Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

LÝ THUYẾT về QUẢN TRỊ CÔNG tác xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.17 KB, 31 trang )

BÀI 1: LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Từ rất xa xưa trong lịch sử, con người đã từng biết đến các hoạt động quản trị
và vai trò của nó trong tổ chức và quản lý xã hội. Điều đó thể hiện ở cách thức phối
hợp trong công việc chung của cộng đồng. Ngày nay, với sự chuyên môn hóa trong
sản xuất xã hội ngày càng sâu sắc và sự phát triển rực rỡ của khoa học- kỹ thuật thì
hoạt động quản trị càng khẳng định được ý nghĩa lớn lao của nó với cuộc sống của
con người.
Mặc dù quản trị đã tồn tại từ rất lâu nhưng khoa học quản trị thì còn rất mới
mẻ.Điều đó đòi hỏi chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng khoa học quản trị
để phục vụ cho cuộc sống của mình.
I. Mô tả môn học, nội dung môn học
Mô tả môn học
Quản trị công tác xã hội nhấn mạnh việc thực hành quản trị công tác xã hội
trong các cơ sở an sinh xã hội đặc biệt là các trung tâm bảo trợ xã hội và trung tâm
công tác xã hội.
Chú trọng công tác hoạch định, tổ chức, kiểm soát và nhân sự cũng như các chức
năng quản trị khác để đáp ứng nhu cầu thân chủ đặc thù.
Xem xét các hoạt động của các cơ sở an sinh xã hội và các biện pháp cải tiến
việc quản lý
Nội dung bài 1
Giới thiệu các lý thuyết và khái niệm về quản trị công tác xã hội được rút ra
từ các lý thuyết tổ chức, công tác xã hội và các khoa học hành vi khác với những
khía cạnh riêng biệt của nó
Bàn luận về thuật ngữ Quản trị xã hội và Quản trị an sinh xã hội hiện đang
đươc một số tác giả sử dụng chung
1
II. Lý thuyết tổng quát về Quản trị công tác xã hội
1. Các lý thuyết Quản trị CTXH
1.1. Các định nghĩa
Định nghĩa Quản trị:
Trong khoa học quản trị, khi nghiên cứu trên các phương diện của quản trị, các


nhà khoa học đã đưa ra rất nhiều cách hiểu ở các góc độ khác nhau về quản trị.
Quản trị được Herman Stein định nghĩa là “một tiến trình xác định và đạt các mục
tiêu của một tổ chức thông qua một hệ thống phối hợp và hợp tác” . Nó được xem
như là một tiến trình, một phương pháp hay một loạt các mối quan hệ giữa và trong
những người cùng làm việc để đạt các mục tiêu chung trong một tổ chức. Nó là một
tiến trình liên tục hướng tới sự tăng trưởng và phát triển của tổ chức.
Mary Parker Follett (1868-1933)–Một nhân viên công tác xã hội Mỹ, nhà
nghiên cứu về lý thuyết hành vi (Behaviourism) định nghĩa: “Quản trị là việc hoàn
thành công việc thông qua người khác”. Định nghĩa này nói lên rằng những nhà quản
trị đạt được mục tiêu của tổ chức bằng cách sắp xếp, giao việc cho những người khác ,
chứ không phải hoàn thiện công việc bằng chính mình. Với quan điểm này Mary
Parker Follett đã không coi quản trị là một công việc đòi hỏi nhà quản trị phải nỗ lực
làm việc và tham gia vào quá trình làm việc chung với những người thuộc quyền quản
lý của họ.
Koontz và O' Donnell trong giáo trình “ Những điều cốt yếu của quản lý”
định nghĩa: “ Có lẽ không có lĩnh vực hoạt động nào của con người quan trọng hơn
là công việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản trị, ở mọi cấp độ và trong mọi cơ sở đều
có một nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá
nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục
tiêu của mình”
2
Định nghĩa Quản trị xã hội:
Quản trị xã hội, theo Hanlan, chú trọng vào các chính sách, hoạch định và
quản trị hàng hóa và dịch vụ có liên quan tới các thiết chế chính trị, xã hội và kinh tế
và liên quan tới các quyết định phân bổ tài nguyên quốc gia đối với những nhu cầu
an sinh xã hội. Nói chung quản trị xã hội nói tới quản trị trong các lĩnh vực sức
khỏe, giáo dục và những lĩnh vực phát triển xã hội khác.
Định nghĩa Quản trị An sinh xã hội:
Quản trị an sinh xã hội đề cập cụ thể hơn tới các tiến trình quản trị trong một
cơ sở an sinh xã hội, sự hình thành các chính sách và kế hoạch của cơ sở và việc

thực hiện bằng các chương trình và dịch vụ cho từng nhóm thân chủ cụ thể. Nó cũng
được xem như là quản trị cơ sở xã hội.
Định nghĩa Quản trị công tác xã hội:
Quản trị công tác xã hội là một phương pháp của công tác xã hội có liên
quan tới việc cung ứng và phân phối các nguồn tài nguyên xã hội giúp con người
đáp ứng nhu cầu của họ và phát huy tiềm năng bản thân.Người ta cho rằng khi
chuyển đổi các chính sách xã hội thành các chương trình và dịch vụ, nhà quản trị
công tác xã hội áp dụng một sự tổng hợp các phương pháp công tác xã hội vào tiến
trình quản trị.Theo Walter Friedlander, quản trị công tác xã hội là một phương
pháp của công tác xã hội dựa vào các nguyên tắc và kỹ thuật của khoa học quản trị
nói chung nhưng đề cập đến những công việc đặc thù của công tác xã hội là nhận
diện và giải quyết các vấn đề của con người và thỏa mãn các nhu cầu con người.
Skidmore tóm tắt quản trị công tác xã hội là “hành động của đội ngũ nhân sự sử
dụng các tiến trình xã hội để chuyển đổi các chính sách xã hội của cơ sở bằng việc
cung ứng các dịch vụ xã hội”.
3
1.2. Các lý thuyết Quản trị công tác xã hội
Quản trị khoa học do Frederick Taylor đề ra vào những năm đầu 1900. Taylor
giả định rằng người công nhân được thúc đẩy chủ yếu bằng sự đảm bảo về tài chính
và bầu không khí làm việc ổn định đảm bảo được trả lương đầy đủ và đều đặn.Họ
làm việc hợp lý. Họ ưa thích công việc giản đơn và cần hướng dẫn và giám sát.
Quản trị viên đưa ra áp dụng những cách thức tốt hơn để tăng năng suất lao động
của công nhân sử dụng “một phương thức tốt nhất” để làm việc. Nó nhấn mạnh việc
phân công lao động, sử dụng đồng hồ bấm giờ và nghiên cứu các động tác. Người
công nhân được xem là “con người kinh tế” hay người ta đối xử như là cái máy, bị
thúc đẩy bởi tiền thưởng, tiền hoa hồng và trả lương theo sản phẩm.
Quản trị hành chính được biết đến nhiều qua các công trình của Henry Fayol
và Mary Parker Follett. Fayol tán thành 14 nguyên tắc quản trị căn bản được Follett
phát triển sâu hơn gồm nhu cầu về sự nhạy cảm của quản trị viên đối với cá nhân
con người. Henry Gantt đưa ra một biểu đồ thời gian (biểu đồ Gantt) giúp cho công

