Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

báo cáo kế toán về tiền lương tai công ty giấy vở tiến dũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.2 KB, 41 trang )

Trường Đại học Hoa Lư Báo cáo thực tập kế toán
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, KỸ THUẬT CỦA
CÔNG TY TNHH GIẤY TIẾN DŨNG
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH giấy Tiến Dũng
Đi lên từ một Tổ hợp sản xuất giấy được thành lập năm 1996 với tên ban
đầu: Tổ hợp sản xuất giấy Tiến Dũng với số vốn hết sức khiêm tốn, trên 50 triệu
đồng. Giai đoạn mới thành lập từ năm 1996 đến năm 1998 công ty đã đối mặt
với không ít những khó khăn nhưng lãnh đạo cùng tập thể cán bộ công nhân
viên Tổ hợp sản xuất giấy Tiến Dũng đã không ngừng nỗ lực từng bước đưa tổ
hợp đi vào hoạt động ổn định, đạt được những thành tựu bước đầu, quy mô sản
xuất ngày càng được mở rộng tạo bước đệm tiến tới thành lập Công ty TNHH
giấy Tiến Dũng .
Công ty TNHH giấy Tiến Dũng được thành lập theo quyết định số
2402/QĐ-UB ngày 18 tháng 01 năm 2001 của UBND tỉnh Ninh Bình. Công ty
TNHH giấy Tiến Dũng là loại Công ty trách nhiêm hữu hạn do ba thành viên
góp vốn, hạch toán kế toán độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, có
tài khoản độc lập và có con dấu riêng. Công ty có những đặc trưng cụ thể sau:
1. Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn giấy Tiến Dũng.
2. Tên giao dịch quốc tế: Tien Dung Paper Company Limited.
3. Tên viết tắt: TD Co.,Ltd.
4. Địa chỉ trụ sở chính: Đường Tây Thành, Phường Tân Thành, Thành
phố Ninh Bình, Tỉnh Ninh Bình .
Điện thoại: 030.3871.501 Fax: 030.3871.501
Email:
5. Vốn điều lệ: 10.000.000.000 đồng ( Mười tỉ đồng ).
6. Tài khoản ngân hàng số: 200.318.010.008 tại Ngân hàng Công
Thương tỉnh Ninh Bình.
7. Mã số thuế: 2700240219.
8. Giấy đăng ký kinh doanh số: 35-57-000.140 ngày 20 tháng 3 năm
2001 do Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh


Ninh Bình cấp.
9. Danh sách thành viên góp vốn:
Sinh viên: Đặng Thị Huyền Trang – Lớp D1KTA
1
Trường Đại học Hoa Lư Báo cáo thực tập kế toán
Tên thành viên
Nơi đăng ký hộ khẩu thường
trú
Giá trị
góp
vốn
(tr.đ)
Phần
vốn
góp
(%)
CMND
Đinh Quốc Chiến
Phường Tân Thành, TP. Ninh
Bình, tỉnh Ninh Bình
7.000 70 012877906
Hoàng Thị Bình
Phường Thanh Bình, TP.Ninh
Bình, tỉnh Ninh Bình
2.000 20 164123613
Đặng Hoài Nam
Phường Đông Thành, TP.Ninh
Bình, tỉnh Ninh Bình
1.000 10 161983011
10.Người đại diện theo pháp luật của công ty:

- Chức danh: Giám đốc Công ty.
- Họ và tên: ĐINH QUỐC CHIẾN (Nam)
- Sinh ngày: 15/9/1965 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam
- Chứng minh nhân dân số: 012877906
- Ngày cấp: 08/4/1982 Cơ quan cấp: Công an Thị xã Ninh Bình.
- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Phường Tân Thành, TP. Ninh Bình,
Tỉnh Ninh Bình.
- Chỗ ở hiện tại: Phường Tân Thành, TP. Ninh Bình, Tỉnh Ninh Bình.
Bên cạnh những nỗ lực trong phát triển sản xuất kinh doanh hơn 10 năm
qua công ty còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện do Ủy ban Mặt
Trận Tổ Quốc, các đoàn thể và các tổ chức xã hội phát động.Với những thành
tựu đã đạt được cũng như những đóng góp của công ty đối với sự phát triển kinh
tế- xã hội của tỉnh nhà công ty đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng và chứng
nhận quan trọng:
Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000
Chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2005
Năm 2009 được nhận cờ thi đua suất sắc của Bộ Công Nghiệp
Năm 2010 nhận cờ thi đua của tỉnh Ninh Bình về tạo việc làm trong tỉnh
Chứng nhận duy trì và áp dụng hệ thống trách nhiệm xã hội SA 8000 năm
2010.
1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty TNHH giấy Tiến Dũng
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ và các định hướng phát triển
Sinh viên: Đặng Thị Huyền Trang – Lớp D1KTA
2
Trường Đại học Hoa Lư Báo cáo thực tập kế toán
1.2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ:
- Sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích
thành lập doanh nghiệp.
- Chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách, chế độ, pháp luật của nhà
nước.

- Tuân thủ những quy định trong các hợp đồng kinh tế đã ký với đối tác
trong và ngoài nước.
- Góp phần đáp ứng nhu cầu của thi trường, không ngừng nghiên cứu
nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, thực hiện quy
định của nhà nước về bảo vệ quyền của người lao động ( đảm bảo môi trường
lao động an toàn, trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN, TTNCN theo đúng
quy định của nhà nước,…).
- Bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững, xây dựng quy
trình công nghệ sản xuất, dây chuyền xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.
1.2.1.2. Định hướng phát triển:
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá xu hướng phát triển của ngành Giấy nói
riêng và nền kinh tế thị trường nói chung đồng thời xác định được những lợi thế
và hạn chế của mình. Ban lãnh đạo công ty đã đưa ra những định hướng phát
triển của công ty trong thời gian tới như sau:
- Xác định sản phẩm chính của công ty là các mặt hàng giấy sinh hoạt từ
đó tập trung nghiên cứu cho ra những dòng sản phẩm mới đáp ứng ngày càng tôt
hơn nhu cầu của thị trường.
-Về công nghệ: Thường xuyên nâng cấp cơ sở hạ tầng, cập nhật tiến bộ
khoa học- kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, xem
đây là lợi thế cạnh tranh hàng đầu của doanh nghiệp.
- Về thị trường tiêu thụ: Tiếp tục nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ
đến các tỉnh từ Nam Trung Bộ trở vào.
- Về phát triển nhân lực: Xác định rõ nguồn nhân lực là vốn quý của
doanh nghiệp, ban lãnh đạo công ty tiếp tục đưa ra những chính sách nhằm nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực như liên kết với các trường Đại học, trường dạy
nghề, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh thực hiện trao đổi kinh
nghiệm để nâng cao tay nghề, bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán
bộ công nhân viên công ty.
Sinh viên: Đặng Thị Huyền Trang – Lớp D1KTA

