi đã sử dụng
phương pháp sử học Mácxit và tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc từ
lúc sưu tầm, chỉnh lí tài liệu cho đến quá trình thực hiện đề tài. Ngoài ra, còn
sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp liên ngành để
xử lí tài liệu, đánh giá, phân tích sự kiện.
Để đề tài phong phú và mang tính hiện thực, tác giả đã tiến hành điền
dã trực tiếp trên địa bàn cư trú của người Mã Liềng ở huyện Tuyên Hóa, trực
tiếp thăm hỏi, phỏng vấn những người già làng, trưởng bản, bộ đội biên
phòng để bổ sung tư liệu.

6. Đóng góp của luận văn
6.1. Luận văn nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ về nguồn gốc,
quá trình phát triển, xác định tộc danh cũng như những biến đổi trong đời
sống kinh tế, văn hóa, xã hội của tộc người Mã Liềng ở bản Cáo, bản Kè, bản


12
Chuối xã Lâm Hóa, bản Cà Xen xã Thanh Hóa thuộc huyện Tuyên Hóa
(Quảng Bình) từ năm 1959 đến năm 2012.
6.2. Luận văn cho thấy những giá trị văn hóa truyền thống của tộc
người Mã Liềng ở Tuyên Hóa (Quảng Bình) vừa phong phú vừa đa dạng
nhưng vẫn có những đặc điểm riêng biệt, những bản sắc văn hóa riêng của tộc
người mình so với văn hóa của các nhóm thuộc dân tộc Chứt cũng như của 54
dân tộc anh em.
6.3. Kết quả nghiên cứu của luận văn là một tài liệu có ích cho các nhà
nghiên cứu hoạch định những chính sách hợp lý nhằm bảo tồn và phát huy
những giá trị truyền thống của người Mã Liềng. Xây dựng chiến lược và sách
lược phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng cho các dân
tộc ít người ở vùng miền núi Quảng Bình nói chung và tộc người thiểu số Mã
Liềng nói riêng.
6.4. Luận văn là nguồn tư liệu quan trọng giúp ích cho việc biên soạn,
nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương ở các trường Trung học, Cao
đẳng và Đại học. Ngoài ra còn có tác dụng giáo dục lòng tự hào dân tộc, tình
cảm trân trọng và biết giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của tộc
người trong tầng lớp nhân dân ở Tuyên Hóa nói riêng ở Quảng Bình nói
chung, nhất là đối với bộ phận học sinh, sinh viên những chủ nhân tương lai
của đất nước.
6.5. Luận văn còn là một tư liệu quý cho các nhà nghiên cứu lịch sử,
dân tộc học, văn hóa, các nhà quản lý của chính quyền địa phương trong
việc tìm hiểu nguồn gốc, sự phát triển kinh tế, truyền thống văn hóa để từ đó

hoạch định chính sách định cư, xây dựng phong trào toàn dân đoàn kết, xây
dựng đời sống văn hóa, an ninh quốc phòng cho tộc người thiểu số Mã Liềng
trong thành phần dân tộc Chứt và cho cộng đồng các dân tộc ở Tuyên Hóa
(Quảng Bình).


13
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của luận văn chia làm 3 chương chính:
Chương 1. Đời sống kinh tế - văn hóa của cộng đồng người Mã Liềng
ở Tuyên Hóa trước khi tái định cư.
Chương 2. Đời sống kinh tế của cộng đồng người Mã Liềng ở Tuyên
Hóa sau khi tái định cư.
Chương 3. Đời sống văn hóa - xã hội của cộng đồng người Mã Liềng ở
Tuyên Hóa sau khi tái định cư.




