Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

5 dấu hiệu bệnh lý tuổi già (Kỳ II) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.89 KB, 3 trang )

5 dấu hiệu bệnh lý tuổi già (Kỳ II)

Kỳ 2: Rối loạn do bất động - mất thăng bằng
Những bệnh hay gặp ở người cao tuổi thường xuất hiện ở 5 khu vực xung yếu nhất,
với biểu hiện đặc trưng của bệnh lý tuổi già gồm: sa sút trí tuệ, rối loạn do bất động
và mất thăng bằng, rối loạn cơ tròn, phản ứng do
thuốc gây ra.
Tình trạng bất động
Nguyên nhân gây bất động là gì?
Người cao tuổi bị bất động do những nguyên nhân chủ
yếu sau đây: sức quá yếu, sa sút nghị lực, cứng khớp,
đau nhức, trạng thái mất thăng bằng, rối loạn tâm thần
vận động.
Sức yếu thường do ít vận động; suy dinh dưỡng, rối loạn
điện giải; thiếu máu; bệnh ở hệ thần kinh hoặc hệ vận
động; bệnh Parkinson; viêm khớp dạng thấp và bệnh gút
biến dạng; đau đa cơ thấp tức bệnh giả viêm khớp gốc
chi, gây đau cứng vùng hông, vai và nhiều biểu hiện
toàn thân; sử dụng thuốc gây hiện tượng cứng đờ các cơ; các bệnh gây đau xương như
loãng xương, nhũn xương, di căn ung thư tại xương, chấn thương; các bệnh gây đau khớp
như viêm xương khớp, viêm đa khớp dạng thấp, gút; viêm túi cơ, viêm cơ; cơn đau cách
hồi; bệnh ở chân như hột cơm gan bàn chân, loét, chai phồng bàn chân, măng chai, móng
chân mọc quặp vào trong hoặc mọc quá mức, đi giầy không vừa chân gây đau bàn chân.
Trạng thái mất thăng bằng có thể do suy yếu toàn thân; bệnh ở hệ thần kinh như tai biến
mạch máu não, mất phản xạ tư thế, bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường, nghiện
rượu, suy dinh dưỡng, rối loạn tiền đình; lo âu; tụt huyết áp tư thế đứng hoặc sau khi ăn;
tác dụng phụ của các thuốc: lợi tiểu, chống tăng huyết áp, an thần kinh, chống trầm cảm
đều có thể là nguyên nhân gây mất thăng bằng.

Gãy cổ xương đùi - hậu quả
nặng nề do ngã ở người cao


tuổi.
Điều trị các nguyên nhân gây bất động
Tăng cường dinh dưỡng cho bệnh nhân quá yếu bằng chế độ ăn giàu chất đạm hay truyền
đạm, hướng dẫn luyện tập khí công dưỡng sinh để cải thiện trạng thái thăng bằng và tâm
thần vận động.
Chú ý, quan trọng nhất trong chăm sóc bệnh nhân già là hết sức tránh để nằm bất động
quá lâu. Nhưng nếu không thể tránh được thì phải có nhiều biện pháp để tránh loét và
đảm bảo dinh dưỡng. Đối với hệ tim mạch, nên để bệnh nhân ở tư thế nửa nằm nửa ngồi,
đầu cao, năng thay đổi tư thế nhiều lần trong ngày, tập cho cử động sớm, thụ động rồi
chủ động ngay từ khi còn nằm trên giường. Khuyến khích bệnh nhân (có sự hỗ trợ ban
đầu) tự thay đổi tư thế, tự di chuyển trong phòng, tự phục vụ trong công việc vệ sinh, tự
mặc quần áo. Đối với bệnh nhân phải sử dụng xe lăn, không nên dùng các loại dây chằng
dễ gây xây xát, loét. Có thể phải dùng một số thuốc như héparin liều thấp, hoặc đi bít tất
ép, băng ép nhằm giảm nguy cơ huyết khối tắc mạch.
Những bệnh viêm khớp ở người già, việc dùng thuốc chống viêm không steroid có thể
làm giảm đau tại khớp nhưng lại có thể gây nên những tổn thương nguy hiểm ở dạ dày
ruột như xuất huyết tiêu hóa, lú lẫn, hoang tưởng. Nên dùng aspirin có vỏ bọc có thể đỡ
hại cho niêm mạc dạ dày, nhưng không nên dùng lâu dài có thể dẫn đến nhiễm salicylic;
viêm xương khớp nên dùng
acetaminophen có hiệu quả tốt.
Các biện pháp phòng ngã cho người cao tuổi
Điều trị tích cực các bệnh viêm phổi, nhồi
máu cơ tim, các bệnh gây kém mắt, kém tai, tăng
hay giảm huyết áp cho bệnh nhân cao tuổi để
phòng tránh bị ngã. Có thể cho bệnh nhân đeo
kính và dùng máy trợ thính để cải thiện thị lực
và thính lực.
Những yếu tố khách quan gây nên ngã như:
đường sá mấp mô, nhà kém ánh sáng, nhiều đồ
đạc trong phòng, sự xô đẩy m đều có thể tránh

