Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Vì sao các doanh nhân cần có chỉ số IQ cao hơn mức trung bình? (Phần cuối) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.58 KB, 7 trang )

Vì sao các doanh nhân cần có chỉ số IQ cao hơn mức trung bình?
(Phần cuối)

Câu hỏi “Nếu thông minh thì sao cậu lại nghèo vậy?” nghe hơi văn vẻ. Nếu
như giữa vật chất và khả năng trí tuệ của chủ nhân có tồn tại một mối liên hệ nào đó
thì rõ ràng đó không phải là mối liên hệ bền vững 100%. Hẳn chúng ta từng nghe
không ít chuyện về cuộc sống chật vật của các giáo sư với chỉ số IQ không hề thấp, và
ngược lại, có không ít câu chuyện kể về sự thành đạt của những kẻ có chỉ số trí tuệ
“thấp hơn chiếc ghế đẩu”.
Các chuyên gia từ Tạp chí Smart Money đã tiến hành một thử nghiệm với sự
tham gia của không ít các doanh nhân thành đạt hoặc “thường thường bậc trung”.
Kết quả cho thấy rằng, chỉ số IQ của các doanh nhân này cao hơn mức trung bình
trong cả nước, nhưng không đến nỗi quá cao để các triệu phú có thể ứng cử vào vị trí
giáo sư tại các trường đại học.

38 bài toán dành cho doanh nhân
Mỗi một doanh nhân có nửa giờ đồng hồ để giải 38 bài toán logic. Điểm tối đa
mà họ có thể nhận được là 140. Đâu đó trong sác báo, chúng ta bắt gặp những thông
tin rằng, chính trị gia này hay diễn viên nổi tiếng kia có chỉ số IQ 160 hay 180. Trên
thực tế, gần như rất hiếm người đạt trên 140 điểm. Và cũng cần nói thêm rằng,
70 điểm hoặc thấp hơn ngưỡng này chứng tỏ rằng, chủ nhân của nó có trí tuệ “lùn” (50
điểm được coi là chỉ số của những người ngu đần).
Tỷ phhú Sergey Galisky, người nắm giữ 57,99% cổ phiếu của chuỗi cửa hàng
giảm giá Magnit, có số điểm kiểm tra IQ là 100 điểm.
Bạn sẽ nói sao? Hơi ít chăng? Thực tế là, theo thống kê, chỉ 1/3 ứng viên – các
doanh nhân thành đạt, là có chỉ số IQ cao, số còn lại đều là những người bình thường
như chúng ta – nghĩa là chỉ nhỉnh hơn mức trung bình một chút. Thật khó mà lý giải,
tại sao một người có chỉ số IQ bình thường như Galisky lại có thể gây dựng được đế
chế Magnit với doanh thu hàng năm tới 2,5 tỷ đô la? “Ông ấy có hai đức tính đặc biệt
– đó là linh cảm và mưu kế kinh doanh.” – một vị giám đốc điều hành của hãng này đã
nói về sếp mình như vậy. – “Và ông luôn chứng tỏ được bản thân khi quyết định các