việc sản xuất có hiệu quả. Những nội dung này sẽ được bàn luận trong những phần
khác.
Quản trị cổ điển có liên quan tới thuyết hành chánh thư lại của Max Weber.
Ông ta tin rằng thuyết hành chánh thư lại là lý thuyết tổ chức lý tưởng của thế kỷ 20.
Mô hình thư lại là một mô hình tổ chức được xây dựng theo các nguyên tắc đề cao
tính hiệu quả. Weber đặt trọng tâm vào việc sắp xếp khách hàng (“xử lý khách
hàng”) thông qua các phương pháp công tác nhân sự và xây dựng cơ cấu tổ chức có
nhấn mạnh đến quản trị khoa học và quản trị hành chánh để đạt hiệu quả kinh tế (lợi
nhuận).Những công việc này sẽ được thảo luận trong phần Tổ chức.
Trường phái quản trị dựa vào mối quan hệ nhân sự ra đời sau các nghiên cứu
nổi tiếng của Elton Mayo được biết dưới tên gọi là các thí nghiệm Hawthorn. Các
tác giả khác có đóng góp cho trường phái này là : Abraham Maslow, Frederick
Herzberg và David McClelland. Nghiên cứu của Mayo đưa đến kết luận rằng những
4
vấn đề xã hội (như được tham gia vào nhóm, sự thừa nhận và quan tâm trong quản
lý) cũng như nội dung công việc ành hưởng đến năng suất lao động của người công
nhân. Các nhu cầu của cá nhân phải được tổ chức xem xét để đảm bảo năng suất
cao.Khái niệm “con người xã hội” nhấn mạnh những yếu tố phi vật chất khi thúc
đầy động viên năng suất người công nhân. Làm việc phức tạp nhiều hơn và hòa
nhập với những người khác chứ không phải chuyên môn hóa và sản xuất dây chuyền
là phù hợp với các nhu cầu xã hội của con người.
Trường phái hành vi gắn với hành vi lãnh đạo được nhận diện, lưu giữ và xác
minh. Mạng quản lý (Ô quản lý) phát triển vào những năm 1950 và được Robert
Blake và Jane Mouton hoàn chỉnh sau đó được sử dụng rộng rãi như là khung khảo
sát các kiểu lãnh đạo hiện hữu.Năm 1960, Douglas McGregor viết một trong những
cuốn sách có giá trị về lãnh đạo, đó là cuốn Khía cạnh con người của doanh nghiệp
trong đó ông đưa ra hai lý thuyết lãnh đạo dựa trên bản chất con người và công việc.
Một lý thuyết ông gọi là Thuyết X, còn cái kia là Thuyết Y. Những lý thuyết này và
công tác lãnh đạo sẽ được bàn luận trong những phần khác.
Trường phái Quản trị ngẫu nhiêndựa vào nghiên cứu của Fred E. Fiedler.

Ông ta kết luận rằng không có một phương thức lãnh đạo nào lý tưởng hay một cách
quản lý tốt nhất. Thay vào đó ông cho rằng phong cách lãnh đạo tốt là cách đáp ứng
những nhu cầu của một tình huống cụ thể nào đó.Những tình huống khác nhau cần
những quyết định khác nhau và cách quản lý khác nhau.Tuy nhiên, nhà quản trị sẽ
đưa ra quyết định đúng đắn nếu họ đánh giá đúng nhu cầu của tình huống và có
được kỹ năng ra quyết định.
Quản trị chất lượng toàn thể là một cách tiếp cận khác nhằm thay đổi các mối
quan hệ và tiến trình nơi làm việc để nâng cao thực hành công việc do W. E.
Deming đề xướng. Trong đó, những cách thức thực hành công việc chủ yếu như đặt
trọng tâm vào khách hàng, sự cam kết của toàn tổ chức trong việc cải tiến liên tục và
làm việc theo nhóm được xem như dẫn đến cả chất lượng (ít phải làm lại, khách
hàng hài lòng hơn hay những đòi hỏi hợp pháp của khách hàng) lẫn những thành
5
quả liên quan đến công việc như sự thỏa mãn (của công nhân), truyền thông (tích
cực hơn) và nhận thức (tích cực hơn) về môi trường làm việc. Ông ta ước tính rằng
“công nhân chỉ chịu trách nhiệm 15% những vấn đề còn người quản lý chịu trách
nhiệm 85%.”Vì vậy cần đến sự cam kết của toàn thể tổ chức từ người điều hành cho
đến nhân viên cấp thấp nhất.Quản trị chất lượng toàn thể (TQM) nhấn mạnh cải tiến
liên tục và loại bỏ các khiếm khuyết trong bộ máy tổ chức và các hoạt động của nó.
2. Phân biệt Quản trị, Quản trị xã hội, Quản trị CTXH, Quản trị trong các
lĩnh vực, Quản trị an sinh xã hội; phân biệt quản trị với quản lý
2.1. Phân biệt quản trị với quản lý
Khái niệm về Quản lý:
Quản lý được định nghĩa là một công việc mà một người lãnh đạo học suốt đời
không thấy chán và cũng là sự khởi đầu của những gì họ nghiên cứu. Quản lý được
giải thích như là nhiệm vụ của một nhà lãnh đạo thực thụ, nhưng không phải là sự
khởi đầu để họ triển khai công việc. Như vậy, có bao nhiêu nhà lãnh đạo tài ba thì
có bấy nhiêu kiểu định nghĩa và giải thích về quản lý.
Vậy suy cho cùng quản lý là gì? Định nghĩa quản lý là yêu cầu tối thiểu nhất
của việc lý giải vấn đề quản lý dựa trên lí luận và nghiên cứu quản lý học.

Xét trên phương diện nghĩa của từ, quản lý thường được hiểu là chủ trì hay phụ
trách một công việc nào đó.
Bản thân khái niệm quản lý có tính đa nghĩa nên có sự khác biệt giữa nghĩa
rộng và nghĩa hẹp. Hơn nữa, do sự khác biệt về thời đại, xã hội, chế độ, nghề nghiệp
nên quản lý cũng có nhiều giải thích, lý giải khác nhau. Cùng với sự phát triển của
phương thức xã hội hoá sản xuất và sự mở rộng trong nhận thức của con người thì
sự khác biệt về nhận thức và lý giải khái niệm quản lí càng trở nên rõ rệt.
Quản lý theo định nghĩa của các trường phái quản lý học:
Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong và
ngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý. Cho đến nay, vẫn
chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý. Đặc biệt là kể từ thế kỷ 21, các quan
6
niệm về quản lý lại càng phong phú. Các trường phái quản lý học đã đưa ra những
định nghĩa về quản lý như sau:
 Tailor: “Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm việc gì và hãy
chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm”
 Fayel: “Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp,
chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo,
điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo
điều chỉnh và kiểm soát ấy”.
 Hard Koont: "Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con
người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định".
 Peter F Druker: "Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn. Bản chất của nó không
nằm ở nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng nó không nằm ở sự logic mà
ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích".
 Peter. F. Dalark: "Định nghĩa quản lý phải được giới hạn bởi môi trường bên
ngoài nó. Theo đó, quản lý bao gồm 3 chức năng chính là: Quản lý doanh
nghiệp, quản lý giám đốc, quản lý công việc và nhân công".
Chủ trương của Peter. F. Dalark là giới hạn doanh nghiệp từ góc độ xã hội, lấy
quản lý làm chức năng chính của doanh nghiệp. Vì thế, quản lý trở thành chức năng