3
Trường Đại học Hoa Lư Báo cáo thực tập kế toán
- Về mục tiêu phát triển bền vững: Tiếp tục theo đuổi chiến lược phát
triển lâu dài sản xuất kinh doanh đi đôi với bảo vệ môi trường, tăng cường sử
dụng công nghệ sạch, sử dụng nguyên nhiên liệu thân thiện với môi trường, áp
dụng dây chuyền xử lý chất thải hiên đại đạt tiêu chuân quốc tế.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
1.2.2.1. Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất và kinh doanh giấy sinh hoạt các loại bao gồm: khăn giấy, giấy
lụa, khăn ướt, giấy cuộn vệ sinh.
Các dòng sản phẩm như: giấy lụa STAR PAPER, khăn giấy SOFT, giấy
cuộn vệ sinh WHITE,…
- Sản xuất hộp bao bì Carton theo đơn đặt hàng.
1.2.2.2. Thị trường, khách hàng:
♦ Thị trường của công ty:
- Thị trường trong nước bao gồm hầu hết các tỉnh miền Bắc và miền
Trung, trong đó thị trường lớn tập trung ở các tỉnh(thành phố): Ninh Bình, Hà
Nội, Nam Định, các cụm, khu công nghiệp ở Bắc Ninh, Bình Dương.
- Thị trường ngoài nước: trực tiếp xuất khẩu sang Trung Quốc, Lào, Thái
Lan.
♦ Khách hàng chủ yếu :
- Sản phẩm giấy sinh hoạt: khách hàng chủ yếu là các công ty, siêu thị;
cửa hàng, đại lý bán buôn.
- Sản phẩm bao bì carton: khách hàng chủ yếu là các công ty, siêu thị .
1.2.3. Quy trình công nghệ sản xuất:
Hình1.1: Quy trình sản xuất giấy sinh hoạt
Sinh viên: Đặng Thị Huyền Trang – Lớp D1KTA
4
Trường Đại học Hoa Lư Báo cáo thực tập kế toán
Các giai đoạn của quá trình sản xuất:

- Nguyên liệu: Là bột gỗ đã qua sơ chế hoặc bột giấy (Là bột giấy bỏ qua
giai đoạn nghiền).
- Máy nghiền: Bột gỗ được đưa vào máy nghiền thủy lực nồng độ cao, bơm
nước xông hơi với nhiệt độ 60 – 70
o
C nghiền 15 phút, sau đó bơm hoá chất tẩy
trắng ngâm trong 20 phút, lọc bỏ tạp chất thu được bột giấy trắng.
- Máy xeo I, máy xeo II: Bột giấy được đưa tới máy xéo I, máy xéo II qua hệ
thống ống nối. Tại đây bột giấy được cán mỏng theo tiêu chuẩn của từng loại
sản phẩm sau đó cuộn lại thành từng cuộn lớn mỗi cuộn nặng từ 100kg đến 150
kg để chuyển đến bộ phận đóng gói.
- Đóng gói: Các cuộn giấy lớn được đưa vào hệ thống máy tách lớp, làm xốp
và cắt thành từng cuộn nhỏ hoặc cắt theo các hình khác nhau tuỳ thuộc vào từng
loại sản phẩm. Tiếp theo bộ phận kiểm tra chất lượng tiến hành kiểm tra thành
phẩm, những thành phẩm đạt tiêu chuẩn được đóng gói hoàn chỉnh .
- Thành phẩm: Sản phẩm sau khi đóng gói hoàn chỉnh được nhập kho hoặc
giao cho khách hàng.
Sinh viên: Đặng Thị Huyền Trang – Lớp D1KTA
Nguyên liệu
Đóng gói
Máy xeo I Máy xeo II
Máy nghiền
Thành phẩm
5
Trường Đại học Hoa Lư Báo cáo thực tập kế toán
1.3. Đặc điểm và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý của Công ty TNHH giấy Tiến Dũng được xây dựng với
một cơ cấu gọn nhẹ, khoa học theo kiểu trực tuyến- chức năng, phù hợp với đặc
điểm sản xuất kinh doanh của công ty.
Hình 1.2.: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
♦ Giám đốc: Giám đốc là người đứng đầu và là đại diện theo của
công ty trong giao dịch với các cơ quan, đoàn thể, chịu trách nhiệm trước pháp
luật đối với các vấn đề liên quan đến công ty.
♦ Phó giám đốc tài chính: Là người chịu trách nhiệm về mảng tài
chính của công ty. Lập kế hoạch tư vấn cho giám đốc và tìm kiếm các nguồn tài
chính phục vụ cho quá trình phát triển kinh doanh của công ty.
♦ Phó giám đốc sản xuất: Là người chịu trách nhiệm về mảng sản
xuất của công ty. Đề xuất các kế hoạch phát triển sản phẩm mới, kế hoạch mở
rộng quy mô sản xuất và các vấn đề khác liên quan đến sản xuất của công ty.
Sinh viên: Đặng Thị Huyền Trang – Lớp D1KTA
Phó giám đốc
tài chính
Phó giám đốc
Sản xuất
Giám đốc
Phòng kinh
doanh
Phòng kế
toán
Quản đốc
PX bao bì
Quản đốc
PX giấy
Các bộ phận
chuyên môn
Các bộ phận
chuyên môn
Các bộ phận
chuyên môn

