PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CHÂU ĐỐC
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN HUỆ
____________________________________________________
LỚP 5
HÀ THỊ THANH TUYỀN
NĂM HỌC 2009 -2010
TUẦN 31
Ngày Môn Bài
Thứ hai
12.04.2010
Tập đọc
Toán
Khoa học
Kể chuyện
Công việc đầu tiên
Phép trừ
Ôn tập: Thực vật và động vật
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Thứ ba
13.04.2010
Chính tả
Toán
Luyện từ và câu
Lịch sử
Đạo đức
Tà áo dài Việt Nam
Luyện tập
MRVT: Nam và nữ
Vài nét về tiểu sử và công đức ông TNH
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (tiết 2)
Thứ tư
14.04.2010
Tập đọc
Toán
Địa lí
Bầm ơi
Phép nhân
Vài nét về TX Châu Đốc
Thứ năm
15.04.2010
Tập làm văn
Toán
Luyện từ và câu
Kỹ thuật
Ôn tập về tả cảnh
Luyện tập
Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy)
Lắp rô-bốt (tiết 2)
Thứ sáu
16.04.2010
Tập làm văn
Toán
Khoa học
SHL
Ôn tập về tả cảnh
Phép chia
Môi trường
TẬP ĐỌC Ngày dạy
Tiết 61
CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN
I. Mục tiêu
- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung với tính cách nhân vật
- Hiểu ND: Nguyện vọng và lòng nhiệt của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp cho
công sức cánh mạng
II. Chuẩn bị
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn một đoạn cần hướng dẫn học sinh
đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động:
2. Bài cũ:
- Giáo viên kiểm tra 2 – 3 bài” Tà áo dài VN”, trả lời
các câu hỏi về nội dung bài
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: Trong giờ học hôm nay, bài đọc
Công việc đầu tiên sẽ giúp các em biết tên tuổi của một
phụ nữ Việt Nam nổi tiếng – bà Nguyễn Thị Định. Bà
Định là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được phong
Thiếu tướng và giữ trọng trách Phó Tư lệnh Quân Giải
phóng miền Nam. Bài đọc là trích đaọn hồi kí của bà –
kể lại ngày bà còn là một cô gái lần đầu làm việc cho
cách mạng.
4. Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Yêu cầu 1, 2 học sinh khá, giỏi đọc mẫu bài văn.
- Có thể chia bài làm 3 đoạn như sau:
- Đoạn 1: Từ đầu đến Em không biết chữ nên không
biết giấy tờ gì.
- Đoạn 2: Tiếp theo đến Mấy tên lính mã tà hớt hải
xách súng chạy rầm rầm.
- Đoạn 3: Còn lại.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm phần chú giải trong SGK (về
bà Nguyễn Thị Định và chú giải những từ ngữ khó).
- Giáo viên giúp các em giải nghĩa thêm những từ các
em chưa hiểu.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài lần 1.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại.
- Giáo viên thảo luận về các câu hỏi trong SGK dưới sự
hướng dẫn của giáo viên.
- Yêu cầu học sinh đọc lướt đoạn 1.
- Công việc đầu tiên anh Ba giao cho út là gì?
- 1 học sinh đọc thành tiếng đoạn 2.
- Những chi tiết nào cho thấy út rát hồi hộp khi nhận
công việc đầu tiên này?
- Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?
- Hát
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
Hoạt động lớp, cá nhân .
- 1, 2 học sinh khá, giỏi đọc mẫu.
- Học sinh tiếp nối nhau đọc thành tiếng
bài văn – đọc từng đoạn.
- Sau đó 1, 2 em đọc lại cả bài.
- Học sinh chia đoạn.
- 1,2 em đọc thành tiếng hoặc giải nghĩa
lại các từ đó (truyền đơn, chớ, rủi, lính
mã tà, thoát li)
Hoạt động nhóm, lớp.
- Học sinh làm việc theo nhóm, nhóm
khác báo cáo.
- Rải truyền đơn.
- Cả lớp đọc thầm lại.
- Út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không
yên, nữa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu
truyền đơn.
- Giả đi bán cá từ ba giờ sáng. Tay bê rổ
cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 3.
- Vì sao muốn được thoát li?
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc bài văn.
- Hướng dẫn học sinh tìm kĩ thuật đọc diễn cảm đoạn
đối thoại sau:
- Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, / rồi hỏi to: //
- Út có dám rải truyền đơn không?//
- Tôi vừa mừng vừa lo, / nói: //
- Được, / nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, / em mới
làm được chớ! //
- Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. // Cuối cùng anh
nhắc: //
- Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng /
có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. // Em
không biết chữ nên không biết giấy gì. //
- Giáo viên đọc mẫu đoạn đối thoại trên.
Hoạt động 4: Củng cố
- Giáo viên hỏi học sinh về nội dung, ý nghĩa bài văn.
5. Tổng kết - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
- Chuẩn bị: “Bầm ơi.”
- Nhận xét tiết học
Khi rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống
đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng
vừa sáng tỏ.
- Vì út đã quen việc, ham hoạt động,
muốn làm nhiều việc cho cách mạng.
- Giọng kể hồi tưởng chậm rãi, hào
hứng.
- Nhiều học sinh luyện đọc.
- Học sinh thi đọc diễn cảm từng đoạn,
cả bài văn.
- Bài văn là một đoạn hồi tưởng lại công
việc đầu tiên bà Định làm cho cách
mạng. Qua bài văn, ta thấy nguyện vọng,
lòng nhiệt thành của một người phụ nữ
dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp
công sức cho cách mạng.
CHÍNH TẢ Ngày dạy
Tiết 31
TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
- Nghe viết đúng bài CT. Viết hoa đúng tên các danh hiệu,giả thưởng, huy chương, kỉ niệm chương
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Ba tờ phiếu khổ to viết các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương được in nghiêng
ở bài tập 3
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Giáo viên Học sinh
Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 2 HS
+ Đó là những huân chương như thế nào, dành tặng cho
ai?
- GV nhận xét, cho điểm
Giới thiệu bài
viết chính tả một đoạn trong Tà áo dài Việt Nam. Sau đó
luyện viết tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng
Hướng dẫn HS nghe -viết chính tả
- GV đọc một lần đọan chính tả
+ Đoạn văn kể điều gì?
- Hướng dẫn HS luyện viết những chữ dễ viết sai. Nhắc
các em chú ý các dấu câu, cách viết các chữ số (30, XX)
- GV đọc cho HS viết
- GV đọc lại bài chính tả một lượt
- GV chấm chữa 8 bài.
