Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bai tap trac nghiem si 10(phần HK2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.15 KB, 4 trang )

TRẮC NGHIỆM
Nội dung soạn từ bài 22 đến bài 32(sinh học 10 - cơ bản)
1.Lên men ở tế bào nhân thực xảy ra ở:
A) màng trong ti thể B) tế bào chất C) màng sinh chất D) nhân con
2.Hô hấp hiếu khí ở tế bào nhân thực xảy ra ở:
A) màng trong ti thể B) tế bào chất C) màng sinh chất D) nhân con
3. Chất nhận điện tử cuối cùng trong hô hấp hiếu khí là
A) O
2
B) chất hữu cơ C) chất vô cơ D) NO
3
-
, SO
4
2-
4. Chất nhận điện tử cuối cùng trong hô hấp kị khí là
A) NO
3
-
, SO
4
2-
B) chất hữu cơ C) chất vô cơ D) O
2

5.Vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng và nguồn cacbon là chất hữu cơ, đó là vi sinh vật:
A) quang dị dưỡng B)quang tự dưỡng C) hoá tự dưỡng D) hoá dị dưỡng
6.Vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng và nguồn cacbon là CO
2
, đó là vi sinh vật:
A) quang tự dưỡng B) quang dị dưỡng C) hoá tự dưỡng D) hoá dị dưỡng


7.Vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng là chất hữu cơ và nguồn cacbon là chất hữu cơ , đó là vi sinh vật:
A) hoá dị dưỡng B) quang dị dưỡng C) hoá tự dưỡng D) quang tự dưỡng
8.Sản phẩm cuối cùng của sự phân giải hợp chất hữu cơ là
A) CO
2
và H
2
O B) chất vô cơ C) chất hữu cơ D) vô cơ, hữu cơ
9.Ở vi khuẩn sự hô hấp hiếu khí diễn ra tại:
A) màng sinh chất
B) màng trong ti thể
C) trong các bào
quan
D) tế bào chất
10. Ở vi khuẩn, phân giải 1 phân tử glucô tế bào tích luỷ được số năng lượng ATP là:
A) 38 B) 36 C) 34 D) 40
11.Lên men rượu là do vi sinh vật nào gây nên?
A) Vi khuẩn B) nấm men C) xạ khuẩn D) virut
12.Sự tổng hợp prôtêin là do các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết:
A) peptit B) hidrô C) cộng hóa trị D) ion
13.Sản xuất nước tương dựa vào 2 enzim chủ yếu là
A) amilaza và
prôtêaza
B) amilaza và lipaza
C) kitinaza và lipaza
D) lipaza và
xenlulaza
14.Lên men lactic là do vi sinh vật nào gây nên?
A) Vi khuẩn B) nấm C) xạ khuẩn D) virut
15. Sự tổng hợp lipit là do sự kết hợp giữa

A) glixêrol và axit béo
B) axit béo và đường
C) glixêrol và đường
D) axit béo và axit amin
16.Enzim thủy phân lipit là
A) lipaza B) prôtêaza C) amilaza D) xenlulaza
17.Đa số nấm men sinh sản bằng:
A) phân đôi B) sinh sản hữu tính C) nảy chồi D) sinh sản bào tử
18.Vi sinh vật nào sau đây sinh sản bằng bào tử đốt?
A) Xạ khuẩn. B) Nấm men rượu. C) Trùng đế giày. D) Tảo lục
19.Canxi đipicôlinat được tìm thấy ở loại bào tử nào?
A) Bào tử trần B) Bào tử đốt C) Nội bào tử D) Ngoại bào tử
20. Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng cách:
A) Bào tử vô tính B) Bào tử tiếp hợp C) Nảy chồi D) Phân đôi
21.Quần thể ban đầu có số lượng tế bào: N
0
= 3 , thời gian thế hệ: g = 120 phút.Vậy số lượng tế bào trong
quần thể nấm men rượu sau 24 giờ là:
A) 12 288 B) 12 324 C) 12 296 D) 12 286
22.Vi khuẩn lactic có thời gian thế hệ là g = 100 phút. Vậy trong 10 giờ, số lần phân chia của vi khuẩn là
A) 3 B) 5 C) 4 D) 6
23.Số lượng tế bào của quần thể vi khuẩn trong bình nuôi cấy ban đầu là N
0
= 5. Sau một thời gian có số
lượng tế bào là N
t
= 5120. Vậy số lần phân chia của vi khuẩn là
A) 10 B) 12 C) 8 D) 20
24.Vi khuẩn tiết ra enzim xenlulaza để làm gì?
A) làm cho đất giàu dinh dưỡng và tránh ô nhiễm môi trường

