Câu 1: Phân tích nội dung định nghĩa “Tư tưởng Hồ Chí Minh” của đại
hội IX Đảng cộng sản Việt Nam ?
Tại Đại hội IX (4-2001), Đảng ta khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống
quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết
quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của
nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh
hoa văn hóa nhân loại soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi
1. Trước hết phải hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn
diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa.
“Toàn diện” là bao quát nhiều lĩnh vực. Đó là tư tưởng về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã
hội, quân sự, ngoại giao Đại hội IX chỉ rõ, đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội,
kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại
đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì
dân; về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về xây
dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người
đầy tớ thật trung thành của nhân dân
“Toàn diện nhưng sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam”, nghĩa là
không phải tất cả mọi vấn đề đều gắn với tư tưởng Hồ Chí Minh. Ở đây cần hiểu tư tưởng
Hồ Chí Minh như là những tư tưởng chính trị theo nghĩa rộng, gồm tư tưởng về mục tiêu
cách mạng: độc lập dân tộc và CNXH; về mục đích cách mạng: giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng con người; về lực lượng cách mạng: toàn dân tộc lấy công-
nông làm gốc, đoàn kết quốc tế; về nền tảng lý luận: chủ nghĩa Mác-Lênin; về tổ chức
cách mạng: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận đoàn kết toàn dân; về phương
pháp cách mạng: động viên toàn dân, tổ chức toàn dân; v.v Tóm lại, đó là “giải phóng
dân tộc theo con đường cách mạng vô sản”.
2.Là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào
điều kiện cụ thể của nước ta:rõ ràng là khái niệm cho ta biết Hồ Chí Minh nắm chắc
chủ nghĩa Mác-Lênin và hiểu rõ điều kiện nước ta. Điểm chốt ở đây là “điều kiện cụ thể
của nước ta”. Hồ Chí Minh từng cảnh báo: “Nghe người ta nói giai cấp đấu tranh, mình
cũng ra khẩu hiệu giai cấp đấu tranh, mà không xét hoàn cảnh nước mình như thế nào để
làm cho đúng”(7). Điều kiện nước ta không giống các nước khác, ít nhất trên hai điểm:
Truyền thống lịch sử, văn hóa, con người và nước thuộc địa thời cận đại. Hai điểm này
không hoàn toàn tách bạch, mà có sự tiếp nối. Người đã khắc phục những hạn chế của
truyền thống và thiếu hụt trong chủ nghĩa Mác-Lênin:đólà những tư liệu lịch sử của các
nước thuộc địa phương Đông. Hồ Chí Minh đã lấp đầy những khoảng trống đó.
3. Tiếp thu chọn lọc tinh hoa nhân loại:Hồ Chí Minh đã nâng cao các giá trị truyền
thống lên một chất mới, trình độ mới, tạo nên sức mạnh mới trong thời đại mới.Người đã
làm giàu trí tuệ của mình và trí tuệ dân tộc bằng những giá trị văn hóa phương Đông như
đạo đức, chủ nghĩa tập thể, lòng từ bi hỷ xả và những giá trị văn hóa phương Tây như
đề cao vai trò cá nhân, truyền thống và phong cách dân chủ, những vấn đề về nhân quyền,
dân quyền Chúng ta cần nhận thức rằng, Hồ Chí Minh không phủ nhận các giá trị
Đông, Tây, kim, cổ. Ngược lại, Người là số ít trong các nhân vật đã trở nên huyền thoại
ngay khi còn sống.
Câu 2:
Trình bày quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cách mạng giải
phong dân tộc ?
Được thể hiện qua 5 nội dung chính:
1. CM giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải theo con đường CM vô sản:
Trước những thất bại và bế tắc của các phong trào chống Pháp, Nguyễn Tất Thành tìm
đường cứu nước, Người nghiên cứu 3 cuộc CM điển hình: CM Mỹ 1776, CM tư sản Pháp
1789 và CM tháng 10 Nga, Người rút ra kết luận:CM Pháp cũng như CM Mỹ đều là CM
tư sản, CM không đến nơi,không giải phóng triệt đệ giai cấp,chỉ có CM tháng 10 là thành
công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng hạnh phúc tự do bình đẳng
thật sự.
