Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SANG KIEN KINH NGHIEM LOP 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.29 KB, 19 trang )

PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
- Trong chương trình toán ở tiểu học, việc giải các bài toán chiếm một
vị trí rất quan trọng, các khái niệm toán học, các quy tắc toán học đều được
giảng dạy thông qua giải toán. Việc giải toán giúp học sinh củng cố, vận dụng
các kiến thức, rèn luyện kĩ năng tính toán. Đồng thời, qua việc giải toán cho học
sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu của từng
em về kiến thức, kĩ năng và tư duy để từ đó giúp học sinh phát huy được tính
chủ động, sáng tạo trong học tập.
Qua dạy học lớp 3, tôi nhận thấy: Trên thực tế, từng lớp, từng trường
đều có một số em giỏi toán và một số em kém toán. Những em giỏi thì say mê
học tập, những em yếu kém thì lười học, sợ học và chán học.
Vậy làm thế nào, để đảm bảo chất lượng học tập của các em trong một lớp,
làm thế nào để giúp học sinh yếu học tập tốt hơn, đảm bảo yêu cầu chuẩn kiến
thức kĩ năng môn Toán nói chung và nội dung giải toán có lời văn nói riêng?
Tôi đã chọn đề tài : "Hướng dẫn học sinh yếu lớp 3 giải toán có lời văn” để
nghiên cứu thực hiện.
PHẦN THỨ HAI
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở khoa học
- Toán học có vị trí rất quan trọng, phù hợp với cuộc sống thực tiễn đó
cũng là công cụ cần thiết cho các môn học khác và để giúp học sinh nhận thức
thế giới xung quanh, để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn.
- Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn toán rất to lớn, nó có khả năng
phát triển tư duy lôgic, phát triển trí tuệ. Nó có vai trò to lớn trong việc rèn
luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp giải quyết vấn đề có suy luận, có
khoa học toàn diện, chính xác, có nhiều tác dụng phát triển trí thông minh, tư
duy độc lập sáng tạo, linh hoạt góp phần giáo dục sự nhẫn nại, ý chí vượt khó
khăn.
- Từ vị trí và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của môn toán, vấn đề đặt ra


cho người dạy là làm thế nào để giờ dạy - học toán có hiệu quả cao, học sinh
được phát triển tính tích cực, chủ động sáng tạo trong việc chiếm lĩnh kiến thức
toán học. Vậy giáo viên phải có phương pháp dạy học như thế nào để truyền đạt
kiến thức và khả năng học bộ môn này tới học sinh tiểu học?.
- Đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học là dễ nhớ nhưng mau quên, sự
tập trung chú ý trong giờ học toán chưa cao, trí nhớ chưa bền vững thích học
nhưng chóng chán. Vì vậy giáo viên phải làm thế nào để khắc sâu kiến thức cho
học sinh và tạo ra tâm thế sẵn sàng học tập, chủ động tích cực trong việc tiếp thu
kiến thức.
- Nền kinh tế, xã hội, văn hoá, thông tin hiện đại như ngày nay đòi hỏi
con người phải có bản lĩnh dám nghĩ, dám làm năng động sáng tạo, có khả năng
giải quyết vấn đề. Để đáp ứng các yêu cầu trên, trong giảng dạy nói chung,
trong dạy học Toán nói riêng cần phải vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy
học để nâng cao hiệu quả dạy - học.
- Hiện nay, toàn ngành giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng
đang thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính
tính cực của học sinh làm cho hoạt động dạy trên lớp "nhẹ nhàng, tự nhiên,
hiệu quả". Để đạt được yêu cầu đó giáo viên phải có phương pháp và hình
thức dạy học để nâng cao hiệu quả cho học sinh, vừa phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lí của lứa tuổi tiểu học và trình độ nhận thức của học sinh để phù hợp với
công cuộc đổi mới của đất nước nói chung và của ngành giáo dục tiểu học nói
riêng.
- Trong chương trình môn toán tiểu học, giải toán có lời văn giữ một vai
trò quan trọng. Thông qua việc giải toán, các em thấy được nhiều khái niệm
toán học như các số, các phép tính, các đại lượng, các yếu tố hình học đều có
nguồn gốc trong cuộc sống hiện thực, trong thực tiễn hoạt động của con người,
thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các sự kiện, giữa cái đã cho và cái phải
tìm. Qua việc giải toán rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy và những đức
tính của con người mới. Có ý thức vượt khó khăn, đức tính cẩn thận, làm việc
có kế hoạch, thói quen xét đoán có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công