vấn đề mang tính chiến lược, sống còn cho hãng.”
Tương tự là “tình trạng” của các “thí sinh” khác. Tổng giám đốc kênh truyền
hình TNT Roman Petrenko với số điểm 105, cho rằng, ông thích thực hiện mọi thứ
một cách không tự nhiên và nhớ lại: ông đưa ra lời giải mà không cần suy nghĩ. “Việc
lựa chọn show truyền hình xác thực như nền tảng của kênh TNT là quyết định mang
tính tức thời, chớp nhoáng, — Petrenko nói. — Đơn giản là chúng tôi thấy rằng, trong
loại hình kinh doanh này, tính cạnh tranh rất thấp, do đó mà chúng tôi quyết rất nhanh
và tin rằng, quyết định của mình là đúng đắn. Bởi vậy, nói đúng hơn là chúng tôi
không có thì giờ để suy nghĩ nữa.”.
Còn sự nghiệp kinh doanh mà vị chủ tịch hội đồng quản trị của Troika Dialog –
Ruben Vardanhian, đang triển khai lại được gây dựng trên cơ sở lô gic. “Tôi cần phải
biết rõ chứ không phải là cảm nhận, điều gì sẽ xảy ra với thị trường, với chuyện đầu tư
sau 5-10 năm nữa?”, — Ruben khẳng định.
Tuy nhiên, quyết định mang tính sống còn trong sự nhiệp của doanh nhân này
là việc mua lại Troika Dialog vào năm 2002, và đó chính là “linh cảm nghề nghiệp”
của Ruben, rằng lĩnh vực này đang rất có tiềm năng. Sau đó, các phân tích tài chính đã
cũng cố thêm niềm tin vững chắc cho ông. Chỉ số IQ của Ruben là 110.
“Các quyết định kinh doanh mang tính sống còn, theo tôi, rất phụ thuộc vào khả
năng trí tuệ,” - Tổng giám đốc hãng Merrill Security Sergey Alexasenko khẳng định.
Theo ông, điều cơ bản trong việc đưa ra các quyết định — đó là khối lượng thông tin
kinh doanh mà doanh nhân nắm được, khả năng phân tích dữ liệu của anh ta cũng như
khả năng đưa ra kết luận, dự báo. Sergey có chỉ số IQ là 115.
Các chuyên gia tuyển dụng nhân sự cho rằng, “thông minh cũng chưa hẳn đã
tài” và theo lời giám đốc Human Technologies thì “Những điều kiện xác định sự
thành công trong kinh doanh — đó là sự giao tiếp và khả năng đưa ra quyết định. Trí
tuệ khó mà thực hiện được chức năng giao tiếp. Bản thân trí tuệ với người này thì buồn
tẻ, nhưng với kẻ khác thì lại lờ mờ. Hơn nữa, người ta buộc phải tiếp nhận và đưa ra
quyết định trong quỹ thời gian hạn hẹp. Mà trí tuệ lại bắt đầu nghiên cứu vấn đề một
cách có thứ tự, lớp lang. Theo đó, chúng ta phải suy nghĩ, trao đổi, bàn bạc vấn đề đó
với bạn bè, cộng sự, người quen…, và chính điều đó khiến chúng ta bỏ lỡ mất cơ hội."

Và cũng theo lời vị Tổng giám đốc Human Technologies thì, “để thành
công trong kinh doanh, chỉ cần có một trí tuệ “tàm tạm”, cao hơn mức trung
bình một chút là đủ.” Vấn đề quan trọng là động cơ làm việc, bản lĩnh cá nhân
dám làm dám chịu, khả năng giao tiếp tốt. Nếu không có những tố chất này,
chúng ta đừng mơ đến chuyện làm giàu.
“Tôi là một giáo sư, trí tuệ của tôi ổn cả, — tác giả của nhiều công trình khoa
học về IQ - Jay Zagorsky, thuộc trường Đại học tổng hợp Ohio (Mỹ), nói. — Nhưng
cả ngày tôi chỉ có thể ngồi bên bàn giấy với tách cà phê thôi chứ không thể làm kinh
doanh được. Lĩnh vực kinh doanh không cần đến những người như tôi”.
Các nghiên cứu của giáo sư này chỉ ra rằng, chỉ số IQ cao không đảm bảo rằng
chủ nhân của nó sẽ là người giàu có về tiền bạc. Thậm chí còn có những trườpng hợp
ngược lại.

IQ vô nghĩa chăng?
Những năm tháng nghiên cứu hiệu quả của các bài thử nghiệm IQ đã giúp Jay
nhận ra một điều rằng, sự thành công của những người có chỉ số IQ cao trong cuộc
sống không diễn ra phổ biến. “Bạn có thể thông minh, trí tuệ, nhưng điều này không
có nghĩa rằng bạn sẽ thành công và không phải đối mặt với thất bại – Jay nói. — Hơn
nữa, chỉ số thông minh càng cao, người ta càng bất cẩn trong công việc kinh doanh của
mình”
Jay đã nghiên cứu kết quả thử nghiệm IQ của hơn 7000
baby boomer người
Mỹ, nghĩa là những công dân sinh ra trong thời kỳ bùng nổ nhân khẩu vào thập niên
50. Những người có chỉ số IQ cao lúc bấy giờ thường dễ hòa nhập hơn vào cuộc sống
và có thu nhập cao hơn so với những người có chỉ số trí tuệ thấp. Tuy nhiên, những
công dân thông minh này lại tỏ ra kém cỏi trong việc điều hành và quản lý kinh doanh
riêng so với những người bạn đồng niên có trí tuệ “xòang xĩnh” khác. Họ thường
không dám ra quyết định và ngần ngừ trước những bước mang tính sống còn cho
doanh nghiệp, và kết quả là họ thường bỏ qua những cơ hội lớn trong đời.
Trong lĩnh vực bán hàng, Tổng giám đốc hãng Human Technologies cho rằng,