14
Chương 1
ĐỜI SỐNG KINH TẾ - VĂN HÓA
CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÃ LIỀNG TRƯỚC KHI TÁI ĐỊNH CƯ

1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Tuyên Hóa
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý hành chính, địa hình
Huyện Tuyên Hóa là huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc tỉnh Quảng
Bình, có ranh giới: Phía Bắc giáp huyện Hương khê và Kỳ Anh của tỉnh Hà

Tĩnh, phía Tây giáp huyện Minh Hoá và nước bạn Lào, phía Nam giáp huyện
Bố Trạch, phía Đông giáp huyện Quảng Trạch của tỉnh Quảng Bình. Tính đến
thời điểm 31/12/2010, dân số toàn huyện là 78.560 người, phân bố trên 9 xã,
1 thị trấn, đa số là người dân tộc Kinh, ngoài ra có người Mã Liềng sống quy
tụ trong 5 bản của 2 xã Thanh Hoá, Lâm Hoá gồm 113 hộ, 462 khẩu [26, tr. 5]
Tuyên Hóa nằm về phía Tây - Nam dãy Hoành Sơn, giáp với dãy
Trường Sơn, có địa hình hẹp, độ dốc giảm (nghiêng) dần từ Tây sang Đông và
bị chia cắt bởi nhiều sông, suối, núi đá; Độ cao so với mực nước biển vùng
thấp từ 2 - 6 m, vùng cao từ 25 - 100 m. Địa hình phía Tây Bắc là núi cao và
thấp dần về phía Đông - Nam. Toàn huyện có thể chia thành 3 dạng địa hình
chính: Địa hình núi cao trung bình, địa hình vùng gò đồi đan xen các thung
lũng, địa hình vùng đồng bằng
1.1.1.2. Khí hậu, thời tiết và thủy văn
- Khí hậu: Tuyên Hóa nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa,
mỗi năm có 2 mùa chính, lượng mưa hàng năm bình quân khoảng 2.300 -
2.400 mm, cao nhất toàn tỉnh; nhiệt độ bình quân 24 - 25
o
C. Mùa khô
thường bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 9, nhiệt độ bình quân 25 - 26,5
o
C, cao
nhất là 39
o
C; Mùa mưa thường bắt đầu từ giữa tháng 9 đến tháng 02 năm


15
sau, nhiệt độ bình quân 20 - 21
o
C, thấp nhất là 10

0
C. Mưa lớn, tập trung vào
tháng 9, 10, 11.
- Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình 83%, song nhìn chung
không ổn định. Vào mùa mưa, độ ẩm không khí thường cao hơn mùa khô từ
10 - 15%.
- Gió: chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính: Mùa Đông có gió mùa
Đông Bắc thịnh hành thổi theo hướng Bắc - Đông Bắc. Mùa Hè chủ yếu gió
Tây Nam khô nóng xuất hiện từng đợt, bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào
tháng 7.
- Thủy văn: Toàn huyện chịu ảnh hưởng bởi lưu vực hệ thống sông
Gianh (Rào Nậy, Rào Nan), sông Nan, Ngàn Sâu, khe Nét, khe Chằm Nốt,
khe Đập Hà, khe Dong, khe Tre, khe Hồ Bẹ… Sông ngòi của huyện có đặc
điểm là ngắn và dốc nên tốc độ dòng chảy rất lớn. Mặt khác sông ngắn nên về
mùa khô, nước mặn dâng lên xâm nhập đến Minh Cầm gây thiệt hại cho sản
xuất nông nghiệp [26, tr. 6]
1.1.1.3. Tài nguyên đất, nước, rừng.
Tài nguyên đất: Theo báo Quy hoạch sử dụng đất, toàn huyện có
115.098,44 ha. Do đặc điểm của địa hình nên đất đai của huyện Tuyên Hóa
hình thành các nhóm chủ yếu sau:
- Nhóm đất feralit có nguồn gốc từ đá mẹ.
- Nhóm đất phù sa cổ và đất feralit chủ yếu phân bố ở các địa hình núi
thấp hoặc gò đồi.
- Nhóm đất phù sa bồi đắp hàng năm phân bổ chủ yếu các vùng ven
sông chính và các thung lũng đan xen ở vùng gò đồi.
Tài nguyên nước: Với số lượng sông suối phân bố dày đặc và rộng
lớn, huyện Tuyên Hóa có tiềm năng về nguồn nước ngọt rất lớn. Hiện tại
huyện có 3 dòng sông lớn chảy qua: Sông Gianh (hai nhánh: Rào Trổ, Rào

×