việc mình làm óc độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo, giúp học sinh vận dụng các kiến
thức, rèn luyện kỹ năng tính toán, kĩ năng ngôn ngữ. Đồng thời qua việc giải
toán của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưa điểm, thiếu
sót của các em về kiến thức, kĩ năng, tư duy để giúp học sinh phát huy những
mặt đạt được và khắc phục những mặt thiếu sót.
2.Thực trạng
- Trên thực tế, học sinh yếu kém rất ngại làm bài, sợ giải toán vì khả năng
tư duy “phân tích, tổng hợp” của các em có nhiều hạn chế
Với thực tế học sinh lớp tôi, trường tôi, còn có một số em giải toán có lời văn
thiếu chính xác, chưa đúng, tính toán còn sai, nhiều khi làm bài chưa có kỹ năng
phán đoán, suy luận, không biết làm thế nào ? Các em rất sợ học. Mà môn toán
là môn "Thể thao trí tuệ" vừa giúp các em giải trí tinh thần, vừa giúp việc dạy
tốt môn toán là điều cần thiết mà giáo viên cần quan tâm, trong đó "cách giải
toán" là chú trọng trong chương trình toán 3.
* Về phía giáo viên
- Đã tôn trọng chương trình, bám sát chương trình sách giáo khoa, bám chuẩn
nhưng không rõ chuẩn có phù hợp với học sinh của mình hay không.
- Dạy cả ngày, thời gian đầu tư, nghiên cứu, học hỏi, nâng cao trình độ còn hạn
chế, giảng mãi, nói mãi mà học sinh vẫn chưa hiểu, chưa có ý thức học tập
khiến giáo viên có chút mệt mỏi, nản chí.
- Có tự học và tự bồi dưỡng nhưng nhiều khi còn chưa rõ mình học nhằm mục
đích gì.
- Đã dạy phân hoá đối tượng sinh nhưng chưa triệt để, chưa thường xuyên,
nhiều lúc chỉ tập trung bồi dương học sinh giỏi.
- Thời gian dành riêng cho học sinh yếu chưa nhiều.
- Đã thành lập những đôi bạn cùng tiến, giáo dục cho các em ý thức đoàn kết,
giúp đỡ bạn nhưng không phải học sinh nào cũng muốn dành thời gian để
hướng dẫn bạn mình học.
* Về phía học sinh
- Những học sinh giỏi thì hăng hái học hỏi, chỉ muốn cô giao thêm bài tập để

giải toán với mong muốn luyện tập những kiến thức đã học.
- Những học sinh đã học yếu thì lại lười học, ngại học, ngại giải toán, ngại tiếp
xúc với những bài toán nâng cao, những bài toán có lời văn có nhiều cách giải,
những bài toán nhiều phép tính. Chỉ hoàn thành bài tập sách giáo khoa, bài tập
trong vở bài tập đã là một việc quá lớn đối với các em.
- Học sinh yếu nghe cô giảng mãi mà vẫn chưa hiểu, gây nên tình trạng mất tập
trung trong giờ học, muốn nghĩ đến việc khác thay vì chú ý nghe cô giảng bài.
- Gia đình một số em chưa thực sự quan tâm đến việc học của con, con còn phải
làm việc nhà, còn chưa có thời gian dành cho việc học.
- Ý thức học tập của một số học sinh chưa cao, các em chưa chịu đào sâu suy
nghĩ, chưa chịu học hỏi bàn bè, chưa thực sự cầu tiến
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Điều tra phân loại học sinh yếu kém toán ở lớp
a. Ra đề khảo sát
Căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng m ôn to án lớp 2, ngay từ đầu năm học lớp
3, tôi tiến hành khảo sát chất lượng học sinh lớp của mình (28 em) và thu được
kết quả như sau:
Gỏi Khá trung bình yếu
7 em = 25 % 13 em = 46,7% 5 em = 17,8% 3 em = 10,5 %
Còn ba em học sinh bị điểm yếu là
- Lê Thị Diễm Quỳnh
- Hoàng Thị Nhung
- Hoàng Thị Thu Xương
Và một số em khác được điểm trung bình nhưng kĩ năng tính toán còn yếu như
- Vũ Đại Nghĩa
- Lê Đức Duy
b. Nguyên nhân
- Qua điều tra, t ìm hi ểutôi thấy các em học yếu chủ yếu là do những nguyên
nhân sau:
* Phía gia đình:

- Em Quỳnh có mẹ đi làm công ti thường xuyên về khuya, không có thời gian để
kèm cặp, nhắc nhở con học, nhà lại đông chị em, bố đi làm thợ xây ở xa.
- Em Nhung chỉ có mẹ, mẹ chạy chợ từ sớm, về khuya, ở với bà ngoại là chủ
yếu.
- Em Xương gia đình khó khăn, đông anh chị em, bố mẹ thường xuyên đi làm
sớm, vất vả, không dành thời gian cho con học mà còn giao nhiều việc nhà cho
con làm.
* Phía giáo viên:
- Phương pháp dạy học còn áp dụng chung cho học sinh đại trà, chưa phù hợp
với nhận thức chậm của các em, chưa dành nhiều thời gian để phụ đạo cho các
em.
* Bản thân học sinh
Ở mỗi học sinh yếu bộ môn Toán đều có nguyên nhân riêng, rất đa dạng. Có thể
chia ra một số loại thường gặp là:
* Loại 1. Do quên kiến thức cơ bản, kỹ năng tính toán yếu.
* Loại 2. Do chưa nắm được phương pháp học môn Toán, năng lực tư
duy bị hạn chế. Nhiều học sinh thể lực vẫn phát triển bình thường nhưng năng
lực tư duy toán học kém phát triển.
* Loại 3. Do lười học, chưa tự giác làm bài, chưa chịu hỏi bạn hỏi cô,
còn sợ làm toán.
* Loại 4. Do thiếu điều kiện học tập hoặc do điều kiện khách quan tác
động - học sinh có hoàn cảnh đặc biệt (gia đình xảy ra sự cố đột ngột, hoàn cảnh
éo le…).
2. Phân loại đối tượng học sinh yếu
- Lớp tôi có em Quỳnh, Nhung, Xương là những em giải toán còn yếu.
Các em thường sợ làm loại toán có lời văn và có nhiều phép tính vì thường trả
lời sai, làm tính không đúng, chưa biết cách tóm tắt bài toán dẫn đến không xác
định được dạng toán. Cụ thể là:
- Em Nhung : tính toán chậm, nhất là phép nhân, chia, học thuộc bảng nhân chia
từ 1 đến 5 hồi cuối lớp 2 nhưng qua hè lại quên.

- Em Quỳnh chưa nắm được cách trả lời trong bài toán có lời văn, cộng trừ
nhẩm, nhân chia chậm, chưa biết cách tóm tắt bài toán
- Em Xương chưa biết trình bày câu trả lời, chưa xác định được đơn vị của bài
toán.
3. Nghiên cứu nội dung chương trình toán có lời văn dạy ở tiểu học
Tôi đã nghiên cứu toàn bộ chương trình toán có lời văn từ lớp 1 đến lớp 5, bám
sát theo chuẩn kiến thức kĩ năng và thấy nội dung toán có lời văn được sắp xếp
theo vòng tròn đồng tâm, căn cứ vào kiến thức đã học ở lớp dưới, lên các lớp
trên thì mở rộng, nâng cao.
a) Ở lớp một: Các em đã học các bài toán đơn giản : giải bằng 1 phép tính
về thêm bớt nhiều hơn 1 số đơn vị.
Loại toán này đơn giản. Nhưng cũng phải củng cố cho các em nắm vững thì mới
làm được các bài toán ở lớp trên.
Ví dụ:
- Bắc gấp được 4 cái thuyền, Nam gấp được nhiều hơn Bắc 2 cái. Hỏi Nam gấp
được mấy cái thuyền ?
- Hà làm được 4 bài toán, Lan làm được 6 bài toán. Hỏi ai làm được nhiều hơn
và nhiều hơn bao nhiêu bài toán ?
Nhất là các bài toán có dữ kiện cụ thể, các em cần suy nghĩ làm tính cộng hay
tính trừ là đúng và chú ý dựa vào câu hỏi mà trả lời cho đúng.
b) Ở lớp hai : Các em được ôn lại các dạng toán lớp 1 và luyện thêm
- Bài toán về nhiều hơn
- Bài toán về ít hơn
Đây là dạng toán tổng hợp giải bằng 2 phép tính. Tôi cho các em yếu toán, trung
bình ôn luyện các dạng toán này với các số trong phạm vi 100, giúp các em hiểu
mối quan hệ giữa các đối tượng với các dữ kiện đơn giản của bài toán. Từ đó
hình thành tư duy toán cho học sinh, giúp các em phân tích, tổng hợp, giải được
các dạng toán nhanh, chính xác. Bước đầu có kỹ năng trình bày bài toán.
c. Ở lớp ba
- Ôn tập bài toán về nhiều hơn ( ít hơn )

