Thảo luận nhóm
Kinh tế phát triển
Đề tài: ĐÁNH GIÁ VIỆC ĐẢM BẢO CÁC NHU CẦU CƠ BẢN
CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA (TỪ 1993 ĐẾN NAY) THEO
CÁC TIÊU CHÍ HDI, QUA ĐÓ ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ PHÁT
TRIỂN CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện :
TS. Ngô Thắng Lợi
Chu Hoàng Ngọc Bích
Nguyễn Thọ Chung
Nguyễn Hồng Dương
Nguyễn Mai Hiền
Vũ Tùng Lâm
Trần Đức Trung Tiến
Nguyễn Anh Tuấn
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
2
Đề tài nhóm 3: Đánh giá việc bảo đảm các nhu cầu cơ bản của Việt Nam thời gian
qua (từ 1993 đến nay) theo các tiêu chí HDI, qua đó đánh giá trình độ phát triển con
người của Việt Nam hiện nay.
Lời mở đầu:
1. Mục tiêu nghiên cứu
Tài sản thực sự của một quốc gia là con người và mục đích của phát triển là tạo môi
trường cho phép người dân được hưởng thụ một cuộc sống trường thọ, mạnh khỏe và
sáng tạo. Phát triển con người vừa là phương tiện, vừa là mục tiêu của phát triển kinh tê.
Các quôc gia đều đặt trọng tâm vào phát triển con người.
Chỉ số phát triển con người (HDI) là khái niệm do UNDP (chương trình phát triển của
Liên hiệp quốc) đưa ra, với một hệ thống cơ sở lý luận và phương pháp tính nhằm đánh
giá và so sánh mức độ phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên
phạm vi thế giới. Từ khi xuất hiện khái niệm HDI thì đây được xem là chỉ số để xếp hạng
các nước theo trình độ phát triển kinh tế xã hội thay thế chỉ số GNP bình quân đầu người
mà trước đó người ta vẫn thường coi là thành công hay thất bại của sự điều hành nền kinh
tế.
HDI quan niệm, phát triển con người chính là và phải là sự phát triển mang tính nhân
văn. Ðó là sự phát triển vì con người, của con người và do con người. Quan điểm phát
triển con người nhằm mục tiêu mở rộng cơ hội lựa chọn cho người dân và tạo điều kiện
để họ thực hiện sự lựa chọn đó (có nghĩa là sự tự do). Những lựa chọn quan trọng nhất là
được sống lâu và khỏe mạnh, được học hành và có được một cuộc sống ấm no. Năm đặc
trưng của quan điểm phát triển con người là: Con người là trung tâm của sự phát triển;
người dân vừa là phương tiện vừa là mục tiêu của phát triển; việc nâng cao vị thế của
người dân (bao hàm cả sự hưởng thụ và cống hiến); chú trọng việc tạo lập sự bình đẳng
cho mọi người dân về mọi mặt: tôn giáo, dân tộc, giới tính, quốc tịch ; tạo cơ hội lựa
chọn tốt nhất cho người dân về: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa
Thực tế trên cho thấy, HDI của nước ta đang ở tình trạng có các chỉ số thành phần vận
động không đều: Chỉ số tuổi thọ và chỉ số kinh tế có tăng lên, song trong giai đoạn 2001-
2005, chỉ số giáo dục giảm đi bằng 3/5 mức tăng của chỉ số kinh tế. Lấy giá trị HDI mà ta
đang đạt năm 2005, đem so sánh với một số nước gần ta chothấy: Malaysia đạt giá trị này
3
trước ta 17 năm, Philippines trước 17 năm, Thái Lan trước 14 năm, Trung Quốc trước 6
năm. Điều này cho thấy, trong khi ta cố gắng vươn lên thì các quốc gia khác cũng vươn
lên với tốc độ không những không kém, mà còn có xu hướng nhanh hơn ta.
Với tầm quan trọng như vậy của phát triển con người, chúng ta phải nghiên cứu vấn đề
này nhằm hiểu thêm và nắm rõ được các yếu tố phát triển con người cũng như tìm ra các
giải pháp nâng cao chỉ số HDI, nâng cao trình độ phát triển con người ở Việt Nam.
2. Giới hạn nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ đề cập đến việc bảo đảm các nhu cầu cơ bản
của Việt Nam thời gian qua (từ 1993 đến nay) theo các tiêu chí HDI, qua đó đánh giá
trình độ phát triển con người của nước ta hiện nay. Đánh giá các chỉ số phát triển con
người là một việc làm hết sức cần thiết cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của
một quốc gia văn hóa có những nét đặc thù độc đáo như Việt Nam. Trong nghiên cứu
cũng như trong giải quyết những vấn đề thực tiễn, việc so sánh chỉ số phát triển con
người của Việt Nam với các Quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới, từ đó tìm ra
những thế mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần khắc phục, từng bước cải thiện chỉ
số phát triển con người… luôn là một công việc có ý nghĩa quan trọng.
3. Kết cấu nội dung nghiên cứu
Đáp ứng mục tiêu, nội dung nghiên cứu đã đặt ra, kết quả nghiên cứu của đề tài được
trình bày trong 3 phần:
Phần 1: Lý luận chung về phát triển con người
Phần 2. Thực trạng và đánh giá các tiêu chí phát triển con người tại Việt Nam
từ năm 1993 đến nay
Phần 3: Kết luận về trình độ phát triển con người tại Việt Nam hiện nay và những
kiến nghị
4
Phần 1: Lý luận chung về phát triển con người
1.1 Định nghĩa phát triển con người
Con người luôn được đặt vào vị trí trung tâm của phát triển xã hội. Theo nghĩa rộng,
khái niệm phát triển con người bao trùm tất cả các khía cạnh trong cuộc sống của mọi cá
nhân, từ tình trạng sức khỏe tới sự tự do về kinh tế và chính trị. Báo cáo Phát triển con
người năm 1990 của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) đã nhấn mạnh
"Phát triển con người là mục đích cuối cùng, tăng trưởng kinh tế là phương tiện"; đồng
thời chỉ rõ “Mục tiêu căn bản của phát triển là tạo ra một môi truờng khuyến khích con
người được hưởng cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh và sáng tạo” và định nghĩa phát triển
con người như là “một quá trình mở rộng phạm vi lựa chọn của người dân”.
