Tải bản đầy đủ (.pptx) (14 trang)

Thị trường suất khẩu gạo tại công ty lương thực miền bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.48 KB, 14 trang )

Thị trường xuất khẩu gạo của Tổng
Công Ty Lương Thực Miền Bắc
Lê Trường Giang
Phan Thị Thanh Huyền
Hoàng Mai Phương
Trương Huy Tâm
Lê Khánh Việt
1. Thách thức trên thị trường
2. Giới thiệu Tổng Công Ty Lương Thực Miền Bắc
3. Kết quả thực hiện 2013
4. Kế hoạch 2014
5. Phương pháp thực hiện và kiến nghị
Nội dung chính

Trong nước :
- Thị trường suy giảm, sức mua giảm, khả năng hấp
thụ hàng hóa của thị trường thấp, lãi suất vay vốn cao
cũng như khả năng tiếp cận vốn vay khó khăn
- Thương mại gạo toàn cầu được dự báo sẽ giảm so với
năm 2012 do tồn kho cao ở cả các quốc gia nhập khẩu
và xuất khẩu.
- Thị trường đang ở trạng thái cung vượt cầu
Phân tích thị trường xuất khẩu gạo

Đối với các quốc gia nhập khẩu
- Trung quốc sẽ trở thành nhà nhập khẩu gạo nhiều nhất thế giới khi chính quyền quyết
định tập trung đất nông nghiệp cho công nghiệp, nới lỏng chính sách gia đình chỉ có 1
con.
- Các thị trường khác như Châu Phi hiện tại cũng ít do lượng hàng nhập nhiều trong năm
qua và gạo Việt Nam cũng khó cạnh tranh được với Ấn Độ do cước vận tải biển cao hơn
- Về thị trường truyền thống:Philippines, Indonesia, Malaysia, Cuba là các thị trường tập


trung của Việt Nam hiện chưa có kế hoạch nhập thêm gạo trong 6 tháng cuối năm 2013 và
nếu có mua trở lại thì số lượng dự kiến cũng không nhiều
- Thị trường Iraq do ảnh hưởng của các yếu tố phi kinh tế, nên các hai năm gần đây vẫn
chưa chấp nhận gạo có xuất xứ Việt Nam tham gia thầu vào thị trường này.


Đối với các quốc gia xuất khẩu
- Một số nước xuất khẩu gạo khác đang đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu như
Campuchia, Myanmar với giá thấp. Hiện nay, EU đang xem xét cấp tối huệ quốc cho
Myanmar với thuế suất thuế nhập khẩu bằng 0% từ năm 2014
- Do hưởng quy chế thuế suất thuế nhập khẩu bằng 0% vào EU, nên đã có hiện tượng
gạo Việt xuất mậu biên vào Campuchia, và sẽ được tái chế và đóng bao xuất vào EU.
- Ảnh hưởng từ chính sách bán hàng tồn kho của Chính phủ Thái Lan với số lượng bán
ra dự kiến từ 3-4 triệu tấn từ nay đến cuối năm 2013 và Ấn Độ tiếp tục bán ra có thể dẫn
đến nguồn cung gạo trên thị trường tiếp tục gia tăng, ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ
gạo hàng hóa của Việt Nam

Thành lập ngày 17 tháng 7 năm 1995 theo nghị định
46/NĐ-CP với thương hiệu VINAFOOD I

27 đơn vị thành viên hạch toán độc lập đã được cổ phần
hóa là các công ty con; 05 đơn vị là công ty liên kết và 03
liên doanh với nước ngoài

Sau 14 năm Tổng công ty đã đưa tổng số vốn chủ sở hữu
và các quỹ dự phòng tăng 18 lần so với thời điểm mới
thành lập

Kinh doanh lương thực thực phẩm, muối, nuôi trồng thủy
sản. Chế biên các sản phẩm từ gỗ, tre nứa, kinh doanh

khách sạn, ăn uống giải khát
Tổng công ty lương thực Miền Bắc

Kinh doanh lương thực vẫn tiếp tục là một ngành hàng chủ đạo

Đa dạng hóa ngành nghề, tập trung vào lĩnh vực chế biến lương thực,
thực phẩm và chế biến các sản phẩm muối

Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống phân phối, kho chứa, khi hàng

Chú trọng phát triển thị trường trong nước, tập trung vào các sản phẩm
sạch, có chất lượng cao