- GV nhận xét bài viết của HS.
Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
* Hướng dẫn HS làm bài tập 2
- Cho 1HS đọc bài tập 2
- GV giao việc:
- Cho HS làm bài, GV phát phiếu cho 3 HS
- Cho HS trình bày kết quả
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng
* Hướng dẫn HS làm bài tập 3
- Cho 1 HS đọc bài tập
- Cho HS làm việc, GV dán 3 tờ phiếu đã viết sẵn tên các
danh hiệu giải thưởng, huy chương in nghiêng lên bảng
lớp
- GV nhận xét, khen nhóm làm đúng, làm nhanh và chốt
lại kết quả đúng
Củng cố, dặn dò
- Về nhà viết lại những từ ngữ còn viết sai trong bài
chính tả; Ghi nhớ cách viết tên các danh hiệu, giải thưởng
và huy chương. HTL bài thơ Bầm ơi cho tiết chính tả sau.
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương HS.
- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết trên giấy
nháp: Huân chương Sao vàng, Huân
chương Quân công, Huân chương Lao
động
- HS lắng nghe.
- Vài HS trả lời .
- Luyện viết những chữ dễ viết sai vào
bảng con
- HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa
lỗi.
- HS đổi vở soát lỗi cho nhau, tự sửa
những lỗi viết sai bên lề.
- HS nhận việc
- HS làm bài vào nháp, 3 HS làm vào
phiếu ,trình bày
- Lớp nhận xét
- HS làm bài dưới hình thức thi tiếp sức.
- Lớp nhận xét
TẬP ĐỌC Ngày dạy
Tiết 62
BẦM ƠI
I. Mục tiêu
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lý theo thể thơ lục bát
- Hiểu ND ý nghĩa: Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam
II. Chuẩn bị
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ để ghi những khổ thơ cần hướng dẫn học
sinh đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động:
2. Bài cũ:
- Giáo viên kiểm tra 2 học sinh đọc lại bài “Công việc
đầu tiên” và trả lời câu hỏi về bài đọc.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
3. Giới thiệu bài mới: “Bầm ơi.”
4. Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Yêu cầu 1, 2 học sinh đọc cả bài thơ.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài: giọng cảm động,
trầm lắng – giọng của người con yêu thương mẹ, thầm
nói chuyện với mẹ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm.
- Yêu cầu học sinh cả lớp đọc thầm cả bài thơ, trả lời
câu hỏi: Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh
nhớ hình ảnh nào của mẹ?
- Giáo viên : Mùa đông mưa phùn gió bấc – thời điểm
các làng quê vào vụ cấy đông. Cảnh chiều buồn làm anh
chiến sĩ chạnh nhớ tới mẹ, thương mẹ phải lội ruộng
bùn lúc gió mưa.
- Yêu cầu 1 học sinh đọc câu hỏi 2.
- Cách nói so sánh ấy có tác dụng gì?
- Yêu cầu học sinh đọc thầm lại cả bài thơ, trả lời câu
hỏi: Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về
người mẹ của anh?
- Giáo viên yêu cầu học sinh nói nội dung bài thơ.
- Giáo viên chốt: Ca ngợi người mẹ và tình mẹ con
- Hát
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh trả lời.
Hoạt động lớp, cá nhân.
- Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng
khổ thơ.
- Học sinh đọc thầm các từ chú giải sau
bài.
- 1 em đọc lại thành tiếng.
- 1 học sinh đọc lại cả bài.
Hoạt động nhóm, cá nhân.
- Học sinh cả lớp trao đổi, trả lời các câu
hỏi tìm hiểu nội dung bài thơ.
- Cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc
làm anh chiến sĩ thầm nhớ tới người mẹ
nơi quê nhà. Anh nhớ hình ảnh mẹ lội
ruộng cấy mạ non, mẹ run vì rét.
- Cả lớp đọc thầm lại bài thơ, tìm những
hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ
con thắm thiết, sâu nặng.
- Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy
nhiêu.
- Con đi trăm núi ngàn khe.
- Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
- Con đi đánh giặc mười năm.
- Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu
mươi).
- Cách nói ấy có tác dụng làm yên lòng
mẹ: mẹ đừng lo nhiều cho con, những
việc con đang làm không thể sánh với
những vất vả, khó nhọc mẹ đã phải chịu.
- Người mẹ của anh chiến sĩ là một phụ
nữ Việt Nam điển hình: chịu thương chịu
khó, hiền hậu, đầy tình thương yêu con
….
thắm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền
tuyến với người mẹ lam lũ, tần tảo, giàu tình yâu thương
con nơi quê nhà.
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh biết đọc diễn cảm bài
thơ.
- Giọng đọc của bài phải là giọng xúc động, trầm lắng.
- Chú ý đọc nhấn giọng, ngắt giọng đúng các khổ thơ.
- Giáo viên đọc mẫu 2 khổ thơ.
- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 4: Củng cố.
- Giáo viên hướng dẫn thi đọc thuộc lòng từng khổ và
cả bài thơ.
5. Tổng kết - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục học thuộc lòng cả bài
thơ, đọc trước bài Công việc đầu tiên chuẩn bị cho tiết
học mở đầu tuần 30.
- Chuẩn bị: Ut Vịnh
- Nhận xét tiết học
- Dự kiến:
- Bài thơ ca ngợi người mẹ chiến sĩ tần
tảo, giàu tình yêu thương con.
- 4 bài thơ ca ngợi người chiến sĩ biết
yêu thương mẹ, yêu đất nước, đặt tình
yêu mẹ bên tình yêu đất nước.
Hoạt động lớp, cá nhân.
- Nhiều học sinh luyện đọc diễn cảm bài
thơ, đọc từng khổ, cả bài.
- Học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
KỂ CHUYỆN Ngày dạy
Tiết 31
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu
- Tìm và kể lại 1 câu chuyện một cách rõ ràng về một việc làm tốt của bạn
- Biết nêu cảm nghĩ về nhân vật của truyện
II. Chuẩn bị
Bảng phụ viết đề bài của tiết kể chuyện, các gợi ý 3, 4.
III. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: Ổn định.
2. Bài cũ:
3. Giới thiệu bài mới: Trong tiết Kể chuyện được chứng
kiến hoặc tham gia hôm nay, mỗi em sẽ tự mình tìm và
kể một câu chuyện về một bạn nam (hoặc một bạn nữ)
được mọi người quý mến.
4. Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn hiểu yêu cầu của đề bài.