Phát triển con người nhằm mục tiêu mở rộng cơ hội lựa chọn cho người dân và tạo điều
kiện để họ thực hiện sự lựa chọn đó (có nghĩa là sự tự do). Những lựa chọn quan trọng
nhất là được sống lâu và khỏe mạnh, được học hành và có được một cuộc sống ấm no.
Năm đặc trưng của phát triển con người là:
i. Con người là trung tâm của sự phát triển.
ii. Người dân vừa là phương tiện vừa là mục tiêu của phát triển.
iii. Việc nâng cao vị thế của người dân (bao hàm cả sự hưởng thụ và cống hiến).
iv. Chú trọng việc tạo lập sự bình đẳng cho mọi người dân về mọi mặt: tôn giáo, dân
tộc, giới tính, quốc tịch
v. Tạo cơ hội lựa chọn tốt nhất cho người dân về: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa
1.2 Thước đo phát triển con người HDI
1.2.1 Các chỉ số thước đo:
Sự phát triển con người có thể được thể hiện qua nhiều khía cạnh trong xã hội như là
những yếu tố rời rạc hay bằng các chỉ số tổng hợp. Tuổi thọ trung bình, thu nhập bình
quân đầu người, tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục là những
phương diện thể hiện sự phát triển con người của mỗi quốc gia và cũng là những chỉ số
thước đo.
5
Công thức tính các chỉ số thước đo
Để tính các chỉ số trên cần có các giá trị tối thiểu và tối đa (các giá trị biên) được chọn và
quy định cho từng chỉ số. Mỗi chỉ số thước đo tính được cho một giá trị nằm trong
khoảng từ 0 đến 1 khi áp dụng công thức tính chung sau:
Chỉ số thước đo =
Giá trị thực – giá trị nhỏ nhất
Giá trị lớn nhất – giá trị nhỏ nhất
Các giá trị biên để tính chỉ số thước đo
Giới hạn trên Giới hạn dưới
- Tuổi thọ (năm) 85 25
- Tỷ lệ người lớn biết chữ (%) 100 0
- Tỷ lệ nhập học của các cấp GD (%) 100 0
- GDP thực tế đầu người (PPP$) 40 000 100
- Chỉ số thu nhập
Chỉ số thu nhập tính được khi sử dụng số liệu GDP thực tế bình quân đầu người điều chỉnh
theo phương pháp sức mua tương đương (PPP$) phản ánh mức sống hợp lý của con người.
Công thức tính:
Chỉ số thu nhập đầu người =
log(GDP/người) – log(100)
log(40000) – log(100)
- Chỉ số tuổi thọ
Chỉ số tuổi thọ bình quân đo thành tựu tương đối về tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh
của một quốc gia, giúp phản ánh cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh.
Công thức tính:
Chỉ số tuổi thọ trung bình = Tuổi thọ trung bình – 25
6
85 – 25
- Chỉ số giáo dục
Chỉ số giáo dục đo thành tựu tương đối của một quốc gia trên cả hai thước đo về tỷ lệ
người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục: tiểu học, trung học và đại học.
Công thức tính:
Chỉ số giáo dục = 2/3 tỉ lệ số người lớn biết chữ + 1/3 tỉ lệ nhập học cấp giáo dục
1.2.2 HDI – Chỉ số tổng hợp đánh giá phát triển con người
Chỉ số phát triển con người (Human Development Index – HDI) là thước đo tổng hợp
về sự phát triển của con người phản ánh các thành tựu chung của một quốc gia theo
3 ba phương diện của sự phát triển con người:
- Một cuộc sống dài lâu và khoẻ mạnh, được đo bằng tuổi thọ trung bình tính từ lúc
sinh.
- Kiến thức, được đo bằng tỷ lệ người lớn biết chữ (với quyền số 2/3) và tỷ lệ nhập
học các cấp giáo dục tiểu học, trung học và đại học (với quyền số 1/3).
- Một mức sống hợp lý, được đo bằng GDP thực tế đầu người (PPP$).
7
Để tính được chỉ số HDI, cần phải tính từng chỉ số cho ba phương diện trên. Chỉ số HDI
tính được là giá trị trung bình của các chỉ số thước đo:
HDI =
3
INEA
III ++
Trong đó:
A
I
: chỉ số đo tuổi thọ
E
I
: chỉ số đo giáo dục
IN
I
: chỉ số đo thu nhập (mức sống)
HDI nhận các giá trị biến thiên từ 0 đến 1. Trong thực tế, giá trị HDI của một nước chỉ ra
khoảng cách giữa mức độ tiến bộ trong phát triển con người đã đạt được với giá trị cao
nhất có thể (là 1). Thách thức đặt ra đối với mỗi nước là tìm ra các giải pháp để rút ngắn
khoảng cách đó.
HDI từ 0,8 – 1 được coi là cao, từ 0,5 – 0,8 được coi là trung bình và từ 0 – 0,5 được coi
là thấp.
8
Phần 2. Thực trạng và đánh giá các tiêu chí phát
triển con người tại Việt Nam từ năm 1993 đến
nay
2.1 Đánh giá các tiêu chí cấu thành HDI
2.1.1 Tiêu chí thu nhập
-Mức độ thu nhập:
GDP bình quân đầu người trên cơ sở cân bằng sức mua (PPP USD) và GDP bình
quân đầu người thực tế (USD) từ năm 1990-2009
Gần 20 năm phát triển (1990-2008)
tốc độ tăng trưởng kinh tế của VN
liên tục giữ ở mức cao, tốc độ tăng
GDP bình quân giai đoạn 1990-
2008 là 7,56%/năm. Tốc độ tăng
kinh tế cao, trong khi tốc độ tăng
dân số được kìm hãm, đã dẫn đến
mức thu nhập GDP bình quân trên
đầu người mỗi năm một tăng. Nếu
năm 1990, GDP trên đầu người của
VN chỉ khoảng trên 100 USD, thì
đến năm 2007, GDP/người đã đạt
835 USD, tăng trên 8 lần. Năm
2008, GDP trên đầu người đạt
1.024 USD/người, với mức thu
nhập này, VN lần đầu tiên thoát ra
khỏi nhóm nước nghèo (nhóm nước
có thu nhập thấp nhất: GDP/người
dưới 935 USD). GDP trên đầu
người năm 2009 đạt 1.060 USD,
Việt Nam phấn đấu GDP trên đầu
người năm 2010 đạt 1.200 USD.