- Gấp 1 số lên nhiều lần
- Giảm 1 số đi nhiều lần
- Tìm 1 phần mấy của số
- Giải toán tổng hợp bằng 2 phép nhân chia có liên quan rút về đơn vị.
- Giải bài toán tổng hợp bằng 2 phép chia có liên quan đến rút về đơn vị
- Các bài toán có nội dung hình học
d. Ở lớp 4.
- Tiếp tục giải toán liên quan đến rút về đơn vị
- Giải toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu
- Tìm hai số khi biết tổng (hiệu )và tỉ số của hai số
- Tìm phân số của một số
- Các bài toán có nội dung hình học
e.Ở lớp 5.
- Ôn tập về giải toán liên qua đến rút về đơn vị, toán tổng - hiệu, tổng - tỉ
- Giải toán về quan hệ tỉ lệ
- Toán về tỉ số phần trăm
- Toán chuyển động đều
- Các bài toán có nội dung hình học
4. Khắc phục những sai sót thường gặp của học sinh
- Với đối tượng loại 1:
Vì kiến thức ở lớp dưới của các em bị hổng, không thể nào bù đắp ngay được
trong một thời gian ngắn. Tôi dặt quyết tâm trong suốt cả năm học, đặc biệt là
học kì I để giúp nhóm học sinh loại này lấp dần các lỗ hổng kiến thức. Đối với
những học sinh này phải có thêm thời gian học dưới sự hướng dẫn lại tỉ mỉ
những kiến thức cơ bản, trọng tâm theo một hệ thống riêng và yếu tố dẫn đến
thành công là nắm chắc, luyện kĩ. Trong các buổi học trên lớp thường được
kiểm tra, rà soát và củng cố các kiến thức, chấm bài tay đôi trong tiết luyện tập,
thường xuyên khích lệ động viên mỗi khi các em được điểm cao hơn. Do đó các
học sinh này có nhiều tiến bô; cụ thể là: thích học toán, hay xung phong lên
bảng…

- Những học sinh chưa biết trình bày câu trả lời, đáp số, tôi hướng dẫn các em
dựa vào câu hỏi, quy ước với các em hỏi gì trả lời đấy, bỏ từ “hỏi”, bỏ từ “bao
nhiêu” thêm từ “là”
VD: Hỏi lớp 3D có bao nhiêu học sinh?
Trả lời : Lớp 3D có số học sinh là
Khi các em đã biết trả lời, có thể hương dẫn, ngoài cách trả lời đó, có thể đưa từ
“số” lên đầu câu trả lời “ Số học sinh của lớp 3D là”. Sau khi viết phép tính thì
xuống dòng viết “đáp số” rồi viết dấu hai chấm rồi mới đến kết quả của bài
toán. Đơn vị ở câu trả lời thì cho trong ngoặc đơn, ở đáp số thì không cần ngoặc
đơn nhưng phải đầy đủ.
VD:
Mẹ mua số quả cam là:
24 + 3 = 27(quả)
Đáp số: 27 quả cam
- Những học sinh còn nhầm lẫn trong tính toán, tôi yêu cầu các em học thật kĩ
để thuộc bằng được bảng nhân, chia, bảng cộng, trừ, nhắc nhở các em thường
xuyên, tỉ mỉ, nhẹ nhàng không gây áp lực cho các em.
- Tôi kiểm tra lại kiến thức của các em sau một thời gian nhất định
- Với đối tượng loại 2:
Vấn đề cơ bản là giúp các em lấy lại lòng tự tin, phát huy được
những tố chất cơ bản đang tiềm ẩn trong mỗi em trong việc học tập môn
Toán. Phương pháp trực quan, hệ thống các bài tập từ dễ đến khó, tìm các
cách giải khác nhau cùng với các câu hỏi vừa sức, các bài toán vui, các bài
toán gắn với thực tế chính là chìa khoá để giải quyết vấn đề.
- Với đối tượng loại 3:
Những học sinh này trong lớp thường không chú ý nghe giảng,
mỗi khi làm bài kiểm tra tại lớp thường cẩu thả, không có ý thức kiểm tra lại
bài làm. Cô giáo nhắc nhở thì xem lại qua loa cho xong chuyện. Bài tập và
bài học ở nhà không chuẩn bị chu đáo trước khi đến lớp. Tóm lại, đối với
diện học sinh này cần có sự kết hợp chặt chẽ với phụ huynh nhằm quản lý