Tiếp xúc với luận cương của Lê Nin, Người tìm thấy ở đó con đường giải phóng dân tộc
và chỉ rõ: Các đế quốc vừa xâu xé thuộc địa, vừa liên kết nhau đàn áp CM thuộc địa Vì
thế giai cấp vô sản chính quốc và thuộc địa có chung kẻ thù và phải biết hỗ trợ nhau
chống Đế quốc.
Người ví CN đế quốc như con đỉa 2 vòi, 1 vòi cắm vào chính quốc, 1 vòi vươn sang
thuộc địa, muốn giết nó thì phải cắt 2 vòi, phải phối hợp CM chính quốc với thuộc địa.
CM giải phóng thuộc địa và CM chính quốc là 2 cánh của CM vô sản, muốn cứu nước
giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường CM vô sản.
2. CM giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng của giai cấp CN lãnh đạo:
Từ những thất bại của các phong trào yêu nước trước đó như: duy tân hội,Việt Nam Quốc
Dân Đảng;Từ thắng lợi của CM Tháng 10 Nga do Đảng CS lãnh đạo, người khẳng định:
CM giải phóng dân tộc muốn thắng lợi, trước hết phải có Đảng lãnh đạo, không có Đảng
chân chính lãnh đạo CM không thể thắng lợi. Đảng có vững CM mới thành công, người
cầm lái có vững thì thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có CN làm cốt. Không có
chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, không có kim chỉ nam. Đảng phải xác định
rõ mục tiêu, lý tưởng CNCS, phải tuân thủ các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng theo
học thuyết Đảng kiểu mới của Lê Nin.
3. CM giải phóng dân tộc là sự nghiệp của toàn dân, trên cơ sở liên minh công
nông:
Người chủ trương đưa CM Việt Nam theo con đường CM vô sản, nhưng chưa làm ngay
CM vô sản, mà thực hiện CM giải phóng dân tộc, giải quyết mâu thuẫn dân tộc với đế
quốc xâm lược và tay sai. Mục tiêu là giành độc lập dân tộc. Vì vậy CM là đoàn kết dân
tộc, không phân biệt thợ thuyền, dân cày, phú nông, trung, tiểu địa chủ, tư sản bản xứ,…
Tập trung mọi lực lượng trong mặt trận để chống cường quyền, nhưng phải lấy công
nông làm gốc.
* Khác Phan Bội Châu tập hợp những người: phú hào, quý tộc, sĩ phu, du đồ, hội đảng,
nhi nữ, anh sỹ, thông ngôn, ký lục, bồi bếp mà không có công, nông.
4. CM giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng
giành thắng lợi trước CM vô sản chính quốc:
Khi CN Đế quốc xâm lược thuộc địa, CM giải phóng dân tộc có khuynh hướng phát triển,
nhưng lúc đó quốc tế CS lại đánh giá thấp CM giải phóng thuộc địa.
Thế nhưng tại ĐH V Quốc tế CS (6/1924): Nguyễn Ái Quốc lập luận về vai trò của CM
thuộc địa: "Vận mệnh của giai cấp vô sản ở các chính quốc gắn chặt với vận mệnh các
giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa. Nọc độc và sức sống của rắn độc TBCN đang tập
trung ở các thuộc địa, nếu khinh thường CM thuộc địa là muốn đánh rắn chết đằng
đuôi.”(CM thuộc địa đánh dập đầu rắn độc TBCN).
Hồ Chí Minh chỉ rõ tính chủ động của CM thuộc địa: Thuộc địa là mắc xích yếu nhất
trong hệ thống CNĐQ, trong khi đó nhân dân thuộc địa luôn có tinh thần yêu nước, họ sẽ
vùng lên khi thời cơ đến. Vì vậy, năm 1924 Nguyễn Ái Quốc khẳng định: CM thuộc địa
không những không phụ thuộc vào CMVS chính quốc mà có thể nổ ra và giành thắng lợi
trước CM chính quốc và khi hoàn thành CM thuộc địa họ có thể giúp đỡ giai cấp vô sản
chính quốc phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn.
5. CM giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường bạo lực, kết hợp lực
lượng chính trị của quần chúng với lực lượng nhân dân:
Theo CN Mác Lê Nin, có nhiều phương pháp giành chính quyền từ tay giai cấp thống trị.