+ Câu chuyện em kể không phải là truyện em đã đọc
trên sách, báo mà là chuyện về một bạn nam hay nữ cụ
thể – một người bạn của chính em. Đó là một người
được em và mọi người quý mến.
+ Khác với tiết kể chuyện về một người bạn làm việc
tốt, khi kể về một người bạn trong tiết học này, các em
cần chú ý làm rõ nam tính, nữ tính của bạn đó.
- Yêu cầu học sinh nhớ lại những phẩm chất quan trọng
nhất của nam, của nữ mà các em đã trao đổi trong tiết
Luyện từ và câu tuần 29.
- Nói với học sinh: Theo gợi ý này, học sinh có thể
chọn 1 trong 2 cách kể:
+ Giới thiệu những phẩm chất đáng quý của bạn rồi
minh hoạ mổi phẩm chất bằng 1, 2 ví dụ.
+ Kể một việc làm đặc biệt của bạn.
Hoạt động 2: Thực hành kể chuyện
- Giáo viên tới từng nhóm giúp đỡ, uốn nắn khi học
sinh kể chuyện.
- Giáo viên nhận xét, tính điểm.
-
5. Tổng kết - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học, khen ngợi những học sinh
kể chuyện hay, kể chuyện có tiến bộ.
- Tập kể lại câu chuyện cho người thân hoặc viết lại
vào vở nội dung câu chuyện đó.
- Chuẩn bị: Nhà vô địch.
- Nhận xét tiết học.
- Hát.
- 2 học sinh kể lại một câu chuyện em đã
được nghe hoặc được đọc về một nữ anh
hùng hoặc một phụ nữ có tài.
- 1 học sinh đọc yêu cầu đề.
- 1 học sinh đọc gợi ý 1.
- 5, 6 học sinh tiếp nối nhau nói lại quan
điểm của em, trả lời cho câu hỏi nêu
trong Gợi ý 1.
- 1 học sinh đọc gợi ý 2.
- 5, 6 học sinh tiếp nối nhau trả lời câu
hỏi: Em chọn người bạn nào?
- 1 hoc sinh đọc gợi ý 3
- 1 học sinh đọc gợi ý 4, 5.
- Học sinh làm việc cá nhân, dựa theo
Gợi ý 4 trong SGK, các em viết nhanh ra
nháp dàn ý câu chuyện định kể.
Hoạt động lớp.
- Từng học sinh nhìn dàn ý đã lập, kể
câu chuyện của mình trong nhóm, cùng
trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- 1 học sinh khá, giỏi kể mẫu câu chuyện
của mình.
- Đại diện các nhóm thi kể.
- Cả lớp trao đổi về ý nghĩa câu chuyện,
tính cách của nhân vật trong truyện. Có
thể nêu câu hỏi cho người kể chuyện.
- Cả lớp bình chọn câu chuyên hay nhất,
người kể chuyện hay nhất.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ngày dạy
Tiết 61
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NAM VÀ NỮ
I. Mục tiêu
- Tìm được 1 số từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam
- Hiểu ý nghĩa 3 câu tục ngữ (BT2) và đặt được 1 câu với 1 trong 3 câu tục ngữ ở BT2
- HS khá giỏi đặt câu được với mmỗi câu tục ngữ ở BT2
II. Chuẩn bị
- Bút dạ + một số tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT1a để họcsinh các nhóm làm bài BT1a, b, c.
- Bảng phụ viết sẵn lời giải cho BT1a, b, c.
III. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động:
2. Bài cũ:
3. Giới thiệu bài mới:
Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Nam và Nữ.
4. Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1
- Giáo viên phát bút dạ và phiếu cho 3, 4 học sinh.
- Giáo viên nhận xét bổ sung, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2:
- Nhắc các em chú ý: cần điền giải nội dung từng câu
tục ngữ.
- Sau đó nói những phẩm chất đáng quý của phụ nữ
Việt Nam thể hiện qua từng câu.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại.
- Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng các câu tục ngữ trên.
Bài 3:
- Nêu yêu của bài.
- Giáo viên nhận xét, kết luận những học sinh nào nêu
được hoàn cảnh sử dụng câu tục ngữ đúng và hay nhất.
- Chú ý: đáng giá cao hơn những ví dụ nêu hoàn cảnh
sử dụng câu tục ngữ với nghĩa bóng.
Hoạt động 2: Củng cố.
5. Tổng kết - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh học thuộc lòng các câu tục ngữ ở
BT2.
- Chuẩn bị: “Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy )”.
- Nhận xét tiết học
- Hát
- 3 học sinh tìm ví dụ nói về 3 tác dụng
của dấu phẩy.
- 1 học sinh đọc yêu cầu a, b, c của BT.
- Lớp đọc thầm.
- Làm bài cá nhân.
- Học sinh làm bài trên phiếu trình bày
kết quả.
- 1 học sinh đọc lại lời giải đúng.
- Sửa bài.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Lớp đọc thầm,
- Suy nghĩ trả, trả lời câu hỏi.
- Trao đổi theo cặp.
- Phát biểu ý kiến.
- Học sinh suy nghĩ, làm việc cá nhân,
phát biểu ý kiến.
Hoạt động lớp.
- Thi tìm thêm những tục ngữ, ca dao, ca
ngợi phẩm chất đáng quý của phụ nữ
Việt Nam.
TẬP LÀM VĂN Ngày dạy
Tiết 61
ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH
I. Mục tiêu
- Liệt kê được 1 số bài văn tả cảnh đã học trong HK1 và lập dàn ý vằn tắt cho 1 trong các bài đó
- Phân tích trình tự miêu tả và chỉ ra được 1 số chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả
II. Chuẩn bị
- Những ghi chép của học sinh – liệt kê những bài văn tả cản em đã đọc hoặc đã viết trong học kì 1.
- Giấy khổ to liệt kê những bài văn tả cảnh học sinh đã đọc hoặc viết trong học kì 1.
III. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: Hát
- 2. Bài cũ:
- Giáo viên chấm vở dán ý bài văn miệng (Hãy tả một
con vật em yêu thích) của một số học sinh.
- Kiểm tra 1 học sinh dựa vào dàn ý đã lập, trình bày
miệng bài văn.
3. Giới thiệu bài mới: Trong các tiết Tập làm văn trước, các
em đã ôn tập về thể loại văn tả con vật. Tiết học hôm nay sẽ
giúp các em ôn tập về văn tả cảnh để các em nắm vững hơn
cấu tạo của một bài văn tả cảnh, cách quan sát, chọn lọc chi
tiết trong bài văn tả cảnh, tình cảm, thái độ của người miêu
tả đối với cảnh được tả.
4. Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1: Trình bày dàn ý 1 bài văn.
- Văn tả cảnh là thể loại các em đã học suốt từ tuần 1 đến
tuần 11 trong sách Tiếng Việt 5 tập 1. Nhiệm vụ của các em
là liệt kê những bài văn tả cảnh em đã viết, đã đọc trong các
tiết Tập làm văn từ tuần 1 đến tuần 11 của sách. Sau đó, lập
dàn ý cho 1 trong các bài văn đó.
- Giáo viên nhận xét.
- Treo bảng phụ liệt kê những bài văn tả cảnh học sinh đã
đọc, viết.
Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 2: Phân tích trình tự bài văn, nghệ thuật quan
sát và thái độ người tả.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
5. Tổng kết - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh về nhà viết lại những câu văn miêu
tả đẹp trong bài Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Chuẩn bị: Ôn tập về văn tả cảnh. (Lập dàn ý, làm văn
miệng).
+ Hát
Hoạt động nhóm đôi.
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Học sinh làm việc cá nhân hoặc trao
đổi theo cặp.
- Các em liệt kê những bài văn tả cảnh.
- Học sinh phát biểu ý kiến
- Dựa vào bảng liệt kê, mỗi học sinh tự
chọn đề trình bày dàn ý của một trong
các bài văn đã đọc hoặc đề văn đã chọn.
- Nhiều học sinh tiếp nối nhau trình bày
dàn ý một bài văn.
- Lớp nhận xét.
Hoạt động lớp
- 1 H đọc thành tiếng toàn văn yêu cầu
của bài.
- H cả lớp đọc thầm, đọc lướt lại bài văn,
suy nghĩ để trả lời lần lượt từng câu hỏi.
- H phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ngày dạy
Tiết 62
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU PHẨY)
I. Mục tiêu
- Nắm được 3 tác dụng của dấu phẩy (BT1) biết phân tích và sửa những dấu phẩy dùng sai
II. Chuẩn bị
- Bút dạ + 3, 4 tờ giấy khổ to viết nội dung 2 bức thư trong chuyện Dấu chấm và dấu phẩy (BT1).
- Một vài tờ giấy khổ to để học sinh làm BT2 theo nhóm.
III. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động:
2. Bài cũ:
- Giáo viên viết lên bảng lớp 2 câu văn có dấu phẩy.
3. Giới thiệu bài mới:
- Giáo viên giới thiệu MĐ, YC của bài học.
4. Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1
- Hướng dẫn học sinh xác định nội dung 2 bức thư
trong bài tập.
- Phát bút dạ và phiếu đã viết nội dung 2 bức thư cho 3,
4 học sinh.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2:
- Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ.
- Nhiệm vụ của nhóm:
+ Nghe từng học sinh trong nhóm đọc đoạn văn của
mình, góp ý cho bạn.
+ Chọn 1 đoạn văn đáp ứng tốt nhất yêu cầu của bài tập,
viết đoạn văn đó vào giấy khổ to.
+ Trao đổi trong nhóm về tác dụng của từng dấu phẩy
trong đoạn đã chọn.
- Giáo viên chốt lại ý kiến đúng, khen ngợi những
nhóm học sinh làm bài tốt.
Hoạt động 2: Củng cố.
5. Tổng kết - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà hoàn chỉnh BT2, viết lại vào
vở, đọc lại bài Dấu hai chấm (Tiếng Việt 4, tập một,
trang 23).
- Chuẩn bị: “Luyện tập về dấu câu: Dấu hai chấm”.
- Nhận xét tiết học
- Hát
- Học sinh nêu tác dụng của dấu phẩy
trong từng câu.
Hoạt động cá nhân, lớp, nhóm.
- 1 Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh làm việc độc lập, điền dấu
chấm hoặc dấu phẩy trong SGK bằng bút
chì mờ.
- Những học sinh làm bài trên phiếu
trình bày kết quả.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Làm việc cá nhân – các em viết đoạn
văn của mình trên nháp.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày đoạn văn
của nhóm, nêu tác dụng của từng dấu
phẩy trong đoạn văn.
- Học sinh các nhóm khác nhận xét bài
làm của nhóm bạn.
Một vài học sinh nhắc lại tác dụng của
dấu phẩy.
TẬP LÀM VĂN Ngày dạy
Tiết 62
ÔN TẬP VỀ VĂN TẢ CẢNH
I. Mục tiêu
- Lập được dàn ý một bài văn miêu tả
- Trình bày miệng bài văn dựa trên dàn ý đã lập tương đối rõ ràng
II. Chuẩn bị
- Bút dạ + 3, 4 tờ giấy khổ to cho 3, 4 học sinh viết dàn bài.
III. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động:
2. Bài cũ:
- Giáo viên kiểm tra 1 học sinh trình bày dàn ý một bài
văn tả cảnh em đã đọc hoặc đã viết trong học kì 1 (BT1,
tiết Tập làm văn trước), 1 học sinh làm BT2a (trả lời
câu hỏi 2a sau bài đọc Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí
Minh).
3. Giới thiệu bài mới: Trong tiết học này, các em sẽ thực
hành lập dàn ý một bài văn tả cảnh. Sau đó, dựa trên
dàn ý đã lập, trình bày miệng bài văn.
4. Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1: Lập dàn ý.
- Giáo viên lưu ý học sinh.
+ Về đề tài: Các em hãy chọn tả 1 trong 4 cảnh đã nêu.
Điều quan trọng, đó phải là cảnh em muốn tả vì đã thấy,
đã ngắm nhìn, hoặc đã quen thuộc.
+ Về dàn ý: Dàn ý bài làm phải dựa theo khung chung
đã nêu trong SGK. Song các ý cụ thể phải là ý của em,
giúp em có thể dựa vào bộ khung mà tả miệng được
cảnh.
- Giáo viên phát riêng giấy khổ to và bút dạ cho 3, 4
học sinh (chọn tả các cảnh khác nhau).
- Giáo viên nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét nhan
Hoạt động 2: Trình bày miệng.
Bài 2:
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm theo các tiêu chí: nội
dung, cách sử dụng từ ngữ, giọng nói, cách trình bày …
- Giáo viên nhận xét nhanh.
5. Tổng kết - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Tính điểm cao cho những học sinh trình bày tốt bài
văn miệng.
Yêu cầu học sinh về nhà viết lại vào vở dàn ý đã lập,
nếu có thể viết lại bài văn vừa trình bày miệng trước
nhóm, lớp.
