Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Sinh học 10 - Tiết 14 (bài 15) TẾ BÀO NHÂN THỰC (tiếp theo) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.15 KB, 13 trang )

Tiết 14 (bài 15)
TẾ BÀO NHÂN THỰC (tiếp theo)

I/ MỤC TIÊU
1/ Kiến thức
a/ Cơ bản
Học xong bài này, học sinh phải:
-Mô tả được cấu trúc và chức năng của ti thể và lục lạp.
-Thấy rõ tính thống nhất giữa cấu trúc và chức năng của ti thể và lục
lạp.
-So sánh được cấu trúc và chức năng của ti thể và lục lạp.
b/ Trọng tâm
Cấu trúc và chức năng của ti thể và lạp thể.
2/ Kỹ năng
Rèn luyện một số kỹ năng:
-Phân tích, so sánh, tổng hợp.
-Phân tích tranh hình để nhận biết kiến thức.
II/ CHUẨN BỊ
1/ Giáo viên
-Tranh câm về cấu trúc ti thể, hình SGK phóng to.
-Phiếu học tập
SO SÁNH TI THỂ VÀ LỤC LẠP
Ti thể Lục lạp
Màng
Loại tế bào
Tổng hợp và sử dụng
ATP

2/ Học sinh
-Cấu trúc và chức năng của ti thể và lục lạp.
-So sánh ti thể và lục lạp.


III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/ Kiểm tra
Mô tả cấu trúc nhân của tế bào nhân thực. So sánh với vùng nhân của tế
bào nhân sơ.
2/ Bài mới
Tại sao mặt trên lá cây có màu xanh đậm hơn? (do mặt trên có nhiều lục
lạp hơn)
Lục lạp có cấu trúc và chức năng như thế nào? Để tìm hiểu vấn đề này
chúng ta tiếp tục tìm hiểu về cấu trúc tế bào nhân thực: bài 15 Tế bào nhân
thực (tt).

Hoạt động 1: TÌM HIỂU TI THỂ
Mục tiêu: Học sinh nắm được cấu trúc và chức năng của ti thể.
Hoạt động của thầy - trò Nội dung


GV treo tranh câm về cấu trúc của
ti thể và yêu cầu học sinh chú thích
các phần của ti thể.
HS vận dụng kiến thức đã học ở
lớp dưới để hoàn thành các phần chú
thích.
HS nghiên cứu SGK và hình vẽ
về cấu trúc ti thể để mô tả.
GV nhận xét, đánh giá hoàn thiện
kiến thức.





II/ Ti thể
1/ Cấu trúc



-Hình dạng: hình cầu hoặc thể sợi
ngắn.
-Thành phần: chứa nhiều prôtêin
và lipit, ngoài ra còn chứa axit
nuclêic và ribôxôm.
-Cấu trúc:
+Bên ngoài: là lớp màng kép gồm
hai lớp:
*Màng ngoài trơn nhẵn.
*Màng trong ăn sâu vào
khoang ti thể tạo ra các mào, trên


-GV: So sánh diện tích bề mặt giữa
màng ngoài và màng trong ti thể
màng nào có diện tích lớn hơn? Vì
sao?
HS: Màng trong có diện tích lớn
hơn nhờ có gấp nếp tạo thành các
mào.
GV: Tế bào cơ tim, tế bào gan
khoảng 2500 ti thể. Tế bào cơ ngực
ở những loài chim bay cao, bay xa
có khoảng 2800 ti thể.
-Tại sao những tế bào trên lại có

nhiều ti thể?
HS: Tế bào cơ tim, gan, tế bào cơ
ngực là những tế bào hoạt động
nhiều, tiêu tốn nhiều năng lượng. 
Có sự liên quan giữa năng lượng với
số lượng ti thể.
mào có enzim hô hấp.
+Bên trong: chất nền bán lỏng.