Những kẻ thù không bao giờ tự nguyện giao chính quyền cho nhân dân. Vì vậy CM muốn
thắng lợi phải dùng bạo lực của quần chúng nhân dân để giành chính quyền.
Hồ Chí Minh khẳng định: 1Để giành chính quyền phải bằng bạo lực, trước hết là khởi
nghĩa vũ trang của quần chúng. Trong thời đại mới, thời đại CM vô sản thì cuộc khởi
nghĩa vũ trang phải có sự ủng hộ của CM vô sản thế giới, CM Nga, thậm chí với CM vô
sản Pháp.
Tư tưởng về CM bạo lực gắn liền với tư tưởng về xây dựng lực lượng vũ trang được Hồ
Chí Minh suy nghĩ từ sớm và khi trở thành chủ trương của Đảng tại hội nghị trung ương
8 (5/1941), Người kết luận: cuộc CM Đông Dương được kết liễu bằng khởi nghĩa vũ
trang. Hồ Chí Minh bàn tới khởi nghĩa từng phần, mở rộng cho cuộc tổng khởi nghĩa to
lớn giành chính quyền trong cả nước :thắng lợi CM tháng 8 chứng minh tính đúng đắn
của TTHCM về con đường bạo lực CM.
Câu 3:
Trình bày quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sự kết hợp bạo lực
cách mạng với tư tưởng nhân đạo, hòa bình trong chỉ đạo chiến tranh
cách mạng của Người ?
-Tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng khác hẳn với các tư tưởng hiếu chiến
của các thế lực đế quốc xâm lược. Xuất phát từ tình yêu thương, quý trọng sinh mạng con
người. Người tranh thủ khả năng và giành giuwxx chính quyền ít đổ máu. Người tìm mọi
cách ngăn xung đột vũ trang, giả quyết xung đột bằng hòa bình, đàm phán, thương lượng,
chấp nhận những nhượng bộ nếu có nguyên tắc.
-Việc tiến hành chiến tranh chỉ là giải pháp bắt buộc cuối cùng khi ma moi chuyen
không thể giải quyết theo hướng hòa bình.
-Tư tưởng bạo lực cách mạng và tư tưởng nhân đạo hòa bình thống nhất biện chứng
với nhau. Yêu thương con người, yêu chuộng hòa bình, tự do, công lý, tranh thủ mọi khả
năng để giải quyết công việc theo hướng hòa bình, nhưng mottj khi không thể tránh khỏi
chiến tranh thì phải kiên quyết tiến hành chiến tranh, kiên quyết dung bạo lực cách mạng,
dung khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng để giành, giữ và bảo vệ hòa bình vì độc lập, tự
do. Đánh giặc không phải là tiêu diệt hết lực lượng mà chủ yếu là đánh bại ý chí xâm
lược của chúng, kết hợp giành thắng lợi về quân sự với giải pháp ngoại giao để kết thúc
chiến tranh.
Câu 4:
Phân tích đặc trưng bản chất của Chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ
Chí Minh ?
Tiếp thu sáng tạo tư tưởng của các bậc thầy của giai câp vô sản thế giới, HCM trong
những thời điểm khác nhau, đã nêu lên quan niệm của mình về đặc trung bản chất của
CNXH:
1.Đó là một chế độ chính trị do dân làm chủ
Nhà nước là của dân ,do dân,vì dân;dựa trên khối đại đoàn kết dân tộc,mà nồng cốt là liên
minh công nông tri thức,do đảng cộng sản lãnh đạo.Mọi quyền lực trong xã hội đều thuộc
về nhân dân,nhân dân là người quyết định vận mệnh cũng như sự phát triển của nước
dưới chế độ xã hội chủ nghĩa
2.Một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao gắn liền với sự phát triển của khoa học
kỉ thuật,ứng dụng,tiếp thu có hiệu quả thành tựu KHKT của nhân loại
3.CNXH là chế độ không còn bóc lột người,một xã hội công bằng
Trong chế độ XHCN không còn người bóc lột người,áp bức bất công.Thực hiện chế độ
hữu xã hội về tư liệu sản xuất và thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động và được
xây dựng tren cơ sở công bằng xã hội
4.CNXH là một xã hội phát triển cao về văn hóa và đạo đức
Xã hội lành mạnh,công bằng,bình đẳng không còn sự đối lập giữa lao động chân tay và
lao động trí ốc,giữa thành thị và nông thôn.con người được giải phóng,được phát triển
toàn diện
Tóm lại, theo HCM, CNXH là một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, nhân đạo, đạo đức văn minh, một chế độ xã hội ưu việt nhất trong lịch sử, phản
ánh được khát vọnh tha thiết của loài người.
