BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
MÔN HỌC: KINH TẾ VÀ PHÂN TÍCH
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Đề tài : Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động
kinh doanh của công ty Cổ phần Gỗ Đức Thành
GVHD: ThS. Ngô Thị hải Xuân
Nhóm thực hiện - Nhóm 8- Lớp NT0203
1.Đỗ Hoàng Mi Lớp NT03-K36
2.Trần Thị Kim Hân Lớp NT03-K36
3.Huỳnh Thị Thanh Uyển Lớp NT02-K36
1
MỤC LỤC
2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, ngành chế biến gỗ Việt Nam đang phát triển với tốc
độ rất nhanh, vươn lên là một trong 7 mặt hàng đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ
chế biến lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. Hiện cả nước có khoảng 2.000 doanh
nghiệp chế biến gỗ với năng lực chế biến 2,2 – 2,5 triệu ét khối gỗ tròng mỗi năm,
trong đó có 450 công ty chuyên sản xuất xuất khẩu (120 công ty chuyên sản xuất hàng
ngoài trời và 330 công ty sản xuất hàng nội thất). Các doanh nghiệp sản xuất và chế
biến gỗ ở Việt Nam bao gồm các công ty nhà nước (374 doanh nghiệp), các công ty
trách nhiệm hữu hạn và do chính sách đầu tư nước ngoài từ Singapore, Đài Loan,
Malayxia, Na Uy, Trung Quốc, Thụy Điển… đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất
và chế biến các sản phẩm gỗ tại Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký lên đến 105 triệu
USD. Đa số các công ty sản xuất và chế biến các sản phẩm gỗ tập trung chủ yếu ở các
tỉnh miền Nam (T.P Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…), các tỉnh miền Trung
và Tây Nguyên (Bình Định, Gia Lai, Đắc Lắc…), một số công ty, thường là các công
ty sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ, tập trung ở các tỉnh phía Bắc và khu vực đồng
bằng sông Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc…Tuy nhiên, trong giai
đoạn 2010-2012, trong lộ trình gia nhập WTO, Việt Nam phải thực hiện các cam kết
miễn giảm thuế xuất nhập khẩu đối với các nước thành viên ở nhiều mặt hàng, trong
đó có ngành gỗ. Trước tình hình gỗ nguyên liệu từ rừng trồng trước đây cũng áp dụng
mức thuế xuất khẩu hơn 10% nhưng hai năm qua giảm còn 0% nên một số DN nước
ngoài thi nhau nhập khẩu làm cho giá gỗ nguyên liệu tăng cao làm cho các doanh
nghiệp gỗ mất lợi thế cạnh tranh trên sân nhà. Do đó, các doanh nghiệp đang tìm
đường chuyển đổi qua xuất khẩu gây nên áp lực cạnh tranh mạnh mẽ đối vối nhiều
doanh nghiệp xuất khẩu gỗ truyền thống nói chung và công ty Đức Thành nói riêng.
Và để hiểu rõ tình hình hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả mà công ty đã đạt
được trong giai đoạn cạnh tranh cao 2010-2012, nhóm đã có những nghiên cứu và
3
đánh giá sơ lược thông qua bài viết này. Do thời gian không cho phép nên bài viết vẫn
còn nhiều sơ sót, mong cô đọc và góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn nữa! Chúng
em xin chân thành cảm ơn cô!
4
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY GỖ ĐỨC THÀNH:
1. Tổng quan về công ty :
CÔNG TY GỖ ĐỨC THÀNH.
Địa chỉ: 21/6D Phan Huy Ích, P14, Quận Gò Vấp, Tp.HCM
Điện thoại: 84-(8) 3589 4287 Fax : 84-(8) 3589 4288
Người công bố thông tin: Ông Lê Hồng Thắng
Email:
Website: />- Thành lập ngày 19.05.1991, Đức Thành là một trong những công ty hàng đầu
Việt Nam chuyên sản xuất các mặt hàng nhà bếp, hàng gia dụng và đồ chơi trẻ
em bằng gỗ.
- Đức Thành đã được cấp chứng chỉ chất lượng ISO 9001 : 2008. Điều này thể
hiện sự đảm bảo của chúng tôi trong việc cung cấp cho khách hàng những sản
phẩm và dịch vụ tốt nhất.
- Với đội ngũ hơn 1000 công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, máy móc hiện đại,
mẫu mã đa dạng và phong phú, sản phẩm của Đức Thành đã xuất khẩu đến hơn
50 quốc gia trên thế giới, và được bày bán tại hơn 1.000 cửa hàng, đại lý, hệ
thống siêu thị, trung tâm thương mại lớn trên toàn quốc.
Các chủng loại sản phẩm chính:
- Công ty có hơn 1.800 mặt hàng gồm 5 nhóm sản phẩm chính làm từ gỗ cao su
và gỗ tràm bông vàng. Nhóm các mặt hàng nhà bếp bao gồm các loại rế, thớt, lót
ly, kệ gia vị, tô salad… rất phong phú về chủng loại và đa dạng về mẫu mã,
được xem là mặt hàng chủ lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Tỷ trọng doanh thu trong năm 2008 vừa qua của nhóm mặt hàng này chiếm
70,32% và có xu hướng tăng lên qua từng năm. Nhóm mặt hàng gia dụng và đồ
5
văn phòng gồm văn phòng phẩm, đế đèn cầy, khung hình, kệ báo, kệ CD, kệ
rượu, tủ móc khóa… có lợi thế là nhẹ và màu sắc nhẹ nhàng, tự nhiên đang được
các khách hàng trong và ngoài nước rất ưa chuộng.
- Nhóm các sản phẩm trang trí nội thất bao gồm bàn ghế trong nhà có kích thước
gọn nhẹ, vừa phải. Ngoài ra, nhóm sản phẩm đa chức năng theo cùng một thiết
kế là ý tưởng mới mà công ty Đức Thành đang thực hiện. Nó khuyến khích
người tiêu dùng lựa chọn nhiều sản phẩm có cùng thiết kế để trang trí và sử
dụng bởi thiết kế đẹp, ưa nhìn và thể hiện được tính cách, óc sáng tạo của người
sử dụng. Đồ chơi trẻ em các loại được làm từ nguyên liệu gỗ cao su thiên nhiên,
được thiết kế và sản xuất với rất nhiều mẫu mã giúp trẻ tăng trí tưởng tượng,
vốn ngôn ngữ, trí tuệ, hình thành cho trẻ các 2 phẩm chất, cá tính cần thiết. Và
nhóm hàng sản xuất theo yêu cầu riêng của khách hàng có vai trò rất quan trọng
đối với công ty, làm đa dạng hóa sản phẩm của công ty và giúp công ty tiếp cận
tốt nhất với những nhu cầu tiềm năng của thị trường.