9
Năm
GDP bình quân
đầu người
(PPP USD)
GDP bình quân
đầu người
thực tế (USD)
1990 1.000
105
1993 1.100
-
1994 1.250
-
1995 1.010
288
1996 1.040
-
1997 1.208
-
1998 1.236
-
1999 1.630
-
2000 1.689
391
2001 1.860
413
2002 1.996
440
2003 2.070
492
2004 2.300
552
2005 2.490
636
2006 2.745
723
2007 3.071
835
2008 3.331 1.024
2009 3445 1.060
-Các thành tựu đạt được:
Theo tính toán từ các số liệu của Tổng cục Thống kê, GDP bình quân đầu người tính
bằng USD, nếu năm 1995 nước ta mới đạt 288 USD, đứng thứ 10 khu vực, thứ 44 châu
Á, thứ 177 thế giới, tức là còn là một trong hơn 20 nước có mức GDP bình quân đầu
người thấp nhất thế giới, thì đến năm 2003 đã đạt 492 USD, tương ứng đứng thứ 7, thứ
39, thứ 142. Đến nay, với con số hơn 1.000 USD/người, năm 2008 đã đánh dấu mốc phát
triển của nền kinh tế VN chuyển từ nhóm nước có thu nhập thấp nhất sang nhóm nước có
thu nhập trung bình dưới với GDP bình quân đầu người khoảng từ 936 đến 3.705 USD.
Ngày 14/4/2010, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố đánh giá của Nhóm đánh giá độc
lập (IEG) của WB, trong đó cho rằng những thành tựu phát triển của Việt Nam trong
nhiều năm qua là "rất ấn tượng". Năm 2009, Việt Nam đã chuyển từ nước nghèo sang
nước có thu nhập trung bình. IEG cho rằng với tốc độ tăng trưởng trung bình 7,2%/năm
trong thập kỷ trước khi xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009, khoảng 35 triệu
người Việt Nam đã thoát nghèo.
-Những vấn đề còn tồn tại
Mặc dù, năm 2008 là năm đánh dấu Việt Nam thoát ra khỏi nhóm nước nghèo nhưng
theo xếp hạng của Ngân hàng thế giới tháng 10/2008 thì Việt Nam đứng hạng 170 về thu
nhập bình quân đầu người tính theo tỷ giá VNĐ/USD, và đứng thứ 156 về thu nhập bình
quân tính đầu người theo phương pháp sức mua tương đương (PPP) trong tổng số 207
nước, vùng lãnh thổ. Quy mô GDP, qui mô xuất khẩu chiếm tỷ trọng tương ứng là 0,34%
và 0,3% so với tổng giá trị nền kinh tế và xuất khẩu của toàn thế giới. Các chỉ số xếp
hạng về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh, tham nhũng và chỉ số phát triển
giáo dục của Việt Nam đều có vị trí xếp hạng thấp trong các nền kinh tế thế giới. Bên
cạnh đó, do bị ảnh hưởng bởi lạm phát nên GDP trên đầu người tính theo sức mua tương
đương ở Việt Nam còn cao hơn nhiều so với thực tế. Lạm phát đã làm giảm sức mua của
người nghèo và làm tăng bất bình đẳng về thu nhập.
Số liệu về mức chêch lệch năm 1993 phản ánh phân bố thu nhập theo vùng là di sản từ
nhiều năm nay. Tính lịch sử này có lẽ do phân bố tài nguyên thiên nhiên phục vụ nông
nghiệp không đồng đều, và do nông nghiệp vẫn là nguồn thu nhập chính của các vùng
cho đến nay. Hiện tượng đô thị hóa gia tăng, đặc biệt với thành phố Hồ Chí Minh và Hà
Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng cũng rất đáng lưu tâm.
10
CHÊNH LỆCH THU NHẬP GIỮA CÁC VÙNG:
Phân bố thu nhập đầu người theo vùng – 1993
Vùng Thu nhập đầu người
(1000 đồng)
Số dân thành thị
(100000 người)
Số dân nông thôn
(100000 người)
Tỉ số thu nhập đầu
người nông thôn so
với thành thị
1 1258 1576,5 10532,8 0,16
2 1811 2385,6 11429,2 0,15
3 1215 936,2 8580,7 0,17
4 1444 1704,9 5669,8 0,32
5 1364 671,5 2232,0 0,43
6 4524 4008,1 4684,8 0,18
7 1818 2364,5 13167,1 0,36
Cả
nước
1949 13647,3 56296,4 0,20
Vùng 1 : Trung du Bắc bộ
Vùng 2 : Đồng bằng sông Hồng (gồm những thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Nam
Định )
Vùng 3 : Khu bốn cũ
Vùng 4 : Duyên hải miền Trung
Vùng 5 : Tây Nguyên
Vùng 6 : Đông Nam bộ (gồm TP Hồ chí Minh, Gia Định, Biên Hòa, Vũng Tàu )
Vùng 7 : Đồng bằng sông Cửu Long
CHÊNH LỆCH THU NHẬP GIỮA THÀNH THỊ - NÔNG THÔN
Sự chêch lệch thu nhập thành thị và nông thôn cũng là một sự kiện thường thấy ở những
nước nông nghiệp. Từ những thập niên vừa qua, giá quốc tế những mặt hàng nhóm một
11
(nông, lâm sản, nguyên liệu thô, sơ chế) giảm đi so với giá những mặt hàng công nghiệp.
Vì công nghiệp thường có địa bàn hoạt động trong thành thị và vùng lân cận, mức thu
nhập của dân thành thị tăng lên so với dân ở nông thôn. Ngoài ra, những tiến bộ kỹ thuật
trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến khiến mức cầu lao động nông nghiệp giảm,
lượng cung lao động vượt cầu, gây thêm tác động tiêu cực trên mức thu nhập của người
dân ở nông thôn. Ngày nay, với sự phát triển của khâu dịch vụ cũng chủ yếu là ở thành
thị, sự chêch lệch thu nhập này lại càng tăng thêm.
