Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giáo án Sinh 7 - THỰC HÀNH: MỔ VÀ QUAN SÁT TÔM SÔNG pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134 KB, 4 trang )

THỰC HÀNH: MỔ VÀ QUAN SÁT TÔM SÔNG

A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm:
- Giúp hs mổ và qs cấu tạo mang: Nhận biết phần gốc chân ngực và các lá
mang, 1 số nội quan của tôm như ( hệ tiêu hoá, hệ thần kinh) Viết thu hoạch:
tập ghi chú thích đúng cho các hình câm trong sgk.
- Rèn luyện cho hs kĩ năng mổ ĐVKXS, biết sử dụng các dụng cụ mổ.
- Giáo dục cho hs thái độ nghiêm túc, cẩn thận.
B. Phương pháp: Thực hành
C. Chuẩn bị:
1. GV: Chậu mổ. Bộ đồ mổ. kính lúp, tôm sông.
2. HS: Tôm sông
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định: (1’) 7A: 7B:
II. Bài cũ: (5’) GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: (1’) Chúng ta đã nghiên cứu hình dạng và 1 số cơ quan của
tôm. Hôm nay chúng ta cùng chứng minh điều đó.
1. Triển khai bài:
Hoạt động1: ( 8’) Tổ chức thực hành
- GV nêu y/c của tiết thực hành ( sgk)
- Phân chia nhóm thực hành và kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
Hoạt động 2: ( 32’) Tiến trình thực hành:
- Bước 1: GV hướng dẫn nội dung thực hành
1. Mổ và quan sát mang tôm.
- GV HD cách mổ như HD ở hình 23.1A, B (SGK T77)
- Dùng kính lúp qs 1 chân ngực kèm lá mang  nhận biết các bộ phận 
chú thích vào hình 23.1 thay các con số 1, 2, 3, 4.
- Thảo luận ý nghĩa đặc điểm lá mang với chức năng hô hấp  điền bảng.
Bảng 1: ý nghĩa đặc điểm của lá mang
Đặc điểm lá mang ý nghĩa


- Bám vào gốc chân ngực
- Thành túi mang mỏng
- Có lông phủ
- Tạo dòng nước đem theo oxi
- TĐK dễ dàng
- Tạo dòng nước
a. Mổ tôm:
- Cách mổ SGK
- Đổ nước ngập cơ thể tôm
- Dùng kẹp nâng tấm lưng vừa cắt bỏ ra ngoài.
b. Quan sát cấu tạo các hệ cơ quan
- Cơ quan tiêu hoá
- Đặc điểm: Thực quản ngắn, dạ dày có màu tối, cuối dạ dày có tuyến gan,
ruột mảnh, hậu môn ở cuối đuôi tôm.
- QS trên mẫu mổ đối chiếu hình 23.3 A ( SGK T 78) nhận biết các bộ phận
của cơ quan tiêu hoá.
- Điền chú thích vào các chữ số ở hình 23.3B
Cơ quan thần kinh:
- Cách mổ: Dùng kéo và kẹp gở bỏ toàn bộ nội quan  chuỗi hạch TK màu
sẫm sẽ hiện ra  qs các bộ phận của các cơ quan TK.
- Cấu tạo: + Gồm 2 hạch não với 2 dây nối với hạch dưới hầu tạo nên vòng
TK hầu lớn
+ Khối hạch ngực tập trung thành chuỗi
+ Chuỗi hạchk TK bụng
- Tìm chi tiết cơ quan TK trên mẫu mổ.
- Chú thích vào hình 23.3C
- Bước 2: HS tiến hành quan sát:
- HS tiến hành theo các nội dung đã hướng dẫn.
- GV đi đến các nhóm kiểm tra việc thực hành của hs, hổ trợ các nhóm yếu,
chửa sai sót ( nếu có)

- HS chú qs đến đâu ghi chép đến đó.
- Bước 3: Viết thu hoạch:
- Hoàn thành bảng ý nghĩa đặc điểm các lá mang ở nội dung 1
- Chú thích các hình 23.1B; 3.3B,C; thay các chữ số.

IV. Kiểm tra, đánh giá: (5’)
- Nhận xét tinh thần thái độ của các nhóm trong giờ thực hành.
- Đánh giá mâũ mổ của các nhóm .
- GV căn cứ vào kĩ thuật mổ và kết quả bài thu hoạch để cho điểm các
nhóm.
- Các nhóm dọn vệ sinh.
V. Dặn dò: (1 ‘)
- Sưu tầm tranh ảnh một số đại diện của giáp xác.
- Kẻ phiếu học tập và bảng sgk ( T81) vào vở BT.

    

×