Tình trạng mất thăng bằng dẫn tới
ngã
Nguyên nhân gây ngã
Muốn giữ được cân bằng cơ thể, khả
năng di chuyển được, đòi hỏi sự tham
gia của nhiều cơ quan, phải có sự
nhận biết bình thường, hệ thần kinh
nguyên vẹn, hệ cơ xương khớp hoạt
động nhịp nhàng, hệ tim mạch điều
hòa đảm bảo tưới máu đáp ứng nhu
cầu của cơ thể, khả năng thích ứng
nhanh chóng với mọi tình huống. Khi tuổi càng cao, sự thăng bằng cũng giảm và tình
trạng loạng choạng trở nên phổ biến, dẫn đến hay ngã, nhất là khi có hư tổn ở các bộ
phận nói trên. Người cao tuổi dễ bị ngã khi: viêm phổi; nhồi máu cơ tim; mất khả năng
ứng phó tức thì; suy yếu giác quan như mắt kém, tai kém, lú lẫn mất phương hướng,
huyết áp dao động; say rượu; tác động của một số thuốc hạ huyết áp mạnh, thuốc an thần
quá liều
Hậu quả do ngã
Ngã thường làm gãy xương ở cổ tay, cổ xương đùi, cột sống. Tỷ lệ tử vong do ngã ở
người già khá cao, khoảng 20%. Đối với phụ nữ già có gãy xương vùng háng thì khả
năng liền xương rất khó. Sau một lần ngã, người cao tuổi thường có tâm lý sợ bị ngã do
mất tự tin, mất tính độc lập đã lâu luôn phải sống dựa vào người khác. Vì vậy cần phải có
các nhà vật lý trị liệu huấn luyện một cách riêng biệt, có chú ý thích đáng đến tâm lý liệu
pháp. Nhiều trường hợp bệnh nhân bị bọc máu dưới màng cứng do bị ngã va đầu xuống
đất. Rối loạn nước và điện giải, loét do tỳ đè, giảm thân nhiệt dễ xảy ra làm tình trạng của
bệnh nhân ngã bị nặng thêm.
ThS. Minh Phát

được bằng việc thực hiện các biện pháp: mắc
thêm đèn ở những chỗ tối, làm thêm lan can vịn

tay ở những chỗ cần thiết; trong phòng ở, bỏ bớt
bàn ghế và những thứ không cần thiết để việc đi
lại được dễ dàng, dùng thảm đệm không trơn
trượt trong sàn nhà, sàn phòng vệ sinh; tránh sử
dụng ánh sáng quá chói. Bậc thang nên làm
thấp, tay vịn chắc. Giường nằm phải vừa, không
cao không thấp. Sử dụng giầy dép có đế vững
chắc, không trơn trượt, tránh đi giầy, guốc cao
gót.

×