Thu nhập ở thành thị và nông thôn của các vùng - 1993
Vùng Tổng thu nhập
(tỉ đồng)
Thu nhập đầu
người nông
thôn
(nghìn đồng)
Tổng thu nhập
nông thôn
(tỉ đồng)
Thu nhập đầu
người thành thị
(nghìn đồng)
Tổng thu
nhập thành
thị
(tỉ đồng)
1 15233533 747,25 7870700 4670,35 7363807
2 25008100 915,0 10452777 6100,00 14552160
3 11563155 820,8 7043039 4828,04 4519973
4 10649066 968,3 5490261 3025,8 5158989
5 3960374 1044,0 2330208 2427,8 1630268
6 39327132 1459,2 6836060 8106,4 32491261
7 28236450 1430,1 18830126 3972,5 9392976
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học vừa công bố tại Hội nghị cập nhật nghèo do Viện
Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức cuối tháng 3 năm 2007: khoảng cách giữa các nhóm
người giàu nhất và nhóm người nghèo nhất đang bị nới rộng một cách liên tục và đáng
kể. Cụ thể là: năm 1993, chi cho tiêu dùng bình quân đầu người của gia đình giàu nhất
cao gấp 5 lần so với gia đình nghèo nhất thì tỷ lệ này tăng lên 6,3 lần vào năm 2004. Do
vậy, tỷ lệ chi tiêu bình quân đầu người của nhóm giàu nhất trong tổng chi tiêu dùng xã
hội tăng từ 41,8% lên 44,7%, trong khi đó nhóm nghèo nhất lại giảm từ 8,4% xuống còn
7,1% ở cùng thời kỳ. Mặc dù đời sống của người dân được cải thiện, tỷ lệ nghèo giảm,
nhưng chỉ số bất bình đẳng về thu nhập (Gini) ở Việt Nam còn cao, và tăng qua các năm
(năm 2004 Gini là 0,423, năm 2006 hệ số này là 0,425). Hệ số Gini cao thể hiện phân hóa
thu nhập, phân hóa giàu nghèo cao giữa các tầng lớp dân cư.
-Kết luận:
12
Khi thu nhập tăng, mức sống của dân cư được đảm bảo các mặt về thể lực, trí lực và tinh
thần được quan tâm tích cực và ngược lại, khi thu nhập giảm mức độ chi tiêu của dân cư
sẽ giảm tác động tiêu cực đến chất lượng dân số. Sự bất bình đẳng trong thu nhập và phân
phối thu nhập đang có xu hướng gia tăng, người giàu càng giàu thêm, các khu đô thị
thành phố càng ngày càng phát triển trong khi người nghèo càng ngày càng khó thoát
nghèo, và những vùng sâu vùng sa và những vùng đặc biệt khó khăn vẫn chưa có khả
năng phát triển, do thiếu vốn, thiếu lao động do đó chất lượng dân số vẫn ở mức thấp.
Thu nhập tăng và phân phối thu nhập tiến đến sự hợp lí luôn luôn là cái hướng đến của
toàn xã hội.
Chúng ta có thể thấy được rằng là thu nhập bình quân đầu người ở nước ta ngày càng gia
tăng, điều này được thể hiện ở thu nhập bình quân đầu người cũng như tốc độ tăng trưởng
GDP, tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước giảm dần theo các năm và mức sống của đại bộ phận
dân cư được cải thiện rõ rệt. Để đạt được những thành quả đó thì chúng ta phải kể đến
các chính sách của Nhà nước, trong quá trình phát triển kinh tế có sự hài hòa giữa các
vùng, giữa các nền kinh tế được chú trọng phát triển cũng như là các chính sách hỗ trợ
người nghèo phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống.
Bên cạnh đó, Việt Nam cần phải chú trọng đến các chính sách phát triển toàn diện để
tránh rơi vào những cái “bẫy” thu nhập trung bình như các nước Đông Nam Á khác.
2.1.2 Tiêu chí tuổi thọ
- Mức tuổi thọ
Có cuộc sống trường thọ, mạnh khỏe là một tiêu chí để đánh giá về sự phát triển của con
người. Và chỉ số tuổi thọ đã được chọn làm thước đo cho tiêu chí này. Chỉ số tuổi thọ
được tính như sau:
Chỉ số tuổi thọ trung bình T =
(Với quy ước: 85 là giá trị cực đại và 25 là giá trị cực tiểu của tuổi thọ)
13
Gần 20 năm nay từ 1990, UNDP (chương trình phát triển của Liên hiệp quốc) đều đặn
công bố các Báo cáo phát triển con người HDR (Human Development Report). Các báo
cáo HDR từ năm 1990 đến năm 2007 đã thống kê rằng:
Tuổi thọ bình quân trung bình của Việt Nam :
Năm 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Tuổi
thọ
bình
quân
trung
bình
62,7 63,4 66,0 66,4 67,4 67,8 67,8 68,2 68,6 69,0 70,5 70,8 73,7
- Việt Nam trong so sánh với một số nước ASEAN và châu Á
Ở bảng này, Việt Nam hơn được Trung Quốc,
Thái Lan, Philippin, Inđônêxia, Ấn Độ,
Mianma.
- Những thành tựu đạt được :
Trong các chỉ số phát triển cấu tạo nên HDI,
Việt Nam có chỉ số tuổi thọ tương đối có sự
lạc quan. Tính ra trong 13 năm, từ năm 1993
đến năm 2005, ta đã nâng tuổi thọ bình quân
lên 11 tuổi. Việt Nam cũng có thứ hạng cao về
tuổi thọ trên thế giới (T = 0,812, tuổi thọ bình
quân 73,7, xếp thứ 56/177 nước). Theo số liệu
mới mà chương trình phát triển Liên Hợp Quốc
(UNDP) đưa ra trong báo cáo toàn cầu sáng
ngày 5/10/2009 tại Bangkok, Thái Lan thì tuổi
thọ trung bình của người dân Việt Nam đã là
74,3 đứng thứ 54 thế giới.