Câu 5:
Hãy trình bày hệ thống động lực của chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ
Chí Minh ?
Động lực là tất cả những nhân tố, yếu tố thúc đẩy cho sự vật, hiện tượng vận động và
phát triển. Động lực của chủ nghĩa xã hội là tất cả những nhân tố, yếu tố thúc đẩy sự vân
động và phát triển của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Hệ thống động lực thúc đẩy công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong tư
tưởng Hồ Chí Minh rất phong phú và đa dạng, gồm nhiều yếu tố, nhân tố như: điều kiện
tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi; nguồn tài nguyên phong phú, dồi dào; con người Việt
Nam cần cù, dũng cảm, thông minh sáng tạo, có truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân
ái, có ý thức tự lực, tự cường,v.v Trong đó, quan trọng nhất, bao trùm lên tất cả là nguồn
lực con người, là nhân dân lao động, nồng cốt là công-nông-trí thức. Các động lực khác
muốn phát huy tác dụng đều phải thông qua con người.Nguồn lực con người đã được Hồ
Chí Minh xem xét trên cả hai bình diện cộng đồng và cá nhân:
1 Để phát huy nguồn lực con ngöôøi bình diện cộng đồng, Hồ Chí Minh yêu cầu
chúng ta phải ra sức xây dựng và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, tạo sự
thống nhất trong nhận thức và hành động xây dựng chủ nghĩa xã hội của toàn Đảng, toàn
dân.
2 Sức mạnh của cộng đồng được hình thành từ sức mạnh của từng con người,
thông qua sức mạnh của từng con người. Do đó, muốn phát huy sức mạnh của cộng đồng,
phải tìm ra các biện pháp khơi dậy, phát huy sức mạnh của từng con người. Để phát huy
nguồn lực con người trên bình diện cá nhân, Hồ Chí Minh đã đề ra nhiều biện pháp
nhö:tác động vào nhu cầu và lợi ích chính đáng của từng con người. Hồ Chí Minh phê
phán mạnh mẽ chủ nghĩa cá nhân, nhưng hơn ai hết, Người rất quan tâm đến con người,
khuyến khích lợi ích cá nhân chính đáng, tìm tòi nhieàu cơ chế, chính sách;phát huy
quyền làm chủ và ý thức của người lao động;thực hiện công bằng xã hội…
Ngoài ra động lực kinh tế cũng được Hồ Chí Minh coi trọng,phát triển kinh tế làm cho
mọi người,mọi nhà trở nên giàu có,đất nước phát triển…
Bên cạnh những động lực nội tại bên trong, theo Hồ Chí Minh cần phải kết hợp với cả
những động lực bên ngoài như: sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, chủ
nghĩa yêu nước, gắn liền với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, tận dụng tốt
những thành quả của khoa học kỹ thuật thế giới …
Để thúc đẩy công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đến thành công, bên cạnh việc
tìm ra và tác động vào các động lực, Hồ Chí Minh còn yêu cầu chúng ta phải nhận diện
và khắc phục các trở lực kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa xã hội như chủ nghĩa cá
nhân,tham ô, lãng phí,chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc,lười biếng,không học tập cái
mới…
Trong hệ thống động lực của chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh đến vai
trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước, cũng như vai trò của các tổ chức
thành viên trong hệ thống chính trị.
Câu 6:
Trình bày những quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong
giai đoạn 1921 – 1930 ?
Hình thành về cơ bản tư tưởng và cách mạng Việt Nam.
- Tiếp tục hoạt động và tìm hiểu tư tưởng chủ nghĩa Mac Lênin
- Hồ Chí Minh đã kết hợp nghiên cứu và xây dựng lý luận
- Hình thành hệ thống các quan điểm về cách mạng Việt Nam
Cụ thể:
-Hồ Chí Minh hoạt động tích cực trong ban nghiên cứu thuộc địa Đảng Cộng sản Pháp.