- Hát
Hoạt động nhóm.
- 1 học sinh đọc to, rõ yêu cầu của bài –
các đề bài và Gợi ý 1 (tìm ý cho bài văn
theo Mở bài, Thân bài, Kết luận.
- Nhiều học sinh nói tên đề tài mình
chọn.
- Học sinh làm việc cá nhân.
- Mỗi em tự lập dàn ý cho bài văn nói
theo gợi ý trong SGK (làm trên nháp
hoặc viết vào vở).
- Những học sinh làm bài trên dán kết
quả lên bảng lớp: trình bày.
- Cả lớp nhận xét.
- 3, 4 học sinh trình bày dàn ý của mình.
- Cả lớp điều chỉnh nhanh dàn ý đã lặp.
Hoạt động cá nhân.
- Những học sinh có dàn ý trên bảng
trình bày miệng bài văn của mình.
- Cả lớp nhận xét.
- Nhiều học sinh dựa vào dàn ý, trình
bày bài làm văn nói.
TOÁN Ngày dạy
Tiết 151
PHÉP TRỪ
I. MỤC TIÊU
- Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân,phân số, tìm thành phần chưa biết của phép
cộng, phép trừ và giải toán có lởi văn
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài học SGK.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Giáo viên Học sinh
Hướng dẫn ôn tập phép trừ và các tính chất của phép
trừ.
- GV viết phép tính a - b = c
- Yêu cầu HS nêu các thành phần của phép tính.
- Yêu cầu nêu các tính chất của phép trừ :
- GV viết lên bảng: a – a = ?
a – 0 = ?
- Yêu cầu HS phát biểu thành lời tính chất trên.
Luyện tập - thực hành
Bài 1/159:
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở
- 3 HS làm trên bảng lớp .( mỗi em làm 1 phần )
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó tự
nhận xét bài của mình .
- Kết luận và nhắc nhở những lỗi sai trong khi làm bài .
Bài 2/160:
- Cho xác định đề bài .
- GV yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó GV
nhận xét cho điểm HS.
+ Nêu cách tìm số hạng chưa biết, số bị trừ chưa biết?
Bài 3/160:
- Gọi 1HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS trình bày bài giải vào vở.
- GV kiểm tra việc làm bài của HS, nhận xét và cho
điểm HS.
Củng cố, dặn dò:
- Về nhà tiếp tục rèn luyện phép trừ và nắm lại các tính
chất của phép trừ
- Nhận xét tiết học.
- Hoạt động cá nhân .
- 2HS phát biểu:
- Làm bài cá nhân .
- HS nối tiếp nhau nêu.
- Tìm thành phân chưa biết trong phép
tính.
- 2HS nối tiếp nhau nêu.
- HS làm bài vào vở bài tập, sau đó đổi
chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
TOÁN Ngày dạy
Tiết 152
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Biết vận dụng kỹ năng cộng trừ trong thực hành tính và giải toán
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Giáo viên Học sinh
Thực hiện phép tính và tính biểu thức:
Bài 1/160:
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở . 1 em làm trên bảng
.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó GV
nhận xét cho điểm HS.
+ Nêu cách nhân hai phân số, số thập phân.
+Thứ tự thực hiện biểu thức .
Vận dụng các tính chất để tính nhanh :
Bài 2/160:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Cho HS xác định các tính chất để áp dụng cho từng
bài .
-Tổ chức cho các em làm bài
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. GV nhận
xét và cho điểm HS.
Thực hành giải toán :
Bài 3/161:
- Gọi 1 HS đọc đề bài toán.
- GV hướng dẫn:
+ Tìm phân số chỉ số phần tiền lương gia đình đó chi
tiêu hàng tháng.
+ Tìm phân số chỉ số tiền lương để dành được.
+ Tìm tỉ số phần trăm tiền lương để dành được của mỗi
tháng.
- GV yêu cầu HS trình bày bài giải vào vở.
- GV kiểm tra việc làm bài của HS, nhận xét và cho
điểm HS.
Củng cố, dặn dò:
- GV hỏi HS nội dung chính của tiết luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
- HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nối tiếp nhau nêu.
- 4 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài
vào vở.
- HS nhận xét đúng / sai (nếu sai thì sửa
lại cho đúng).
- HS khá giỏi
- HS làm bài vào vở bài tập, sau đó đổi
chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
TOÁN Ngày dạy
Tiết 153
PHÉP NHÂN
I. MỤC TIÊU
- Biết thực hiện phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm, giải toán
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài học SGK.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Giáo viên Học sinh
Hướng dẫn ôn tập phép cộng và các tính chất của phép
cộng.
- GV viết phép tính a
×
b = c
- Yêu cầu HS nêu các thành phần của phép tính.
- Yêu cầu thực hiện:
+ Nêu tính chất giao hoán của phép nhân.
+ Nêu tính chất kết hợp của phép nhân.
+ Hãy lấy một số bất kì nhân với 0 và nêu nhận xét.
Luyện tập - thực hành
Bài 1/162:
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó GV
nhận xét cho điểm HS.
+ Nêu cách nhân hai phân số
+ Nêu cách đặt tính và thực hiện tính phép nhân hai số
thập phân.
Bài 2/162
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở .
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó GV
nhận xét cho điểm HS.
+ Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000 , . . .
ta làm như thế nào?
+ Khi nhân một số thập phân với 0,1 ; 0,01; 0,001 ta
làm như thế nào?
Bài 3/ 162 :
- Yêu cầu đọc đề bài .
-Cho nhận xét rồi làm bài vào vở .
- Gv kiểm tra kết quả và nhận xét chung .
Bài 4/162:
- Gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS trình bày bài giải vào vở.
- GV kiểm tra việc làm bài của HS, nhận xét và cho
điểm HS.
Củng cố, dặn dò:
+ Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000 , . . .
ta làm như thế nào?
+ Khi nhân một số thập phân với 0,1 ; 0,01; 0,001 ta
làm như thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- Hoạt động cá nhân .
- Vài HS phát biểu.
- Bất kì số nào nhân với 0 cũng bằng 0.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài
vào nháp.
- HS nối tiếp nhau nêu.
- HS nối tiếp nhau nhẩm và nêu kết quả.
- HS nối tiếp nhau phát biểu.