việc học ở nhà và việc kiểm tra nhắc nhở thường xuyên ở lớp để từng bước
đưa các em vào nền nếp học tập.
- Với đối tượng loại 4:
Các em này thiếu thốn cả vật chất lẫn tình cảm. Tôi bố trí thời gian
kèm cặp, lấp dần lỗ hổng kiến thức, hình thành dần phương pháphọc toán
cho các em. Luôn khích lệ động viên để các em không bị mặc cảm, tự ti mà
tự tin vào bản thân mình để từ đó vươn lên trong học tập. Với các em này, cô
giáo phải hết lòng thương yêu, giúp đỡ. Cô là chỗ dựa tinh thần và tình cảm
của các em. Sự tiến bộ của các em chính là phần thưởng vô giá đối với người
giáo viên chủ nhiệm.
5. Cụ thể hoá các phương pháp giải toán
5.1. Xác định phép tính phù hợp với yêu cầu của đề bài
Vì có những em nhiều khi cách giải đúng nhưng tính toán sai dẫn đến kết quả
bài toán sai. Vậy giáo viên phải nhắc nhở học sinh khi làm bài phải tính toán
chính xác, trình bày khoa học rõ ràng. Nếu là phép +, - , x , : trong bảng, phải
học thuộc để vận dụng nhanh. Nếu là các phép +, -, x, : ngoài bảng các em phải
đặt tính cột dọc ra giấy nháp.
Với các yêu cầu giải toán thông thường, tôi quy ước với học sinh như sau
- Nhiều hơn : làm phép cộng
- ít hơn : làm phép trừ
- Gấp 1 số lần : làm phép nhân
- Kém 1 số lần : làm phép chia
- Hỏi tất cả (cả hai) : làm phép cộng
- Hỏi còn lại : làm phép trừ
Ví dụ: Thuý có 10 nhãn vở, Lan có 20 nhãn vở. Hỏi cả hai bạn có bao
nhiêu nhãn vở ?
Bài giải
Cả hai bạn có số nhãn vở là :
10 + 20 = 30 (nhãn vở)
Đáp số : 30 nhãn vở

Giáo viên phải nhấn mạnh cho học sinh sau một lời giải là 1 phép tính. Có bao
nhiêu câu hỏi có bấy nhiêu đáp số (chú ý cả tên đơn vị).
Sau khi học sinh đã thành thạo cách giải đối với các bài toán thông thường, tôi
lựa chọn một vài dạng toán tiêu biểu để mở rộng và phát triển tư duy của học
sinh
- Có từ ít hơn : làm tính cộng.
VD : Hà có 12 cái kẹo, Hà có ít hơn Quỳnh 3 cái kẹo. Hỏi Quỳnh có bao
nhiêu cái kẹo?
Số kẹo của Quỳnh là
12 + 3 = 15(cái)
Đáp số: 15 cái kẹo
- Có từ nhiều hơn: làm tính trừ
VD: Huê mua 15 ki - lô - gam chè, Huê mua nhiều hơn Xuân 5 ki - lô- gam. Hỏi
Xuân mua bao nhiêu ki- lô - gam chè?(15 -5)
- Có từ gấp : làm tính chia
VD: Thuỷ được 60 hoa điểm 10, số hoa điểm 10 của Thuỷ gấp 3 lần số hoa
điểm 10 của Huyền. Hỏi Huyền được bao nhiêu hoa điểm 10?(60:3)
- Có từ kém : làm tính nhân
VD: Thuỷ có 10 qua tính, số que tính của Thuỷ kém của Hà 3 lần. Hỏi Thuỷ có
bao nhiêu que tính ?
Giải
Số que tính của Thuỷ là :
30 : 3 = 10 (que tính)
Đáp s ố: 10 que tính
Với biện pháp này, các em được nâng cao trình độ tư duy lên 1 bước. Từ đó các
em chọn cách giải đúng, chính xác để hình thành kỹ năng giải toán có lời văn rõ
ràng, chính xác.
5. 2. Hướng dẫn học sinh các bước giải toán
Bước này tuy đơn giản nhưng tương đối khó với học sinh. Đó là lời văn
ngắn gọn, chính xác, đúng nội dung bài để trả lời (phép tính tìm gì ?) theo thứ