2/ Chức năng
-Là nơi cung cấp năng lượng cho
tế bào dưới dạng các phân tử ATP.
-Tạo nhiều sản phẩm trung gian
GV: Bằng phương pháp nghiền
nhỏ tế bào, sau đó dùng phương
pháp ly tâm với tốc độ lớn, tách
được ti thể ra khỏi tế bào, rồi nuôi ti

thể trong invitro chúng có khả năng
phân giải gluxit, axit béo thành CO
2
,
H
2
O. Trong quá trình đó có sử dụng
oxy và sản sinh ra các dạng photphat
hữu cơ giàu năng lượng.
-GV: Từ những phân tích và kết
hợp với kết quả thực nghiệm em hãy
khái quát chức năng của ti thể.
Chúng ta cần lưu ý, số lượng của ti
thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện
môi trường và trạng thái sinh lý của
cơ thể.
-GV: Cấu trúc của ti thể thể hiện sự
phù hợp với chức năng ở những
điểm nào?
HS: Cấu trúc màng kép, màng
có vai trò quan trọng trong quá trình
chuyển hóa vật chất.





trong gấp nếp và có hệ thống enzim
hô hấp.
Củng cố phần I: Ti thể có nguồn

gốc từ vi khuẩn hiếu khí sống cộng
sinh trong tế bào nhân thực. Ti thể
có trong tất cả tế bào nhân thực, làm
nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho
mọi hoạt động sống của tế bào. Ti
thể được bao bọc bởi màng kép,
Màng ngoài nhẵn, được tạo thành từ
mạng lưới nội chất trơn. Màng trong
gấp nếp tạo nhiều mào (crista) ngăn
ti thể thành hai xoang: xoang trong
và xoang ngoài. Xong trong chứa
chất nền (matrix) dạng bán lỏng và
có nhiều enzim của chu trình Crep.
Xoang ngoài nằm giới hạn giữa hai
lớp màng của ti thể là kho chứa các
ion H
+
. Trên bề mặt của màng trong
đính các hạt cực nhỏ có chứa các
enzim tham gia vào hệ thống truyền
điện tử, tức là các enzim có vai trò
quan trọng việc biến đổi năng lượng
dự trữ trong các nguyên liệu hô hấp
(glucôzơ) thành năng lượng ATP
cho tế bào.
Ngoài ra, ti thể cũng có khả năng
tự tổng hợp một số loại prôtêin cần
thiết cho mình (các enzim oxi hóa)
do ti thể chứa ADN dạng vòng,
ARN, enzim và ribôxôm riêng

(giống như ribôxôm của tế bào vi
khuẩn). Tất cả các ti thể trong tế bào
nhân thực đều được tạo ra bằng cách
nhân đôi những ti thể đã tồn tại trước
nó.

Hoạt động 2: TÌM HIỂU LỤC LẠP
Mục tiêu: Học sinh nắm được cấu trúc và chức năng của lục lạp cũng như
biết liên hệ thực tế để ứng dụng có hiệu quả trong trồng trọt.


GV cho học sinh quan sát một
chậu cây và giới thiệu những lá được
chiếu sáng nhiều và những lá được
chiếu sáng ít. Sau đó yêu cầu học
sinh đưa ra nhận xét về màu sắc lá và
giải thích tại sao?
HS: Lá nhận được nhiều ánh sáng
có màu xanh đậm còn là nhận ít ánh
sáng có màu sanh nhạt.
Có sự liên quan giữa lục lạp và
ánh sáng.
Diệp lục trong lục lạp được tạo
thành ngoài ánh sáng.
GV yêu cầu học sinh quan sát
hình 15.2 và nội dung SGK để miêu
tả cấu trúc siêu hiển vi và vị trí của
lục lạp.