Hệ thống phân phối:
- Đối với thị trường quốc tế, Công ty chọn kênh phân phối là các hệ thống siêu
thị, thông qua các nhà môi giới và các nhà nhập khẩu nước ngoài. Phần lớn các
hợp đồng cung cấp sản phẩm của Công ty được ký kết với khách hàng là do mối
quan hệ đối tác truyền thống lâu dài nên tương đối ổn định. Bên cạnh đó, tìm đối
tác và phân phối sản phẩm thông qua các hội chợ triển lãm về ngành gỗ gia dụng
cũng là một kênh phân phối rất tốt đối với Công ty trong những năm vừa qua.
Sắp tới, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, Công ty có thể sẽ thực hiện việc chỉ
định nhà phân phối các sản phẩm tại nước ngoài.
- Đối với thị trường trong nước, Công ty đã xây dựng được một hệ thống phân
phối và giới thiệu các sản phẩm của mình trên phạm vi toàn quốc. Tại thành phố
Hồ Chí Minh và khu vực lân cận, Công ty đã tạo lập mối quan hệ đối tác với
6
109 công ty và 88 cửa hàng đồ chơi; tại thành phố Đà Nẵng và khu vực lân cận
là 18 đối tác; tại Hà Nội và các khu vực lân cận là 56 đối tác. Ngoài ra tại Vũng
Tàu, Bình Dương, Sóc Trăng .v.v… đều có các cửa hàng bày bán sản phẩm của
Công ty
Lĩnh vực hoạt đông:
• Sản xuất mộc dân dụng, cán chổi, cán cờ, ván ghép, đồ gỗ gia dụng
• Chế biến lâm sản
• Trồng trọt cây cao su và các loại cây lấy gỗ
• Sản xuất mua bán đồ chơi trẻ em bằng gỗ (trừ chế biến gỗ, không kinh doanh đồ
chơi có hại cho giáo dục nhân cách, sức khoẻ của trẻ em hoặc ảnh hưởng đến an
ninh trật tự, an toàn xã hội);
• Thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu.
2. Lịch sử hình thành:
- Công ty Cổ phần Chế biến Gỗ Đức Thành tiền thân là Cơ sở Chế biến Gỗ Tam Hiệp
do ông Lê Ba sáng lập, đã ra đời ngày 19/05/1991 với số vốn ban đầu là 105 triệu đồng
và 60 công nhân.
- Đến tháng 06/1993, Cơ sở Chế biến Gỗ Tam Hiệp đã phát triển thành Công ty TNHH
Chế biến Gỗ Đức Thành với số vốn đăng ký 2,025 tỷ đồng và có hơn 130 công nhân
do ông Lê Ba làm Giám đốc.
- Đến ngày 08/08/2000, Công ty TNHH Chế biến Gỗ Đức Thành đã chuyển đổi loại
hình công ty và trở thành Công ty Cổ phần Chế biến Gỗ Đức Thành theo Giấy
CNĐKKD số 4103000126 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM cấp với vốn điều lệ là
5,05 tỷ đồng và 20 cổ đông do Bà Lê Hải Liễu làm Giám đốc.
- Năm 2002, Công ty tiến hành hai đợt tăng vốn điều lệ lên 15,050 tỷ đồng vào ngày
01/07/2002 và 25,050 tỷ đồng vào ngày 09/12/2002.
- Ngày 30/7/2004, các cổ đông Công ty quyết định tăng thêm vốn điều lệ lên thành
40,050 tỷ đồng để đầu tư thêm máy móc, trang thiết bị hiện đại và dự trữ nguyên vật
liệu…
7
- Ngày 03/03/2005 Công ty quyết định tăng vốn điều lệ lên thành 49,536 tỷ đồng để
mở rộng quy mô nhà xưởng.
- Ngày 17/04/2007 Công ty quyết định tăng vốn điều lệ lên thành 71.466.900.000 đồng
để bổ sung nguồn vốn lưu động.
-Ngày 3/12/2008 Công ty đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên thành
74.100.900.000 đồng.
- Ngày 09/01/2009 Công ty đã tăng vốn điều lệ lên thành 103.723.650.000 đồng.
3. Mục tiêu Công ty
• Cung cấp cho người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm tiện dụng, mẫu mã
đẹp; Đẩy mạnh doanh thu nội địa làm đối trọng với doanh thu xuất khẩu, giảm
rủi ro về tập trung thị trường.
• Doanh thu bán hàng của GDT đã luôn tăng trưởng qua các năm. Theo đó năm
2008, doanh thu công ty đạt 162 tỷ đồng, trong đó doanh thu nội địa 13 tỷ,
chiếm tỉ trọng 8%, tăng 72% so với năm 2007. Năm 2009, doanh thu công ty đạt
174 tỷ đồng, trong đó doanh thu nội địa là 20 tỷ, chiếm tỉ trọng 11%, tăng 73%
so với năm 2008. Đến hết quý 3 năm 2010, doanh thu công ty đạt 124 tỷ đồng,
trong đó doanh thu nội địa 19,4 tỷ, chiếm tỉ trọng 16%, tăng 65% so với cùng kỳ
2009.