Sáng lập Hội Liên Hiệp thuộc địa.
-Xuất bản báo “Leparia“ tuyên truyền chủ nghĩa Mác vào thuộc địa.
-Ngày 13/6/1924 sang “Mascơva” dự Đại hội 5 quốc tế cộng sản, Đại hội quốc tế nông
dân, Đại hội quốc tế Thanh niên, Quốc tế cứu tế đỏ, công hội đỏ.
-Tháng 12/1924 về Quảng Châu, tổ chức Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí
Hội, xuất bản báo Thanh Niên, mở lớp huấn luyện hội Cách Mạng đưa về nước hoạt
động.
-Viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp/1925” và “Đường Cách Mệnh/1927”.
-Tháng 2/1930 chủ trì hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, sáng lập Đảng cộng sản
Việt Nam, soạn các văn kiện, các văn kiện này cùng với tác phẩm bản án… đường Cách
Mệnh,… đánh dấu sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh.
-Bản chất của chủ nghĩa thực dân là “ăn cướp” và “giết người”.
-Cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trong thời đại mới phải đi theo con đường cách
mạng Vô sản.
-Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc phải có
quan hệ khắn khít với nhau.
-Cách mạng thuộc địa trước hết là cuộc “dân tộc cách mệnh”
-Muốn cách mạng thắng lợi nhất thiết phải có Đảng lãnh đạo.
-Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, cần phải tập hợp, giác ngộ từng bước
tổ chức quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao.
Câu 7:
Trình bày quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ?
Về con đường
Trước hết, Hồ Chí Minh đã lưu ý chúng ta cần nhận thức rõ tính quy luật chung và
đặc điểm lịch sử cụ thể của mỗi nước để nhận rõ đặc trưng tính chất của thời kỳ quá độ
của Việt Nam đi lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
Hồ Chí Minh đã chỉ ra những đặc điểm và mâu thuẫn của thời kỳ quá độ lên CNXH ở
Việt Nam, trong đó đặc điểm bao trùm to nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến
thẳng lên CNXH không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đặc điểm này
thâu tóm đầy đủ những mâu thuẫn, khó khăn, phức tạp, chi phối toàn bộ tiến trình quá độ
lên CNXH ở nước ta, từ đó phải tìm ra con đường với những hình thức, bước đi và cách
làm phù hợp với đặc điểm Việt Nam.
Về nhiệm vụ
Theo HCM thuc chất của thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta là cải biến nền sản xuất
lạc hậu thành nền sản xuất tiên tiến hiện đại,do những đặc điểm và tính chất quy định cho
nên quá độ lên CNXH ở VN là quá trình dần dần, khó khăn,lâu dài và phức tạp.Bao gồm
2 nhiệm vụ lớn:
Một là:xây dựng nền tảng vật chất kỉ thuật cho CNXH,xây dựng các tiền đề về kinh
tế,chính trị tư tưởng cho CNXH
Hai là:cải tạo xã hội củ,xây dựng xã hội mới,kết hợp cải tạo và xây dựng.trong đó
lấy xây dựng làm trọng tâm,làm nội dung cốt yếu nhất,chủ chốt,lâu dài.
Người nói "Chúng ta phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của CNXH, đưa
miền Bắc tiến dần lên CNXH, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và
khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền
kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài".
Về những nhân tố bảo đảm thực hiện thắng lợi CNXH ở Việt Nam, Hồ Chí Minh chỉ
rõ phải: Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao vai trò quản lý của
Nhà nước; Phát huy tính tích cực, chủ động của các tổ chức chính trị- xã hội; xây dựng
đội ngũ cán bộ đủ đức và tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Câu 8:
Phân tích vai trò, bản chất của Đảng cộng sản Việt Nam theo tư tưởng
Hồ Chí Minh?
Vai trò:
ĐCS VN ra đời để lãnh đạo cách mạng VN. Sự ra đời đấu tranh trưởng thành của ĐCS
VN xuất phát từ yêu cầu này. Mọi giai tầng thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng, nhưng
không phải là sự lãnh đạo bất biến nếu Đảng không trong sạch vững mạnh. Vì thế Đảng
phải luôn tự đổi mới, tự chỉnh đốn để ngang tầm yêu cầu cách mạng.