II/ Lục lạp

1/ Cấu trúc




-Vị trí: Lục lạp có trong các tế
bào có chức năng quang hợp của
thực vật.
-Hình dạng: bầu dục.
-Cấu trúc:
+Phía ngoài được bao bọc bởi hai
lớp màng kép (cả 2 đều trơn).
+Bên trong:
*Khối cơ chất không màu gọi là
chất nền (strôma).
*Các hạt nhỏ (grana).
*ADN và ribôxôm.
@Cấu trúc hạt grana:
-Gồm nhiều túi dẹt (tilacôit) xếp







GV: Lục lạp có chứa hệ sắc tố
làm cho thực vật có màu. Mỗi lục lạp
được bao bởi lớp màng kép dễ thấm
đối với các chất hữu cơ phân tử nhỏ,

bên trong là khối cơ chất (stroma) và
các hạt grana mà khi ta quan sát dưới
kính hiển vi điện tử thì thấy đó là hệ
thống túi màng tilacôit. Giữa các hạt
có màng nối gọi là phiến màng.
Mỗi hạt có thể chứa từ vài đến vài
chục tilacôit, mỗi lục lạp có thể chứa
hàng trăm hay nhiều hơn nữa các hạt.
Các sắc tố hấp thụ năng lượng ánh
chồng lên nhau.
-Trên màng tilacôit có hệ sắc tố
và hệ enzim tạo thành các đơn vị cơ
sở dạng hạt hình cầu gọi là đơn vị
quang hợp (có khả năng hấp thu
năng lượng ánh sáng mặt trời biến
thành dạng năng lượng hóa học)













sáng và các thành phần khác của pha

sáng quang hợp định vị trong màng
tilacôit của lục lạp.
Chất nền có chứa nhiều enzim
cần để tổng hợp cacbohydrat trong
pha tối của quang hợp. Lục lạp có
ADN và riboxom riêng nên có thể tự
tổng hợp các prôtêin cần thiết cho
mình.
Phân tử ADN vòng của lục lạp
lớn hơn ti thể nhưng nhiều gen quy
định các thành phần của lục lạp thì
được định vị ở trong nhân.
Lục lạp có khả năng tự nhân đôi
để tạo ra nhiều lục lạp mới.
Quan niệm hiện đại cho rằng lục
lạp bắt nguồn từ vi khuẩn quang hợp
hiếu khí nội cộng sinh.
-GV: Chức năng của lục lạp là gì?
-GV: Làm thế nào để biết được














2/ Chức năng
Là nơi thực hiện chức năng quang
hợp của tế bào thực vật.


lục lạp là nơi thực hiện chức năng
quang hợp cho tế bào?
HS nghiên cứu SGK và kiến thức
ở lớp 9 để trả lời lục lạp có chức
năng quang hợp.
HS nhớ lại TN đã học ở lớp 6:
-Cho chậu cây vào bóng tối 2
ngày.
-Dùng giấy đen bịt kín 2 mặt 1
phần của lá.
-Đem chậu cây ra ngoài ánh sáng
8h.
-Ngắt lá, bỏ giấy bịt.
-Đem cách thủy và ngâm vào
dung dịch iot loãng.
-Phần lá bị bịt không bắt màu iod
chứng tỏ không có tinh bột được
được tạo thành, phần lá không bịt có
màu xanh sẫm tức là có tinh bột.
GV liên hệ: Trong sản xuất cần có
biện pháp kỹ thuật gì để cây trồng
phát triển tốt?
HS: Chú ý vấn đề mật độ cây

trồng và loại cây ưa sáng hay ưa
bóng.
3/ Củng cố
-Kết luận SGK
-Cho học sinh hoàn thành phiếu học tập: So sánh ti thể và lục lạp

Ti thể Lục lạp
Màng
-Màng ngoài trơn nhẵn
-Màng trong gấp nếp, tạo
nhiều mào có chứa nhiều
enzim hô hấp.
-Hai màng đều trơn nhẵn.
Loại tế bào
-Có tất cả các tế bào -Chỉ có ở tế bào quang hợp ở
thực vật.
Tổng hợp và
sử dụng ATP
-ATP được tổng hợp nhờ
phân giải hợp chất hữu cơ.
-Dùng cho mọi hoạt động
của tế bào.
-ATP được tổng hợp ở pha
sáng.

-Dùng cho pha tối.

4/Dặn dò
-Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
-Xem trườc bài 16:

Cấu trúc và chức năng của lưới nội chất, bộ máy Gôngi, lizôxôm,
không bào.
5/ Nhận xét – đánh giá tiết học
6/ Rút kinh nghiệm sau giờ dạy












×