Các bộ phận
chuyên môn
6
Trường Đại học Hoa Lư Báo cáo thực tập kế toán
♦ Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Phó giám
đốc về vấn đề liên quan đến tiêu thụ sản phẩm như: mở rộng và phát triển thi
trường, nghiên cứu, đề xuất các chính sách Marketing.
♦ Phòng kế toán: Là nơi thực hiện toàn bộ mảng tài chính của công
ty. Chịu trách nhiệm trước công ty về các vấn đề liên quan đến sổ sách kế toán,
cập nhất, chấp hành các chính sách, pháp luật của nhà nước về tài chính-kế toán.
Báo cáo, tư vấn cho Giám đốc, Phó giám đốc các vấn đề liên quan đế tài chính
của công ty.
♦ Quản đốc phân xưởng giấy, bao bì carton: Là người chịu trách
nhiệm toàn bộ quá trình sản xuất tại các phân xưởng.
♦ Các bộ phận chuyên môn: Là các bộ phận chuyên môn hóa phụ
trách từng mảng nhỏ giúp việc cho trưởng các phòng ban như tổ cơ khí , tổ xử lý
nước thải , tổ cung ứng, …
1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh
Nội dung phân tích chính:
1.4.1. Đánh giá tình hình huy động nguồn vốn
Đánh giá tình hình huy động nguồn vốn giúp nhà quản trị có được những
thông tin hữu ích về nguồn vốn của doanh nghiệp. Nguồn vốn do đâu mà có? cơ
cấu của nguồn vốn như thế nào? Qua đó thấy được tính chủ động hay phụ thuộc
về tài chính của doanh nghiệp.
Bảng 1.1. Bảng đánh giá khái quát tình hình huy động nguồn vốn
cuối năm 2010 của công ty TNHH giấy Tiến Dũng.
Sinh viên: Đặng Thị Huyền Trang – Lớp D1KTA
7
Trường Đại học Hoa Lư Báo cáo thực tập kế toán
Đơn vị tính :VNĐ

( Nguồn: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh cuối năm 2010 của
công ty TNHH giấy Tiến Dũng )
TNV, VCSH, NPT cuối năm 2010 đều tăng so với đầu năm. TNV cuối
năm tăng 13,32% so với đầu năm, trong đó VCSH tăng 18,21%, NPT tăng
4,19% . Như vậy, sự tăng lên của TNV chủ yếu do sự tăng lên của VCSH. Tỷ
trọng VCSH trong TNV đầu năm đạt 65.12% đến cuối năm đạt 67,93% như vậy
tỷ trọng này đã tăng lên 2,81% điều này càng làm cho tỷ trọng NPT hạ thấp đầu
năm đạt 34,88% đến cuối năm chỉ còn 32.07%. Hay nó cho biết cứ 100đ TNV
mà công ty có thì 34,88đ là đi vay còn lại 65,12đ là VCSH đến cuối năm con số
này là 32,07đ là đi vay, 67.93đ là VCSH.
Như vậy, công ty có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ
độc lập của công ty đối với các chủ nợ là khá cao. Một tỷ trọng VCSH lớn tạo
sự chủ động cho công ty trong quá trình sử dụng nguồn vốn hiện có, trong việc
đưa ra các quyết định đầu tư mà không phải chịu nhiều tác động từ phía chủ nợ
từ đó đem lại hiệu quả kinh doanh cao.
Tuy nhiên tỷ trọng VCSH cao không phải là yếu tố quyết định đem lại
hiệu quả kinh doanh cao nhất. Chìa khoá thành công nằm ở chính nhà quản trị ở
những chính sách mang tầm chiến lược mà họ đưa ra. Trên cơ sở phân tích đặc
điểm của môi trường kinh doanh lãnh đạo công ty nên có những thay đổi trong
Sinh viên: Đặng Thị Huyền Trang – Lớp D1KTA
Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch
Số tiền %
Tổng
nguồn
vốn
(TNV)
34.386.320.500 38.965.575.760 4,579,255,260 13,32
- -
Vốn chủ
sở hữu

(VCSH)
22.390.670.108 26.467.420.094 4.076.749.986 18,21 65,12 67,93
Nợ phải
trả (NPT)
11.995.650.392 12.498.155.666 502.505.274 4,19 34,88 32,07
8
Trường Đại học Hoa Lư Báo cáo thực tập kế toán
cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng nguồn vốn vay ở mức an toàn đây có thể là
điều kiện tốt giúp công ty nắm bắt được những cơ hội trong kinh doanh để đạt
được tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững.
1.4.2. Đánh giá tính tự chủ trong hoạt động tài chính
Bảng 1.2. Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu cần phân tích
Chỉ tiêu
Cuối năm 2008 Cuối năm 2009 Cuối năm 2010
Tài sản ngắn hạn
9.066.075.1
22
10.928.631.50
0
13.068.118.5
49
Hàng tồn kho
3.560.277.9
91
5.692.422.01
3
5.080.675.0
52
Tài sản dài hạn
22.58

9.652.971
23.457.689.
000
25.897.45
7.211
Vốn chủ sở hữu
21.00
3.488.106
22.390.670
.108
26.467.42
0.094
Nợ ngắn hạn
6.973.9
06.521
8.583.193.60
1
8.753.564.9
82
Nợ dài hạn
3.67
8.333.466
3.412.456.
791
3.744.59
0.684
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán cuối 3 năm 2008, 2009, 2010 của công ty TNHH
giấy Tiến Dũng )
Bảng 1.3. Bảng đánh giá khái quát tính tự chủ trong hoạt động tài
chính của công ty TNHH giấy Tiến Dũng các năm 2008, 2009, 2010

Chỉ tiêu
Cuối
năm
2008
( lần)
Cuối năm
2009
(lần)
Cuối năm
2010
(lần)
So sánh
năm
2009-
2008
So sánh
năm
2010-
2009
Hệ số tài trợ 0,66 0,65 0,68 -0,01 0,03
Hệ số tài trợ
TSDH
0,93 0,95 1,02 0,02 0,07
Trong đó : Hệ số tài trợ = VCSH/ TNV
Sinh viên: Đặng Thị Huyền Trang – Lớp D1KTA
9
Trường Đại học Hoa Lư Báo cáo thực tập kế toán
Hệ số tài trợ TSDH = VCSH/ TSDH
Hệ số tài trợ cả ba năm đều đạt mức trung bình, hệ số tài trợ cho biết cuối
năm 2008 công ty có 1đ thì 0,66đ là VCSH con số này đạt 0,65đ cuối năm 2009

và đạt 0,68đ cuối năm 2010. Hệ số phản ánh mức độ độc lập về tài chính của
công ty, hệ số tài trợ cuối năm 2009 giảm 0,01lần so với năm 2008 như vậy mức
độ độc lập về tài chính của công ty đã có sự giảm sút nhưng mức giảm là tương
đối thấp không ảnh hưởng lớn đến khả năng tự chủ về tài chính của công ty.
Cuối năm 2010 hệ số tài trợ đạt 0,68 lần tương ứng tăng 0,03 lần so với năm
2009 và cao nhất trong ba năm đây là dấu hiệu tốt cho thấy công ty đã độc lập
hơn về tài chính.
Năm 2008 hệ số tài trợ TSDH đạt 0,93 lần, năm 2009 đạt 0,95 lần tăng
0,02 lần cho biết với 1đ TSDH công ty có thì có tới 0,95đ là VCSH, đến năm
2010 đạt 1,02 lần tăng 0,07 lần. Như vậy, hệ số tài trợ TSDH của công ty cả ba
năm đều cao và tăng dần qua các năm.
Từ việc phân tích các chỉ tiêu trên có thể kết luận công ty TNHH giấy
Tiến Dũng có tính chủ động trong hoạt động tài chính khá cao và tương đối ổn
định.
1.4.3 Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Bảng 1.4. Bảng đánh giá khái quát khả năng thanh toán của công ty
TNHH giấy Tiến Dũng năm 2008, 2009, 2010.
Chỉ tiêu
Cuối
năm
2008
Cuối
năm
2009
Cuối
năm
2010
So sánh năm
2009-2008
so sánh năm