và vai trò của tổ chức xã hội, nó cũng sẽ thông qua các doanh nghiệp góp phần xây
dụng chế độ xã hội mới để đạt được mục tiêu lý tưởng là "một xã hội tự do và phát
triển". Nếu không có quản lý hiệu quả thì doanh nghiệp không thể tồn tại và từ đó
không thể xây dựng một xã hội tự do và phát triển.
Từ đó có thể thấy, cơ sở chính trong giải quyết độ khó của vấn đề là "quan
điểm về hệ thống", cơ sở chính trong giải quyết độ khó về thời gian là "quan điểm
về sự chuyển động”. Như vậy, đặc điểm lớn nhất trong lý luận của Peter F. Dalark là
cách nhìn hệ thống mở và chuyển động". Đây cũng là quan niệm cốt lõi trong tư
tưởng triết học về quản lý của ông.
Tư tưởng triết học về quản lý của Peter F. Dalark:
7
Quản lý doanh nghiệp phải theo nguyên tắc: "lấy hiệu quả kinh tế thực tế làm
nguyên tắc hoạt động, đây là một cách nhìn tổng thể lấy thành tích làm cốt lõi".
Nguyên tắc quản lý dành cho giám đốc cần có động lực mạnh mẽ quản lý mục
tiêu và kiểm soát bản thân để họ trở thành một người giám đốc giỏi.
Quản lý công việc thì nhấn mạnh: công việc cần có sức sản xuất và phải thông
qua những công cụ phân tích, tổng hợp, kiểm soát và thí nghiệm.
Quản lý nhân công coi trọng nguồn nhân lực, làm cho họ có cơ hội, chủ động
phát huy ưu điểm của mình, thoả mãn nhu cầu về chức năng và địa vị xã hội của họ
trong công việc, đưa đến cho họ cơ hội, quyền lợi như nhau để mỗi người thể hiện
giá trị, hoài bão của mình.
Tóm lại, quản lý là quan niệm chứ không phải kỹ thuật, là tự do chứ không
phải bị khống chế, là nhiệm vụ thực tế chứ không phải lý luận; là thành tích chứ
không phải tiềm năng, là trách nhiệm chứ không phải quyền lực; là cống hiến chứ
không phải thăng hến; là cơ hội chứ không phải chướng ngại; là đơn giản chứ không
phải phức tạp.
Quản trị và Quản lý
Rino J. Patti sử dụng hai thuật ngữ quản trị và quản lý như nhau.Ông ta lưu ý
rằng quản lý được nhân viên xã hội sử dụng ngày càng nhiều để mô tả công việc mà
họ làm.Đã có nhiều cố gắng phân biệt hai thuật ngữ nhưng những khác biệt này

không được chấp nhận hoàn toàn. Về mặt lịch sử, trong công tác xã hội và trong cơ
sở an sinh xã hội phi lợi nhuận, từ quản trị (administration) được thích sử dụng hơn
từ quản lý (management) bởi từ quản lý mang vẻ kiểm soát và nhắm tới lợi nhuận
vốn không được ưa thích trong an sinh xã hội thời đó. Quản lý khi được sử dụng
như là một danh từ nói tới một số ít người nắm giữ các vị trí cao nhất trong sơ đồ tổ
chức của cơ sở. Kettner cho rằng có một sự khác biệt quan trọng giữa quản lý và
quản trị là “quản trị chủ yếu xây dựng chính sách còn quản lý là thực hiện chính
sách.” Có nghĩa là quản trị là chức năng của giám đốc/ban giám đốc còn quản lý là
hoạt động của nhân viên.
Quản lý là hoạt động phân bổ và sử dụng nguồn tài nguyên (nhân lực, tiền bạc,
máy móc, vật liệu, phương pháp, thời gian, không gian, và những thứ khác) để đạt
8
c mc tiờu ca t chc. Nú bao gm nhng nhim v thit lp v duy trỡ mt
mụi trng ni b trong ú con ngi lm vic cựng nhau trong cỏc nhúm cú kt
qu v hiờu qu t mc tiờu nhúm. Nh vy, qun lý l cỏc chc nng c
nhõn viờn xó hi cỏc cp thc hin trong cỏc c s phc v con ngi nhm hon
thnh mc ớch ca t chc.
Bng tng hp phõn bit cỏc khỏi nim
Qun tr Qun lý
Mc tiờu Thc hin cỏc hot ng,
chng trỡnh theo k hoch
nhm t c mc ớch ra
Chc nng Xõy dng chớnh sỏch
Hoch nh, t chc, lónh o,
kim tra
Thc hin chớnh sỏch
Xõy dng v duy trỡ mụi trng
ni b
Vai trũ
Phối hợp hoạt động của cá nhân

trong một tổ chức để đạt đợc mục
tiêu chung.
Tạo lập và duy trì một môi trờng
nội bộ thuận lợi
Giữ vững đợc định hớng mục tiêu
ca t chc
Phõn b v s dng ngun lc
2.2. Phõn bit Qun tr xó hi, Qun tr CTXH, Qun tr an sinh xó hi;
c im chung:
9
- Là một phương pháp, một tiến trình liên tục
- Do một hoặc nhiều người cùng phối hợp thực hiện
- Chức năng là hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra
- Mục đích nhằm quản lý và phát triển tổ chức, thực hiện các mục tiêu đã đặt
ra.
Đặc điểm riêng:
Quản trị xã hội Quản trị trong CTXH Quản trị ASXH
Khái
niệm
Quản trị xã hội chú
trọng vào các chính
sách, hoạch định và
quản trị hàng hóa và
dịch vụ có liên quan tới
các thiết chế chính trị,
kinh tế - xã hội và liên
quan tới các quyết định
phân bổ tài nguyên quốc
gia đối với những nhu
cầu an sinh xã hội.

Là là một phương pháp
công tác xã hội nhằm
cung ứng các dịch vụ
xã hội giúp con người
đáp ứng nhu cầu của họ
và phát huy tiềm năng
bản thân.
Là tiến trình quản trị
trong một cơ sở an sinh
xã hội
Mục đích Phát triển xã hội chung
trong lĩnh vực sức khỏe,
giáo dục và các lĩnh vực
phát triển xã hội khác.
Phát triển cộng đồng,
hướng tới giúp đỡ
những cá nhân và
nhóm xã hội yếu thế
Đảm bảo hiệu quả của
việc thực hiện các chính
sách, chương trình và
dịch vụ cho các nhóm
thân chủ cụ thể trong
các cơ sở an sinh xã hội
Đối
tượng
Con người
Các cơ sở xã hội
Chính sách kinh tế - xã
hội

Con người
Các cơ sở xã hội
Chính sách xã hội
Con người
Cơ sở an sinh xã hội
Chính sách an sinh xã
hội
Quy mô/
Lĩnh vực
Lĩnh vực sức khỏe, giáo
dục và những lĩnh vực
Trong lĩnh vực công
tác xã hội
Trong các lĩnh vực về
an sinh xã hội
10
phát triển xã hội khác.
Vai trò Chữa trị, phục hồi,
ngăn ngừa và cung cấp
dịch vụ
Chuyển đổi các chính
sách xã hội thành dịch
vụ xã hội trợ giúp
Dùng kinh nghiệm thực
tiễn hoạt động để điều
chỉnh chính sách.
Cơ sở
pháp lý
Các chính sách kinh tế,
xã hội, hành chính…