4. Cơ cấu cổ đông:
Sở hữu nhà nước
Sở hữu nước ngoài :12.5 %
Sở hữu khác : 78.5 %
5. Cơ cấu tổ chức – nhân sự
BAN LÃNH ĐẠO CÔNG TY
8
CHỦ TỊCH HĐQT
Bà Lê Hải Liễu
TỔNG GIÁM ĐỐC
Ông Lê Hồng Thắng
PHÓ TỔNG GIÁM
ĐỐC
Ông Lê Hồng Thành
GIÁM ĐỐC HCNS
Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền
P.GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT
Ông Chế Đồng Khánh
P.GIÁM ĐỐC KỸ
THUẬT
Ông Nguyễn Văn
Đức
TP XUẤT KHẨU
Chị Trương Thị Bình
PP NỘI ĐỊA
Bà Phan Thị Vân
PP MARKETING
Bà Trần Thị Kim
Cương
TP KẾ HOẠCH TỔNG HỢP
Ông Nguyễn Đức Tình
PP HCNS
Bà Ngô Thị Bé
TP KẾ TOÁN
Bà Bùi Phương Thảo
9
II. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ HĐKD
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GỖ ĐỨC THÀNH :
1. Tình hình doanh thu của công ty Cổ phần Gỗ Đức Thành:
1.1. Tình hình doanh thu theo kế hoạch:
Bảng 1: Tình hình doanh thu theo kế hoạch của công ty Gỗ Đức Thành trong giai đoạn
2010-2012
Đvt : triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012
KẾ HOẠCH
2010
THỰC HIỆN
2010
KẾ HOẠCH
2011
THỰC HIỆN
2011
KẾ HOẠCH
2012
THỰC HIỆN
2012
A
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
Tổng doanh
thu 180,000 175,017 191,800 219,685 238,785 231,284
-Xuất khẩu 147,200 142,063 146,000 176,645 185,485 192,494
-Nội địa 32,200 32,392 45,300 42,443 52,800 38,132
-Cho thuê
xưởng 600 562 500 598 500 658
CHỈ
TIÊU
So sánh cùng kì So sánh kế hoạch với thực hiện
TH2011/2010 TH 2012/2011 Năm 2010 Năm 2011
Năm
2012
Tuyệt
đối Tương đối
Tuyệt
đối Tương đối
Tuyệt
đối
Tương
đối
Tuyệt
đối
Tương
đối
Tuyệt
đối
T
A
(7)=(4)-
((2)
(8)=(4)*100/
(2)
(9)=(6)-
(4)
(10)=(6)*100/
(4) (11) (12) (13) (14) (15)
(
Tổng
doanh
44668 125.52 11599 105.28 -4983 97.23 27885 109.59 -7501 9
10
thu
-Xuất
khẩu 34582 124.34 15849 108.97 -5137 96.51 30645 102.77 7009
1
-Nội
địa 10051 131.03 -4311 89.84 192 100.6 -2857 139.85
-
1466
8
7
-Cho
thuê
xưởn
g 36 106.41 60 110.03 -38 93.67 98 88.97 158
1
a. Nhận xét :
- Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy trong giai đoạn 2010-2012, tổng doanh thu thực
hiện của công ty, bao gồm doanh thu từ hoạt động xuất khẩu, bán hàng nội địa
và cả doanh thu từ hoạt động cho thuê nhà xưởng, đều tăng lên rõ rệt. Năm
2011, tổng doanh thu của công ty là 219 685 triệu đồng, tăng 44668 triệu đồng
tương đương với mức tăng 25,52% so với năm 2010. Đến năm 2012, tổng doanh
thu tiếp tục tăng lên 231 284 triệu đồng, tức tăng 11599 triệu đồng so với năm
2011, nhưng tốc độ tăng đã chậm lại, chỉ tăng 5,28% so với năm 2011. Trong đó:
Doanh thu xuất khẩu tăng nhiều nhất và có ảnh hưởng lớn nhất đến sự tăng lên
trong tổng doanh thu. Năm 2011, doanh thu xuất khẩu thực hiện đạt 176 645
triệu đồng, tăng 34582 triệu đồng, tức tăng 24,34% so với năm 2010. Đến năm
2012, doanh thu xuất khẩu tiếp tục tăng lên 192 494 triệu đồng, tăng 15849 triệu
đồng tương đương tăng 5,28% so với năm 2011. Qua đó có thể thấy doanh thu
xuất khẩu tuy tăng liên tục về giá trị và tỉ trọng nhưng trong năm 2012, tốc độ
tăng đã chậm lại do những công ty gặp khó khăn ở một số thị trường xuất khẩu.
Và tốc độ tăng của doanh thu xuất khẩu quyết định đến tốc độ tăng trong tổng
doanh thu.
Doanh thu nội địa cũng tăng lên trong năm 2011, từ 142 063 triệu đồng lên
176645 triệu đồng, tăng 10051 triệu đồng tương đương tăng 24,34% so với năm
11
2010. Năm 2012, doanh thu nội địa giảm xuống còn 38132 triệu đồng, giảm
4311 triệu đồng, chỉ bằng 89,84% so với năm 2011 .
Doanh thu từ hoạt động cho thuê xưởng của công ty khá thấp, tuy có tăng lên
nhưng khá chậm. Cụ thể, năm 2011, đạt 598 triệu đồng, tăng 36 triệu đồng
tương đương tăng 6,41% so với năm 2010. Đến năm 2012, doanh thu này tăng
lên 658 triệu đồng, tăng 60 triệu đồng tương đương tăng 10,03% so với năm
2011. Doanh thu từ hoạt động cho thuê xưởng chiếm tỉ trọng khá thấp, nên ảnh
hưởng không nhiều đến tổng doanh thu của công ty.
- Qua bảng số liệu ta cũng nhận thấy, doanh thu thực hiện hầu như không đạt kế
hoạch công ty đề ra.Tuy nhiên tỉ lệ thực hiện so với kế hoạch đạt khá cao.Cụ thể:
Năm 2010, công ty đề ra kế hoạch là 180 000 triệu đồng, nhưng công ty chỉ thực
hiện được 175 017 triệu đồng,giảm 4983 triệu đồng so với kế hoạch đạt 97,23%
so với kế hoạch. Trong đó : doanh thu xuất khẩu đạt 96,51% và doanh thu từ
hoạt động cho thuê xưởng đạt 93,67%. Riêng doanh thu bán hàng nội địa trong
năm 2010 vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra nhờ công ty chú trọng phát triển thị
trường nội địa. Tuy nhiên, vì doanh thu bán hàng ở thị trường nội địa chiếm tỉ
trọng tương đối thấp nên tổng doanh thu vẫn không đạt kế hoạch đề ra.
Năm 2011, tổng doanh thu thực hiện của công ty vượt kế hoạch đề ra 27 885
triệu đồng tương đương vượt 14,54% ( kế hoạch là 191 800 triệu đồng , thực
hiện là 219 685 triệu đồng) so với kế hoạch đề ra. Tổng doanh thu vượt kế hoạch
là do doanh thu xuất khẩu trong năm 2011 tăng 30 645 triệu đồng, tương đương
vượt kế hoạch 20,99%. Ngoài ra, doanh thu từ hoạt động cho thuê xưởng cũng
tăng lên, và đạt 119,6% so với kế hoạch đề ra.Mặc dù, doanh thu nội địa chỉ đạt
93,69% so với kế hoạch đề ra nhưng vì doanh thu xuất khẩu tăng nhiều hơn nên
tổng doanh thu của công ty vẫn tăng lên so với kế hoạch.
Năm 2012, tổng doanh thu thực hiện của công ty đạt 96,86%, giảm 7501 triệu
đồng so với kế hoạch đề ra. Mặc dù doanh thu xuất khẩu và doanh thu từ hoạt
động cho thuê xưởng có tăng lên so với kế hoạch nhưng vì doanh thu xuất khẩu
chỉ tăng 3,78%, còn doanh thu từ cho thuê xưởng có tăng cao, tăng 31,6% nhưng
vì tỉ trọng khá nhỏ trong tổng doanh thu. Đồng thời, trong năm 2012, doanh thu
12
từ nội địa giảm mạnh, chỉ đạt 72,22% so với kế hoạch đề ra nên ảnh hưởng đến
tổng doanh thu thực hiện của công ty trong năm này.
b. Phân tích nhân tố:
Khách quan:
• Doanh thu xuất khẩu tăng trong giai đoạn 2010-2012 là do :
• Do chính sách thuế ưu đãi nhập khẩu đồ gỗ của nước ta chỉ còn 0-3% nên áp lực
cạnh tranh trong nước khá lớn buộc công ty phải mở rộng thị trường, tập trung
xuất khẩu sang các thị trường mới.