B) phân giải xenlulôzơ
C) phân giải xác thực vật, tạo thành phân hữu cơ
D) Tất cả ý trên
25.Vi sinh vật nhân sơ là vi sinh vật có đặc điểm:
A) chưa có màng nhân
B) chưa có nhân
C) chưa có cấu tạo tế bào
D) có cấu tạo tế bào
26.Vi sinh vật nhân thực là vi sinh vật có đặc điểm:
A) có màng nhân
B) chưa có nhân
C) chưa có cấu tạo tế bào
D) có cấu tạo tế bào
27. Đạm trong nước tương và trong nước mắm từ đâu ra?
A) quá trình phân giải prôtêin
B) quá trình phân giải đường
C) quá trình phân giải lipit
D) các quá trình phân giải
28.Trong nuôi cấy không liên tục quần thể vi sinh vật, pha nào có số lượng tế bào nhiều nhất và không đổi
theo thời gian?
A) pha cân bằng
B) pha tiềm phát
C) pha lữy thừa
D) pha suy vong
29.Thời gian thế hệ của vi sinh vật là thời gian được tính:
A) từ khi 1 tế bào sinh ra cho đến khi tế bào đó phân chia
B) từ khi hình thành trứng và tinh trùng đến khi tạo thành hợp tử
C) từ khi sinh ra đến chết
D) từ khi xuất hiện đến khi quần thể suy vong
30. Để không xảy ra pha suy vong của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy, người ta làm gì?

A) Bổ sung chất dinh dưỡng và lấy ra một lượng dịch nuôi cấy
B) Bổ sung liên tục chất dinh dưỡng
C) Lấy ra sản phẩm nuôi cấy
D) Thường xuyên thanh trùng môi trường
31.Vì sao phải để thức ăn vào tủ lạnh:
A) Ức chế sự sinh sản, sinh trưởng của vi sinh vật
B) Không cho vi sinh vật gây hại vào thức ăn
C) Thức ăn ngon hơn
D) Tăng hương vị thức ăn
32. Trong nuôi cấy không liên tục quần thể vi sinh vật, có số pha sinh trưởng là
A) 4 B) 2 C) 3 D) 5
33. Trong nuôi cấy liên tục quần thể vi sinh vật, có số pha sinh trưởng là
A) 4 B) 2 C) 3 D) 5
34.Trong nuôi cấy liên tục quần thể vi sinh vật , không xảy ra pha:
A) pha tiềm phát và pha suy vong
B) pha luỷ thừa
C) pha cân bằng
D) pha suy vong
35.Dùng chất hóa học nào để thanh trùng nước máy, bể bơi :
A) Clo B) êtanol C) phênol D) Iôt
36.Câu nào sau đây sai khi nói về hình thức sinh sản của vi sinh vật?
A) Ngoại bào tử và nội bào tử đều là hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ
B) Xạ khuẩn là nhóm vi khuẩn Gram dương, sống chủ yếu trong môi trường đất
C) Tảo lục và trùng đế giày đều có thể sinh sản hữu tính
D) Vi sinh vật nhân sơ và nhân thực đều diễn ra hình thức sinh sản vô tính
37.Vi khuẩn so với các nhóm vi sinh vật khác cần độ ẩm:
A) thấp B) vừa C) cao D) rất thấp
38.Ánh sáng có bước sóng dài ( >400 nm) sẽ:
A) giúp vi sinh vật quang hợp và hình thành bào tử sinh sản
B) tiêu diệt vi sinh vật

C) ức chế vi sinh vật chuyển động hướng sáng
D) không có lợi cũng không có hại
39. Virut có cấu tạo đơn giản gồm
A) lõi axit nuclêic và vỏ capsit
B) lõi axit và đường
C) ARN và photpho lipit
D)ADN và axit béo
40. Virut trần là virut:
A) chỉ có lõi axit nuclêic và vỏ capsit
B) chỉ có lõi axit nuclêic
C) có ARN và ADN
D) không có các vỏ bọc
41.Đặc điểm của virut là
A) kí sinh nội bào bắt buộc
B) kích thước siêu nhỏ
C) hệ gen chỉ chứa ADN hoặc ARN
D) tất cả ý trên
42.Virut có tính chất nào sau đây:
A) chỉ chứa ADN hoặc ARN
B) có cấu tạo tế bào
C) chứa cả ADN và ARN
D) sinh sản độc lập
43.Virut nào sau đây có cấu trúc xoắn?
A) Virut khảm thuốc lá
B) Virut dại, virut bại liệt
C) virut đậu mùa, virut cúm
D) Virut sởi, phagơ
44.Chu trình nhân lên của virut gồm các giai đoạn lần lượt là
A) sự hấp phụ, xâm nhập, sinh tổng hợp, lắp ráp, phóng thích
B) sự hấp phụ, sinh tổng hợp, lắp ráp, phóng thích