Các chính sách xã hội Các chính sách xã hội
2.3. Quản trị Công tác xã hội
2.3.1. Tầm quan trọng của Quản trị Công tác xã hội
Công tác xã hội là nghề, là một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp
những cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng
cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn
lực, dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các
vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Quản trị công tác xã hội là phương pháp quan trọng để tối đa hóa tính hiệu
quả của các chương trình hoạt động công tác xã hội để giải quyết các vấn đề xã hội
và cải thiện điều kiện xã hội tốt hơn.
Như vậy, quản trị công tác xã hội đóng vai trò rất quan trọng trong Công tác
xã hội, nó là tiến trình chuyển đổi các dịch vụ xã hội sang chính sách xã hội được
thể hiện qua hai chiều cạnh:
Thứ nhất: các chính sách xã hội được thể chế hóa ra các dịch vụ xã hội. Ở
mỗi cơ sở, mỗi đơn vị khác nhau, các chính sách của nhà nước sẽ được người làm
11
quản trị thể chế hóa qua dịch vụ khác nhau nhằm phục vụ tối đa lợi ích của những
người yếu thế trong cộng đồng đó
Thứ hai: Từ những kinh nghiệm quản trị công tác xã hội đúc rút được trong
thực tế, nhà quản trị công tác xã hội có thể đề xuất điều chỉnh và sửa đổi chính sách
cho phù hợp.
Quản trị công tác xã hội cung cấp nền tảng để thực hành công tác xã hội liên
quan đến các chức năng của cơ sở xã hội. Chất lượng thực hành công tác xã hội
phần lớn phụ thuộc vào cách quản trị ngành công tác xã hội.
2.3.2. Đặc điểm của quản trị Công tác xã hội
1. Sử dụng các nguyên tắc và kỹ thuật của quản trị tổng quát.
2. Sử dụng triết lý, mục đích và các chức năng của công tác
xã hội, các phương pháp chẩn đoán xã hội, phân tích và tổng hợp các nhu
cầu của cá nhân, nhóm hay cộng đồng, và sử dụng việc tổng quát hóa

nhằm thay đổi và phát triển các mục đích và chức năng của cơ sở.
3. Trọng tâm chủ yếu là tiến trình giúp đỡ cá nhân, nhóm và
cộng đồng.
4. Quản trị công tác xã hội là làm việc với con người dựa vào
kiến thức và hiểu biết hành vi con người, các mối quan hệ nhân sự và các
tổ chức phục vụ con người.
5. Các phương pháp công tác xã hội không chỉ được sử dụng
để cung cấp dịch vụ mà còn trong tiến trình quản trị và các mối quan hệ
với nhân viên.
Trong khuôn khổ bài viết này, nhóm sẽ tập trung vào việc phân tích các
nguyên tắc của Quản trị Công tác xã hội.
Trên cơ sở các nguyên tắc chung về quản trị, lĩnh vực quản trị Công tác xã hội
đòi hỏi được thực hiện những nguyên tắc riêng để đảm bảo Quản trị Công tác xã hội
có hiệu quả.
Các nguyên tắc:
Thứ nhất, nguyên tắc chấp nhận:
12
Nội dung của nguyên tắc này đòi hỏi nhà quản trị công tác xã hội và nhân
viên được khuyến khích và có trách nhiệm chấp nhận lẫn nhau, đối xử một cách phù
hợp. Điều đó có nghĩa là, xét ở một khía cạnh nào đó, đòi hỏi sự bình đẳng giữa nhà
quản trị và các nhân viên trong cơ sở. Nhà quản trị và nhân viên trong cơ sở được
thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau, trong đó, nhà quản trị công tác xã hội cần phải lắng
nghe nhân viên của mình và chấp nhận những gì thuộc về các nhân họ, tôn trọng
nhân viên của mình như một thực thể riêng biệt với quá khữ, năng lực, văn hóa và
cá tính riêng. Bên cạnh đó, các nhân viên cũng cần chấp nhận những cá tính, cố
gắng hiểu những cảm xúc và cách suy nghĩ của nhà quản trị.
Chính vì vậy, mọi cá nhân phải được nhìn nhận như một thực thể riêng biệt có
các quyền hạn và trách nhiệm nhất định tương ứng với vị trí mà họ đảm nhận. Tuy
nhiên, chúng ta cũng koong nên đồng nghĩa chấp nhận với việc đồng tình với tất cả
những sai lầm, những điều không tốt mà không có sự đánh giá, kiểm chứng và góp ý

để hoàn thiện ở cả hai phía.
Thứ hai, nguyên tắc các chính sách và nội quy của cơ sở phải được xây
dựng với sự tham gia một cách dân chủ của các thành viên.
Mỗi nhân viên làm việc trong cơ sở đều là bộ phận của tiến trình quản trị. Vì
vậy, chính sách và nội quy của cơ sở phải được chính các nhân viên đặt ra, họ phải
là chủ và làm chủ đối với các chính sách nội quy đó. Có nghĩa là, các nhân viên phải
được tham gia vào việc xây dựng nên các chính sách và nội quy của cơ sở. Các
chính sách và nội quy phải công khai, nhất là các chính sách liên quan đến các dịch
vụ của cơ sở. Chỉ trên cơ sở đó, trong quá trình thực hành nghề nghiệp của mình,
cán bộ công tác xã hội mới có thể tự xây dựng và điều chỉnh kế hoạch làm việc của
mình một cách thích hợp, phù hợp với các chính sách và quy chế của cơ sở.
Thứ ba, nguyên tắc truyền thông cởi mở
Đối với một sơ sở nói chung và cơ sở xã hội nói riêng, việc đảm bảo truyền
thông diễn ra thông suốt là một yêu cầu bắt buộc. Các cơ sở xã hội là những đơn vị
hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực xã hội khá phức tạp, đòi hỏi các mối quan hệ
trong truyền thông phải luôn thông suốt, cởi mở. Điều này có nghĩa là bất cứ lúc nào
13
nhân viên cũng có thể chia sẻ ý kiến và cảm nghĩ với nhân viên khác và lãnh đạo
một cách thẳng thắn và chân thật. Không thể thực hiện hoạt động chuyên môn tốt
nếu không có sự chia sẻ những kinh nghiệm và khó khăn trong công việc, thậm chí,
những bất lực của bản thân cán bộ công tác xã hội trong công việc của mình.
Bên cạnh đó, truyền thông cởi mở tạo điều kiện cho các chính sách và thủ tục
của quản trị được thực hiện một cách thuận lợi và có hiệu quả. Các thông tin truyền
đạt từ trên xuống dưới sẽ chính xác và dễ dàng rất nhiều nếu mối quan hệ giữa các
thành viên trong cơ sở là tốt đẹp. Nó sẽ làm hạn chế những thông tin gây nhiễu,
những thông tin mang tính chất “hành lang” không có lợi cho hoạt động quản trị.
Thứ tư, nguyên tắc về giá trị ngành công tác xã hội
Các giá trị nghề nghiệp chính là nền tảng để các hoạt động của cơ sở được
triển khai và đáp ứng sự đòi hỏi của cá nhân, nhóm cũng như cộng đồng. Các hoạt
động quản trị phải thực hiện trên nền tảng các nguyên tắc của ngành và giữ gìn các

