Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Trẻ ít tiếp xúc với bố mẹ có chỉ số IQ thấp pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.59 KB, 6 trang )

Trẻ ít tiếp xúc với bố mẹ có
chỉ số IQ thấp



ẻ muốn tâm sự, gi
ãi bày, xin ý kiến về một điều gì đó, b
ố mẹ cần lắng nghe một cách
Trong cuộc sống hiện đại, cùng với việc bố mẹ
phải đi làm cũng như đi giao tế xã hội, khiến cho
thời gian của các ông bố bà mẹ dành cho con
không nhiều.

Đã có rất nhiều báo cáo về việc trẻ bị trầm uất, chậm
nói do thời gian tiếp xúc của trẻ với bố mẹ quá ít ỏi.

Cũng có thể do số đông trong chúng ta có suy nghĩ:
"Con mình còn nhỏ, chúng nó có biết gì đâu". Thường
mọi người có xu hướng đi làm kiếm tiền để lo cho con
cuộc sống đầy đủ về mặt vật chất hơn là dành ra cho
con mình những khoảnh khắc trò chuyện để phát
triển tâm lý của trẻ.

Hướng suy nghĩ hơi "lệch pha" như chị T.T khá phổ
biến. "Tôi nghĩ cháu còn nhỏ chưa biết nhiều, chưa
suy nghĩ nhiều, khóc đòi mẹ thì đứa nhỏ nào mà chả
vậy. Vợ chồng tôi không còn trẻ nên phải tích cực
kiếm tiền để còn lo cho cháu được bằng người. Đến
lớn cháu biết suy nghĩ rồi thì lúc ấy mình gần con
cũng đâu có muộn màng gì".



Khi trẻ muốn tâm sự, giãi bày, xin ý kiến về một điều
gì đó, bố mẹ cần lắng nghe một cách nghiêm túc
(Ảnh minh họa).

Hiểu thấu con yêu

Theo các nghiên cứu tâm lý trẻ em thì khi các bé
được 18 tháng tuổi thì các bé đã có cảm giác, nhận
xét của riêng mình đối với sự vật, sự việc xảy ra xung
quanh. Bé có thể thích hoặc ghét một chiếc áo hoặc
một món đồ chơi nào đó cũng như không muốn gần
gũi một đối tượng cụ thể nào đó, cũng như bé sẽ
nhận biết được những vật thể xung quanh mình cũng
có cảm giác riêng của chúng. Những ông bố bà mẹ
có thể tìm cơ hội để tìm hiểu con mình cũng như tạo
điều kiện để con mình bộc lộ được cảm giác của các
bé. Việc này tạo cho bé thái độ cởi mở tâm sự với bố
mẹ, tạo tiền lệ tốt cho những năm tháng sau này, đặc
biệt là lứa tuổi dậy thì.

Chị Hạnh (Thảo Điền, Q.2) chia sẻ: "Con gái tôi đến
nay 9 tuổi và cháu thường tâm sự với mẹ về mọi thứ.
Tôi nghĩ đó là kết quả mà tôi tạo được từ khi cháu
còn nhỏ. Những ngày còn bé, có thể cháu chưa có
năng khiếu bộc lộ được cảm giác của mình nhưng tôi
biết cháu có cảm nhận và có thái độ với mọi điều
xung quanh.

Tôi chỉ cần thể hiện sự quan tâm của mình bằng

những câu hỏi vu vơ như là: Con gái mẹ hôm nay
không thích chơi nhỉ! Sao chiều nay con trốn vào
phòng thế? Con không thích điều gì đó, đúng không?
Kể cho mẹ nghe lúc ấy con cảm thấy thế nào nào?
Có thể đó là những câu hỏi mà nhiều người cho là
ngớ ngẩn nhưng tôi biết là tôi đã làm đúng khi càng
ngày cháu càng có những biểu hiện tin cậy, gần gũi
với tôi nhiều hơn".

Giúp bé bộc lộ cảm giác

Bố mẹ có thể giúp bé xác định được những tình cảm,
trạng thái cảm giác đang có. Giải thích và giúp bé
hiểu rõ về những trạng thái cảm giác vui/ buồn/ giận
dữ/ cô đơn/ bị rời bỏ/ được yêu thương/ nghi ngờ…
bố mẹ cần chú ý quan sát trẻ và hướng trẻ đến việc
bộc lộ cảm giác. Ví dụ: Trông con buồn thế? Con có
điều gì không ổn sao? Con đau ở đâu à? Hoặc hôm
nay có chuyện gì vui đấy, kể cho mẹ nghe nào? Bố
mẹ cần cố gắng quan sát và đưa ra những câu hỏi có
tính khơi gợi để bé có thể nói lên được cảm giác của
mình.

Nếu bạn đi làm và trẻ đi mẫu giáo cả ngày thì lúc gặp
nhau, bạn có thể hỏi bé về những chuyện ở trường,
gợi cho bé kể cho bạn nghe những điều bé làm trong
ngày… Điều này thực sự có ý nghĩa khi trẻ lớn lên.
Thường những trẻ từ nhỏ không giao tiếp tốt với bố
mẹ thì đến tuổi thanh niên hay phát sinh chứng tự kỷ,
trầm uất hoặc có xu hướng tự quyết định mọi việc

hơn là tham khảo ý kiến của người thân.

Và khi trẻ muốn tâm sự, giãi bày, xin ý kiến về một
điều gì đó, bố mẹ cần lắng nghe một cách nghiêm
túc. Có rất nhiều bố mẹ do quá bận hoặc do căng
thẳng công việc kiếm sống hàng ngày nên đến khi trẻ
có nhu cầu được nói chuyện thì bố mẹ chỉ có thể lắng
nghe được 5 phút đầu tiên sau đó là… cáu nhặng lên.
Nào là "con nói nhiều quá", nào là "sao cái gì cũng
hỏi thế, mẹ/ bố không biết đâu, mệt lắm"…

Ở tuổi này, việc thể hiện cảm xúc qua ngôn ngữ của
trẻ còn non nớt, dễ trùng lắp, lộn xộn nên bố mẹ cần
lắng nghe và phản hồi với con để con có cách thể
hiện tốt hơn. Nếu bạn quát mắng hay tỏ thái độ chán
nản bực bội thì trẻ sẽ dần không muốn bày tỏ gì với
bạn nữa. Khi bạn cảm thấy không vui hay giận dữ vì
một chuyện gì đó, bạn cần nói cho trẻ biết. Có thể trẻ
chưa hiểu hết được những điều này song quan trọng
là bạn đã nói ra được, và bạn sẽ không cảm thấy ức
chế để xảy ra việc "giận cá chém thớt" mà quát mắng
bé hoặc la lối làm bé sợ hãi.

×