Tăng cường giới thiệu quảng bá, phát triển thương hiệu trên thị trường
quốc tế

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại; xác định chiến lược, sách lược đối với
các thị trường truyền thống

Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và an sinh xã hội
Định hướng phát triển
Tình hình thực hiện kế hoạch 2013

Theo dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), kinh tế thế giới năm 2013 được dự báo sẽ
tăng trưởng mạnh hơn so với năm 2011

Những bất ổn tài chính tại Mỹ, tăng trưởng chậm lại tại Trung Quốc và Ấn Độ, khủng
hoảng nợ công tại châu Âu, kinh tế chững lại tại Nhật Bản và bất ổn chính trị tại Trung
Đông-Bắc Phi sẽ ảnh hưởng nhiều đến thương mại thế giới


FAO và IRRI và các chuyên gia quốc tế luôn cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn của khủng
hoảng lương thực, nhưng trên thực tế nhu cầu và giá cả lương thực tăng chậm hơn so
với các loại hàng hóa khác

Cân đối kinh tế vĩ mô có chuyển biến tích cực so với năm 2012

Việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất liên ngân hàng nhằm kiềm chế
lạm phát trong năm 2012 gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn
Bối cảnh thị trường 2013

Tái cơ cấu hoạt động của Công ty mẹ và cơ cấu lại hoạt
động đối với từng các đơn vị thành viên

Mở rộng hoạt động kinh doanh, giữ vững thị trường xuất
khẩu hiện có, phát triển thị trường mới

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về đất đai, thực hiện đầu tư
đúng trọng tâm, trọng điểm

Nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp, bảo toàn phát
triển vốn, thu hồi công nợ cho Chính phủ

Tiếp tục đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, an ninh về
muối trong mọi tình huống; tham gia thực hiện tốt công tác
an sinh xã hội.
Định hướng cho năm 2014
Dự kiến thực hiện 2014

Duy trì các thị trường xuất khẩu gạo tập trung như: Cuba, Iraq, giữ vững các khách hàng
truyền thống, phát triển các thị trường mới ở khu vực Châu á, Châu Phi, Trung Đông


Đẩy mạnh khai thác gạo đặc sản, chất lượng cao nhằm khai thác tối đa tiềm năng của các
Tổng kho của Tổng công ty, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trên trường quốc tế, nâng cao uy
tín gạo Việt Nam

Tăng cường việc tham gia các tổ chức lương thực quốc tế, các hội chợ, triển lãm trong và
ngoài nước, các diễn đàn quốc tế

Nghiên cứu, lựa chọn đối tác, hợp tác với các nhà bán lẻ nước ngoài để nâng cao hiệu quả
chuỗi cửa hàng, siêu thị bán lẻ

Nghiên cứu đầu tư một số vùng lúa chất lượng cao nhằm nâng giá trị thương phẩm của thóc
gạo, tăng sức cạnh tranh trên thị trường

Đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, công nghệ thông tin trong sản xuất
kinh doanh, quản lý điều hành hoạt động của Tổng công ty và các đơn vị thành viên. Áp
dụng tiêu chuẩn ISO, VietGap, HACCP, vệ sinh an toàn thực phẩm ; thực hiện các chính
sách về markting, thương hiệu và quản trị thương hiệu
Giải pháp thực hiện

1. Về tài chính
Tổng công ty đề nghị Chính phủ xem xét, cho phép Tổng công ty được miễn, giảm tiền
thuê đất đối với các khu đất đang được sử dụng làm kho chứa lương thực trên địa bàn các
tỉnh, thành phố trọng điểm.
2. Về quản lý, sử dụng đất đai
đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường có hướng dẫn thống nhất với các
địa phương việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) đối với quỹ đất mà các
doanh nghiệp cổ phần thuộc Tổng công ty đang quản lý, sử dụng để có điều kiện cải tạo
các công trình đã xuống cấp; đầu tư xây dựng mới cơ sở vật chất phục vụ sản xuất kinh
doanh.


3. Về đầu tư
Đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Tổng công ty được cùng các đơn vị thành viên
hoặc với các đối tác có năng lực tại các địa phương thực hiện các dự án đầu tư trên cơ sở
hợp đồng hợp tác kinh doanh để cải tạo, xây dựng mới hệ thống kho tàng, trung tâm
thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích của hệ thống "chuỗi" phân phối – bán buôn, bán lẻ
lương thực, thực phẩm trên địa bàn các tỉnh phía Bắc
M t s ki n nghộ ố ế ị
THANK YOU !

×