giá trị của ngành. Xét cho cùng, mọi hoạt động quản trị trong cơ sở đều hướng tới
thực hiện tốt các chức năng chuyên môn. Do đó, nguyên tắc đạo đức mang tính nền
tảng của ngành công tác xã hội phải được giữ vững, tránh sự sai lệch trong nhận
thức và hành động, dẫn tới hậu quả làm mất đi những giá trị nhân văn của ngành.
Thứ năm, nguyên tắc về việc đáp ứng nhu cầu của cộng đồng và thân chủ:
Nhu cầu của cộng đồng và cá nhân trong cộng đồng ấy luôn là nền tảng cơ
bản cho sự tồn tại của các cơ sở xã hội và sự cung ứng các chương trình. Công tác
xã hội tồn tại là để giải quyết các vấn đề xã hội. Do đó, mọi hoạt động quản trị đều
phải lấy điểm xuất phát từ mục tiêu tồn tại của chính cơ sở để thực hiện. Các nhà
quản trị công tác xã hội cũng cần phải có nhận thức sâu sắc về vai trò, chức năng và
những nhiệm vụ của cơ sở trước khi họ được giao giữ vị trí quản trị.
Thứ sáu, nguyên tắc về mục đích của cơ sở
Mục đích của cơ sở phải được hình thành, ghi nhận, được các nhân viên thấu
hiểu và sử dụng một cách rõ ràng. Đây là cơ sở của phương p háp quản trị mục tiêu.
Nhà quản trị ở các cơ sở xã hội phải giúp nhân viên của mình nhận thức đúng trọng
14
trách, vai trò của mình cũng như cơ sở. Từ đó, xây dựng thái độ, động cơ đúng đắn
trong thực hành nghề nghiệp, tránh vi phạm đạo đức nghề.
Thứ bảy, nguyên tắc về trách nhiệm nghề nghiệp
Nhà quản trị công tác xã hội chịu trách nhiệm về việc cung cấp các dịch vụ
chuyên môn phù hợp với nhu cầu của các nhóm đối tượng phục vụ. Trách nhiệm của
nhà quản trị công tác xã hội là cao nhất. Hơn ai hết, nhà quản trị trong các cơ sở xã
hội phải chịu trách nhiệm trong công việc với chính bản thân mình và xã hội cũng
như đồng nghiệp. Do đó, nhà quản trị cần phải sẵn sàng đương đầu với các khó
khăn, thách thức với cơ sở mà mình đảm trách, thậm chí, cả những sai lầm mà nhân
viên của mình mắc phải.
Thứ tám, nguyên tắc ủy quyền
Việc ủy quyền trong quản trị là cần thiết. Điều đó giúp cho nhà quản trị tránh
việc ôm đồm nhiều trách nhiệm và công việc. Nhưng việc ủy quyền phải rõ ràng và
bằng văn bản. Người ủy quyền phải thực hiện công việc trong phạm vi ủy quyền và

báo cáo thường xuyên cho nhà quản trị. Trong trường hợp, người được ủy quyền
thực hiện công việc vượt quá giới hạn ủy quyền mà gây hậu quả thiệt hại cho cơ sở
hoặc người khác thì người đó phải chịu trách nhiệm trước cơ sở và pháp luật về
trách nhiệm trong công việc của mình.
Thứ chín, nguyên tắc sử dụng tài nguyên
Để thực hiện được các vai trò của mình, các cơ sở xã hội đều cần có các
nguồn lực về vật chất nhất định. Các tài nguyên như: tiền bạc, vật chất, phương tiện
và nguồn lực phải được nuôi dưỡng, bảo toàn và sử dụng xứng đáng với lòng tin cậy
của xã hội giao cho cơ sở. Nếu không xuất phát từ lương tâm nghề nghiệp và những
giá trị đạo đức của ngành thì rất có thể người làm công tác quản trị sẽ có sự lạm
dụng và sử dụng sai mục đích các nguồn lực. Do vậy, hoạt động quản trị cơ sở đòi
hỏi nhà quản trị phải có cách thức quản lý hợp lý trên cơ sở giá trị và các nguyên tắc
của ngành nhằm đảm bảo các nguồn lực được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, tránh
nguy cơ tham nhũng có thể xảy ra.
Thứ mười, nguyên tắc lượng giá
Lượng giá là công việc nhằm tổng kết hoặc đánh giá các bước, các khâu trong
tiến trình quản trị giúp cho nhà quản trị thấy được những hạn chế những thiếu sót
15
trong quá trình làm việc hoặc ra các quyết định tiếp theo. Việc lượng giá phải được
tiến hành một cách liên tục theo tiến trình và chương trình để đạt mục tiêu. Điều này
có nghĩa là lượng giá không chỉ được tiến hành ở một bước hay một khâu hay giai
đoạn cuối cùng của tiến trình quản trị, mà phải được tiến hành ở tất cả các bước, các
khâu trong toàn bộ tiến trình. Tùy thuộc vào tính chất phức tạp và khối lượng công
việc phải thực hiện mà việc lượng giá có thể được tiến hành sơ bộ hay chi tiết.
2.3.3. Hoạt động của quản trị công tác xã hội
1. Khảo sát cộng đồng
2. Xác định mục đích của cơ sở để chọn lựa.
3. Cung cấp các nguồn tài chính, lập ngân sách và kế toán.
4. Triển khai các chính sách của cơ sở, các chương trình và
biện pháp thực hiện.

5. Làm việc với ban lãnh đạo cơ sở, nhân viên chuyên nghiệp
và không chuyên nghiệp, ban điều hành, các ủy ban chuyên môn và những
người tình nguyện.
6. Cung cấp và bảo trì máy móc, thiết bị và hàng hóa vật
dụng.
7. Triển khai kế hoạch, thiết lập và duy trì các mối quan hệ
hiệu quả với cộng đồng và các chương trình tăng cường sự hiểu biết với
cộng đồng.
8. Giữ gìn đầy đủ và chính xác các tư liệu hoạt động của cơ
sở và lập báo cáo đều đặn.
9. Lượng giá liên tục chương trình hoạt động vànhân sự, kế hoạch và tổ chức
nghiên cứu khảo sát.
2.3.4. Chức năng của quản trị công tác xã hội
1. Là phương tiện giải quyết các nhu cầu xã hội được nhận diện thông qua
các dịch vụ xã hội công hoặc tư.
2. Đó là hành động xã hội để cải tiến hoặc đưa ra các dịch vụ mới đáp ứng
nhu cầu của các nhóm thân chủ cụ thể hay của một cộng đồng.
3. Đó là việc ra quyết định ở mọi cấp quản trị.
16
2.3.5. Tiến trình của Quản trị Công tác xã hội
Trecker xác định những yếu tố chung quan trọng của tiến trình quản trị công
tác xã hội.
1. Quản trị là một tiến trình liên tục, năng động
Quản trị công tác xã hội là một tiến trình liên tục, năng động. Khi nói quản trị
CTXH là một tiến trình điều đó có nghĩa là nó cũng bao gồm các bước, các giai
đoạn có mối liên hệ với nhau một cách chặt chẽ. Tiến trình đó bao gồm các bước
liên tục có nghĩa là không lúc nào khi thực hiện các hoạt động chuyên môn trong
CTXH và không ở đâu trong tất cả các cơ sở xã hội không cần có hoạt động quản
trị. Thực tiễn trong quản trị nói chung và quản trị CTXH nói riêng là rất đa dạng và
phức tạp, luôn vận động và biến đổi không ngừng. Đặc biệt, đối với các cơ sở xã hội

