CHƯƠNG I- TẾ BÀO THỰC VẬT
Bài 5:
KÍNH LÚP, KÍNH HIỂN VI VÀ CÁCH SỬ DỤNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh nhận biết được các bộ phận của kính lúp và kính hiển vi.
- Biết cách sử dụng kính lúp, các bước sử dụng kính hiển vi.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng thực hành.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ kính lúp và kính hiển vi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- GV: Kính lúp cầm tay, kính hiển vi. Mẫu: 1 vài bông hoa, rễ nhỏ.
- HS: 1 đám rêu, rễ hành.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
- Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết thực vật có hoa và thực vật không có
hoa?
- Kể tên 5 cây trồng làm lương thực? Theo em, những cây lương thực trên
thường là cây 1 năm hay lâu năm?
3. Bài học
VB: Chúng ta đã tìm hiểu trùng roi xanh, hôm nay chúng ta tiếp tục
nghiên cứu một số đại diện khác của ngành động vật nguyên sinh: Trùng
biến hình và trùng giày.
Hoạt động 1: Kính lúp và cách sử dụng
Mục tiêu: HS biết cách sử dụng kính lúp cầm tay.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
+ Vấn đề 1: Tìm hiểu cấu tạo kính
lúp.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin
SGK trang 17, cho biết kính lúp có
cấu tạo như thế nào?
+ Vấn đề 2: Cách sử dụng kính lúp
cầm tay.
- HS đọc nội dung hướng dẫn SGK
- Đọc thông tin, nắm bắt, ghi nhớ cấu
tạo.
- HS cầm kính lúp đối chiếu các
phần như đã ghi trên.
- Trình bày lại cách sử dụng kính lúp
cho cả lớp cùng nghe.
trang 17, quan sát hình 5.2 SGK
trang 17.
+ Vấn đề 3: Tập quan sát mẫu bằng
kính lúp.
- GV: Quan sát kiểm tra tư thế đặt
kính lúp của HS và cuối cùng kiểm
tra hình vẽ lá rêu.
- HS quan sát 1 cây rêu bằng cách
tách riêng 1 cây đặt lên giấy, vẽ lại
hình lá rêu đã quan sát được trên
giấy.
Kết luận:
+ Kính lúp gồm 2 phần: tay cầm bằng kim loại, tấm kính trong lồi 2 mặt.
Hoạt động 2: Kính hiển vi và cách sử dụng
Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo và cách sử dụng hiển vi.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
+ Vấn đề 1: Tìm hiểu cấu tạo kính
hiển vi.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm vì
mỗi nhóm (1 bàn) có 1 chiếc kính
- Đặt kính trước bàn trong nhóm cử 1
người đọc SGK trang 18 phần cấu
tạo kính.
- Cả nhóm nghe đọc kết hợp với
hình 5.3 GSK trang 18 để xác đinh
(nếu không có điều kiện thì dùng 1
chiếc kính chung).
- GV kiểm tra bằng cách gọi đại diện
của 1-2 nhóm lên trước lớp trình bày.
- Bộ phận nào của kính hiển vi là
quan trọng nhất? Vì sao?
- GV nhấn mạnh: đó là thấu kính vì
có ống kính để phóng to được các
vật.
+ Vấn đề 2: Cách sử dụng kính hiển
vi
- GV làm thao thao tác sử dụng kính
để cả lớp cùng theo dõi từng bước.
- Nếu có điều kiện GV có thể phát
cho mỗi nhóm 1 tiêu bản mẫu để tập
quan sát.
các bộ phận của kính.
- Trong nhóm nhắc lại 1-2 lần để cả
nhóm cùng nắm đầy đủ cấu tạo của
kính.
- Các nhóm còn lại chú ý nghe rồi bổ
sung (nếu cần).
- HS có thể trả lời những bộ phận
riêng lẻ như ốc điều chỉnh hay ống
kính, gương
- Đọc mọc SGk trang 19 nắm
được các bước sử dụng kính.
- HS cố gắng thao tác đúng các bước
để có thể nhìn thấy mẫu.
Kết luận:
- Kính hiển vi có 3 phần chính:
+ Chân kính
+ Thân kính
+ Bàn kính
4. Củng cố
- Gọi 1-2 HS lên trình bày lại cấu tạo của kính lúp và kính hiển vi.
- Nhận xét, đánh giá điểm nhóm nào học tốt trong giờ.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài.
- Đọc mục “Em có biết”
- Chuẩn bị mỗi nhóm mang 1 củ hành tây, 1 quả cà chua chín