tự:
- Loại toán đơn: Lời giải - phép tính - đáp số.
- Loại toán hợp: Lời giải - phép tính - lời giải - phép tính - đáp số.
* Trước tiên phải hướng dẫn học sinh tóm tắt đầu bài.
Giáo viên đưa ra 1 số câu hỏi đàm thoại gợi ý học sinh yếu, trung bình suy
đoán, lựa chọn cách giải đúng.
Ví dụ: Có 70 thếp giấy gói đều thành 7 bọc. Hỏi có 100 thếp giấy sẽ gói đều
được bao nhiêu bọc?
Gợi ý: - Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
Tóm tắt:
70 thếp giấy: 7 bọc giấy
100 thếp giấy: ? bọc giấy
5.3. Xác định dạng toán
- Hướng dẫn học sinh xác định dạng toán bằng các câu hỏi:
Với dạng toán liên quan đến rút về đơn vị
+ Bài toán có mấy đơn vị, là những đơn vị nào?
+ Đơn vị nào đã biết hai giá trị? Đơn vị nào biết một giá trị, còn phải tìm một
giá trị?
+ Bài toán như vậy thuộc dạng toán nào?
5.4. Tìm cách giải và trình bày bài giải
- Giáo viên đưa ra những câu hỏi phân tích ngược từ cuối lên để hướng
dẫn học sinh tìm được cách giải đúng cho bài toán.
VD: - Muốn biết 100 thếp giấy gói đều được bao nhiêu bọc thì phải biết gì?
(phải biết mỗi bọc có bao nhiêu thếp giấy)
- Muốn biết mỗi bọc có mấy thếp giấy làm thế nào?(lấy số thếp giấy chia cho số
bọc đã gói)
- Để tìm số bọc giấy gói được từ 100 thếp giấy làm thế nào?(lấy 100 thếp chia
cho số thếp của một bọc)
Bài giải

Số thếp giấy của một bọc là:
70 : 7 = 10 (thếp giấy)
100 thếp giấy gói đều được số bọc là :
100 : 10 = 10 (bọc giấy)
Đáp số : 10 bọc giấy
Lưu ý: - Đây là bài toán hợp giải bằng 2 phép chia. Tên đơn vị của 2
phép tính khác nhau, phép tính trên có đơn vị của đại lượng 1, phép tính dưới có
tên đơn vị của đại lượng 2 (đại lượng phải đi tìm. Chính là đáp số bài toán).
- Khi viết câu trả lời, các đơn vị đo lường không được viết tắt
VD: Không viết “kg” mà phải viết “ki - lô- gam”
6. Giúp học sinh tìm nhiều cách giải để tìm cách giải hợp lý nhất,
ngắn gọn nhất, tạo điều kiện cho học sinh phát triển tư duy toán
Bước này đối với học sinh yếu, kém, trung bình giải toán là khó khăn. Song
người giáo viên phải hướng dẫn gợi mở, giúp học sinh thể hiện được khả năng
giải toán của mình là cần thiết.
Ví dụ: Thắng cắt được 12 lá cờ. Toàn cắt được số lá cờ nhiều gấp đôi Thắng.
Hỏi 2 bạn cắt được bao nhiêu lá cờ?
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ đầu bài toán. Tóm tắt đầu bài bằng
cách vẽ sơ đồ đo ạn thẳng (nếu vẽ được) để tìm ra cách giải đúng, và nhiều cách
khác.
Tóm tắt
Thắng cắt: 12 lá cờ
Toàn : Gấp đôi (gấp 2)
Hai bạn: lá cờ ?
Giải
Cách 1: Số lá cờ bạn Toàn cắt được là :
12 x 2 = 24 (lá cờ)
Số lá cờ 2 bạn cắt được là :
12 + 24 = 36 (lá cờ)
Đáp số : 36 lá cờ

Các em có thể tìm cách giải khác
Cách 2.
Số lá cờ 2 bạn cắt được là
12 x 2 + 12 = 36 (lá cờ)
Đáp số : 36 lá cờ
- Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu : Thực ra cách 2 này chính là
cách giải gộp 2 phép tính của cách 1 mà thôi. Sau đó giáo viên gợi ý quan sát
sơ đồ tìm cách giải khác : Giáo viên cho học sinh nhận xét.
Số lá cờ của Thắng được biểu thị mấy đoạn thẳng ? (1 đoạn thẳng)
Số lá cờ của Toàn biểu thị mấy đoạn thẳng ? (2 đoạn thẳng)
Số lá cờ của 2 bạn biểu thị mấy đoạn thẳng ? (3 đoạn thẳng)
Vậy nhìn vào sơ đồ em hãy tìm cách giải :
Giải
Số đoạn thẳng biểu thị số cờ của Toàn, Thắng cắt được là :
1 + 2 = 3 (đoạn thẳng)
Số lá cờ của 2 bạn Toàn, Thắng cắt là :
12 x 3 = 36 (lá cờ)
Đáp số : 36 lá cờ
- Các em phải chú ý tên đơn vị của mỗi phép tính, làm bài ra giấy nháp
cẩn thận, kiểm tra kết quả, đúng mới viết vào bài làm. Cần rèn luyện kỹ năng
tính nhẩm, tính viết thành thạo cho học sinh trong quá trình giải toán, để hoàn
thiện bài giải.
- Về nhà, tôi yêu cầu các em làm lại bài toán vừa giải ở lớp để các em yếu
kém nắm vững cách giải, lần sau gặp loại bài như thế là làm được ngay. Tôi còn
yêu cầu phụ huynh kết hợp chặt chẽ với giáo viên, có trách nhiệm hướng dẫn
con học ở nhà giúp các em làm đầy đủ bài tập trong chương trình. Ngoài ra, tôi
còn giao cho những em giỏi toán ở lớp mỗi em giỏi giúp một em kém. Lập
thành đôi bạn cùng tiến bằng cách : Giờ truy bài kiểm tra bài làm của bạn. Nếu
bạn giải sai thì hướng dẫn giải lại cho bạn nắm được phương pháp giải toán.
Từ đó học sinh tìm được triệt để số cách giải một bài toán. Học sinh nắm