• Nhu cầu về sản phẩm đồ gỗ của người tiêu dùng ngày càng tăng cao trên thế giới
tạo điều kiện thuận lợi cho công ty xuất khẩu các sản phẩm của mình.
• Chính phủ luôn chú trọng hỗ trợ và đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện cho sản
phẩm của công ty có lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới.
• Trong giai đoạn 2011-2010, mức tăng trưởng là 25,52%, con số này chỉ là
5.28% ở giai đoạn 2012-2011. Nguyên do chủ yếu là vì thị trường đã bù đắp
được lượng thiếu hụt về cầu và tồn kho đã tương đối đầy đủ cộng với tình hình
thị trường không hồi phục mạnh như mình mong muốn nên lượng đơn hàng có
xu hướng giảm. Thị trường khi khó khăn thì tất cả sản phẩm đều bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên hàng trung và cao cấp thông thường không có quá nhiều nhà máy làm
nên mặc dù thị trường nhìn chung có giảm thì phân khúc này cũng không bị ảnh
hưởng nhiều. Trong bối cảnh chi phí sản xuất, các khoản phải trả người lao
động "ăn" vào lợi nhuận doanh nghiệp đang cao như hiện nay thì bản thân
phân khúc xuất khẩu đồ gỗ cao cấp cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, mức độ ảnh
hưởng không nặng nề như các doanh nghiệp sản xuất hàng trung bình, hàng giá
rẻ do lượng doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng thuộc phân khúc cao cấp chưa
nhiều. Với dòng hàng thấp cấp hiện nay chỉ có một số ít doanh nghiệp quy mô
sản xuất lớn, vốn liếng đủ mạnh thì mới có thể hạ giá thành sản phẩm trong bối
cảnh các chi phí đầu vào luôn chực chờ tăng.
• Hơn nữa, trong giai đoạn này, các doanh nghiệp ngành gỗ của Việt Nam được
hưởng lợi từ các chính sách kinh tế cũng như đối ngoại của chính phủ. Như
chúng ta đã biết, hàng năm chúng ta phải nhập khẩu một khối lượng lớn gỗ thô
13
sơ về, sau đó mới qua tay các xí nghiệp gia công, hoàn thiện nó. Trong giai đoạn
này, việc nhà nước ta xúc tiến đẩy mạnh với phía chính phủ Lào, tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể mua được gỗ với giá cạnh tranh, thông
thoáng trong các thủ tục, nhờ vậy mà các doanh nghiệp gỗ Việt Nam có thêm
sức mạnh chống đỡ lại những dư chấn từ cuộc khủng hoảng kinh tế
• Doanh thu nội địa tăng lên trong năm 2011 và giảm xuống trong năm 2012 là
do:
• Sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009, đến năm 2010, nền kinh
tế Việt Nam bắt đầu hồi phục lại với những dấu hiệu khả quan, thị trường ngành
gỗ dần được khôi phục nên doanh thu trong năm 2011 dần tăng lên.
• Đến năm 2012, một trong những vấn đề gây nhiều bức xúc cho các DN gỗ hiện
nay là chính sách thuế đang có lợi cho đồ gỗ ngoại nhập. Trước đây, thuế nhập
khẩu đồ gỗ từ 10% trở lên thì đến nay mức thuế này đã giảm chỉ còn 0%-3%,
tùy mặt hàng. Đây là áp lực rất lớn đối với sản phẩm của công ty trước tình
trạng hàng ngoại tràn về áp đảo do hàng ngoại sản xuất công nghiệp, số lượng
lớn nên giá thành hạ .
• Tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam là thích hàng ngoại nhập nên sản phẩm gỗ
sản xuất trong nước bị lờ đi khi trên thị trường tràn lan các sản phẩm ngoại
nhập.
• Gỗ nguyên liệu từ rừng trồng trước đây cũng áp dụng mức thuế xuất khẩu hơn
10% nhưng hai năm qua giảm còn 0% nên một số DN nước ngoài thi nhau nhập
khẩu làm cho giá gỗ nguyên liệu tăng cao làm cho các doanh nghiệp gỗ mất lợi
thế cạnh tranh trên sân nhà.
Chủ quan:
• Đến nay, sản phẩm của công ty đã xuất khẩu đến gần 50 nước trên thế giới và có
bán tại hơn 600 cửa hàng, chợ, siêu thị trên cả nước. Sản phẩm Gỗ Đức Thành
đã đạt chứng nhận Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín nhiều năm liền; được bình
chọn Top Ten doanh nghiệp tiêu biểu; Hàng Việt Nam chất lượng cao; Thương
hiệu nổi tiếng quốc gia Riêng thớt gỗ sạch Đức Thành được chọn nằm trong
Top 100 sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng và được Quatest 3 cấp giấy
14
chứng nhận sản phẩm sạch, an toàn… Với chất lượng đảm bảo, sản phẩm gỗ của
công ty đã chinh phục được những khách hàng khó tính tại các thị trường công
ty hướng đến giúp cho doanh thu xuất khẩu tăng.
• Tỉ lệ thực hiện tổng doanh thu so với kế hoạch của công ty : Năm 2010, doanh
thu thực hiện chỉ đạt 97,23%, đến năm 2011 doanh thu vượt kế hoạch 14,54%
nhưng đến năm 2012 thì doanh thu lại chỉ đạt 96,86% so với kế hoạch. Có sự
biến động như vậy là do các nguyên nhân sau:
• Công ty có quy mô không lớn lắm nên vẫn còn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng kinh tế giai đoạn 2008-2009, mặc dù đã có những biện pháp tăng doanh
thu, tuy nhiên kế hoạch đề ra là quá cao so với khả năng của công ty.
• Công ty mặc dù có đầu tư về nguồn nguyên liệu gỗ nhưng vẫn không thể đảm
bảo được chất lượng sản phẩm mà các thị trường khó tính đặt ra.
• Doanh thu từ hoạt động cho thuê xưởng tăng lên là do công ty đang tập trung
đầu tư cơ sở vật chất, nhà xưởng để đẩy mạnh hoạt động sản xuất. Tận dụng kho
hàng trong thời gian trống, công ty cho thuê để tăng doanh thu, tránh lãng phí.