- HS làm bài vào vở bài tập, sau đó đổi
chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
TOÁN Ngày dạy
Tiết 154
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Biết vận dụng ý nghĩa của phép nhân và qui tắc nhân 1 tổng với 1 số trong thực hành, tính giá trị
biểu thức và giải toán
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Giáo viên Học sinh
Hoạt động dạy
Bài 1/162:
- Yêu cầu 1HS đọc đề bài toán.
- Cho nêu lại yêu cầu bài toán
- GV viết phép cộng của phần a lên bảng, yêu cầu HS
nêu cách viết thành phép nhân rồi giải thích.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó GV
nhận xét cho điểm HS.
Tính biểu thức :
Bài 2/162:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV yêu cầu nhận xét sự khác nhau giữa 2 bài toán .
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó GV
nhận xét cho điểm HS.
GV nhận xét và cho điểm HS.
Giải toán :
Bài 3/162:
- Gọi 1HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS trình bày bài giải vào vở.
- GV kiểm tra việc làm bài của HS, nhận xét và cho
điểm HS.
Bài 4/162:
- Gọi 1 HS đọc đề bài toán.
- Yêu cầu 1HS tóm tắt bài toán.
- GV hướng dẫn:
+ Tìm vận tốc của thuyền máy khi xuôi dòng
+ Biết vận tốc thuyền máy đi xuôi dòng, biết thời gian
đi từ bế A đến bến B, hãy nêu cách tính dộ dài quãng
sống AB.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó GV
nhận xét cho điểm HS.
GV nhận xét và cho điểm HS.
* Củng cố, dặn dò:
- GV hỏi HS nội dung chính của tiết luyện tập.
- Chuẩn bị bài: Phép chia
- Nhận xét tiết học.
-Hoạt động cá nhân .
- 3 HS lên làm bài trên bảng .
- HS nhận xét đúng / sai (nếu sai thì sửa
lại cho đúng).
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài
vào vở.
+ HS nối tiếp nhau phát biểu.
- HS làm bài vào vở bài tập, sau đó đổi
chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- 1 em lên bảng tóm tắt.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài
vào vở.
- HS nhận xét đúng / sai (nếu sai thì sửa
lại cho đúng).
TOÁN Ngày dạy
Tiết 155
PHÉP CHIA
I. MỤC TIÊU
- Biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân,phân số và vận dụng trong tính nhẩm
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ viết sẵn nội dung bài học SGK.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Giáo viên Học sinh
Hướng dẫn ôn tập phép chia và các tính chất của phép
chia.
a) Trong phép chia hết:
- GV viết phép tính a : b = c
- Yêu cầu HS nêu các thành phần của phép tính.
+ Cho biết thương của phép chia trong các trường hợp,
số chia là 1, số chia và số bị chia bằng nhau và khác 0,
số bị chia là 0. GV viết lên bảng.
- GV chốt lại các tính chất của phép chia .
Luyện tập - thực hành
Bài 1/163:
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó GV
nhận xét cho điểm HS.
+ Nêu cách thử lại để kiểm tra xem phép tính chia đó
đúng hay không.
Bài 2/164:
- Cho HS nêu cách thực hiện phép chia phân số rồi yêu
cầu các em làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó GV
nhận xét cho điểm HS.
Bài 3/164:
- Cho HS tự làm bài, sau đó yêu cầu các em nối tiếp
nhau nêu kết quả trước lớp, mỗi HS làm 2 phép tính
nhẩm.
- GV nhận xét chữa bài, yêu cầu HS nêu cách tính
nhẩm.
Bài 4/164:
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- Yêu cầu HS nêu qui tắc chia một tổng cho một số.
Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại một số nội dung chính của tiết
học.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
- Nhận xét tiết học.
-Hoạt động cá nhân .
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài
vào nháp.
- HS nối tiếp nhau nêu.
- HS làm bài vào vở.
- 6 nối tiếp nhau làm bài trước lớp, cả lớp
theo dõi và nhận xét.
- HS khá giỏi
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài
vao vở.
- HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại
cho đúng, HS cả lớp thống nhất bài làm
đúng như sau:
- HS nối tiếp nhau nêu.
ĐẠO ĐỨC Ngày dạy
Tiết 155
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (TIẾT 2)
I.Mục tiêu
- Biết giữ gìn bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng
- HS khá giỏi: Đồng tình, ủng hộ nhựng hành vi, việc làm để giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
II. Chuẩn bị
- Ảnh về tài nguyên thiên nhiên ở địa phương, nước ta.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định:
2. Bài cũ:
- Em cần làm gì góp phần bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên.
3. Giới thiệu bài mới:
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (tiết 2).
4. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Học sinh giới thiệu về tài nguyên thiên
nhiên của Việt Nam và của địa phương.
- Nhận xét, bổ sung và có thể giới thiệu thêm một số tài
nguyên thiên nhiên chính của Việt Nam như:
- Mỏ than Quảng Ninh.
- Dầu khí Vũng Tàu.
- Mỏ A-pa-tít Lào Cai
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm theo bài tập 4/ SGK.
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm học sinh thảo
luận bài tập 4.
- Kết luận: Có nhiều cách sử dụng tiết kiệm tài nguyên
thiên nhiên.
- GV kết luận :
+ (a), (đ), (e) là các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên.
+ (b) , (c) , (d) không phải là cách sử dụng hợp lí tài
nguyên tiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống , không
làm tổn hại đến thiên nhiên .
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm theo bài tập 5/ SGK.
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh
tìm biện pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên:
rừng đầu nguồn, nước, các giống thú quý hiếm , chất
đốt , giâý viết …
- Kết luận: Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
phù hợp với khả năng của mình.
5. Tổng kết - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Hát .
- 1 học sinh trả lời.
Hoạt động cá nhân
- Học sinh giới thiệu, có kèm theo tranh
ảnh minh hoạ.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
Hoạt động nhóm
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung ý kiến .
- Từng nhóm thảo luận.
- Từng nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung ý kiến và thảo
luận.
- HS khá giỏi
KỸ THUẬT Ngày dạy
Tiết 155
LẮP RÔ BỐT (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU
- Biết cách lắp và lăp2 được rô-bôt theo mẫu
- HS khéo tay: ắp được theo mẫu và có thể cử động được
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Mẫu RÔ BỐT. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Lắp RÔ BỐT
- HS nêu cách lắp RÔ BỐT
3. Bài mới : a) Giới thiệu bài : Hôm nay , các
em se tiếp tục học cách lắp máy bay trực thăng .
b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : thực hành :Quan sát nhận xét mẫu
-Cho HS quan sát và nhận xét mẫu máy bay đã lắp
sẵn.