Đạt được thành tựu như vậy là do nước ta đã làm tốt công tác chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ
sinh. Cuộc khảo sát năm 2002 cho thấy: Cứ 1000 ca sinh ra ở Việt Nam chỉ có 39 trẻ bị
tử vong (nhóm dân nghèo), có 14 trẻ bị tử vong (nhóm dân giàu). Chết dưới 5 tuổi thì
trong số 1000 trẻ có 53 trẻ chết (nhóm dân nghèo) và 16 trẻ chết (nhóm dân giàu). Các
14
Nước Tuổi thọ T Ghí chú
Singapore 79,4 0,907 > VN
Hàn Quốc 77,9 0,882 > VN
Brunây 76,7 0,862 > VN
Malayxia 73,7 0,812 = VN
Thái Lan 71,5 0,776 < VN
Trung Quốc 72,5 0,792 < VN
Philippin 71 0,767 < VN
Việt Nam 73,7 0,812
Inđônêxia 69,7 0,745 < VN
Ấn Độ 63,7 0,645 < VN
Mianma 60,8 0,596 < VN
con số tương ứng ở Inđonexia là: (78, 23, 109, 29). Đạt đến thành tựu này còn có sự tác
động gián tiếp của kinh tế và giáo dục. Trình độ học vấn của bố mẹ tăng lên và điều kiện
sinh hoạt vật chất được cải thiện cũng làm giảm tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và trẻ dưới
5 tuổi.
- Những vấn đề còn tồn tại :
Tuy đã đạt được một số thành tựu nhưng hệ thống y tế nước ta vẫn có rất nhiều bất cập.
Mạng lưới chăm sóc y tế ở nông thôn yếu kém. Các bệnh nhân ở khắp nơi đổ dồn về các
thành phố lớn, dẫn đến tình trạng quá tải. Thủ tục khám chữa bệnh còn rườm rà, nhất là
đối với những người sử dụng Bảo hiểm y tế, họ phải đến bệnh viện nhiều ngày mới hoàn
tất một quy trình khám chữa bệnh. Bên cạnh đó, vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn đang là
vấn đề nhức nhối trong thời gian qua. Về ngân sách cho ngành y tế, Việt Nam chúng ta
hiện nay mới có 8 USD cho một người dân chăm sóc sức khỏe trong khi đó Singapore là
1.950 USD, Nhật là 2000 USD. Ngoài ra, sự quản lý của nước ta đối với mặt hàng thuốc
còn lỏng lẻo. Các phòng khám chữa bệnh tư nhân cũng cần được kiểm soát nghiêm ngặt
hơn. Tất cả những vấn đề trên cần sớm được hoàn thiện và giải quyết trong thời gian tới.
- Kết luận về chỉ tiêu tuổi thọ:
Chỉ số tuổi thọ đo lường thành tựu tương đối về tuổi thọ ở một nước. Chỉ số này của Việt
Nam là đáng lạc quan. Ta có thể thấy, Việt Nam chỉ có GDP tính theo đầu người xếp thứ
123 và HDI xếp thứ 105 trên thế giới nhưng lại có thứ hạng về tuổi thọ khá cao. Tuổi thọ
trung bình năm 2005 của nước ta là 73,7 xếp hạng 56 và nay là 74,3 xếp hạng 54 trên thế
giới. Chỉ số tuổi thọ T = 0,812 và nó đã có phần giúp cải thiện chỉ số và thứ hạng 105/177
của HDI. Đạt được những thành tựu như vậy là do nước ta đã làm tốt công tác chăm sóc
y tế ban đầu, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh thấp và tỷ lệ tử vong ở bà mẹ sau khi sinh nở cũng
thấp. Trong thời gian tới, nước ta cần tiếp tục phát huy những điểm mạnh này, đồng thời
khắc phục những bất cập còn đang tồn tại.
2.1.3 Tiêu chí giáo dục
- Các chỉ tiêu giáo dục :
Giáo dục và chỉ số giáo dục là thành phần cơ bản trong HDI
Chỉ số giáo dục được tính từ hai nhân tố :
Nhấn tố a biểu thị cho số biết chữ của người lớn ( 15+ tuổi )
15
Nhân tố b biểu thị cho số đi học của thanh thiếu niên ( từ 16 – 24 tuổi )
a, b đều tính ra %.
G = 2*a/3 + 1*b/3
Việt Nam trong so sánh với một số nước ASEAN và châu Á
- Những thành tựu đạt
được :
Giáo dục ở nước ta xét về
tỷ lệ người biết chữ chung
(15 tuổi trở lên) có thứ
hạng tương đối cao và giá
trị không nhỏ (90,3%). Với
giá trị này ta xếp thứ 56
trên bản đồ thế giới
(Gruzia thứ nhất 100%).
Indonexia đứng trên Việt
Nam với 90,4% đứng thứ
55. Burkinafaso giá trị
23,6% xếp thứ 177 cuối
bảng. Đây là kết quả những
nỗ lực một thời gian dài của công tác xóa mù chứ và phổ cập tiểu học.
- Những vấn đề còn tồn tại: Nhìn tổng quát về GDP bình quân đầu người theo USD
hoặc USD theo PPP, Việt Nam còn ở mức thấp và chi cho giáo dục từ GDP cũng chưa
nhiều. Đầu tư cho giáo dục từ ngân sách nhà nước đều đặn tăng lên, hiện nay gần 15%
nhưng tính từ GDP chỉ có 2,3% (theo số liệu UNDP). Nếu tính đầu tư cho giáo dục trên
đầu người thì nước ta ở mức rất thấp.
Tuy nhiên giáo dục nước ta đã có sự thiểu phát và giảm phát trong những năm gần đây.
Năm Việt Nam đạt được G cao nhất = 0.84 là năm 1999 và 2000. Sau thời điểm này, từ
năm 2001, G không tăng lên được về giá trị mà giảm dần dần. Tỷ lệ đi học của thanh
thiếu niên độ tuổi 6 – 24 tuổi nước ta mới đạt 63,9 %, điều có nghĩa là cứ 1000 em ở độ
tưởi này mới có 639 em đi học, còn 371 em đang ở diện thiếu niên ngoài nhà trường. Có
thể một bộ phận này được học bổ tức văn hóa ở các trung tâm giáo dục thường xuyên,
một số học đại học ở các trường ngoài công lập.