mà ở đó dịch vụ chủ yếu phục vụ cho các nhóm yếu thế trong xã hội. Chính vì vậy,
nhà quản trị CTXH luôn phải linh hoạt và năng động trong việc xử lý tình huống
cũng như điều hành hoạt động của cơ sở mà mình đảm trách.
2. Tiến trình được vận động để hoàn thành một mục đích chung
3. Tài nguyên nhân sự và vật lực được thai thác để đạt mục đích chung
Có rất nhiều nguồn lực ở các dạng khác nhau, nhưng tất cả đều phải được
khai thác một cách có hệ thống, có tổ chức vì một mục đích chung là sự phát triển
của hệ thống những người hưởng dịch vụ. Mục đích của công tác xã hội trên hết là
vì sự phát triển cộng đồng, hướng tới việc giúp đỡ những cá nhân và nhóm xã hội
yếu thế. Do đó, hoạt động quản trị các cơ sở xã hội phải xuất phát từ mục đích và
tôn chỉ của ngành. Dịch vụ được cung ứng bởi các cơ sở xã hội được phân theo ba
tiêu chuẩn: phục hồi việc thực hiện chức năng xã hội đã bị sai lệch, cung cấp các tài
nguyên để thực hiện các chức năng xã hội được tốt hơn, ngăn ngừa sự đánh mất
chức năng xã hội. Quản trị cơ sở xã hội tốt sẽ là điều kiện để thực hiện tốt các hoạt
động chuyên môn cũng như việc khai thác các nguồn lực phục vụ mục tiêu phát
triển cộng đồng.
4. Phối hợp và hợp tác là phương tiện để khai thác nguồn tài nguyên nhân lực
và vật lực
Nền tảng của quản trị CTXH là sự phối hợp và hợp tác. Do tính chất đặc thù
về nghề nghiệp đòi hỏi cả nhà quản trị ở các cơ sở xã hội và nhân viên của họ luôn
17
phải gắn bó chặt chẽ với tiến trình quản trị. Sự hợp tác có thể thực hiện thông qua
quá trình thực hiện các nhiệm vụ một cách tích cực hay đưa ra những đề xuất cải
tiến công tác quản trị. Mục đích của quản trị CTXH không khải như quản trị trong
kinh doanh là hướng tới lợi nhuận, hay quản trị chính quyền là hướng tới mục tiêu
sự ổn định xã hội. Mục đích quản trị CTXH hướng tới việc xây dựng một cơ sở xã
hội mà ở đó các hoạt động chuyên môn về CTXH ngày càng được thực hiện tốt hơn,
vượt lên trên cả lợi ích của chính cơ sở xã hội. Do đó, các nhà quản trị và nhân viên
trong cơ sở luôn phải hợp tác một cách chặt chẽ trong cả mối quan hệ về quản trị và
chuyên môn.

5. Hàm ý trong định nghĩa là những yếu tốt hoạch định, tổ chức và lãnh đạo.
Hoạch định: là việc xác định mục tiêu hoạt động, xây dựng chiến lược tổng
thể để đạt được mục tiêu và thiết lập hệ thống các kế hoạch để phối hợp các hoạt
động. Công việc hoạch định liên quan nhiều đến dự báo, tiên liệu cho tương lai,
những mục tiêu cần đạt được và những phương thức để đạt được mục tiêu đó. Nếu
công tác lập kế hoạch không tốt thì rất dễ dẫn đến thất bại trong quản trị.
Tổ chức: là chức năng thiết kế cơ cấu, tổ chức công việc và tổ chức nhân sự
cho một tổ chức. Công việc này bao gồm việc xác định các công việc phải làm, xây
dựng các bộ phận, phân công nhiệm vụ và phối hợp các hoạt động giữa các bộ phận,
thiết lập quyền lực. Hoạt động tổ chức tốt sẽ tạo nên môi trường nội bộ thuận lợi,
thúc đẩy hoạt động đạt mục tiêu. Ngược lại, tổ chức kém thì mục tiêu sẽ không thể
đạt được dù hoạch định có tốt.
Lãnh đạo: là việc tìm hiểu những hành vi và động cơ của nhân viên, điều
khiển và hợp tác đồng thời giải quyết xung đột trong tổ chức.
III. AN SINH XÃ HỘI (ASXH)
1. Khái niệm An sinh xã hội (Social Security):
Điểm mốc đánh dấu sự hình thành an sinh xã hội là cuộc cách mạng công
nghiệp ở thế kỷ thứ XIX, cuộc cách mạng này đã khiến cuộc sống của người lao
động gắn chặt với thu nhập do bán sức lao động đem lại. Chính vì vậy những rủi ro
trong cuộc sống như ốm đau, tai nạn, thất nghiệp hoặc do tuổi già sức yếu v.v đã
trở thành mối lo ngại cho những người lao động. Trước những rủi ro, bất hạnh
thường xuyên xảy ra trong cuộc sống, một số nước đã khuyến khích các hoạt động
tương thân tương ái lẫn nhau, kêu gọi người lao động tự tiết kiệm phòng khi có biến
18
cố hoặc thực hiện trợ cấp đối với những người làm công ăn lương và thuật ngữ “an
sinh xã hội” đã ra đời.
Tuy nhiên ở mỗi nước lại sử dụng thuật ngữ này với các cách nói khác nhau
như: Bảo đảm xã hội, An toàn xã hội, Bảo trợ xã hội hoặc An sinh xã hội. Ở Việt
Nam, thời gian gần đây, các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách đã thống nhất
sử dụng thuật ngữ “An sinh xã hội”.

Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng: “An sinh xã hội là những biện pháp công
cộng nhằm giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đương đầu và kiềm chế
được nguy cơ tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và những bấp
bênh về thu nhập”. Trên cơ sở đó, để cho hộ gia đình và cộng đồng dễ bị tổn thương
có thể hạn chế và làm giảm các tác động tiêu cực bằng nhiều biện pháp công cộng
khác nhau. Cụ thể là các chính sách cần thiết của nhà nước trong việc cung cấp các
dịch vụ công và khuyến khích chúng phát triển như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,
trợ cấp xã hội và những biện pháp khác có tính chất tương tự. Trong đó bảo hiểm xã
hội có vai trò quan trọng nhất.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) quan niệm: “An sinh xã hội là một hệ
thống chính sách công nhằm giảm nhẹ tác động bất lợi của những biến động đối với
các hộ gia đình và cá nhân”. Định nghĩa này nhấn mạnh vào tính dễ bị tổn thương
của con người nếu không có an sinh xã hội. Định nghĩa này có nội hàm đồng thuận
với định nghĩa của Ngân hàng Thế giới đã nêu trên.
Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): “An sinh xã hội là sự cung cấp phúc lợi
cho các hộ gia đình và cá nhân thông qua cơ chế của nhà nước hoặc tập thể nhằm
ngăn chặn sự suy giảm mức sống hoặc cải thiện mức sống thấp”. Định nghĩa này
nhấn mạnh khía cạnh bảo hiểm xã hội và mở rộng tạo việc làm cho những đối tượng
ở khu vực kinh tế không chính thức.
Theo cuốn “Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam” tập I cũng đã thống nhất
khái niệm về an sinh xã hội (Social Security) là: “Sự bảo vệ của xã hội đối với công
dân thông qua các biện pháp công cộng nhằm giúp họ khắc phục những khó khăn về
kinh tế và xã hội; đồng thời bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông
con ”
Tóm lại, an sinh xã hội (ASXH) là hệ thống các chính sách can thiệp của nhà
nước (bảo hiểm xã hội/trợ giúp xã hội) và tư nhân (các chế độ không theo luật định
hoặc của tư nhân) nhằm giảm mức độ nghèo đói và tổn thương, nâng cao năng lực
19
tự bảo vệ của người dân và xã hội trước những rủi ro hay nguy cơ giảm hoặc mất
thu nhập, bảo đảm ổn định, phát triển và công bằng xã hội.