2010-2009
hệ số khả năng thanh
toán tổng quát
2.97 2.87 3.12 -0.1 0.25
hệ số khả năng thanh
toán nhanh
0.79 0.61 0.91 -0.18 0.3
Trong đó: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = TTS / NPT
Hệ số khả năng thanh toán nhanh = ( TSNH – HTK) / NNH
Hệ số thanh toán tổng quát của cả ba năm đều lớn hơn 2 chứng tỏ với toàn
bộ tài sản hiện có công ty đủ khả năng thanh toán các khoản nợ. Năm 2008 hệ số
khả năng thanh toán tổng quát đạt 2,97 lần hay TTS hiện có gấp 2,97 lần NPT.
Sinh viên: Đặng Thị Huyền Trang – Lớp D1KTA
10
Trường Đại học Hoa Lư Báo cáo thực tập kế toán
Cuối năm 2009, hệ số khả năng thanh toán tổng quát là 2,87 lần giảm 0,1lần so
với cuối năm 2008 nhưng mức giảm này không đáng kể công ty vẫn đảm bảo
khả năng thanh toán cao. Năm 2010, hệ số đạt 3,12 lần cao nhất trong ba năm do
tốc độ tăng của TTS nhanh hơn tốc độ tăng của NPT.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết với số vồn bằng tiền và những
tài sản ngắn hạn dễ chuyển đổi thành tiền hiện có, công ty có bảo đảm thanh
toán kịp thời các khoản NNH hay không. Hệ số khả năng thanh toán nhanh cả ba
năm đều không cao lắm cụ thể năm 2009 là năm hệ số đạt nhỏ nhất với 0,61 lần
giảm so với năm 2008 là 0,18 lần, nhưng đến năm 2010 lại tăng 0,3 lần. Như
vậy, hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty không đều giữa các năm. Để
đảm bảo khả năng thanh toán cao và tránh những rủi ro bất thường công ty nên
có biện pháp tăng hệ số thanh toán nhanh ở mức hợp lý và ổn định .
1.4.4. Đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp
Bảng 1.5. Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu phân tích năm 2008, 2009,
2010.

Đơn vị tính: VNĐ
DTT
20.171.470.940 19.755.295.211 23.117.238.777 -2.06 17.02
TTS
bình
quân
30.953.680.433
33.021.024.29
7
36.675.948.130 6,68 11,07
VCSH
bình
quân
20.689.433.028 21.697.079.107 24.429.045.101 4,87 12,59
LNTT
1.009.520.525 664.889.521 1.239.684.265 65,86 186,45
LNST 1.257.140.394 798.667.141 1529.763.199 -36,47 91,54
Sinh viên: Đặng Thị Huyền Trang – Lớp D1KTA
11
Trường Đại học Hoa Lư Báo cáo thực tập kế toán
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh cuối 3 năm 2008,
2009, 2010 của công ty TNHH giấy Tiến Dũng )
Bảng 1.6. Bảng đánh giá khái quát tỷ suất sinh lời năm 2008, 2009,
2010.
Chỉ tiêu
Cuối năm
2008
(%)
Cuối năm
2009

(%)
Cuối năm
2010
(%)
So sánh
năm 2009-
2008
(%)
So sánh
năm
2009-2010
(%)
Tỷ suất sinh
lời của TTS
5,42 3,22 5,56 -2,2 2,34
Tỷ suất sinh
lời của VCSH
6,08 3,68 6,26 -2,4 2,58
tỷ suất sinh lời
của DTT
6,23 4,04 6,62 -2,19 2,58
Trong đó :
Tỷ suất sinh lời của TTS = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay / TTS bình quân
Tỷ suất sinh lời của VCSH = LNST / VCSH bình quân
Tỷ suất sinh lời của DT = LNST / DTT
Năm 2008, cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ nhưng công ty
TNHH giấy Tiến Dũng vẫn có mức tăng trưởng khá tốt. Tỷ suất sinh lời của
DTT đạt mức 6,23% nó cho biết cứ 100đ DTT thu được thì tạo ra 6,23đ LNST.
Tỷ suất sinh lời của TTS đạt 5,42%, tỷ suất sinh lời của VCSH đạt 6,08% cho
thấy doanh nghiệp sử dụng TTS và VCSH khá hiệu quả, đem lại lợi nhuận

