Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.04 KB, 3 trang )


Tiết: 109 - 110
MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC:
KỊCH, VĂN NGHỊ LUẬN
A. Mục tiêu bài học
Qua bài học, nhằm giúp HS:
- Hiểu khái quát đặc điểm của một số thể loại văn học: kịch, nghị luận
- Vận dụng những hiểu biết đã học vào việc đọc và cảm thụ văn
B. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV Ngữ văn 11
- Thiết kế bài học
- Các tài liệu tham khảo khác
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp đọc hiểu, kết hợp phân tích, so sánh, gợi mở.
- Tích hợp phân môn Tiếng Việt, Đọc văn, Làm văn.
D. Tiến trình giờ học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận ?
Hoạt động của Thầy và Trò Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1:
GV: - Cho Hs đóng vai trong
tác phẩm truyện cười “Nhưng
nó phải bằng hai mày”.
+ Nhân vật Cải.
+ Nhân vật Ngô.
+ Nhân vật ông quan.
-> HS nhận xét thành phần
tham gia vở kịch
GV: Em đã được học những
tác phẩm kịch nào trong
chương trình ngữ văn THPT?


Kịch là gì ?
HS trả lời GV chốt lại
GV: Đối tượng và đặc trưng
phản ánh của kịch là gì?
HS trả lời
GV: Nhân vật kịch và ngôn
ngữ nhân vạt kịch có điẻm gì
I. Kịch
1. Khái lược về kịch
Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, có sự tham gia
của nhiều người: đạo diễn, diễn viên, hoạ sĩ, nhạc công, vũ
đạo, ca sĩ, kĩ thuật âm thanh, ánh sáng, ghi hình…(trong đó
3 đối tượng quan trọng nhất là kịch bản, đạo diễn và diễn
viên).
2. Đặc trưng
- Đối tượng phản ánh của kịch là những mâu thuẫn xung đột
trong đời sống xã hội và con người – xung đột kịch.
- Xung đột kịch có vai trò quan nhất, tạo tính kịch, hấp dẫn,
lôi cuốn.
- Hành động kịch do nhân vật kịch thể hiện góp phần thể
hiện xung đột kịch.
- Nhân vật kịch: (chính, phụ; phản diện, chính diện…) bằng
lời thoại và hành động thể hiện tính cách, xung đột kịch,
qua đó thể hiện chủ đề vở kịch.
- Cốt truyện kịch: phát triển theo xung đột kịch, qua các giai
1

chú ý?
HS dựa vào sgk -> trả lời
GV: Bố cục kịch?

GV: yêu cầu để đọc văn bản
kịch?
Hoạt động 2:
GV: Em đã được học những
thể loại văn nghị luận nào
trong chương trình THPT?
HS trả lời GV chốt lại
-> Thế nào là văn nghị luận?
đoạn: mở đầu – thắt nút – phát triển - điểm đỉnh – giải
quyết
- Thời gian, không gian kịch: có thể một địa điểm, nhiều địa
điểm; một ngày, nhiều ngày, hàng năm, nhiều năm, nhiều
thế hệ…
- Ngôn ngữ kịch: Thể hiện trong lời thoại, mang tính hành
động và khẩu ngữ: đối thoại và độc thoại, làm nổi bật tính
cách nhân vật.
- Bố cục kịch: Một vở kịch được chia thành nhiều màn (hồi)
khác nhau. Mỗi màn(hồi) lại được chia thành nhiều lớp
(cảnh ) khác nhau.
- Phân loại kịch
+ Căn cứ vào tính truyền thống hay hiện đại: Kịch dân gian
(chèo, tuồng, cải lương…), kịch cổ điển (trước XX), kịch
hiện đại (từ XX)
+Căn cứ vào tính chất : bi kịch, hài kịch, chính kịch (xung
đột trong cuộc sống), kịch lịch sử
+ Căn cứ vào ngôn ngữ diễn đạt: Kịch nói, kịch hát múa,
kịch thơ, kịch rối, kịch câm…
3. Yêu cầu đọc kịch bản văn học .
- Đọc kĩ phần giới thiệu, tiểu dẫn
- Tập trung vào lời thoại của nhân vật

- Phân tích hành động kịch
- Khái quát chủ đề tư tưởng, đánh giá giá trị của đoạn trích
và toàn vở kịch
II. Văn nghị luận
1. Khái lược về văn nghị luận
- Khái niệm: Nghị luận là một thể loại văn học dùng lí lẽ,
phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó (xã
hội, chính trị, văn học …) nhằm tranh luận, thuyết phục, bác
bỏ, khẳng định, phủ nhận…giúp người đọc hiểu rõ vấn đề
nêu ra.
- Căn cứ vào thời gian xuất hiện: Nghị luận dân gian (tục
ngữ), nghị luận trung đại (chiếu, hịch, cáo, thư dụ…), nghị
luận hiện đại (tuyên ngôn, lời kêu gọi, xã luận, phê bình…)
- Căn cứ vào đối tượng và vấn đề nghị luận: Nghị luận xã
hội – chính trị (chính luận), nghị luận văn học (phê bình,.
nghiên cứu, bình giảng, phân tích…)
2

GV: Cần chú ý những yêu cầu
gì khi đọc văn nghị luận?
2. Yêu cầu đọc văn nghị luận
- Tìm hiểu thân thế tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm.
- Phát hiện chính xác luận đề và hệ thống luận điểm.
- Đánh giá giá trị của hệ thống luận điểm.
- Tìm hiểu phương pháp luận chứng làm sáng tỏ luận điểm.
- Tìm hiểu và đánh giá thái độ, cảm xúc, tình cảm của người
viết.
- Tìm hiểu và đánh giá sự đặc sắc độc đáo riêng của người
viết.
5. Củng cố và dặn dò

- Nhắc lại kiến thức cơ bản về 2 thể loại trên.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
3

×