2. Bản chất và tính tất yếu khách quan của an sinh xã hội
Theo các khái niệm an sinh xã hội ở trên, có thể thấy:
- ASXH trước hết đó là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình.
- Sự bảo vệ này được thực hiện thông qua các biện pháp công cộng.
- Mục đích của sự bảo vệ này nhằm giúp đỡ các thành viên của xã hội trước
những biến cố, những “rủi ro xã hội” dẫn đến bị giảm hoặc mất thu nhập….
Như vậy, có thể nói, bản chất sâu xa của ASXH là góp phần đảm bảo thu nhập
và đời sống cho các công dân trong xã hội với phương thức hoạt động là thông qua
các biện pháp công cộng, nhằm tạo ra sự “an sinh” cho mọi thành viên trong xã hội
và vì vậy mang tính xã hội và tính nhân văn sâu sắc. Có thể thấy rõ bản chất của
ASXH từ những khía cạnh sau:
2.1. ASXH là biểu hiện rõ rệt của quyền con người đã được Liên hợp quốc
thừa nhận
Để thấy rõ bản chất của ASXH, cần hiểu rõ mục tiêu của nó. Mục tiêu của
ASXH là tạo ra một lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp bảo vệ cho tất cả mọi
thành viên của cộng đồng trong những trường hợp bị giảm hoặc bị mất thu nhập
hoặc phải tăng chi phí đột xuất trong chi tiêu của gia đình do nhiều nguyên nhân
khác nhau, như ốm đau, thương tật, già cả… gọi chung là những biến cố và những
“rủi ro xã hội”. Để tạo ra lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp, ASXH dựa trên
nguyên tắc san sẻ trách nhiệm và thực hiện công bằng xã hội, được thực hiện bằng
nhiều hình thức, phương thức và các biện pháp khác nhau.
ASXH, như đã nêu, có nội dung rất rộng lớn, nhưng tập trung vào ba vấn đề
chủ yếu:
- Thứ nhất, là trụ cột cơ bản, cần thiết cho sự bảo đảm, đó là sự BHXH. Có thể
nói BHXH là xương sống của hệ thống ASXH. Chỉ khi có một hệ thống BHXH hoạt
động có hiệu quả thì mới có thể có một nền ASXH vững mạnh. BHXH dựa trên sự
đóng góp của các bên tham gia, gồm người lao động, người sử dụng lao động và
20
Nhà nước trong một số trường hợp. Thông qua các trợ cấp BHXH, người lao động
có được một khoản thu nhập bù đắp hoặc thay thế cho những khoản thu nhập bị

giảm hoặc mất trong những trường hợp họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc
mất việc làm.
- Thứ hai, là sự cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người lao động và
các thành viên gia đình họ, nhằm bảo đảm cho họ tái tạo được sức lao động, duy trì
và phát triển nền sản xuất xã hội, đồng thời phát triển mọi mặt cuộc sống của con
người, kể cả phát triển bản thân con người.
- Thứ ba, là các loại trợ giúp xã hội (cung cấp tiền, hiện vật…) cho những
người có rất ít hoặc không có tài sản (người nghèo khó), những người cần sự giúp
đỡ đặc biệt cho các gánh nặng gia đình… ASXH cũng khuyến khích, thậm chí bao
quát cả những loại trợ giúp như miễn giảm thuế, trợ cấp về ăn, ở, dịch vụ đi lại…
Hệ thống ASXH hiện đại không chỉ là những cơ chế đơn giản nhằm thay thế
thu nhập mà đã trở thành những véctơ hỗn hợp của cái gọi là “những chuyển giao xã
hội”, tức là những công cụ, những biện pháp phân phối lại tiền bạc, của cải và các
dịch vụ xã hội có lợi cho những nhóm người “yếu thế” hơn (hiểu một cách tương
đối, biện chứng nhất – TG) trong cộng đồng xã hội.
Như vậy, có thể thấy rõ bản chất của ASXH là nhằm che chắn, bảo vệ cho các
thành viên của xã hội trước mọi “biến cố xã hội” bất lợi.
2.2. ASXH thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp
Mỗi người trong xã hội từ những địa vị xã hội, chủng tộc, tôn giáo khác
nhau… là những hiểu hiện khác nhau của một hệ thống giá trị xã hội. Nhưng vượt
lên trên tất cả, với tư cách là một công dân, họ phải được bảo đảm mọi mặt để phát
huy đầy đủ những khả năng của mình, không phân biệt địa vị xã hội, chủng tộc, tôn
giáo… ASXH tạo cho những người bất hạnh, những người kém may mắn hơn
những người bình thường khác có thêm những điều kiện, những lực đẩy cần thiết để
khắc phục những “biến cố”, những “rủi ro xã hội”, có cơ hội để phát triển, hoà nhập
vào cộng đồng. ASXH kích thích tính tích cực xã hội trong mỗi con người, kể cả
những người giàu và người nghèo; người may mắn và người kém may mắn, giúp họ
hướng tới những chuẩn mực của Chân – Thiện – Mỹ. Nhờ đó, một mặt có thể chống
thói ỷ lại vào xã hội; mặt khác, có thể chống lại được tư tưởng mạnh ai nấy lo, “đèn
nhà ai nhà ấy rạng”… ASXH là yếu tố tạo nên sự hòa đồng mọi người không phân

21
biệt chính kiến, tôn giáo, chủng tộc, vị trí xã hội… Đồng thời, giúp mọi người
hướng tới một xã hội nhân ái, góp phần tạo nên một cuộc sống công bằng, bình yên.
2.3. ASXH thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tương thân
tương ái của cộng đồng
Sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng là một trong những nhân tố để
ổn định và phát triển xã hội. Sự san sẻ trong cộng đồng, giúp đỡ những người bất
hạnh là nhằm hoàn thiện những giá trị nhân bản của con người, bảo đảm cho một xã
hội phát triển lành mạnh.
2.3.1. ASXH thực hiện một phần công bằng và tiến bộ xã hội
Trên bình diện xã hội, ASXH là một công cụ để cải thiện các điều kiện sống
của các tầng lớp dân cư, đặc biệt là đối với những người nghèo khó, những nhóm
dân cư “yếu thế” trong xã hội. Trên bình diện kinh tế, ASXH là một công cụ phân
phối lại thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng, được thực hiện theo hai
chiều ngang và dọc. Sự phân phối lại thu nhập theo chiều ngang là sự phân phối lại
giữa những người khoẻ mạnh và người ốm đau, giữa người đang làm việc và người
đã nghỉ việc, giữa người chưa có con và những người có gánh nặng gia đình. Một
bên là những người đóng góp đều đặn vào các loại quỹ ASXH hoặc đóng thế, còn
bên kia là những người được hưởng trong các trường hợp với các điều kiện xác
định. Thông thường, sự phân phối lại theo chiều ngang chỉ xảy ra trong nội bộ
những nhóm người được quyền hưởng trợ cấp (một “tập hợp đóng” tương đối).
Sự phân phối lại thu nhập theo chiều dọc là sự chuyển giao tài sản và sức mua
của những người có thu nhập cao cho những người có thu nhập quá thấp, cho những
nhóm người “yếu thế”. Phân phối lại theo chiều dọc được thực hiện bằng nhiều kỹ
thuật khác nhau: trực tiếp (thuế trực thu, kiểm soát giá cả, thu nhập và lợi nhuận…)
hoặc gián tiếp (trợ cấp thực phẩm, cung cấp hiện vật hoặc các dịch vụ công cộng
như giáo dục, y tế, nhà ở, giúp đỡ và bảo vệ trẻ em…). Việc phân phối lại theo chiều
dọc có ý nghĩa xã hội rất lớn (thực hiện cho một “tập hợp mở” tương đối).
Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện phân phối lại theo chiều dọc còn gặp
nhiều khó khăn do điều kiện tài chính và tổ chức. Song cũng có thể có một số biện