1.2. Tình hình doanh thu theo nhóm hàng:
Bảng 2: Tình hình doanh thu theo cơ cấu ngành hàng của công ty Gỗ Đức Thành
giai đoạn 2010-2012
Đvt : triệu đồng
Tên mặt
hàng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
So sánh
2011/2010
So sánh
2012/2011
Giá trị
Tỉ
trọng(%
) Giá trị
Tỉ
trọng(%
) Giá trị
Tỉ
trọng(%
)
Tuyệt
đối
Tương
đối
Tuyệt
đối
Tương
đối
1.Đồ nhà
bếp 92,461 53 116,117 53 144,141 62.5 23,655 125.58 28,025 124.13
2.Đồ gia
dụng 41,869 24 58,716 26.8 57,195 24.8 16,846 140.24 -1,520 97.41
3.Đồ chơi 22,679 13 39,217 17.9 22,832 9.9 16,538 172.92
-
16,385 58.22
4.Sản 17,446 10 5,039 2.3 5,766 2.5 - 28.88 727 114.42
15
phẩm khác 12,406
Tổng
doanh thu
174,45
5 100 219,088 100 230,626 100 44,633 125.58 11,538 105.27
a. Nhận xét:
-Trong giai đoạn 2010-2012, tổng doanh thu tính cả xuất khẩu và nội địa của công ty
Gỗ Kiến Thành có xu hướng tăng qua các năm tuy nhiên tốc độ tăng của công ty chậm
lại trong giai đoạn 2011-2012. Năm 2011, tổng doanh thu của tất cả các mặt hàng đạt
219 088 triệu đồng, tăng 44 633 triệu đồng tương đương với mức tăng 25,58% so với
năm 2011. Năm 2012, doanh thu của công ty tăng lên 230 626 triệu đồng tức tăng
11538 triệu đồng, cho thấy tốc độ tăng chậm lại chỉ ở mức tăng 5,27% so với năm
2011. Xét theo cơ cấu ngành hàng, doanh thu của công ty phụ thuộc vào 3 mặt hàng
chính đó là: đồ nhà bếp, đồ gia dụng, đồ chơi trẻ em. Ngoài ra, còn có các sản phẩm
khác như bàn ghế văn phòng , bàn ghế trẻ em…chiếm tỉ trọng không đáng kể. Theo
như bảng số liệu đã xử lý, có thể thấy năm 2011,doanh thu các mặt hàng chủ lực: đồ
nhà bếp, đồ gia dụng và đồ chơi trẻ em đều tăng lên, còn doanh thu các sản phẩm khác
giảm đi rõ rệt. Đến năm 2012, có sự tăng giảm không đồng đều giữa các mặt hàng,
trong đó mặt hàng chủ lực nhất là đồ nhà bếp vẫn giữ đà tăng trưởng, trong khi hai mặt
hàng đồ gia dụng và đồ chơi trẻ em có sự sụt giảm cả về tỉ trọng và doanh thu. Cụ thể :
Đồ nhà bếp: là mặt hàng chủ lực của công ty, gồm các sản phẩm như : các
loại rế, thớt, dắt dao, lót ly bằng gỗ…là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất
trong tổng doanh thu giai đoạn 2010-2012 . Doanh thu mặt hàng này khá cao
và tăng dần qua các năm. Năm 2011, doanh thu đồ nhà bếp là 116 117 triệu
đồng ( chiếm tỷ trọng 53% tổng doanh thu, không tăng về tỉ trọng so với năm
2010) tăng 23 655 triệu đồng tương đương tăng 25,58% so với năm
2010( doanh thu mặt hàng này là 92 461 triệu đồng chiếm 53% tổng doanh
thu năm 2010), góp phần làm cho tổng doanh thu tăng mạnh trong năm 2011.
16
Sang năm 2012, doanh thu mặt hàng này tiếp tục tăng lên 144 141 triệu
đồng,chiếm 62,5% tổng doanh thu, tức tăng 28 025 triệu đồng tương đương
tăng 24,13% so với năm 2011. Sự tăng lên liên tục cả về tỉ trọng lẫn giá trị là
nguyên nhân làm cho tổng doanh thu của công ty tăng lên trong giai đoạn
2010-2012. Có thể thấy đây là mặt hàng chủ lực mà công ty cần tập trung
đầu tư để giữ vững vị trị mặt hàng này.
Đồ gia dụng : bao gồm các sản phẩm như : bàn cà phê vuông các loại, bàn
trà, móc treo áo, kệ CD…Về tỉ trọng trong tổng doanh thu, đây là mặt hàng
chiếm tỉ trọng cao thứ hai trong tổng doanh thu của công ty, chiếm 24% tổng
doanh thu năm 2010, tăng lên 26,8% trong năm 2011 nhưng lại có xu hướng
giảm cả về tỉ trọng và giá trị trong năm 2012, chỉ còn 24,8% tổng doanh thu,
giảm 2% so với năm 2011. Về giá trị, năm 2011, tổng doanh thu mặt hàng đồ
gia dụng đạt 58 716 triệu đồng, tăng 16 846 triệu đồng tương đương tăng
40,24% so với năm 2010. Năm 2012, doanh thu mặt hàng này chỉ đạt 57 195
triệu đồng, giảm 1520 triệu đồng, chỉ bằng 97,41% so với năm 2011. Doanh
thu mặt hàng này giảm đi làm cho tổng doanh thu trong giai đoạn 2011-2012
tăng chậm lại.
Đồ chơi trẻ em: là mặt hàng rất thu hút các bậc phụ huynh muốn tăng độ
nhạy và trí thông minh cho con mình với các sản phẩm đồ chơi thách thức trí
thông minh của trẻ như : bộ ba thách thức, cây tre trăm đốt, thách thức tháo
vòng, trò chơi caro…Về tỉ trọng trong tổng doanh thu, mặt hàng này đứng
thứ 3 về tỉ trọng trong cơ cấu doanh thu các mặt hàng của công ty và có sự
biến động về tỉ trọng trong giai đoạn 2010-2012. Mặt hàng đồ chơi trẻ em
chiếm 13% tổng doanh thu năm 2010, tăng lên 17,9% và là mặt hàng có tốc
độ tăng nhanh nhất trong năm 2011, nhưng lại giảm đột ngột cả về giá trị và
tỉ trọng, chỉ còn 9,9% trong năm 2012. Về giá trị, năm 2011, mặt hàng đồ
chơi trẻ em đạt doanh thu là 39 217 triệu đồng, tăng 16 538 triệu đồng tương
đương tăng 72,92% so với năm 2010. Năm 2012, doanh thu mặt hàng này
giảm mạnh chỉ còn 22 832 triệu đồng, giảm 16 385 triệu đồng, chỉ bằng
17
58,22% so với năm 2011. Doanh thu mặt hàng này giảm đi cũng là một
nguyên nhân góp phần làm cho tổng doanh thu trong giai đoạn 2011-2012
tăng chậm lại.
