Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Sinh học 10 - Tiết 16 (bài 17) TẾ BÀO NHÂN THỰC (tiếp theo) ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.81 KB, 11 trang )

Tiết 16 (bài 17)
TẾ BÀO NHÂN THỰC (tiếp theo)

I/ MỤC TIÊU
1/ Kiến thức
a/ Cơ bản
Học xong bài này, học sinh phải:
-Mô tả được cấu trúc của màng sinh chất.
-Phân biệt được các chức năng của màng sinh chất.
-Mô tả được cấu trúc và chức năng của thành tế bào.
-Trình bày được tính thống nhất của tế bào nhân thực.
b/ Trọng tâm
-Cấu trúc tế bào nhân thực.
-Chức năng màng sinh chất.
2/ Kỹ năng
Rèn luyện một số kỹ năng:
-Phân tích hình ảnh phát hiện kiến thức.
-Tư duy, phân tích, so sánh tổng hợp.
II/ CHUẨN BỊ
1/ Giáo viên
-Hình vẽ 17.1, 17.2 SGK.
-Mô hình cấu trúc màng sinh chất.
-Phiếu học tập:

Thành tế bào Chất nền ngoại bào
Cấu trúc
Chức
năng

2/ Học sinh
Cấu trúc và chức năng của màng sinh chất, thành tế bào, chất nền ngoại


bào.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/ Kiểm tra
-Trình bày cấu trúc và chức năng của mạng lưới nội chất.
2/ Bài mới
Cấu trúc nào phân biệt các tế bào trong cơ thể? Các bào quan trong tế
bào được phân biệt nhờ cấu trúc nào? Để tìm hiểu vấn đề này, chúng ta cùng
nhau tìm hiểu bài 17: Tế bào nhân thực (tt)

Hoạt động 1: TÌM HIỂU MÀNG SINH CHẤT

Mục tiêu: Học sinh hiểu và trình bày được cấu trúc và chức năng của màng
sinh chất.

Hoạt động của thầy - trò Nội dung


Các em quan sát mô hình cấu
trúc màng sinh chất và hình 17.1
SGK và trả lời các câu hỏi sau:
-GV: Màng sinh chất có cấu trúc
như thế nào và được cấu tạo từ
những thành phần nào?
HS quan sát mô hình, SGK có thể
trả lời được các thành phần của
màng sinh chất.
GV giảng giải bổ sung dựa trên
mô hình cấu trúc màng.




-Tại sao màng sinh chất là màng
khảm động?
I/ Màng sinh chất
1/ Cấu trúc



Màng sinh chất có cấu trúc khảm
động, dày 9nm, gồm:
*Lớp kép photpholipit
-Hai lớp photpholipit luôn quay 2
đuôi kỵ nước vào nhau, 2 đầu ưa
nước ra ngoài.
-Phân tử photpholipit của hai lớp
màng liên kết với nhau bằng liên kết
yếu

dễ dàng di chuyển.
*Prôtêin gồm:
-Prôtêin xuyên màng: là loại
prôtêin xuyên suốt qua lớp kép
photpholipit

vận chuyển các chất.
HS suy nghĩ trả lời.
GV bổ sung:
Hai lớp photpholipit của màng
luôn quay đuôi kỵ nước vào nhau và
hai đầu ưa nước ra phía ngoài để

tiếp xúc với môi trường nước. Do bị
nước dồn ép nên các phân tử
photpholipit của hai lớp màng phải
liên kết với nhau bằng tương tác kỵ
nước (liên kết yếu), vì vậy các phân
tử prôtêin và lipit có thể dễ dàng di
chuyển bên trong lớp màng. Nhưng
các phân tử chỉ di chuyển trong cùng
một lớp photpholipit mà ít khi duy
chuyển từ lớp này sang lớp kia.
Chính nhờ khả năng này mà màng
sinh chất có thể biến đổi hình dạng
để có thể xuất nhập bào cũng như
nhiều chức năng khác.
-GV: Bằng thí nghiệm nào người
-Prôtêin bám màng: khảm lên trên
bề mặt của màng tế bào

liên kết
các tế bào.
*Glicôprôtêin: do prôtêin liên kết
với đường

tiếp nhận và truyền
thông tin.
*Phân tử colesteron xen kẽ trong
lớp lipit (TBĐV)

tăng cường tính
ổn định của màng.