-HD HS quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời các câu
hỏi:
+Để lắp RÔ BỐT cần phải lắp mấy bộ phận ?
+Hãy nêu tên các bộ phận đó ?
Hoạt động 2 : HS nêu lại các thao tác kĩ thuật
a/ Chọn chi tiết
b/. Lắp từng bộ phận :
Hát .
Hoạt động lớp .
HS trả lời
HS nhận xét .
- HS thực hành.
- 5 bộ phận : Chân ,tay, đầu
HS chọn các chi tiết đúng và đủ để riêng
từng loại vào nắp hộp .
+ Lắp từng bộ phận rô bốt
+ Lưu ý HSChú ý vị trí trong và ngoài, giữa các bộ
phận cho đúng .
Các mối phải vặn chạt để RÔ BỐT không bị xộc
xệch.
d/. HD tháo rời các chi tiếtvà xếp gọn vào hộp .
Hoạt động 3 : Trình bày sản phẩm
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
Hoạt động lớp .
HS lắp theo nhóm như HD của GV
HS đánh giá sản phẩm của bạn .
4. Củng cố - Dặn dò
- Hỏi HS cách lắp RÔ BỐT
- Nhận xét tiết học .
KHOA HỌC Ngày dạy
Tiết 61
ÔN TẬP THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU
- Một số hoa thụ phấn nhờ gió, 1 số nhờ côn trùng; Một số loài vật đẻ trứng, đẻ con
- Một số hình thức sinh sản của TV và ĐV thông qua 1 số đại diện
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu học tập cá nhân.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định :
2. Bài cũ: Sự nuôi và dạy con của một số loài thú.
- Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: “Ôn tập: Thực vật – động
vật.
4. Các hoạt động:
* Hoạt động 1:
Câu 1 :Giáo viên yêu cầu từng cá nhân học sinh
làm bài trang124/ SGK
Câu 2 :
Tìm xem mỗi chú thích phù hợp với số thứ tự nào
trong hình .
Câu 3 :
Câu 4 :
Câu 5 :
→ Giáo viên kết luận:
- Thực vật và động vật có những hình thức sinh
sản khác nhau.
* Hoạt động 2: Thảo luận.
→ Giáo viên kết luận:
- Nhờ có sự sinh sản mà thực vật và động vật mới
bảo tồn được nòi giống của mình.
* Hoạt động 3: Củng cố.
- Thi đua kể tên các con vật đẻ trừng, đẻ con.
5. Tổng kết - dặn dò:
- Nhận xét tiết học .
- Hát
- Học sinh trả lời câu hỏi.
Hoạt động cá nhân
- Học sinh trình bày bài làm.
1 /. Tìm xem mổi tấm phiếu có nội dung
dưới đây phù hợp với chỗ nào trong câu :
Hoa là cơ quan sinh sản (1) của những
loài thực v có hoa . Cơ quan (2) đực gọi
là (3) . Cơ quan sinh dục cái gọi là (4)
- Học sinh khác nhận xét.
(1) – c , (2) – a , (3) – b , (4) - d
2/. (1) Nhuỵ (2) Nhị
3/. Hình 2 : cây hoa hồng có hoa thụ phấn
nhờ côn trùng .Hình 3 : Cây hoa hướng
dương có hoa thụ phấn nhờ côn trunng2
Hình 4 : cây ngô có hoa nhờ gió.
4 /. Tìm xem mổi tấm phiếu có nội dung
dưới đây phù hợp với chỗ nào trong câu :
a/. trứng b/. thụ tinh c/. cơ thể mới
d/. tinh trùng e/. đực và cái
(1) e , (2) –d , (3) – a , (4) –b , (5 ) -c
5/. Những động vật đẻ con ; sư tử (H5) ,
hươu cao cổ (H7).
Những động vật đẻ trứng : chim cánh
cụt (H6) , cá vàng (H8)
Hoạt động nhóm
- Nêu ý nghĩa của sự sinh sản của thực vật
và động vật.
- Học sinh trình bày.
KHOA HỌC Ngày dạy
Tiết 62
MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
- Khái niệm về môi trường; Nêu 1 số thành phần của môi trường địa phương
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình minh họa trong SGK trang 124,125.
- Chuẩn bị giấy vẽ, màu.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.ổn định :
2. Bài cũ: Ôn tập: Thực vật, động vật.Giáo viên
nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: Môi trường.
4. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. + Nhóm 1
và 2: Quan sát hình 1, 2 và trả lời các câu hỏi trang
128 SGK + Nhóm 3 và 4: Quan sát hình 3, 4 và trả
lời các câu hỏi trang 129 SGK.
- Môi trường là gì?
→ Giáo viên kết luận:
- Môi trường là tất cả những gì có xung quanh
chúng ta, những gì có trên Trái Đất hoặc những gì
tác động lên Trái Đất này.
* Hoạt động 2: Thảo luận.
+ Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị?
+ Hãy liệt kê các thành phần của môi trường tự
nhiên và nhân tạo có ở nơi bạn đang sống.
→ Giáo viên kết luận:
* Hoạt động 3: Củng cố.
- Thế nào là môi trường?
- Kể các loại môi trường?
- Đọc lại nội dung ghi nhớ.
5. Tổng kết - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- Học sinh trả lời câu hỏi .
Hoạt động nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển làm việc.
- Đại diện nhóm trính bày.
- Học sinh trả lời.
Hoạt động nhóm
- Học sinh trả lời.
LỊCH SỬ Ngày dạy
Tiết 31
VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ VÀ CÔNG ĐỨC ÔNG THOẠI NGỌC HẦU
I/ MỤC TIÊU
- Sơ lược về Thoại Ngọc Hầu và Lăng Thoại Ngọc Hầu một di tích lịch sử của thị xã đã được nhà nước
công nhận
- Tự hào về lịch sử địa phương
II/ ĐDDH :
- Tranh ảnh về lăng Thoại Ngọc Hầu và một số tư liệu về Thoại Ngọc Hầu
- Sưu tầm những hình ảnh nói về Thoại Ngọc Hầu
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1/KTBC :
- Nhà máy thủy điện Hòa Bình xây dựng trong bao lâu,
hoàn thành từ năm nào ?
- Kể một số nhà máy thủy điện lớn nhất nước ta ?
2/Bài mới :
*Giới thiệu bài :
- Tiết học hôm nay cô hướng dẫn các em tìm hiểu về
lịch sử địa phương qua hình ảnh lăng Thoại Ngọc Hầu
+ HĐ1 : Sơ lược về tiểu sử Thoại Ngọc hầu
- Cho hs thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi :
+ Thoại Ngọc Hầu tên thật là gì? Sinh năm nào tại đâu ?