Các sản phẩm khác : gồm bàn laptop đa năng, bảng ghi nhớ, kệ giày, kệ
đựng ly và chai rượu…chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong tổng doanh thu và có xu
hướng giảm qua các năm. Năm 2010, tỉ trọng các sản phẩm khác là 10%, đến
năm 2011, giảm còn 2,3% và năm 2012 là 2,5%. Về giá trị, năm 2011, doanh
thu các sản phẩm khác đạt 5039 triệu đồng, giảm 12 406 triệu đồng, chỉ bằng
28,88% so với năm 2010. Tuy giá trị doanh thu các sản phẩm khác giảm
mạnh trong năm 2011 nhưng do tỉ trọng khá nhỏ trong tổng doanh thu nên
ảnh hưởng không nhiều đến tổng doanh thu của công ty, doanh thu công ty
trong giai đoạn này vẫn tăng mạnh nhờ vào các mặt hàng chủ lực. Năm 2012,
doanh thu mặt hàng này tăng nhẹ so với năm 2011, đạt 5766 triệu đồng
nhưng vẫn ở mức thấp so với năm 2010. Mặc dù sự tăng giảm về doanh thu
của các sản phẩm này không ảnh hưởng lớn đến tổng doanh thu của công ty
nhưng nó là thành phần giúp công ty đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của thị trường và góp phần mở rộng thị trường.
b. Phân tích nhân tố:
Khách quan:
• Các vật dụng nhà bếp như thớt, rế lót nồi, đồ dắt dao, đồ lót ly… hay đồ gia
dụng, đồ nội thất như: bàn, ghế, kệ giày, kệ CD, tủ thuốc, móc áo… của công ty
đã thu hút được nhiều sự quan tâm của người nội trợ góp phần tăng doanh thu
mặt hàng này.
• Đồ chơi trẻ em : Trong năm 2012, các sản phẩm đồ chơi xuất xứ từ Trung Quốc
giá rẻ ồ ạt xâm chiếm thị trường Việt Nam làm cho doanh thu các sản phẩm đồ
chơi của công ty giảm sút trầm trọng.
Chủ quan:
• Đồ nhà bếp : Các sản phẩm nhà bếp đều được thiết kế theo nhiều mẫu mã, kích
cỡ và công dụng khác nhau, như thớt thì có loại dành cho băm chặt, cho thái rau
quả. Có loại thớt mỏng, tiện cho việc đi picnic, dùng cho trẻ em… Do được làm
18
từ gỗ cao su nên sản phẩm có nhiều ưu điểm như màu sắc tươi sáng, giúp không
gian căn phòng, gian bếp trông nhẹ nhàng, rộng rãi và dễ dàng vệ sinh.
• Đồ gia dụng: Riêng mặt hàng đồ gia dụng, GĐT luôn chú ý đến kích thước,
mẫu mã sao cho không chiếm nhiều diện tích nhưng vẫn đầy đủ công dụng như
bàn có ngăn để báo, bàn ghế dành cho trẻ em, kệ giày, kệ rượu… làm cho doanh
thu của mặt hàng này luôn giữ vị trị cao trong tổng doanh thu.
• Sản phẩm khác : Trong năm 2011, các sản phẩm của công ty chưa đa dạng, còn
hạn chế ở một số mặt hàng truyền thống nên chưa thu hút được khách hàng. Mặt
khác, các sản phẩm này chiếm tỉ trọng không lớn, công ty chưa chú trọng đầu tư.
1.3. Tình hình doanh thu bán hàng theo thị trường :
Bảng 3: Tình hình doanh thu theo thị trường của công ty giai đoạn 2010-2012:
Đvt : triệu đồng
Theo thị
trường
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
So sánh
2011/2010
So sánh
2012/2011
Giá trị
Tỉ
trọng(%) Giá trị
Tỉ
trọng(%) Giá trị
Tỉ
trọng(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối
Tuyệt
đối
Tương
đối
1.Xuất khẩu 142,063 81.43 176,645 80.63
192,49
4 83.47 34,582 124.34 15,849 108.97
2.Nội địa 32,392 18.57 42,443 19.37 38,132 16.53 10,051 131.03 -4,311 89.84
Tổng doanh
thu 174,455 100.00 219,088 100.00
230,62
6 100.00 44,633 125.58 11,538 105.27
*Tổng doanh thu của công ty bao gồm doanh thu xuất khẩu, doanh thu nội địa và
doanh thu từ hoạt động cho thuê xưởng. Tuy nhiên, doanh thu từ hoạt động cho thuê
xưởng của công ty khá thấp, nên nhóm chỉ phân tích doanh thu bán hàng xuất khẩu và
nội địa. Và tổng doanh thu trong bảng trên là tổng doanh thu xuất khẩu và nội địa.
a. Nhận xét :
- Nhìn chung trong giai đoạn 2010-2012, doanh thu của công ty phụ thuộc chủ
yếu vào hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ của công ty, còn doanh thu từ
19
hoạt động bán hàng nội địa chiếm tỉ lệ thấp hơn, chỉ bằng khoản ¼ so với doanh
thu từ xuất khẩu và có xu hướng tăng nhẹ trong năm 2011 và giảm trong năm
2012. Cụ thể:
Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu chiếm tỉ trọng chủ yếu trong tổng doanh thu
và sự tăng giảm doanh thu từ hoạt động xuất khẩu là thành phần chính làm cho
tổng doanh thu của công ty tăng, giảm. Hiện nay, công ty đã xuất khẩu đến gần
50 nước trên thế giới như: Mỹ, Nhật, Ý, Đức, Úc, Nam Phi… Về cơ cấu tỉ trọng
doanh thu xuất khẩu chiếm tỉ trọng cao và khá ổn định trong giai đoạn 2010-
2012. Năm 2010, chiếm 81,43% tổng doanh thu , giảm nhẹ còn 80,63% trong
năm 2011 và tăng trở lại 83,47% trong năm 2012. Về giá trị, doanh thu theo hoạt
động xuất khẩu tăng liên tục trong 3 năm, năm 2011, doanh thu xuất khẩu của
công ty đạt 176 645 triệu đồng, tăng 34582 triệu đồng tương đương tăng 24,34%
so với năm 2010, góp phần làm cho tổng doanh thu tăng 44633 triệu đồng trong
năm 2011( từ 174 445 triệu đồng lên 219 088 triệu đồng). Năm 2012, doanh thu
đạt 192 494 triệu đồng, tăng 15849 triệu đồng tương đương tăng 8,97% so với
năm 2011. Mức tăng trong năm 2012 có phần giảm đi so với năm 2011, làm cho
tổng doanh thu cũng tăng chậm lại, chỉ tăng 11538 triệu đồng tương đương
5,27% so với năm 2011. Các sản phẩm làm từ gỗ của công ty ngày càng được ưa
chuộng trên thị trường thế giới, vì vậy, công ty cần đầu tư đẩy mạnh hoạt động
xuất khẩu để tăng doanh thu cho công ty.