Đảng lãnh đạo là phải đề ra nhiệm vụ chính trị, làm công tác tư tưởng, công tác tổ chức,
đạt mục tiêu xây dựng 1 nuớc VN hòa bình, độc lập , thống nhất , dân chủ và giàu mạnh.
Như vậy sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng
VN. Đảng có vai trò lớn đồng thời có trách nhiệm lớn với vận mệnh dân tộc.
Bản chất:
Đảng ta là Đảng của giai cấp CN. Điều này được HCM khẳng định trong nhiều tác phẩm.
Đồng thời Người cũng luôn khẳng định ĐCS VN là Đảng của giai cấp CN, của nhân dân,
của dân tộc VN. Tại Đại hội 2, báo cáo chính trị HCM nêu rõ: “Trong giai đoạn hiện nay,
quyền lợi của giai cấp CN-nhân dân lao động-dân tộc thống nhất là một. Chính vì Đảng
CS VN là Đảng của giai cấp CN và nhân dân lao động nên nó phải là Đảng của dân tộc
VN". Tuy cách thể hiện có khác nhau, nhưng ĐCS VN chỉ là Đảng của giai cấp CN. Khi
Đảng mang những tên gọi khác nhau nhưng Đảng ta chỉ mang bản chất của giai cấp CN.
Khi khẳng định Đảng ta là Đảng của nhân dân lao động và của dân tộc thì toàn bộ nguyên
tắc tổ chức sinh hoạt, cơ sở lý luận của Đảng vẫn tuân thủ chặt chẽ học thuyết Mac-
LêNin về Đảng kiểu mới của giai cấp CN. Người nhấn mạnh: Về lý luận Đảng theo chủ
nghĩa Mac-Lê Nin, về nguyên tắc Đảng theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đảng theo
đường lối tự phê bình và phê bình, thi hành kỷ luật sắt nghiêm minh tự giác. Đảng kết
nạp, huấn luyện đoàn viên mới…
HCM khẳng định: Tuy giai cấp CN VN số lượng ít so với dân số nhưng nó có đủ phẩm
chất và năng lực lãnh đạo các giai tầng khác làm cách mạng để xóa bỏ chế độ cũ, xây
dựng chế độ mới. Các giai tầng khác tuy đông đảo nhưng không đảm đương được vai trò
lãnh đạo xã hội, mà chịu sự lãnh đạo của giai cấp CN trong cuộc cách mạng giải phóng
mình.
Quan niệm ĐCS VN không chỉ của giai cấp CN mà còn của nhân dân lao động và của cả
dân tộc Việt Nam có ý nghĩa to lớn đối với CM VN. Trong Đảng ngoài thành phần giai
cấp CN còn có các thành phần khác, nhưng tính chất giai cấp CN phải được tăng cường
để bảo đảm sự thống nhất giữa yếu tố giai cấp và dân tộc. Sức mạnh của Đảng không chỉ
bắt nguồn từ giai cấp CN mà còn từ các giai tầng khác, làm cho Đảng ngày càng lớn
mạnh và nhân dân coi Đảng là Đảng của mình.
Câu 9:
Phân tích quan niệm của Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền?
Vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin và kế thừa truyền thống dân
tộc, Hồ Chí Minh khẳng định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhưng quần chúng
phải được giác ngộ, được tổ chức và được lãnh đạo theo một đường lối đúng đắn mới trở
thành lực lượng to lớn của cách mạng – như con thuyền có người cầm lái vững vàng…
thì thuyền mới vượt qua được gió to sóng cả để đi đến bến bờ. Bác nhấn mạnh “cách
mạng trước hết phải có gì? Phải có Đảng Cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức
dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp ở mọi nơi. Đảng có
vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì con thuyền mới
chạy.”
Đảng Cộng sản Việt Nam là chính đảng mạng mang bản chất của giai cấp công
nhân Việt Nam, là đội tiền phong của giai cấp công nhân, có khả năng đoàn kết tập hợp
các tầng lớp nhân dân khác làm cách mạng. Đảng là đội tiền phong dũng cảm và là đội
tham mưu sáng suốt. Đảng Cộng sản Việt Nam tận tâm, tận lực phụng sự tổ quốc, phụng
sự nhân dân, trung thành tuyệt đối với lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc,
Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân và của dân tộc. Mục tiêu phấn
đấu của Đảng là độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho mọi người.