tương đối cao.
Năm 2009, cuộc khủng hoảng kinh tế mới thực sự tác động mạnh mẽ đến
ngành giấy Việt Nam. Sản xuất giấy trong nước chỉ đáp ứng 60% nhu cầu tiêu
dùng còn 40% phải nhập khẩu do đó sản phẩm giấy Việt Nam phải chịu sự cạnh
tranh gay gắt với sản phẩm giấy ngoại nhập. Đây cũng là một năm khó khăn với
công ty TNHH giấy Tiến Dũng, kết quả báo cáo tài chính năm 2009 cho biết
Sinh viên: Đặng Thị Huyền Trang – Lớp D1KTA
12
Trường Đại học Hoa Lư Báo cáo thực tập kế toán
doanh thu cả năm đạt 19.755.295.211đ giảm 2,06% so với năm 2008, LNST đạt
798.667.141đ giảm 36,47 % so với năm 2008. Các chỉ số khả năng sinh lời năm
2009 đều giảm so với năm 2008, tỷ suất sinh lời của TTS đạt 3,22 % giảm 2,2%,
tỷ suất sinh lời của VCSH đạt 3,68% giảm 2,4%, tỷ suất sinh lời của DTT đạt
4,04 % giảm 2,19% cho thấy năm 2009 công ty sử dụng TTS và VCSH kém
hiệu quả hơn, khả năng sinh lời của DTT cũng giảm sút tuy nhiên những tỷ lệ
giảm trên không phải là đáng lo ngại khi công ty đã trải qua một năm sản xuất
kinh doanh không mấy dễ dàng.
Năm 2010, tỷ suất sinh lời của TTS đạt 5,56% cao nhất trong ba năm
chứng tỏ hiệu quả sử dụng TTS đã tăng lên: cứ 100đ TTS thì đem lại 5,56đ
LNST trong khi năm 2009 chỉ là 3,22đ LNST/ 100đ TTS. Tỷ suất sinh lời của
VCSH đạt 6,26 % tăng 2,58 %, tỷ suất sinh lời của DTT đạt 6,62% cũng tăng
2,58% so với năm 2009. Như vậy năm 2010, tất cả các chỉ tiêu đều tăng cao so
với năm 2009 cho thấy công ty đã thoát khỏi tình trạng tăng trưởng kém, hoạt
động sản xuất kinh doanh đã phục hồi và đi vào ổn định.
PHẦN II
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ
TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH GIẤY TIẾN DŨNG
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Công ty TNHH giấy Tiến Dũng tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức
tập trung, hầu hết mọi công việc kế toán được thực hiện ở phòng kế toán dưới sự

chỉ đạo của kế toán trưởng, mỗi kế toán viên chịu trách nhiệm về một phần hành
kế toán riêng. Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty được mô tả trong sơ đồ sau:
Hình 2.1: sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Sinh viên: Đặng Thị Huyền Trang – Lớp D1KTA
13
Trường Đại học Hoa Lư Báo cáo thực tập kế toán
Chức năng nhiệm vụ của từng nhân viên :
Trưởng phòng kế toán: Là người chỉ đạo mọi công việc của phòng kế
toán (là một kế toán tổng hợp). Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Phó giám
đốc tài chính về công tác kế toán của công ty, thay mặt công ty trong giao dịch
với cơ quan thuế, ngân hàng.
Kế toán bán hàng và thanh toán công nợ: Hàng ngày lập và lưu các
chứng từ liên quan đến tiêu thụ và thanh toán công nợ. Là người tiếp nhận đơn
đặt hàng từ khách hàng. Cuối mỗi tháng, quý lập báo cáo về tình hình bán hàng
và thanh toán công nợ của công ty.
Kế toán lương và các khoản trích theo lương: chịu trách nhiệm về các
nghiệp vụ liên quan đến tiền lương như chấm công hàng ngày, theo dõi và thực
hiện các quyền, nghĩa vụ của người lao động theo quy định của Nhà nước, cuối
tháng tính lương, trích nộp các khoản theo lương, trả lương cho người lao động.
Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm: Có nhiệm vụ bám sát quá
trình sản xuất tại đơn vị nhằm phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác chi phí sản
xuất phát sinh trong kỳ từ đó tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm.
Kế toán NVL, CCDC và TSCĐ: Có nhiệm vụ theo dõi và phản ánh đầy
đủ, chính xác tình hình nhập, xuất, tồn kho NVL, CCDC. Theo dõi tình hình
tăng, giảm TSCĐ, tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, CCDC vào chi phí sản xuất
kinh doanh trong từng kỳ kế toán.
Sinh viên: Đặng Thị Huyền Trang – Lớp D1KTA
Kế toán
lương và
các khoản

trích theo
lương
Kế toán
chi phí và
tính giá
thành sản
phẩm
Kế toán
NVL,
CCDC và
TSCĐ
Thủ quỹKế toán
vốn bằng
tiền
Trưởng phòng
kế toán
14
Kế toán
lương bán
hàng và
thanh toán
công nợ
Trường Đại học Hoa Lư Báo cáo thực tập kế toán
Kế toán vốn bằng tiền: Chịu trách nhiệm theo dõi, phản ánh chính xác,
kịp thời tình hình tăng, giảm vốn bằng tiền của công ty.
Thủ quỹ: Là người quản lý tiền mặt tại quỹ, căn cứ vào các chứng từ hợp
lệ ( phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng,…) tiến hành xuất, nhập quỹ. Lập
báo cáo quỹ hàng tháng.
2.2. Tổ chức hạch toán kế toán nói chung
2.2.1. Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán:

- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31
tháng 12.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt Nam đồng.
2.2.2. Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng:
- Chế độ kế toán: công ty áp dụng theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính và các chuẩn mực kế toán Việt
Nam.
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ.
2.2.3. Các chính sách kế toán áp dụng:
- Phần mềm kế toán sử dụng: phần mềm MISA SME.NET2010.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
Kế toán chi tiết hàng tồn kho: theo phương pháp thẻ song song.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường
xuyên.
Phương pháp tính giá hàng xuất kho: Phương pháp bình quân gia quyền.
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Áp dụng phương pháp khấu hao theo
đường thẳng.
- Phương pháp tính thuế GTGT: tính thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ.
- Phương pháp kế toán ngoại tệ: Ngoại tệ được quy đổi sang VNĐ theo tỷ
giá bình quân liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước thông báo tại thời điểm
phát sinh nghiệp vụ.
- Tài khoản kế toán sử dụng:
Hệ thống Tài khoản kế toán cấp 1 được áp dụng thống nhất theo Quyết
định 15/2006/QĐ-BTC gồm 10 loại trong đó:
Sinh viên: Đặng Thị Huyền Trang – Lớp D1KTA
15
Trường Đại học Hoa Lư Báo cáo thực tập kế toán
+ TK loại 1, 2 phản ánh Tài sản.
+ TK loại 3, 4 phản ánh Nguồn vốn.