chắc đề toán, hiểu kỹ đề, để tìm nhiều cách giải khác có lời văn chính xác, phát
triển tư duy toàn diện.
Kết hợp giải toán với rèn luyện kỹ năng tính toán giúp học sinh giải toán đúng,
tránh nhầm lẫn khi thực hiện phép tính.
7. Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, động viên, khuyến
khích các em kịp thời
- Với học sinh yếu, các em thường có tâm lý chán học, tự ti, không mạnh
dạn, tự tin khi được cô hỏi bài hay hướng dẫn làm bài nhưng nếu các em được
động viên, khuyến khích kịp thời, được nghe những lời khen từ phía cô giáo như
“dạo này em có nhiều tiến bộ đấy, em cố gắng lên, nếu cứ đà này, em chăm học
hơn một chút nữa, cô tin rằng em sẽ nắm được cách giải các bài toán, theo kịp
chương trình, theo kịp các bạn” các em sẽ tự tin hơn, không ngần ngại khi đối
mặt với các bài toán, không e ngại khi nêu ý kiến của mình với cô, với bạn và sẽ
mau chóng tiến bộ.
III. KẾT QUẢ
- Trong những năm qua, tôi đã ứng dụng các biện pháp nói trên giúp học
sinh yếu, trung bình giải toán có nhiều tiến bộ rõ rệt. Các em từ chỗ sợ học toán,
ngại giải toán đến chỗ các em không ngại nữa mà lại thích giải toán để khẳng
định khả năng chính mình.
- Đầu năm học 2008 - 2009, lớp tôi có những em yếu toán như em : Duy,
Qunh, Nhung, Ngha, Xng n nay, cỏc em ó cú kh nng phõn tớch,
tng hp tỡm ra cỏch gii toỏn v cú nhiu tin b ỏng k. im kim tra
gia hc k v cui hc k ó t kt qu ỏng khớch l. (Bng kt qu nh sau)
im u nm Gia HK1 Cui HK1 Gia HK2 Cui KH2
Duy 5 6 7 7 7
Ngha 5 5 6 7 7
Nhung 3 4 5 6 6
Qunh 3 4 4 6 6
Xng 3 5 7 7 7
Lp 3B (s s 28)

Xp loi Gii Khỏ Trung bỡnh Yu
u nm 7 em (25 %) 13 em (46,7%) 5 em =
(17,8%)
3 em = (10,5 %
Gia HK1 8 em = 28,3% 13 = (46,7%) 5= (17,8%) 2 em = 7,2%
Cui HK1 12 em =
(43%)
11em = (39%) 4 em =
(14,5%)
1 em = 3,5%
Gia HK2 13 em =
(46,7%)
12 em =(43%) 3 em =
(10,3%)
0
Cui HK2 13 em =
(46,4%)
13 em =
(46,4%)
2 em = (7,2%) 0
- Nhng con s trờn th hin phn no ỏp dng kinh nghim ca tụi
trong vic bi dng hc sinh yu gii toỏn cú li vn ó cú hiu qu.
IV. BI HC KINH NGHIM
Qua nghiờn cu, ỏp dng sỏng kin, tụi rỳt ra nhng bi hc kinh nghim sau:
* Đối với Cán bộ quản lý v Tổ trởng:
- Rà soát, phân loại đối tợng học sinh.
- Họp phụ huynh học sinh yếu và giáo viên chủ nhiệm các lớp có học sinh
yếu.
- Giao trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm, phối hợp với tổ chuyên môn, gia
đình học sinh và cá tổ chức xã hội ở địa phơng tìm biện pháp kèm cặp, giúp