C) xâm nhập, sinh tổng hợp, phóng thích
D) sự hấp phụ, xâm nhập, lắp ráp, phóng thích
45.HIV là virut gây hội chứng AIDS, trước tiên đã tấn công vào:
A) tế bào của hệ thống miễn dịch
B) tế bào thần kinh
C) tế bào cơ tim
D) tế bào sinh dục
46.Hãy chọn phương án đúng :
A) Người ta tìm thấy HIV trong máu, tinh dịch hoặc dịch nhầy âm đạo
B) HIV dễ lan truyền qua đường hô hấp, và khi dùng chung bát đũa
C) HIV tấn công vào các tế bào hồng cầu
D) HIV có thể lây lan do các vật trung gian như muỗi, bọ chét
47.Bệnh nào là do virut và muỗi là vật trung gian truyền bệnh ?
A) sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản
B) sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản
C)cúm, đậu mùa, sốt rét
D) sởi, sốt xuất huyết, dại
48.Biện pháp phòng bệnh virut là
A) Chọn giống sạch bệnh
B) vệ sinh đồng ruộng
C) tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh
D) Tất cả các ý trên
49.Virut thường không thể xâm nhập vào tế bào thực vật được vì:
A) Thành tế bào rất bền vững
B) Không có thụ thể thích hợp
C) Kích thước virut thường lớn hơn
D) Không có khe hở nào qua được
50. HIV là gì?
A) Virut gây suy giảm miễn dịch ở người
B) vi khuẩn gây bệnh AIDS

C) virut gây bệnh cúm gia cầm
D) Căn bệnh thế kỉ của loài người
51.Virut, được phát biểu là
A) thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ
B) tế bào nhân sơ
C) có cấu trúc đơn giản gồm một tế bào
D) có hình thức sinh sản đặc biệt
52.Vacxin H
5
N
1
được dùng để tiêm phòng cho:
A) gia cầm B) vật nuôi C) Gia súc D) Người
53. HIV lây truyền qua các con đường là
A) Đường máu, đường tình dục, mẹ sang con
B) nước bọt, tắm chung
C) ăn uống chung, ngủ chung
D) đường máu, hôn nhau
54.Miễn dịch tế bào là
A) miễn dịch có sự tham gia của tế bào T độc
B) miễn dịch có sự tham gia của các kháng thể
C) miễn dịch có sự tham gia của tế bào hồng cầu
D) miễn dịch có sự tham gia của tế bào lymphô B
55. Miễn dịch không đặc hiệu:
A) mang tính chất bẩm sinh
B) mang tính chất di truyền
C) không có ý nghĩa quan trọng
D) có ý nghĩa quan trọng
56.Miễn dịch đặc hiệu:
A) xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập vào

B) có sự tham gia của các kháng thể nằm trong thể dịch
C) co sự tham gia của tế bào lymphô T độc
D) Tất cả ý trên
57.Bệnh truyền nhiễm muốn gây bệnh phải hội đủ các điều kiện nào?
A) Độc lực, số lượng nhiễm đủ lớn, con đường xâm nhiễm
B) Độc lực, môi trường, con đường xâm nhiễm
C) Mầm bệnh, môi trường, cơ thể người bệnh
D) Mầm bệnh, con đường, cơ thể người bệnh
58.1.Ghép cột (2 điểm):
Vi SINH VẬT CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN TRẢ LỜI
1.Vi khuẩn A) phân đôi 1…
2.Xạ khuẩn B) ngoại bào tử 2…
3.Nấm penicillium C) sinh sản hữu tính 3….
4.Trùng giày D) bào tử trần 4….
E) bào tử đốt
F) nảy chồi
58.2.Ghép cột (2 điểm):
Vi SINH VẬT CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN TRẢ LỜI
1. Nấm men A) phân đôi 1…
2.Tảo lục B) bào tử kín 2…
3.Nấm penicillium C) sinh sản hữu tính 3….
4. Xạ khuẩn D) bào tử trần 4….
E) bào tử đốt
F) nảy chồi
59.1.Chọn Đúng / Sai (Đ/ S) cho những phát biểu dưới đây(1 điểm): Đ S
A) Trong sữa chua thường có mặt rất nhiều vi sinh vật có hại  
B) Nhiệt độ thấp dùng để thanh trùng, nhiệt độ cao để ức chế sinh sản  
C) Giảm phân tạo ra các giao tử có số lượng NST giảm đi một nữa.  
D) Nấm men được ứng dụng trong sản xuất protein đơn bào  
59.2.Chọn Đúng / Sai (Đ/ S) cho những phát biểu dưới đây: Đ S

A) Nguyên phân xảy ra ở tế tử có số lượng NST giảm đi một nữa.  
B) Nhiệt độ thấp dùng để thanh trùng, nhiệt độ cao để ức chế sinh sản  
C) Xạ khuẩn là nhóm vi khuẩn có hình thức sinh sản bằng bào tử đốt  
D) Nấm men là vi sinh vật nhân sơ vì có hình thức sinh sản đơn giản là phân đôi  

×