Doanh thu từ hoạt động bán hàng nội địa chiếm tỉ trọng nhỏ hơn nhưng cũng
là thành phần khá quan trọng trong tổng doanh thu, góp phần chiếm lĩnh thị
trường gỗ trong nước. Với thị trường trong nước, sản phẩm của công ty cũng có
mặt tại hầu hết tại các hệ thống siêu thị lớn như: Co.opmart, Big C, Metro tại Hồ
Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và các thành phố khác ….Về tỉ trọng trong tổng
doanh thu, tuy chiếm tỉ trọng không nhiều nhưng khá ổn định, năm 2010 chiếm
18,57%, tăng lên 19,37% trong năm 2011 và giảm nhẹ còn 16,53% trong năm
2012. Về giá trị, doanh thu bán hàng nội địa cũng có sự tăng giảm tương ứng với
sự tăng giảm tỉ trọng. Năm 2011, đạt 42443 triệu đồng, tăng 10051 triệu đồng
20
tương đương tăng 31,03% so với năm 2010. Năm 2012, giá trị giảm còn 38132
triệu đồng, tức giảm 4311 triệu đồng, chỉ bằng 89,84% so với năm 2011. Giá trị
doanh thu từ bán hàng nội địa giảm và doanh thu xuất khẩu tăng chậm lại làm
cho tổng doanh thu tăng khá chậm trong giai đoạn 2011-2012.
- Tóm lại, trong giai đoạn 2010-2012, tổng doanh thu xuất khẩu và bán hàng nội
địa của công ty tăng lên liên tục và chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ tăng của doanh
thu xuất khẩu. Năm 2011, tổng doanh thu của công ty là 219 088 triệu đồng,
tăng 44633 triệu đồng tương đương tăng 25,58% so với năm 2010. Tổng doanh
thu trong giai đoạn này tăng mạnh là do cả doanh thu xuất khẩu và doanh thu
nội địa đều tăng khá mạnh. Năm 2012, tổng doanh thu vẫn tiếp tục tăng lên
230626 triệu đồng, tăng 11538 triệu đồng nhưng tốc độ tăng giảm mạnh, chỉ
tăng 5,27% so với năm 2011. Qua đó ta thấy rằng công ty cần gia tăng hoạt động
xuất khẩu và đồng thời cũng chú trọng thị trường trong nước, vì đây cũng là một
thị trường tiềm năng để công ty khai thác.
b. Phân tích nhân tố:
Khách quan :
• Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu tăng mạnh trong năm 2011 và tăng chậm lại
trong năm 2012 do :
• Các nước nhập khẩu sản phẩm gỗ ở thị trường châu Âu còn đòi hỏi doanh
nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ phải chứng minh rõ được nguồn gốc nguyên
liệu; sản phẩm gỗ phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khắt khe, trong đó có cả tiêu
chuẩn về an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng (có giám định độc lập).
Những yêu cầu khắt khe đó đã làm cho tốc độ tăng doanh thu chậm lại trong
năm 2012.
• Doanh thu từ bán hàng nội địa tăng trong năm 2011 nhưng giảm trong năm 2012
là do :
• Chính vì chính sách thuế nhập khẩu đồ gỗ giảm còn 0-3% làm cho đồ gỗ nội
đang thua ngay trên sân nhà và làm thế nào để chiếm lĩnh lại thị trường trong
nước thì hầu hết các DN sản xuất đồ gỗ đều lắc đầu ngao ngán. Họ cho rằng làm
hàng xuất khẩu “sướng” hơn, mẫu mã thì có người thiết kế sẵn, đơn hàng thì lớn
21
(có khi hàng chục container). Còn làm hàng nội địa bán lẻ từng cái giá thành
cao, không cạnh tranh được với hàng ngoại nhập dù chất lượng hơn hẳn. Công
ty gỗ Đức Thành cũng là một trong số những doanh nghiệp có xu hướng đó, tập
trung cho thị trường xuất khẩu hơn là cạnh tranh không lại trên thị trường nội
địa.
Chủ quan:
• Trong định hướng phát triển sản phẩm và xây dựng thương hiệu, Đức Thành đã
áp dụng thành công chiến lược “kiềng ba chân”:
• Xuất khẩu, cho cả khách hàng lớn lẫn các khách hàng nhỏ
• Đa dạng thị trường ở khắp năm châu
• Chú trọng cả thị trường nội địa.
Với chiến lược này, Đức Thành hoàn toàn chủ động trước những biến cố của thị
trường vì mỗi lĩnh vực đều có thế mạnh riêng và sẵn sàng chia sẻ, ứng cứu cho
nhau mỗi khi gặp khó khăn.
• Hoạt động kinh doanh của công ty không ngừng phát triển là nhờ công ty luôn
chủ động được nguồn nguyên vật liệu trong nước, nên đáp ứng được mọi nhu
cầu của khách hàng cả về số lượng và thời gian giao hàng, đặc biệt là các đơn
hàng lớn hoặc các đơn hàng gấp.
• Doanh thu xuất khẩu tăng lên do :
• Công ty Cổ phần Gỗ Đức Thành vừa nhận được giải thưởng “Thương hiệu
chứng khoán uy tín” 2010. Đây là kết quả của sự nỗ lực và phát triển của Gỗ
Đức Thành trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thương hiệu chứng khoán uy
tín do Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam, Trung tâm Thông tin tín
dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CIC) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ
chức bình chọn và xét duyệt. Các doanh nghiệp được bình chọn là những đơn vị
đã đạt được thành quả đáng khích lệ trong kinh doanh, có cổ phiếu niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam. Và, Công ty CP Gỗ Đức Thành rất vinh dự là
một trong top 100 doanh nghiệp niêm yết được chọn trao giải lần này. Nhờ đó,
22
uy tín của công ty ngày càng tăng cao đối với các bạn hàng nhập khẩu của công
ty.
• Công ty đã xây dựng được uy tín trên thị trường và tạo được niềm tin cho khách
hàng khi sử dụng cũng như đặt hàng sản phẩm công ty.
• Các sản phẩm của công ty chủ yếu được làm từ gỗ rừng trồng như: gỗ cao su,
tràm bông vàng, gỗ nhập khẩu từ châu Mỹ và châu Âu như Maple, Beech .v.v…
có chất lượng cao, tạo được uy tín trên thị trường thế giới nên lượng doanh thu
xuất khẩu ngày càng tăng lên.
• Hàng năm chúng ta phải nhập 80% gỗ nguyên liệu, chiếm tới 37% giá thành sản
phẩm. Hơn nữa 90% gỗ nhập khẩu từ Lào và Campuchia thì nguồn này đang cạn
kiệt
• Công ty ngày càng đa dạng hóa sản phẩm, kiểu dáng, mẫu mã để đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng cao của người tiêu dùng.