+ Ông làm chức quan gì dưới triều Nguyễn ?
- Cho hs thảo luận nhóm 5 với các câu hỏi :
+ Hãy kể các công trình lớn ông để lại cho đời sau ?
* Nhận xét chốt ý :
- Thoại Ngọc Hầu có công lớn trong việc khẩn hoang
lập ấp, đào kinh đắp đường, phát triển và bảo vệ vùng
đất Tây Nam
+ HĐ2 : Tìm hiểu về Lăng Thoại Ngọc hầu
- Cho hs quan sát tranh ảnh về Lăng Thoại Ngọc Hầu
+ Lăng được xây bằng gì ?
+ Phía trước phía sau lăng được kiến trúc ntn ?
- 15 năm, hoàn thành năm 1994
- Nhà máy thủy điện : Thác Bà ở Yên
Bái, Đa Nhim ở Lâm Đống, Yali ở Gia
Lai, Trị An, Sơn La
- Hs thảo luận nhóm đôi
+ Ông tên thật là Nguyễn Văn Thoại sinh
năm 1761 tại huyện Diên Phước tỉnh
Quãng Nam
+ Ông được cử làm Trấn Thủ Vĩnh
Thanh (gồm các tỉnh Châu Đốc, Sađéc,
Vĩnh Long và một phần Kiên Giang
- Nhận xét
- Hs thảo luận nhóm
+ Đắp lộ Núi Sam, Châu Đốc dài 5km
năm 1926 – 1927 huy động gần 4.500
nhân công
+ Đào kinh Thoại Hà dài hơn 30.000m ở
Núi Sập năm 1818 với gần 1.500 nhân
công
+ Đào kinh Vĩnh tế : nối liền Châu Đốc –
Hà Tiên dài hơn 90 cây số, huy động gần
80.000 nhân công
- Nhận xét
+ Hồ ô đước
+ Phía trước có hai cửa lớn hai bên có hai
liễn đỏ. Phía sau là bậc thang đi lên đền
thờ được xây dựng trên nền cao
+ Mặt tiền lăng được kiến trúc ra sao ?
+ Hãy nêu cách bày trí trong lăng ?
* Chốt ý : Ngày nay di tích lăng Thoại Ngọc hầu được
ghi vào sử sách để lưu truyền cho đời sau .
Củng cố – dặn dò :
- Về nhà tìm hiểu thêm một số di tích lịch sử địa phương
để tiết sau học
- Nhận xét tiết học
+ Trước long đình là khẩu súng thần
công, bảng xếp hạng di tích và hai con
nai bằng ximăng, tôn thêm vẽ đẹp cho
lăng
+ Chính giữa là lăng Thoại Ngọc Hầu,
bên phải là mộ vợ chính Châu Thị Tế,
bên trái là mộ người vợ thứ Trương Thị
Miệt
+ Trong nội lăng có 14 ngôi mộ và ngoại
lăng có 50 ngôi mộ với nhiều hình thức
- Nhận xét
ĐỊA LÝ Ngày dạy
Tiết 31
VÀI NÉT VỀ THỊ XÃ CHÂU ĐỐC
I/ MỤC TIÊU
- Sơ bộ về vị trí địa lý của địa phương mình đang sinh sống (thị xã Châu Đốc)
- Tự hào về địa phương, từ đó biết yêu quý và góp phần bảo vệ quê hương
II/ ĐDDH :
- Tranh ảnh về Châu Đốc được phóng to. Sưu tần các tranh ảnh về địa phương
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1/ KTBC :
- Cho biết đại dương nào có độ sâu trung bình lớn nhất
- Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện
tích
2/ Bài mới
*GTB : Tiết học hôm nay cô hướng dẫn các em tìm
hiểu vài nét về Châu Đốc
- Hoạt động 1 :
- Vị trí Châu Đốc
- Cho hs thảo luận nhóm tìm hiểu về vị trí Châu Đốc
- Nhận xét chốt ý :
- Châu Đốc là một thị xã biên cương rộng 100,59km
2
nằm phía Tây Nam Tổ quốc. Bắc giáp huyện An Phú,
Tây Bắc giáp Campuchia, Nam giáp huyện Châu Phú,
Tây giáp huyện Tịnh Biên và Đông giáp huyện Phú
Tân
+ Hoạt động 2 :
- Một số đặc điểm của Châu Đốc
- Cho hs thảo luận nhóm cùng bàn các câu hỏi :
+ Châu Đốc có đặc điểm gì nổi bật ?
- Châu Đốc gồm các phường nào ?
- Đặc sản của Châu Đốc gồm những gì?
- Nêu một số di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh
- Nhận xét chốt ý :
- Thị xã Châu Đốc nằm trên ngã ba sông thơ mộng,
nhìn sang Cồn Tiên và xóm Châu Giang xanh rờn cây
trái, trước mặt thị xã là giao điểm của sông Châu Đốc
- Thái Bình Dương
- Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, An
Độ Dương, Bắc Băng Dương
- Hs thảo luận phát biểu
- Lớp nhận xét
- Hs thảo luận nhóm. Đại diện nhóm
trình bày
+ Châu Đốc có hơn 100.000 người dân
cư trú và đông đảo khách vãng lai du
lịch. Thị xã có sinh hoạt nhộn nhịp, buôn
bán sung túc, sông ngòi nhiều cá tôm,
đồng ruộng phì nhiêu, quanh năm cây trái
bốn mùa
- Có 4 phường : Châu Phú A, Châu Phú
B, Núi Sam, Vĩnh Mỹ và 3 xã : Vĩnh
Châu, Vĩnh tế, Vĩnh Ngươn
- Đặc sản nổi tiếng : mắm thái, mắm lóc,
lạp xưởng, đường thốt lốt, khô bò…
- Di tích lịch sử : Chùa Tây An, Lăng
Thoại Ngọc Hầu, Miếu bà Chúa Xứ Núi
Sam…
- Nhận xét
và sông Hậu, sau lưng là dãy Thất Sơn hùng vĩ
- Hằng năm từ tháng giêng đến tháng tư khách du lịch
đỗ về tham quan, nghỉ mát dự lễ hội vía bà Chúa xứ rất
đông
Củng cố – dặn dò :
- Chuẩn bị kì sau tìm hiểu về địa lí địa phương tiếp
theo
- Gv nhận xét tiết học