+ TK loại 5 và loại 7 phản ánh Doanh thu.
+ TK loại 6 và loại 8 là TK phản ánh Chi phí.
+ TK loại 9 có duy nhất TK 911 là TK Xác định kết quả kinh doanh.
+ TK loại 0 là nhóm TK ngoài Bảng cân đối kế toán.
Hệ thống TK cấp 2 được thiết kế trên cơ sở TK cấp 1 với mục đích quản
lý và hạch toán cho thuận tiện.
Hệ thống TK cấp 3 của công ty được mở cho một số TK bao gồm nhiều
đối tượng nhỏ phải quản lý như NVL, CCDC,…VD TK 15211: phản ánh chi tiết
cho NVL chính là bột gỗ công nghiệp, TK 15311: phản ánh chi tiết cho CCDC
là bàn ép giấy,…
Tất cả các chứng từ kế toán của công ty đều tập trung tại phòng kế toán
của công ty. Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán của công ty bao gồm các
bước:
+ Lập (tiếp nhận) chứng từ: Chứng từ được lập khi có nghiệp vụ kinh tế
phát sinh, chứng từ chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Chứng từ kế toán liên quan đến phần hành kế toán nào do kế toán viên phụ trách
phần hành kế toán đó lập (tiếp nhận).
Ví dụ: Phiếu thu, phiếu chi sẽ do kế toán vốn bằng tiền lập; phiếu xuất
kho, phiếu nhập kho do kế toán NVL, CCDC lập,
+ Kiểm tra chứng từ: kế toán viên hoặc kế toán trưởng kiểm tra chứng từ
về tính rõ ràng, trưng thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, kiểm tra tính hợp pháp của
các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ghi trên chứng từ,
+ Ghi sổ: Sau khi kiểm tra chứng từ tiến hành phân loại, sắp xếp chứng từ
và ghi sổ kế toán liên quan.
+ Bảo quản và lưu chứng từ: chứng từ kế toán được bảo quản trong tủ hồ
sơ của phòng kế toán. Công ty sẽ lưu chứng từ ít nhất 5 năm kể từ ngày lập
chứng từ.
- Tổ chức sổ sách kế toán nói chung tại công ty: Công ty TNHH giấy Tiến
Dũng sử dụng hình thức kế toán “chứng từ ghi sổ”
Các loại sổ sử dụng:

Sinh viên: Đặng Thị Huyền Trang – Lớp D1KTA
16
Trường Đại học Hoa Lư Báo cáo thực tập kế toán
+ Sổ chi tiết: mở theo dõi riêng cho từng tài khoản.
+ Sổ tổng hợp bao gồm: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (lập dựa trên các
chứng từ ghi sổ), Sổ cái các tài khoản.
Hình 2.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ.
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:
Đối chiếu kết quả:
Tóm tắt quy trình ghi sổ:
Hàng ngày:
Căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra kế toán lập các Chứng
từ ghi sổ và các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Từ các chứng từ ghi sổ lập sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ và ghi sổ Cái các
tài khoản.
Cuối tháng:
Khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tái chính phát sinh
trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ.
Tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư từng tài
khoản trên sổ Cái. Căn cứ vào sổ Cái lập Bảng Cân Đối số phát sinh.
Sinh viên: Đặng Thị Huyền Trang – Lớp D1KTA
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Sổ quỹ
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Chứng từ kế toán

SỔ CÁI
Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng tổng
hợp chi tiết
17
Trường Đại học Hoa Lư Báo cáo thực tập kế toán
Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu trên sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết
(được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.
- Tổ chức báo cáo kế toán tại đơn vị: công ty thực hiện báo cáo hàng tháng
và cuối năm.
Báo cáo hàng tháng:
Nộp cho giám đốc (phó giám đốc) công ty bao gồm:
Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch
Báo cáo thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
Báo cáo tổng hợp TSCĐ
Bảng tổng hợp Nhập - xuất - tồn kho NVL, CCDC, thành phẩm.
Báo cáo kết quả tiêu thụ
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo kế toán quản trị
Nộp cho cơ quan thuế là báo cáo thuế hàng tháng bao gồm:
+ Báo cáo thuế GTGT hàng tháng gồm:
Tờ khai thuế GTGT ( mẫu số 01/GTGT )
Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra (mẫu số 01-1/GTGT)
Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào (mẫu số 01-
2/GTGT)
Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh (mẫu số 01-3/GTGT)
Bảng phân bổ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào được
khấu trừ trong tháng (mẫu số 01-4A/GTGT)
+ Báo cáo thuế thu nhập cá nhân hàng tháng (Tờ khai khấu trừ thuế

TNCN mẫu số: 02/KK-TNCN )
Báo cáo cuối năm:
Nộp cho giám đốc( phó giám đốc) công ty bao gồm các báo cáo như báo
cáo theo tháng.
Nộp cho cơ quan thuế có các báo cáo:
+ Báo cáo tài chính năm, sử dụng hệ thống báo cáo tài chính theo quyết
định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính bao
gồm:
Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B 01 – DN)
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( Mẫu số B 02– DN)
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( Mẫu số B 03 – DN)
Sinh viên: Đặng Thị Huyền Trang – Lớp D1KTA
18
Trường Đại học Hoa Lư Báo cáo thực tập kế toán
Bản thuyết minh báo cáo tài chính ( Mẫu số B 09 – DN)
+ Báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân (Bảng quyết toán chi tiết số
thuế thu nhập của cá nhân người lao động theo mẫu số 04-1/TNCN)
+ Báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (Tờ khai quyết toán
thuế TNDN theo mẫu số 03/TNDN)

2.3. Tổ chức hạch toán kế toán một số phần hành kế toán chủ yếu tại công
ty TNHH giấy Tiến Dũng
2.3.1. Kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH giấy Tiến Dũng
2.3.1.1. Đặc điểm hạch toán vốn bằng tiền tại công ty
Vốn bằng tiền của công ty là tài sản tồn tại trực tiếp dưới hình thức tiền tệ
bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng.
Công ty TNHH giấy Tiến Dũng sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là Việt
Nam Đồng (VNĐ) để hạch toán vốn bằng tiền.
Khi hạch toán công tác chuyển đổi các đồng tiền khác công ty sử dụng tỷ
giá bình quân liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước thông báo tại thời điểm