• Công ty đã thiết lập được mối quan hệ và có một lượng khách hàng tương đối
lớn và ổn định.
• Đội ngũ nhân viên công ty có năng lực đàm phán tốt
• Doanh thu nội địa :
• Vẫn ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra, năm 2011, nhiều doanh
nghiệp sản xuất lao đao. Nhưng công ty Đức Thành thay vì giảm công nhân,
dừng sản xuất, bà Liễu( Tổng giám đốc công ty Gỗ Đức Thành) đã quyết định
dự trữ thêm nhiều nguyên liệu (với mức giá tốt và nhiều ưu đãi), mạnh dạn
chuyển qua chăm sóc tốt thị trường nội địa để đón đầu sau khủng hoảng. Quyết
định này đã giúp công ty tăng doanh thu bán hàng nội địa trong năm 2011.
1.4. Tình hình kim ngạch xuất khẩu theo khu vực:
Theo khu
vực
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011
Giá trị
Tỉ
trọng(%
) Giá trị
Tỉ
trọng(%
) Giá trị
Tỉ
trọng(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối
Tuyệt
đối
Tương
đối
Châu Á 68,190 48 95,388 54 119,346 62 27,198 139.89 23,958 125.12
Châu Âu 49,722 35 68,892 39 63,523 33 19,170 138.55 -5,369 92.21
23
Châu Mỹ 14,206 10 9,186 5.2 7,700 4 -5,021 64.66 -1,486 83.82
Châu Úc 9,944 7 3,003 1.7 1,829 0.95 -6,941 30.20 -1,174 60.90
Châu Phi 0 0 177 0.1 96 0.05 177 -80 54.49
Tổng kim
ngạch 142,063 100 176,645 100 192,494 100 34,582 124.34 15,849 108.97
Bảng 4: Tình hình kim ngạch xuất khẩu theo khu vực của công ty giai
đoạn 2010-2012:
Đvt : triệu đồng
a. Nhận xét:
- Qua bảng số liệu ta thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng dần qua các
năm với tốc độ tăng chậm lại trong năm 2012. Xét theo cơ cấu thị trường xuất
khẩu, kim ngạch xuất khẩu của công ty phụ thuộc vào 4 thị trường chính đó là:
châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Úc. Và công ty đang có ý định mở rộng xuất
khẩu sản phẩm sang thị trường châu Phi trong năm 2011. Năm 2010, kim ngạch
xuất khẩu sản phẩm của công ty sang thị trường các nước châu Á(chủ yếu là
Nhật Bản) là chủ yếu với tỉ trọng khá cao, chiếm 48% tổng kim ngạch xuất
khẩu của công ty, sang các nước châu Âu, chủ yếu là EU chiếm 35% tổng kim
ngạch, còn đối với các nước châu Úc (Australia và Newzealand ) và châu Mỹ,
doanh thu tương đối thấp, chỉ chiếm khoảng 17% trong tổng kim ngạch xuất
khẩu. Năm 2011, có sự biến động nhẹ trong cơ cấu tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu
sang các thị trường.Cụ thể:
Thị trường các nước châu Á: là một thị trường rộng lớn với kim ngạch xuất khẩu
chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch và tăng liên tục từ năm 2010 đến năm
2012. Năm 2011, tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu sang các nước này là 54%, tăng 6%
so với năm 2010, đến năm 2012, tỉ trọng tiếp tục tăng lên 62% trong tổng kim
ngạch xuất khẩu của công ty. Về giá trị, năm 2011, đạt kim ngạch là 95388 triệu
đồng, tăng 27198 triệu đồng tương đương tăng 39,89% so với năm 2010. Các thị
24
trường khó tính như “Nhật Bản”, Singapore, Hàn Quốc…dần chấp nhận sản phẩm
của công ty. Trong năm 2012, kim ngạch công ty tăng lên 119 346 triệu đồng, tăng
23958 triệu đồng, tương đương tăng 25,12% so với năm 2011. Với mặt hàng đồ
chơi gỗ, các nhà sách tại Lào, Campuchia sau khi bán đắt hàng đã liên kết với các
trường mẫu giáo, tiểu học bên đó tiến hành đặt hàng Gỗ Đức Thành với những sản
phẩm chuyên biệt tiếng Lào, tiếng Campuchia. Sau gần 1 năm thâm nhập, doanh
thu từ 2 thị trường này đạt khoảng 1-1,2 tỉ đồng. Con số không lớn nhưng cho thấy
tín hiệu tốt từ một thị trường mới. Sự tăng lên trong kim ngạch xuất khẩu ở thị
trường các nước châu Á là nhân tố quan trọng nhất làm cho tổng kim ngạch của
công ty tăng lên liên tục trong 3 năm 2010-2012.
Thị trường các nước châu Âu : chủ yếu là các nước EU, đây là khu vực có nền
kinh tế phát triển mạnh và trong những năm gần đây những nước này đang trở
thành thị trường xuất khẩu tiềm năng của công ty.Kim ngạch xuất khẩu các sản
phẩm gỗ của công ty vào khu vực này chiếm vị trị thứ 2 trong tổng kim ngạch xuất
khẩu của công ty cả về tỉ trọng lẫn giá trị. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu sang thị
trường các nước này đạt 49722 triệu đồng (chiếm 35% tổng kim ngạch xuất khẩu),
đến năm 2011, kim ngạch tăng lên 68892 triệu đồng ( đạt 39% trong cơ cấu kim
ngạch ), tức tăng 19170 triệu đồng tương đương tăng 38,55% so với năm 2010. Đến
năm 2012, kim ngạch xuất sang các nước này giảm xuống còn 63523 triệu đồng,
tức giảm 5369 triệu đồng, chỉ bằng 92,21% so với năm 2011. Đây có thể xem là
một thị trường khó tính, nhưng rất tiềm năng của công ty, việc tăng giảm kim ngạch
xuất khẩu sang thị trường các nước này ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kim
ngạch chung của toàn công ty.
Thị trường các nước châu Mỹ : chủ yếu là Mỹ và Canada và các nước Mỹ
Latinh…kim ngạch xuất khẩu vào các nước này chiếm tỉ trọng tương đối trong tổng
kim ngạch của công ty. Năm 2010, kim ngạch đạt 14206 triệu đồng ( chiếm 10%)
tổng kim ngạch, đến năm 2011, kim ngạch xuất sang các nước này giảm xuống còn
9186 triệu đồng( chiếm tỉ trọng 5,2%), tức giảm 5021 triệu đồng, chỉ bằng 64,66%
so với năm 2010. Sang năm 2012, kim ngạch xuất tiếp tục giảm xuống còn 7700
25