Bài 30: KINH TẾ CHÂU PHI.
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức: - Nắm vững đặc điểm nông nghiệp và công nghiệp của châu
Phi.
- Nắm vững tình hình phát triển nông nghiệp và công nghiệp của châu Phi.
b. Kỹ năng: Phân tích lược đồ.
c. Thái độ: Giáo dục ý thức học bộ môn.
2. CHUẨN BỊ:
a Giáo viên: Giáo án, tập bản đồ, sgk, bản đồ kinh tế châu Phi.
b. Học sinh: Sgk, tập bản đồ, chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Trực quan.
- Hoạt động nhóm
4. TIẾN TRÌNH:
4. 1. Ổn định lớp: 1’
4. 2. Ktbc:
+ Dân cư châu phi như thế nào?
- Dân cư châu Phi phân bố không đều
- Phụ thuộc vào đặc điểm của môi trường.
- Đa số dân sống ở nông thôn.
- Thành phố trên 1 triệu dân tập trung ở ven biển.
+ Chọn ý đúng nhất: Nguyên nhân kìm hãm sự phát triển dân số châu Phi?
a. Bùng nổ dân số, đại dịch ADIS. b. Xung đột tộc người, can thiệp nước
ngoài.
c. a đúng. @. a, b đúng.
4. 3. Bài mới: 37’
HO
ẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ
TRÒ.
N
ỘI DUNG.
Giới thiệu bài mới.
Hoạt động 1. ** Hoạt động nhóm. Trực quan
- Quan sát bản đồ kinh tế châu phi.
+ Trong nông nghiệp được phân thành những
ngành nào?
TL: Trồng trọt và chăn nuôi.
- Giáo viên chia nhóm cho học sinh hoạt động
đại diện nhóm trình bày bổ sung giáo viên
chuẩn kiến thức ghi bảng.
* Nhóm 1: Ở châu Phi có những hình thức
canh tác phổ biến nào trong nông nghiệp?
TL: Sản xuất nông sản hàng hóa theo qui mô
1. Nông nghiệp:
+ Trồng trọt:
lớn, canh tác nương rẫy.
- Giáo viên : - Hình thành 2 khu vực sản xuất
nông nghiệp khác nhau.
. Khu vực sản xuất nông sản xuất khẩu theo
hướng chuyên môn hóa cây công nghiệp nhiệt
đới, phần lớn do công ty Tư Bản nước ngoài
sở hữu các đồn điền trang trại diện tích rộng
đất đai tốt, trang bị kĩ thuật cao.
. Khu vực sản xuất nhỏ của nông dân địa
phương trình độ sản xuất lạc hậu phụ thuộc
vào tự nhiên.
* Nhóm 2: Trình bày sự phân bố cây công
nghiệp?
TL: Ca cao, cà phê, cọ dầu, lạc phân bố ở
duyên hải bắc vịnh Ghinê; Tây và Đông Phi;
ven vịnh Ghinê.
* Nhóm 3: Trình bày sự phân bố cây ăn quả?
TL: Cam, chanh nho, ôlưu phân bố cực bắc
và cực nam châu Phi.
* Nhóm 4: Cây Lương thực phân bố như thế
nào?
TL: Lúa mì, ngô, kê, lúa gạo phân bố các
nước ven ĐTH, CH Nam Phi, sông Nin.
* Nhóm 5: Nêu sự khác nhau trong sản xuất
cây công nghiệp và cây lương thực?
TL:
* Nhóm 6: Ngành chăn nuôi có như thế nào?
Tình hình phân bố và hình thức chăn nuôi có
đặc điểm gì nổi bật?
TL: - Lợn nuôi nhiều ở Trung và Nam Phi.
- Bò nuôi nhiều ở Etiôpia…
Chuyển ý.
Hoạt động 2.
- Cây công nghiệp xuất
khẩu được chú trọng phát
triển theo hướng chuyên
môn hóa.
- Cây lương thực chiếm tỉ
trọng nhỏ trong cơ cấu
ngành trồng trọt.
+ Chăn nuôi kém phát
triển hình thức chăn thả
phổ biến nhất phụ thụôc
vào thiên nhiên.
2. Công nghiệp:
** Trực quan.
+ Công nghiệp châu Phi có điều kiện thuận lợi
nào để phát triển?
TL:
+ Quan sát H 30.2 ( lược đồ công nghiệp ),
nhận xét sự phân bố công nghiệp?
TL: Phân bố không đồng đều.
+ Nhận xét trình độ phát triển công nghiệp
châu Phi?
TL: - Phát triển nhất : CH Nam Phi; Angiêri;
Aicập.
- Phát triển: Bắc Phi ( công nghiệp dầu
khí)
- Chậm phát triển: các nước còn lại.
+ Nguyên nhân kìm hãm sự phát triển công
nghiệp châu Phi?
TL: Thiếu lao động chuyên môn kĩ thuật, dân
trí thấp thiều vốn, CSVC lạc hậu.
- Nguồn khoáng sản phong
phú nhưng công nghiệp
chậm phát triển.
- Nước tương đối phát
triển CH Nam Phi, Libi…
+ Đặc điểm nồi bật của kinh tế châu phi là gì?
TL: Phát triển theo hường chuyên môn hóa
phiến diện, kinh tế lạc hậu.
- Giáo dục tư tưởng.
4. 4. Củng cố và luỵên tập: 4’
+ Ngành nông nghiệp châu Phi như thế nào?
. Trồng trọt:
- Cây công nghiệp xuất khẩu được chú trọng phát triển theo hướng chuyên
môn hóa.
- Cây lương thực chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành trồng trọt.
. Chăn nuôi kém phát triển hình thức chăn thả phổ biến nhất phụ thụôc vào
thiên nhiên.
+ Chọn ý đúng: Ngành công nghiệp châu Phi:
a. Phát triển mạnh mẽ.
@. Phát triển chậm.
4. 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 3’
- Học bài.
- Chuẩn bị bài Kinh tế châu Phi(tt). Chuẩn bị theo câu hỏi trong sgk
+ Dịch vụ châu Phi như thế nào?
5. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………