pháp để thực hiện một số chế độ cho những người có thu nhập thấp thông qua hệ
thống đóng góp và hệ thống trợ cấp. Những người có thu nhập thấp thường được
miễn giảm chế độ đóng góp, hoặc được người chủ sử dụng lao động (kể cả Nhà
nước) đóng cho hoàn toàn. Hệ thống trợ cấp cũng lưu ý tới những người có thu nhập
22
thấp (tỷ lệ trợ cấp cao hơn so với những người có thu nhập cao). Sự phân phối theo
chiều ngang và theo chiều dọc đã tạo ra một lưới ASXH (social safety net hoặc
social security net).
2.3.2. ASXH góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội
Đến nay người ta đã ý thức được rằng, sự phát triển của xã hội là một quá
trình, trong đó các nhân tố kinh tế và nhân tố xã hội thường xuyên tác động lẫn
nhau. Sự phát triển của thế giới trong những năm gần đây đặt ra mục tiêu là bảo đảm
những cải thiện nhất định cho hạnh phúc của mỗi người và đem lại những lợi ích
cho mọi người; bảo đảm phân phối công bằng hơn về thu nhập và của cải, tiến tới
công bằng xã hội; đạt được hiệu quả sản xuất, bảo đảm việc làm, mở rộng và cải
thiện về thu nhập giáo dục và y tế cộng đồng; giữ gìn và bảo vệ môi trường… Đáp
ứng những nhu cầu tối cần thiết cho những người gặp khó khăn, bất hạnh là vấn đề
được ưu tiên trong chiến lược phát triển của thế giới. Những lưới đầu tiên của
ASXH đã bảo vệ, giảm bớt sự khó khăn cho họ. Sự phát triển sau này của những
lưới khác tạo ra sự đa dạng trong ASXH, giải quyết được những nhu cầu khác nhau
của nhiều nhóm người trong những trường hợp “rủi ro xã hội”. Tuy nhiên, phải thấy
rằng, ASXH không loại trừ được sự nghèo túng mà chỉ có tác dụng góp phần đẩy lùi
nghèo túng, góp phần vào việc thúc đẩy tiến bộ xã hội.
2.3.3. ASXH là một tất yếu khách quan trong cuộc sống xã hội loài người
Trong bất kỳ xã hội nào, ở bất cứ giai đoạn phát triển nào cũng đều có những
nhóm dân cư, những đối tượng rơi vào tình trạng không thể tự lo liệu được cuộc
sống, hoặc trong cảnh gặp sự cố nào đó trở thành những người “yếu thế” trong xã
hội. Nếu trong xã hội có những nhóm người “yếu thế”, những người gặp rủi ro, bất
hạnh thì cũng chính trong xã hội đó lại nẩy sinh những cơ chế hoặc tự phát, hoặc tự
giác, thích ứng để giúp đỡ họ. Đây là cơ sở để hệ thống ASXH hình thành và phát

triển. Tất nhiên, ASXH là một quá trình phát triển toàn diện, từ đơn giản đến phức
tạp và ngày càng phong phú, đa dạng.
3. Các bộ phận của ASXH
Về mặt cấu trúc, trên giác độ khái quát nhất, ASXH gồm những bộ phận cơ bản là:
- Bảo hiểm xã hội: Là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của
người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, thai sản, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết. Bảo hiểm xã hội
23
thường được tài trợ từ nguồn đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động
và nhà nước. Đây là hình thức phân phối lại (mang tính xã hội) đặc trưng: đóng góp
không phụ thuộc vào rủi ro cá nhân mà phụ thuộc vào thu nhập/lương của cá nhân
đó (chia sẻ rủi ro). Bảo hiểm xã hội bao gồm:
+ Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động
và người sử dụng lao động buộc phải tham gia. Luật Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
(2006) quy định bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm 5 chế độ: ốm đau, tai nạn lao động
và bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và tử tuất.
+ Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động
tự nguyện tham gia, lựa chọn mức đóng và phương thức đóng (phù hợp với thu nhập
của người tham gia) để hưởng bảo hiểm xã hội. Luật Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
(2006) quy định bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm hai chế độ hưu trí và tử tuất.
+ Bảo hiểm y tế: Là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm
sóc sức khỏe nhằm đảm bảo chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh
cho người tham gia bảo hiểm. Quỹ bảo hiểm y tế được hình thành từ đóng góp của
cá nhân, doanh nghiệp, nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác. Người tham gia
bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí: Khám bệnh, chữa bệnh,
phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con, khám bệnh để sáng lọc, chẩn đoán
sớm một số bệnh và vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong
trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ
thuật.
- Trợ giúp xã hội: Là sự trợ giúp bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật của nhà

nước (lấy từ nguồn thuế, không phải đóng góp từ người nhận) nhằm đảm báo mức
sống tối thiểu cho đối tượng được nhận. Hầu hết các khoản trợ cấp dựa trên cơ sở
đánh giá gia cảnh hoặc mức thu nhập nhất định. Theo quan điểm hiện đại, trợ giúp
xã hội gồm 3 loại hình: hỗ trợ thu nhập, trợ cấp gia đình và dịch vụ xã hội.
- Trợ cấp gia đình: Là hình thức trợ giúp hộ gia đình nhằm mục tiêu giảm
nghèo thông qua hỗ trợ lương thực hoặc trợ cấp tiền mặt cho các gia đình đông
người, gia đình đơn thân đặc biệt là bà mẹ đơn thân. Trợ cấp gia đình bao gồm trợ
cấp có điều kiện hoặc không có điều kiện, một số hình thức trợ cấp gia đình như trợ
cấp cho trẻ em dựa trên đánh giá gia cảnh (có điều kiện), trợ cấp sinh con hoặc trợ
cấp phổ cập dành cho tất cả trẻ em dưới một độ tuổi nhất định (trợ cấp không có
điều kiện).
24
- Các quỹ tiết kiệm xã hội.
- Các dịch vụ xã hội khác được tài trợ bằng nguồn vốn công cộng…
4. Sơ đồ ASXH ở Việt Nam
Theo Chiến lược ASXH Việt Nam giai đoạn 2011-2020, ASXH là hệ thống
các chính sách và chương trình do Nhà nước và các đối tác xã hội thực hiện nhằm
bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, sức khỏe và các phúc lợi xã hội, nâng cao năng
lực của cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng trong quản lý và kiểm soát các rủi ro do
mất việc làm, tuổi già, ốm đau, thiên tai, chuyển đổi cơ cấu, khủng hoảng kinh tế
dẫn đến giảm hoặc bị mất thu nhập và giảm khả năng tiếp cận đến các dịch vụ xã
hội cơ bản.
Hệ thống chính sách ASXH Việt Nam gồm 3 nhóm chính sách chính: Chính
sách thị trường lao động chủ động, bảo hiểm xã hội và trợ giúp xã hội.
25

×