Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nên làm gì khi Bé nói lắp pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.3 KB, 4 trang )

Nên làm gì khi Bé nói lắp

Nói lắp là một hiện tượng rối
loạn giao tiếp thường gặp ở
khoảng 4 – 5% trẻ nhỏ. Khi gặp
hiện tượng này bạn phải làm
gì? Và khi nào thì nên lo lắng?

Trước 3 tuổi

Theo các nhà ngôn ngữ học, nói
là một trong những kỹ năng khó
nhất mà bé phải học. Trước khi
phát âm được các từ, bé phải luyện thành thạo rất
nhiều kỹ năng như khả năng điều phối các cơ (thanh
quản, môi, lưỡi), khả năng điều tiết âm điệu lời nói.
Việc bé lẫn lộn giữa các âm và nói ngắc ngứ là một
giai đoạn phát triển ngôn ngữ hoàn toàn bình thường.
Dần dần bé sẽ sai ít hơn và ngôn ngữ của bé trở nên


dễ hiểu hơn.

Bạn phải hành động như thế nào?

Bạn nên cảnh giác với những khó khăn của bé trong
giao tiếp, nhưng không nên lo lắng thái quá, vì như
vậy bạn có thể làm bé sợ. Bé sẽ không dám nói nữa
và không cảm thấy tự do để học nói. Khi thấy con nói
năng ngắc ngứ, bạn không nên đòi hỏi bé phải cố
phát âm thật chuẩn. Cách tốt nhất là bạn khuyến


khích con tự mình sửa các từ nói sai nhưng không
nên bắt bé phải nhắc đi nhắc lại các từ. Dần dần, bé
sẽ tự sửa được.

Sau 3 tuổi

Tuy nhiên, nếu sau 3 tuổi bé vẫn gặp những khó khăn
trong giao tiếp thì đó thực sự là vấn đề mà các bậc
cha mẹ nên lo lắng. Thông thường đến tuổi này bé sẽ
hết nói lắp. Việc bé vẫn còn nói ngắc ngứ lúc này có
thể là hiện tượng bệnh lý. Hiện nay có nhiều nguyên
nhân dẫn đến hiện tượng này vẫn chưa xác định
được. Người ta chỉ biết đến hai giả thuyết thường xảy
ra nhất là do cấu tạo của các cơ quan chức năng
hoặc do các yếu tố tâm lý (bé lo lắng, hoảng sợ, gặp
ác mộng…). Phải có rất nhiều yếu tố hợp lại mới gây
ra tật nói lắp.

Bạn phải hành động như thế nào?

Ngay khi bé ba tuổi, nếu bạn nghi ngờ con mình mắc
tật nói lắp, bạn hãy phối hợp với bác sỹ để kiểm tra
và có phương pháp điều trị giúp bé. Bạn hãy tránh
dùng những lời khuyên với bé như “hãy hít thở trước
khi nói”, “hãy suy nghĩ kỹ trước khi nói”, chúng chỉ
làm cho bé bị căng thẳng hơn và có nguy cơ cắt đứt
khả năng giao tiếp mà bé đang rất khó khăn để thiết
lập. Nếu bạn không thể giả vờ lờ đi tật nói lắp của bé,
bạn nên có thái độ tích cực và hãy tìm cách trấn an
bé.


×