ông đã đọc nhiều công trình nghiên cứu, theo đó, trong lĩnh vực này tồn tại một mối
quan hệ phụ thuộc (chính xác hơn là mối quan hệ đối nghịch) giữa trí tuệ và kỹ năng
bán hàng. Đặc biệt, theo ông, điều này dễ nhận thấy trong lĩnh vực kinh doanh đồ văn
phòng phẩm, bất động sản, bảo hiểm. Nghĩa là, trong các lĩnh vực này, lợi ích của việc
kiểm tra chỉ số IQ là không nhiều.
Hơn nữa, nếu như bạn cho rằng mình cần những nhân viên có chỉ số IQ cao,
điều này không có nghĩa rằng, trong quá trình kiểm tra IQ bạn có thể “đãi cát tìm
vàng” được. “Nếu như ứng viên đến dự kiểm tra trí tuệ trong tình trạng căng thẳng
thần kinh, anh ta có thể mất tập trung, — vị chuyên gia này nói. — Nhiều người rơi
vào tình trạng sững sờ và không chứng tỏ được khả năng trí tuệ uyên bác của mình”.
Hai nhà nghiên cứu tâm lý của Mỹ là Sian Beilock và Thomas Carr chỉ ra rằng,
những gì mà các ứng viên có chỉ số IQ cao vấp phải trong quá trình trắc nghiệm thông
minh (với tình trạng căng thẳng tâm lý), là hiện tượng phổ biến, và theo mô tả của hai
nhà tâm lý này thì đó là lúc mà các ứng viên thông minh của họ cảm thấy “ nghẹt thở”.
Những ứng viên dạng này có thể không phù hợp với các vị trí như kinh doanh,
marketing, nhưng lại có thể rất hữu ích cho bộ phận nghiên cứu, phân tích. Những chú
“gà công nghiệp” này rất khó hòa nhập trong môi trường đòi hỏi bản lĩnh, sự nhanh
nhạy, năng động, quyết đóan. Chủ tịch HĐQT công ty Utconok Grisaya với chỉ số 110
cho rằng, bản thân ông cảm thấy hứng thú làm việc trong điều kiện căng thẳng đòi hỏi
sự quyết đoán và bản lĩnh. “Khi có ít thời gian mà khối lượng công việc “ngập đầu” –
đó là lúc tôi cảm thấy mình làm việc hiệu quả nhất” - ông nói.
Giáo sự Jay nói rằng, tại Mỹ, mốt trắc nghiệm IQ để tuyển chọn nhân viên đã
trôi qua từ lâu. Giờ đây, các ông chủ doanh nghiệp thích tuyển chọn những ứng viên
có chỉ số EQ cao (chỉ số trí tuệ cảm xúc) và đánh giá cao khả năng này của ứng viên.
Theo giám đốc nhân sự chuỗi cửa hàng bán lẻ đồ điện tử Eldorado tại Nga thì
một bài trắc nghiệm IQ thường rất nặng nề và kéo dài trung bình 2-3 giờ đồng hồ. Tại
hãng này, các chuyên gia nhân sự đã tìm ra một phương pháp trắc nghiệm “nhẹ nhàng”
hơn: đưa ra cho ứng viên bài trắc nghiệm gồm 50 câu hỏi tương đối khó với thời gian
1 giờ đồng hồ. Mỗi một câu hỏi này có nhiều đáp án kèm theo mà theo đó, ứng viên có
thể chọn lựa phương án nào mà họ cho là đúng nhất. Những bài trắc nghiệm này được

xây dựng với sự hỗ trợ của các chuyện gia tư vấn nổi tiếng thế giới. Tuy nhiên, việc
ứng viên có được chọn lựa vào làm việc tại hãng này hay không không phụ thuộc
nhiều vào kết quả trắc nghiệm. Ứng viên sẽ phải trải qua nhiều kỳ phỏng vấn với các
bộ phận khác nhau, ban đầu là bộ phận nhân sự, sau đó là các bộ phận khác trong công
ty như bán hàng, marketing, tư vấn, nghiên cứu – phân tích….
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp lớn vẫn đang áp dụng hình thức trắc nghiệm
IQ trong việc tuyển chọn nhân viên. Các hãng kiểm toán lớn như KPMG,
PriceWaterhouseCoopers, Erns & Young… đều có bài thi trắc nghiệm IQ bên cạnh các

×