phát sinh nghiệp vụ.
Công việc ghi chép các nghiệp vụ phát sinh và ghi sổ kế toán liên quan
đến vốn bằng tiền do một nhân viên kế toán đảm nhiệm. Công việc giữ, bảo
quản tiền tại quỹ do thủ quỹ đảm nhiệm.
Theo số liệu trên Bảng cân đối số phát sinh ngày 31 tháng 12 năm 2010,
vốn bằng tiền hiện có của công ty là : 5.990.567.227 VNĐ.
Trong đó:
Tiền mặt tại quỹ: 1.960.768.600 VNĐ
Tiền gửi ngân hàng: 4.029.798.627 VNĐ
2.3.1.2. Hạch toán tiền tại quỹ của công ty
Tiền tại quỹ (tiền mặt) của công ty bao gồm: tiền Việt Nam(VNĐ) và
ngoại tệ (USD).
Tài khoản sử dụng: TK 111 “ Tiền mặt” được mở chi tiết cho 2 tài
khoản cấp 2:
TK 1111: tiền Việt Nam. Phản ánh thu, chi, thừa, thiếu, tồn quỹ tiền Việt
Nam tại quỹ tiền mặt.
Sinh viên: Đặng Thị Huyền Trang – Lớp D1KTA
19
Trường Đại học Hoa Lư Báo cáo thực tập kế toán
TK 1112 : Ngoại tệ. Phản ánh thu, chi, thừa, thiếu, điều chỉnh tỷ giá, tồn
quỹ ngoại tệ tại quỹ tiền mặt quy đổi theo đồng Việt Nam.
Hình 2.3. Sơ đồ hạch toán tiền mặt
Chứng từ sử dụng :
- Phiếu thu ( Mẫu 01- TT)
- Phiếu chi ( Mẫu 02- TT)
- Giấy đề nghị tạm ứng ( Mẫu 03- TT)
- Giấy thanh toán tiền tạm ứng ( Mẫu 04- TT)
- Giấy đề nghị thanh toán ( Mẫu 05- TT)
- Bảng kiểm kê quỹ dùng cho VNĐ ( Mẫu 08a- TT)
- Bảng kiểm kê quỹ dùng cho ngoại tệ ( Mẫu 08b- TT)

Tổ chức nghiệp vụ thu tiền tại công ty:
- Chứng từ sử dụng:
+ Chứng từ gốc: phản ánh nguồn gốc thu quỹ ( Hoá đơn GTGT, Giấy báo
Nợ của ngân hàng, giấy đề nghị thanh toán,…).
+ Chứng từ thực hiện : Phiếu thu.
- Tổ chức lập và luân chuyển phiếu thu: Hằng ngày, căn cứ vào chứng từ
gốc kế toán viết phiếu thu (lập thành 3 liên), ghi đầy đủ các nội dung (nếu là thu
ngoại tệ ghi rõ tỷ giá tại thời điểm nhập quỹ và tính ra tổng số tiền theo đơn vị
VNĐ) và ký vào Phiếu thu, sau đó chuyển cho kế toán trưởng và giám đốc ký
Sinh viên: Đặng Thị Huyền Trang – Lớp D1KTA
TK 112 TK111 TK 151,152,211…
TK 511, 3331
TK 131
TK 515, 711
TK112
Rút TGNH nhập quỹ
Thu tiền bán hàng
Thu từ hoạt động TC
Khách hàng trả nợ
Mua hàng hoá
Nộp tiền vào ngân hàng
Thu khác
TK331
Trả trước tiền hàng
TK627, 641,642
Chi mua ngoài cho SXKD
20
Trường Đại học Hoa Lư Báo cáo thực tập kế toán
duyệt, cuối cùng chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ. Sau khi nhận đủ tiền
thủ quỹ ghi số tiền thực tế nhập quỹ (bằng chữ) vào Phiếu thu, ký và ghi rõ họ

tên.
Thủ quỹ giữ lại một liên để ghi sổ quỹ, một liên giao cho người nộp tiền,
một liên lưu tai cuống.
Cuối ngày, toàn bộ Phiếu thu kèm theo chứng từ gốc chuyển cho kế toán
để ghi sổ kế toán.
Tổ chức nghiệp vụ chi tiền:
- Chứng từ sử dụng:
+ Chứng từ gốc: phản ánh mục đích xuất quỹ ( giấy đề nghị tam ứng, giấy
đề nghị thanh toán, các chứng từ mệnh lệnh chi tiền của cấp trên,…).
+ Chứng từ thực hiện : Phiếu chi.
- Tổ chức lập và luân chuyển phiếu chi: người đề nghị chi tiền sau khi
được giám đốc, kế toán trưởng duyệt chi đem chứng từ gốc đến đề nghi kế toán
viết Phiếu chi, kế toán viết phiếu chi (3liên) ghi đầy đủ các nội dung (nếu là chi
ngoại tệ phải ghi rõ tỷ giá tại thời điểm xuất quỹ để tính ra tổng số tiền theo đơn
vị VNĐ) ký Phiếu chi và trình giám đốc, kế toán trưởng ký duyệt phiếu chi sau
đó chuyển Phiếu chi cho thủ quỹ ký và xuất quỹ. Sau khi nhận đủ số tiền người
nhận tiền phải ghi tổng số tiền đã nhận (bằng chữ), ký và ghi rõ họ tên vào Phiếu
chi. Liên 1 của Phiếu chi lưu tại cuống, liên 2 thủ quỹ giữ, liên 3 giao cho người
nhận tiền.
2.3.1.3. Hạch toán tiền gửi ngân hàng
Chứng từ sử dụng: bao gồm: Séc chuyển khoản, Séc bảo chi, Uỷ nhiệm
thu, Uỷ nhiệm chi, Giấy báo Nợ, Giấy báo Có,…
Kế toán nhận được chứng từ do ngân hàng gửi tiến hành đối chiếu với
chứng từ gốc ( hoá đơn GTGT, hợp đồng kinh tế,…):
- Nếu số liệu ghi trên hai chứng từ không có sai lệch kế toán sử dụng
chứng từ nhận được để ghi sổ kế toán liên quan ( sổ chi tiết tiền gửi, chứng từ
ghi sổ…)
- Nếu có sự sai lệnh kế toán báo ngay cho ngân hàng để xử lý kịp thời.
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 112 “ tiền gửi ngân hàng” được mở chi
tiết cho 2 tài khoản cấp 2:

Sinh viên: Đặng Thị Huyền Trang – Lớp D1KTA
21
Trường Đại học Hoa Lư Báo cáo thực tập kế toán
Tài khoản 1121: Tiền Việt Nam , phản ánh tình hình tăng, giảm tiền
Việt Nam gửi tại ngân hàng.
Tài khoản 1122 : Ngoại tệ, phản ánh tình hình tăng, giảm ngoại tệ
(đã quy đổi ra VNĐ) gửi tại ngân hàng.
Hình 2.4. Sơ đồ hạch toán tiền gửi ngân hàng
2.3.1.4. Ghi sổ kế toán:
Sổ kế toán chi tiết sử dụng:
- Sổ quỹ tiền mặt ( S07- DN)
- Sổ chi tiết quỹ tiền mặt (S07a-DN)
- Sổ tiền gửi ngân hàng ( S08- DN)
Sổ tổng hợp sử dụng:
- Sổ Cái tài khoản 111( S02c1-DN)
- Sổ Cái tài khoản 112 ( S02c1-DN)
- Chứng từ ghi sổ ( S02a-DN)
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (S02b-DN)
Hình 2.5. Quy trình ghi sổ kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH
giấy Tiến Dũng.
Sinh viên: Đặng Thị Huyền Trang – Lớp D1KTA
TK 111 TK112 TK 151,152,211…
TK 511, 3331
TK 131
TK 515, 711
TK111
Gửi tiền ngân hàng
Thu tiền bán hàng
Thu từ hoạt động TC
Khách hàng trả nợ