16
Nước
Giáo dục
Ghi chú
a (%) b (%) G
Singapore 92,5 87,3 0,908 > VN
Hàn Quốc 99 96 0,980 > VN
Brunây 92,7 77,7 0,877 > VN
Malayxia 88,7 74,3 0,839 > VN
Thái Lan 92,6 71,2 0,855 > VN
Trung Quốc 90,9 69,1 0,837 > VN
Philippin 92,6 81,3 0,888 > VN
Việt Nam 90,3 63,9 0,812
Inđônêxia 90,4 68,2 0,830 > VN
Ấn Độ 61 63,8 0,620 < VN
Mianma 89,8 49,5 0,764 < VN
Tuy vậy tỷ lệ 63,9 % học ở hệ
chính quy là một tỷ lệ quá thấp.
Với kết quả này Việt Nam đang
đứng thứ 121/177 nước. Ta rơi
vào vùng các nước chậm phát
triển về giáo dục của khu vực
châu Á trong tỷ lệ này. Đành
rằng không thể huy động ra lớp
ồ ạt rồi cho lên lớp bừa bãi.
Điều này dẫn đến hiện tượng
“Ngồi nhầm lớp “ và suy giảm
chất lượng.
- Kết luận về chỉ tiêu giáo dục :
Thành tựu giáo dục nhìn chung là cao. Từ 1990 chỉ số G đạt 0.78 (báo cáo UNDP năm
1995). Sự tiến bộ của G không thật sự ổn định và có phần chậm chạp. Trong 7 năm đầu
của thời kỳ 10 năm này G tăng từ 0.78 (năm 1993) lên tới 0.84 (năm 1999) tức là tăng
6% nhưng 3 năm tiếp theo (2000-2002) G giảm từ 0.84 xuống 0.82. Phấn đấu giữ vững
được thành quả G khi đã có một mặt bằng nào đó (ở nước ta lấy ngưỡng là 0.84) và phát
triển thành quả này có độ tăng tiến liên tục đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Giáo dục không có
biện pháp mở rộng quy mô và tăng cường chất lượng, ngay lập tức đã có sự thiểu phát.
Những biện pháp cần được thực hiện ngay, chứ không thể chờ đợi cho nền kinh tế phát
triển mới lo tới vấn đề hết sức quan trọng này.
Tuy nhiên, chỉ số giáo dục của Việt Nam đã có những đóng góp nhất định vào chỉ số
HDI. Ta có thể thấy với chỉ số G = 0,815 và thứ hạng 93 nó đã có phần nào đó giúp cải
thiện chỉ số và thứ hạng của HDI với thứ hạng 105/177. Với việc thành công trong công
tác xóa mù chữ cũng như cố gắng cải thiện chất lượng giáo dục, Việt Nam đã có những
bước tiến từ năm 1993 tới nay.
Nói tóm lại, Việt Nam vẫn là vùng trũng về lĩnh vực giáo dục ở châu Á.
17
Hạng Nước USD PPP Chênh lệch so
với Việt Nam
tính theo GDP
(lần)
1 Singapo 772.7 889.4 16.7
2 Hàn Quốc 363.8 610.4 13.5
3 Malaixia 208.4 720.48 11.5
4 Thái Lan 103.0 350.50 6.6
5 Phillipin 32.1 133.4 2.5
6 Ấn Độ 19.74 109.4 2.05
7 Trung Quôc 22.74 105.3 1.9
8 Việt Nam 10.02 53
2.2 Đánh giá phát triển con người qua chỉ số HDI
- Xu thế của HDI
Từ năm 1995 tới năm 2007, HDI của Việt Nam tăng 1.16% hàng năm từ 0.561 (1985) lên
tới 0.733 (2007). Điều đáng mừng là các thành tố của HDI đều tăng.
Chỉ số HDI và các chỉ số thành phần của Việt Nam
PGS Đặng Quốc Bảo tổng hợp từ Báo cáo phát triển
con người các năm từ 1990 đến 2007 của UNDP
18
Năm Tính cho
năm
Giá trị
HDI
Thứ hạng
1990 1987 0,608 74*/130
1991 0,498 99/160
1992 0,464 102/160
1993 1991 0,472 115/160
1994 1992 0,514 116/160
1995 1992 0,539 120/174
1996 1993 0,540 121/174
1997 1994 0,557 121/175
1998 1995 0,560 122/174
1999 1997 0,644 110/174
2000 1998 0,671 108/174
2001 1999 0,682 101/162
2002 2000 0,688 109/173
2003 2001 0,688 109/175
2004 2002 0,691 112/177
2005 2003 0,704 108/177
2006 2004 0,709 109/177
2007 2005 0,733 105/177
Báo cáo phát triển con người năm
2007/2008 của LHQ cho thấy, Việt
Nam hiện có chỉ số phát triển con
người HDI ở hạng trung bình, với
chỉ số là 0,733. Tuy nhiên, nếu so
sánh với các nước đông Á trong
khu vực thì Việt Nam vẫn còn
khoảng cách quá xa để bắt kịp.
Khoảng cách chỉ số HDI của Việt
Nam với các nước phát triển còn rất
lớn.