Đảng cầm quyền vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ trung thành của nhân
dân.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền là sự vận dụng, phát triển hết
sức sáng tạo lý luận Mác-Leenin về Đảng vô sản kiểu mới.
Đảng cầm quyền, dân là chủ.
“Muốn khỏi đi lạc phương hướng, quần chúng phải có đảng lãnh đạo để nhận rõ
tình hình, đường lối và định phương châm cho đúng”.
Cách mạng là cuộc đấu tranh gian khổ. Kẻ địch rất mạnh. Muốn thắng lợi thì quần
chúng phải tổ chức chặt chẽ, chí khí phải kiên quyết. Vì vậy, phải có Đảng để tổ chức và
giáo dục nhân dân thành một đội quân thật mạnh, đánh kẻ địch giành chính quyền. Cách
mạng thắng lợi rồi, quần chúng vẫn cần có Đảng”.
Câu 10:
Trình bày quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về các nguyên tắc sinh
hoạt Đảng?
a, Khái quát những luận điểm của HCM, có thể thấy Người đã đề cập những
nguyên tắc xây dựng đảng:
- Một là: tập trung dân chủ
Đây là nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng cơ bản và quan trọng nhát trong học thuyết
về Đảng vô sản kiếu mới của Lênin.Nguyên tắc này để xây dựng ĐCS thành một tổ chức
chiến đấu chặt chẽ, vừa phát huy sức mạnh của mỗi người, vừa phát huy sức mạnh của tất
cả những ai đã tự nguyện gắn bó với nhau trong một tổ chức.
- Hai là: Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.Theo HCM đây là ng tắc lãnh đạo của
Đảng.
- Ba là: Tự phê bình và phê bình
HCM rất coi trọng nguyên tắc này, Người coi đây là nguyên tắc sinh hoạt của Đảng, là
luận điểm phát triển của đảng.
- Bốn là: Kỷ luật nghiêm minh và tự giác.
Làm cho Đảng thực sự là một tổ chức chiến đấu chặt chẽ, tạo ra sức mạnh của Đảng.
- Năm là: Đoàn kết thống nhất trong Đảng
Một nguyên tắc quan trọng của Đảng kiểu mới của Lênin.
- Sáu là: Tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với dân
Sức mạnh của Đảng là ở nơi dân, Đảng lãnh đạo nhưng dân là chủ nên Đảng phải biết
lắng nghe học hỏi thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của dân, phải vận động nhân dân xây
dựng Đảng. Đảng là người đầy tớ nhưng là người lãnh đạo người dân.
HCM đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng cũng
như khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó đoàn kết thống nhất trong Đảng là nòng cốt. Để
đảm bảo đoàn kết phải:
+ Thống nhất về tư tưởng , đường lối, mở rộng dân chủ trong Đảng, mở rộng tự phê bình
và phê bình.
+ Đoàn kết bằng đấu tranh nội bộ, nâng cao kỷ cương, đấu tranh có lý, có tình, chân
thành phê bình xây dựng.
+ Trong đấu tranh gian khổ, hy sinh cũng như lúc hoà bình, xây dựng đất nước, người
cộng sản phải luôn luôn giữ gìn và nâng cao tình đòng chí thương yêu lẫn nhau.
Quán triệt tư tưởng này trong suốt tiến trình CMVN, Đảng và nhân dân ta đã xây dựng
nên khối đoàn kết vững chắc, đảm bảo cho việc giành được những thắng lợi ngày càng to
lớn.
b, Trong tình hình hiện nay, để xây dựng và chỉnh đốn Đảng theo tư tưởng HCM ta
phải chuý ý những vấn đề sau:
- Giáo dục tư tưởng chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân.
Toàn Đảng nghiêm túc thực học tập chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng HCM.
- Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ.
- Xây dựng, củng cố các tổ chức cơ sở Đảng.
- Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
- Đảng phải đặc biệt quan tâm đến việc đổi mới và chỉnh đốn Đảng để hạn chế, ngăm
chặn đẩy lùi và tẩy trừ mọi tệ nạn do thoái hoá biến chất gây ra, trong điều kiện Đảng
lãnh đạo chính quyền