đỡ từng em.
- Ban giám hiệu khảo sát chất lợng hc sinh yu mỗi tháng một lần, nhận xét,
giao nhiệm vụ cho giáo viên trong thỏng ti
- Kiểm tra, kí duyệt chơng trình dạy của giáo viên, đặc biệt quan tâm đến
phần kiến thức dành cho học sinh yếu kém.
- Động viên, khen thởng kịp thời những cá nhân đạt thành tích tốt trong công
tác phụ đạo hc sinh.
* Đối với giáo viên:
- Báo cáo tình hình học sinh yếu với tổ chuyên môn.
- Bố trí sắp xếp chỗ ngồi thuận lợi cho học sinh yếu.
- Xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh trong sổ chủ nhiệm, có bài tập
dành riêng cho học sinh, thể hiện cụ thể trong giáo án.
- Sỏng to, tỡm tũi trong ging dy, nhit tỡnh, yờu ngh, mn tr, tn tu
dy d cỏc em
- Giáo viên chủ nhiệm kèm cặp phụ đạo các em ngay trong từng tiết học
cụ thể là:
+ Có bài tập dành riêng cho học sinh yếu kém
+ Giúp đỡ các em giải quyết về mặt kiến thức, về bài tập trong tiết tự học
hoặc tiết luyện tập buổi chiều.
+ Đối với học sinh yếu mng kin thc no, tng cng ph o cho cỏc
em phn kin thc ú trong tất cả các môn hc.
+ Học sinh yếu môn Toán, giáo viên kèm cặp các em từ phép cộng trừ tr-
ớc rồi nhân chia sau. Nhất là đối với các bài toán có lời văn, giáo viên cần hớng
dẫn các em giải, trả lời nhiều lần. (Đầu giờ buổi chiều tăng cờng kiểm tra lý
thuyết).
+ Thờng xuyên báo cáo tình hình của học sinh với tổ vào các buổi sinh
hoạt tổ chuyên môn để bàn biện pháp giúp đỡ v la chn ni dung ging dy
phự hp
- Thờng xuyên trao đổi tình hình học tập của học sinh cũng nh nội dung,
biện pháp kèm cặp ở nhà với cha mẹ các em.

* i vi hc sinh
- Tích cực học tập, trong lớp chú ý lắng nghe cô giáo, thầy giáo giảng bài,
bằng mọi cách hoàn thành bài tập ở lớp và vở bài tập toán theo chuẩn
- Tự giác học bài, làm bài trước khi đến lớp, không hiểu chỗ nào thì hỏi
thầy, hỏi bạn
- Cố gắng học thuộc những kết luận, những ghi nhớ của dạng toán có lời
văn
- Học thuộc bảng cộng, bảng trừ, bảng nhân, chia trong chương trình
- Trước khi làm bài vào vở phải làm ra vở nháp cho kĩ lưỡng, chính xác
mới làm vào vở.
PHẦN THỨ BA
KẾT LUẬN
- Trong hoạt động dạy học, người giáo viên đóng vai trò chủ đạo tác động
sư phạm lên hoạt động nhận thức của học sinh. Để thực hiện tốt hoạt động dạy
của mình, người giáo viên cần sử dụng tốt các phương pháp dạy học nhằm
truyền thụ trí thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh. Đối với hoạt động
của học sinh, chúng ta thấy học sinh không chỉ là đối tượng tác động sư phạm
của người giáo viên mà còn là chủ thể của hoạt động nhận thức. Người học sinh
chủ động tiếp thu tri thức, rèn kỹ năng kỹ xảo mà giáo viên truyền thụ cho.
Chính vì vậy, trong học tập, không ai có thể thay thế người khác. Chỉ khi chủ
thể chủ động nhận thức thì hoạt động dạycủa giáo viên mới có hiệu quả và hoạt
động học tập mới có ý nghĩa.
- Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc "Hướng dẫn học
sinh yếu lớp 3 giải toán có lời văn”. Trong thực tế giảng dạy, mỗi người đều có
suy nghĩ, kinh nghiệm, bí quyết nghề nghiệp riêng của mình nhằm mục đích
cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy học. Có lẽ đề tài của tôi còn nhiều thiếu
sót và hạn chế, tôi mong được các cấp trên cùng các bạn đồng nghiệp góp ý kiến
bổ sung để kinh nghiệm dạy học của tôi thêm phong phú, hoàn thiện góp phần
nhỏ bé đưa sự nghiệp giáo dục phát triển.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Ngày 25 tháng 03 năm 2010

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×