Mua hàng hoá
Rút TGNH nhập quỹ
Thu khác
TK331
Trả trước tiền hàng
TK627, 641,642
Chi mua ngoài cho SXKD
22
Trường Đại học Hoa Lư Báo cáo thực tập kế toán
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:
Đối chiếu kết quả:
Giải thích quy trình ghi sổ:
Hằng ngày:
(1) Căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra, kế toán ghi Sổ chi
tiết quỹ tiền mặt, Sổ tiền gửi ngân hàng. Đồng thời ghi Sổ tiền gửi ngân hàng.
Riêng Phiếu thu, Phiếu chi cũng được thủ quỹ sử dụng ghi Sổ quỹ tiền mặt.
(2) Sau khi ghi các sổ chi tiết, kế toán dùng các chứng từ kế toán lập
Chứng từ ghi sổ .
(3) + (4) Căn cứ vào các Chứng từ ghi sổ đã lập kế toán ghi sổ Đăng ký
chứng từ ghi sổ, đồng thời ghi sổ cái TK 111; 112.
Cuối tháng:
(5) Kế toán đối chiếu số liệu trên Sổ cái TK 111;112 với số liệu trên các
Sổ chi tiết.
Sinh viên: Đặng Thị Huyền Trang – Lớp D1KTA
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Sổ quỹ tiền mặt Sổ chi tiết quỹ tiền
mặt, sổ tiền gửi
ngân hàng

Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Chứng từ kế toán:
Phiếu thu, Phiếu chi
Giấy báo Nợ, Giấy báo Có
SỔ CÁI TK 111; 112
Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
(1) (1)
(2)
(3)
(4)
(5)
( 8)
(7)
(6)
23
Trường Đại học Hoa Lư Báo cáo thực tập kế toán
(6) Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu trên Sổ cái các TK 111; 112 được
ghi vào Bảng cân đối số phát sinh.
(7) Khoá Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, đối chiếu số liệu trên Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ với Bảng cân đối số phát sinh .
(8) Sau khi đối chiếu đúng số liệu, sử dụng số liệu của TK 111, TK 112
trên Bảng cân đối số phát sinh để lập Báo cáo tài chính.
Báo cáo kế toán sử dụng: Báo cáo thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
2.3.1. Kế toán nguyên vật liệu
2.3.2.1. Đặc điểm, phân loại, phương pháp tính giá NVL tại công ty
TNHH giấy Tiến Dũng
Đặc điểm phân loại NVL .
Do yêu cầu sản xuất NVL của công ty rất đa dạng và được mua ngoài

hoàn toàn từ nhà cung cấp trong nước(90%), nhập khẩu uỷ thác(10%), để quản
lý chặt chẽ và hiệu quả, NVL của công ty được chia thành các loại sau :
NVL chính: Bột gỗ công nghiệp, bột giấy các loại(35 loại).
NVL phụ: Chất tăng độ trắng (star-AM), chất diệt khuẩn (NEOLEX-
950BC), chất làm mềm (SOFTENER500), chất chống thấm( AKD Plus15)…
Nhiên liệu : than, xăng, dầu.
Phế liệu thu hồi: giấy phế liệu.
Phương pháp tính giá NVL
Phương pháp tính giá NVL nhập kho:
- Đối với NVL mua ngoài: tính theo giá thực tế nhập mua:
Giá NVL nhập kho = giá ghi trên hoá đơn + thuế NK,Thuế TTĐB + chi phí
mua – khoản giảm trừ.
- Đối với phế liệu: giá nhập kho là giá phế liệu thu hồi ước tính.
Phương pháp tính giá NVL xuất kho: Phương pháp bình quân gia quyền:
Cuối mỗi tháng, kế toán tiến hành tính đơn giá bình quân và trị giá NVL
xuất dùng trong tháng cho từng loại NVL :
Đơn giá

bình quân
=
∑Giá trị thực tế tồn đầu kỳ + ∑Giá trị thực tế nhập trong kỳ
Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ
Sinh viên: Đặng Thị Huyền Trang – Lớp D1KTA
24
Trường Đại học Hoa Lư Báo cáo thực tập kế toán
Trị giá NVL
xuất dùng
=
Đơn giá bình
quân

x Số lượng NVL thực tế xuất dùng
2.3.2.2. Tổ chức chứng từ kế toán NVL
Chứng từ sử dụng:
- Phiếu nhập kho ( 01 – VT)
- Phiếu xuất kho ( 02 – VT)
- Hóa đơn GTGT ( 01GTKT-3LL)
- Biên bản kiểm nghiệm ( 03-VT)
- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm hàng hoá ( 05- VT)
- Bảng kê mua hàng ( 06- VT)
Tổ chức chứng từ nhập kho NVL:
Hình 2.6. quy trình luân chuyển chứng từ nhập kho NVL
Diễn giải quy trình luân chuyển chứng từ:
1) Người giao hàng là nhân viên bộ phận cung ứng. Sau khi mua NVL và có
chứng từ gốc ( hoá đơn GTGT,…) đem đến trình thủ kho đề nghị nhập kho
NVL. Thủ kho sau khi kiểm tra chứng từ người giao hàng đưa đến, chỉ đạo
thành lập ban kiểm nhận hàng. Ban kiểm nhận kiểm tra hàng nếu đạt tiêu chuẩn
ghi trong chứng từ gốc sẽ lập biên bản kiểm nghiệm. Biên bản kiểm nghiệm
được lập làm hai bản, một bản đưa cho người giao hàng để lưu tại bộ phận cung
ứng, một bản đưa cho kế toán NVL.
Sinh viên: Đặng Thị Huyền Trang – Lớp D1KTA
Người
giao
hàng
Ban
kiểm
nhận
Kế
toán
NVL
Trưởng

phòng
kế toán
Thủ
kho
Kế
toán
NVL
1 2 3 4 5
Đề
nghị
nhập
kho
Biên
bản
kiểm
nghiệm

phiếu
nhập
kho
Nhập
kho
Ghi
sổ
Lập
phiếu
nhập
kho
Bảo
quản


lưu
6
25

×