Nước 1995 2000 2005 2007 Xếp
hạng
Việt Nam 0,672 0,711 0.704 0.733 116
Inđônêxia 0,670 0,692 0,728 0.734 111
Trung Quốc 0,691 0,732 0,777 0.772 92
Thái Lan 0,745 0,761 0,781 0.783 87
Malaixia 0,763 0,790 0,811 0.829 66
Hàn Quốc 0,801 0,892 0,921 0.937 26
Singapore 0,865 x 0,922 0.944 25
So sánh tương quan HDI Việt Nam với các quốc gia Đông Á
19
Chỉ số
Thứ
hạng
Tuổi thọ
(năm)
Biết chữ
người lớn
(15+ tuổi)
(%)
Đi học
từ 6 -
24 tuổi
(%)
GDP
bình quân
PPP
(USD)
HDI
Nước
đứng
đầu
bảng
xếp
hạng
Nhật thứ
nhất
(82,3 tuổi)
0,954
Gruzia thứ
nhất
(100%)
Australia
thứ nhất
(113%)
Luxembourg thứ
nhất (60.228)
Iceland
thứ nhất
Băng đảo
(0,968)
Nước
đừng
trên
Việt
Nam
Macedonia
thứ 55 (73,8
tuổi)
0,817
Inđônêxia thứ
56
(90,4%)
Nambia
thứ 120
(64,7%)
Vanuatu thứ
121 (3225)
Ensanvado
thứ 104
(0,735)
Thứ
hạng
và giá
trị của
Việt
Nam
Việt Nam
thứ 56 (73,7
tuổi)
0,812
Việt Nam
thứ 57
(90,3%)
Việt
Nam thứ
121
(63,9%)
Việt Nam thứ
122 (3071)
Việt Nam
thứ 105
(0,733) (*)
Nước
đứng
cuốibả
ng xếp
hạng
Zămbia
thứ 177
(40,5 tuổi)
Burkinafaso
thứ 177
(23,6%)
Niger
thứ 177
(22,7%)
Côngo
thứ 177
(714)
Siera Leon
thứ 177
(0,336)
Thứ hạng HDI và các chỉ số thành phần HDI của Việt Nam trong so sánh thế giới
20
*) Việt Nam đồng hạng với Angiêri.
Hiện trạng Việt nam và Angiêri như sau:
Nước HDI Tuổi thọ
Biết chữ (%) Đi học(%) GDP
bình quân
Việt Nam 0,733 73,7 90,3 63,9 3.071
Angiêri 0,733 71,7 69,9 73,7 7.062
PGS Đặng Quốc Bảo tổng hợp từ Báo cáo phát triển con người các năm từ 1990 đến 2007 của UNDP
Còn theo số liệu của UNDP năm 2009
Như vậy, ta có thể thấy Việt Nam là một trong những nước rất chú trọng vào việc ưu tiên
phát triển con người. Mặc dù GDP bình quân đầu người thấp (2 lần so với Angiêri)
nhưng vẫn đạt được chỉ số phát triển con người tương đương. Đây có thể coi là một trong
những thành tựu đáng kể trong việc phát triển con người tại Việt Nam hiện nay. Điều đó
chứng tỏ, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã hướng vào sự phát triển con người - vừa
là chủ thể, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của tăng trưởng kinh tế, phù hợp với định
hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở nước ta.
21
- Tuy nhiên cũng có nhiều vấn đề còn tồn tại
Tuy Việt Nam nằm trong số 100 nước luôn cải thiện được chỉ số HDI trong suốt thời gian
từ 1990 đến nay nhưng tốc độ tăng HDI của ta có chiều hướng sụt giảm tương đối. Nếu
trong thời kỳ 1990-1995, Việt Nam đứng hàng thứ 15 trong bảng xếp hạng các nước xét
về tốc độ cải thiện chỉ số HDI thì trong giai đoạn 1995-2003, Việt Nam chỉ xếp thứ 37
theo tiêu thức này với mức tăng là 6.7%. Các nước như Lào, Trung quốc, Ấn độ đều có
mức tăng trên 10%. Nhiều nước có nền kinh tế chuyển đổi đã vượt lên trên Việt Nam xét
về thành tích cải thiện HDI trong thời kỳ này. Đây chính là điều chúng ta cần lưu tâm về
tính bền vững của quá trình phát triển của Việt Nam.
Thứ bậc HDI của nước ta trên thế giới, ở châu Á và trong khu vực vẫn còn ở mức thấp.
HDI của Việt Nam còn thấp hơn mức trung bình 0,741 của thế giới, mức 0,768 của các
nước châu Á - Thái Bình Dương, thấp hơn mức trung bình 0,716 của các nước phát triển
con người trung bình. Một trong những yếu tố làm cho HDI của Việt Nam còn ở mức
thấp là do chỉ số GDP bình quân đầu người còn quá thấp. Đó chính là điều cần được quan
tâm bởi nó là tiền đề để thực hiện chăm sóc sức khỏe và nâng cao chỉ số giáo dục. Hơn
nữa, thứ bậc HDI của Việt Nam tăng lên cũng chủ yếu là nhờ sự tăng lên của chỉ số GDP
bình quân đầu người. Vì vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế để sớm đưa nước ta ra khỏi
nước kém phát triển được coi là mục tiêu hàng đầu. Mặt khác, công tác y tế, chăm sóc
sức khỏe cũng còn nhiều hạn chế. Nhiều mục tiêu như số giường bệnh, số cơ sở y tế, số
cán bộ y tế tính trên 1 vạn dân tăng chậm; có loại, có năm còn bị giảm. Sản xuất thuốc
trong nước mấy năm bị giảm; việc quản lý giá thuốc còn yếu kém nên giá thuốc mấy năm
nay tăng cao hơn nhiều so với giá tiêu dùng. Việc xã hội hóa y tế còn chậm; chậm khắc
phục sự phân biệt đối xử trong khám, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế với khám,
chữa bệnh có nộp phí dịch vụ, dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực trái với y đức. Bên cạnh
đó, chỉ số giáo dục cao, nhưng chủ yếu là xét trên số lượng (tỷ lệ biết chữ ), trong khi
chất lượng giáo dục từ phổ thông đến đại học còn thấp, chạy theo số lượng nhiều hơn là
chất lượng
22
Phần 3: Kết luận về trình độ phát triển con người
tại Việt Nam hiện nay và những kiến nghị
3.1 Trình độ phát triển con người của Việt Nam hiện nay
Báo cáo Tuổi thọ GDP Giáo dục HDI
Năm
Tính
cho
năm
Tuổi
thọ bình
quân
trung
bình
(năm)
Chỉ số
GDP
bình
quân
đầu
người
(PPP
USD)
Chỉ số
Tỷ lệ
biết
chữ
của
người
lớn
(%)
Số năm
học
tr.bình
hoặc tỷ
lệ đi học
6 - 24
tuổi
(%)
Chỉ số
Giá trị
chỉ số
phát
triển
con
người
Thứ
hạng so
với các
nước có
trong
báo cáo
Theo
%
Theo
số
thập
phân
1990 1987 62,0 0,62 1.000 0,38 80,0 - - 0,608 74*/130
1991 62,7 0,63 1.000 0,38 84,4 3,2 năm 57,3 - 0,498 99/160
1992 62,7 0,63 1.000 0,38 87,6 4,6 năm 59,9 - 0,464 102/160
1993 1991 62,7 0,63 1.100 0,40 87,6 4,6 năm 59,9 - 0,472 115/160
1994 1992 63,4 0,62 1.250 0,42 88,6 4,9 năm 60,7 - 0,514 116/160
1995 1992 65,2 0,63 1.010 0,38 91,9 49 0,78 0,539 120/174
1996 1993 65,5 0,63 1.040 0,39 92,5 51 0,79 0,540 121/174
1997 1994 66,0 0,63 1.208 0,42 93,0 55 0,80 0,557 121/175
1998 1995 66,4 0,64 1.236 0,42 93,7 55 0,81 0,560 122/174
1999 1997 67,4 0,71 1.630 0,47 91,9 62 0,82 0,644 110/174
2000 1998 67,8 0,71 1.689 0,47 92,2 63 0,83 0,671 108/174
2001 1999 67,8 0,71 1.860 0,49 93,1 67 0,84 0,682 101/162
2002 2000 68,2 0,72 1.996 0,50 93,4 67 0,84 0,688 109/173
2003 2001 68,6 0,73 2.070 0,51 92,7 64 0,83 0,688 109/175
2004 2002 69,0 0,73 2.300 0,52 90,3 64 0,82 0,691 112/177
2005 2003 70,5 0,76 2.490 0,54 90,3 64 0,82 0,704 108/177
2006 2004 70,8 0,76 2.745 0,55 90,3 63 0,81 0,709 109/177
2007 2005 73,7 0,812 3.071 0,572 90,3 63,9 0,815 0,733 105/177
Chỉ số HDI và các chỉ số thành phần của Việt Nam
23
Trong những năm qua, chất lượng dân số ở nước ta được nâng lên không ngừng. Theo
báo cáo phát triển con người của UNDP, Việt Nam được coi như một ví dụ thành công
tiêu biểu cho nhóm các nước đang phát triển về khả năng tương tác cân bằng giữa phát
triển kinh tế và phát triển con người. Với nhiều nỗ lực thì chỉ số phát triển con người của
nước ta đã liên tục tăng, tuy nhiên vẫn chưa cao. Với HDI = 0.733, nước ta xếp thứ 105
trong 177 quốc gia được so sánh. Tóm lại, Việt Nam hiện nay vẫn là một nước có trình
độ phát triển con người trung bình trên thế giới.
3.2 Kiến nghị giải pháp nâng cao trình độ phát triển con người ở Việt Nam trong
thời gian tới
Để nâng cao trình độ phát triển con người Việt Nam, nhóm dựa vào việc phân tích tháp
nhu cầu của Maslow. Tháp nhu cầu gồm 8 bậc:
- Nhu cầu cơ bản (basic needs)
- Nhu cầu về an toàn (safety needs)
- Nhu cầu về xã hội (social needs)
- Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs)
- Nhu cầu về nhận thức (cognitive needs)
- Nhu cầu về thẩm mỹ (aesthetic needs)
- Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs)
- Sự siêu nghiệm (transcendence)
24
Để nâng cao trình độ phát triển con người nhóm chú trọng vào 3 nhóm nhân tố sau đây:
1. Nâng cao thu nhập đầu người
2. Nâng cao chất lượng y tế
3. Nâng cao chất lượng giáo dục
Những đề xuất này giải quyết được theo trình tự các nấc thang của Maslow. Nâng cao thu
nhập và chất lượng y tế ta giải quyết được bậc 1 (nhu cầu sinh lý của con người). Nhóm
bỏ đi bậc 2, vì nhận thấy luật pháp và việc thi hành luật tại Việt Nam về đảm bào an toàn
cho cá nhân rất tốt. Với bậc 3, 4, 5 trong mô hình được giải quyết bằng tổng thể các giải
pháp nâng cao thu nhập, y tế và chất lượng giáo dục.
Bên cạnh đó, nhóm cũng đưa ra một mô hình để phân tích, đối chứng giữa các chỉ số giáo
dục trong mối tương quan với tăng trưởng. Mô hình này được phân tích ở phần “Nâng
cao chất lượng giáo dục".
Sau đây là các giải pháp cụ thể.
1. Các giải pháp tăng thu nhập đầu người:
Trong chính sách tăng GDP, Việt Nam phải nỗ lực nhiều hơn, cải thiện môi trường đầu
tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh để thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của các
quốc gia tiên tiến.
Lạm phát làm giảm sức mua của người nghèo và làm tăng bất bình đẳng về thu nhập. Vì
vậy, để hạn chế ảnh hưởng tăng giá đến đời sống người dân có thu nhập thấp thì Chính
phủ cần đề ra một loạt giải pháp như cấp dầu, hỗ trợ tiền điện cho người dân vùng sâu,
xa, dân tộc, hỗ trợ ngư dân đóng tàu lớn, sử dụng ít nguyên liệu để đánh bắt xa bờ,
nghiên cứu hỗ trợ về đào tạo, bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm thuyền viên. Ngoài ra, cần
tăng cường đầu tư xây dựng cảng cá, khu neo đậu…
Muốn thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, cần có các chính sách ưu tiên củng cố hệ thống
an sinh xã hội theo hướng mở rộng diện bao phủ phổ cập đến mọi người dân, để nhiều hộ
nghèo có mức thu nhập chi cho tiêu dùng ở ngay sát trên chuẩn nghèo được bảo vệ trước
tác động của các cú sốc trong bối cảnh hội nhập; cần phải có giải pháp đồng bộ, quy định
chặt chẽ cho người có thu nhập thấp trong vấn đề nhà ở như chính sách bán trả góp với
thời gian dài hạn không tính lãi suất…
Trong việc giảm sự chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, đặc biệt ở khu vực nông thôn,
miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, cần thúc đẩy việc đa dạng hoá thu nhập trong nông
25