-Các phân tử photpholipit có thể
chuyển dịch trong một khu vực nhất
định giữa các phân tử colesteron
trong phạm vi mỗi lớp. Các phân tử

protêin có thể chuyển dịch vị trí
trong phạm vi hai lớp photpholipit.





ta biết được màng sinh chất có cấu
trúc khảm – động?
HS: Người ta lai tế bào chuột với
tế bào ở người. Tế bào chuột có các
prôtêin màng đặc trưng có thể phân
biệt được với các prôtêin trên màng
sinh chất của người. Sau khi tạo ra
tế bào lai, người ta thấy các phân tử
prôtêin của tế bào chuột và tế bào
người nằm xen kẽ nhau.
-GV: Nếu màng sinh chất không
có cấu trúc khảm động thì sao?
HS liên hệ với kiến thức giáo
viên vừa trình bày để trả lời.
Từ câu trả lời của học sinh, GV
đặt vấn đề: vậy chức năng của màng
sinh chất là gì?
Học sinh dựa vào kiến thức SGK

để trả lời.












2/ Chức năng
-Màng là ranh giới bên ngoài ngăn
cách tế bào với môi trường và làm
nhiệm vụ bảo vệ.
-Là bộ phận trao đổi chất có chọn
lọc.
-Vận chuyển các chất.
-Tiếp nhận và truyền thông tin từ
bên ngoài vào trong tế bào.
-Ghép nối các tế bào trong mô.
-Nơi định vị của nhiều loại enzim.
-Nhận biết tế bào cùng cơ thể và tế
bào lạ nhờ “dấu chuẩn” là
glicôprôtêin.


Hoạt động 2:

CẤU TRÚC BÊN NGOÀI MÀNG SINH CHẤT
Mục tiêu: Học sinh mô tả được cấu trúc và chức năng của thành tế bào cũng
như chức năng của chất nền ngoại bào.


GV cho học sinh quan sát hình
17.2 SGK về thành tế bào và nghiên
cứu nội dung SGK.
-Trình bày cấu trúc thành tế bào.
-Điểm khác nhau giữa thành tế
bào thực vật và thành tế bào vi
II/ Cấu trúc bên ngoài màng
sinh chất
1/ Thành tế bào



*Cấu trúc:
-Thành tế bào bao quanh màng
khuẩn?
-Thành tế bào có chức năng gì?
Học sinh nghiên cứu SGK, hình
17.2 để trả lời câu hỏi.






GV: Có thể ví thành tế bào như

chiếc vỏ xe còn màng tế bào như
chiếc ruột xe. Vỏ xe bảo vệ ruột xe.
Nếu tế bào thực vật cho nước vào
trong thì nước sẽ qua thành tế bào,
qua màng và sau đó vào trong tế bào
làm cho tế bào trương nước.
Nếu không có thành tế bào thì
nước vào nhiều sẽ làm cho tế bào bị
vỡ cũng giống như tách ruột xe ra
sinh chất.
-Thành phần hóa học:
+Tế bào thực vật là xenlulôzơ.
+Tế bào động vật (nếu có) là
glicôcalix.
+Tế bào nấm.
*Chức năng:
-Tạo khung ngoài để ổn định hình
dạng tế bào.
-Bảo vệ bề mặt tế bào.
-Đảm bảo gắn dính và liên lạc
giữa các tế bào với nhau.








khỏi vỏ xe và bơm quá mức sẽ làm

cho ruột xe bị vỡ.
Khi có thành tế bào, nước chỉ vào
một lượng nhất định cân bằng với
sức đàn hồi của thành tế bào. Thành
tế bào không có tính bán thấm.

-GV: Chất nền ngoại bào có cấu
trúc như thế nào?
-GV: Chức năng của chất nền
ngoại bào là gì?
HS nghiên cứu SGK để trả lời.










2/ Chất nền ngoại bào


-Nằm ngoài màng sinh chất của tế
bào người và động vật.
-Cấu tạo chủ yếu là các loại sợi
glicôprôtêin kết hợp với các chất hữu
cơ và vô cơ khác.
-Chức năng: giúp tế bào liên kết

với nhau để tạo thành mô, thu nhận
thông tin.



3/ Củng cố
-Phiếu học tập.
-Nêu sự khác biệt giữa tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ.
-Sự khác biệt cơ bản giữa tế bào động vật và tế bào thực vật.
4/ Dặn dò
- Học bài, làm bài.
- Chuẩn bị bài mới.
- Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết (học từ đầu)
5/ Nhận xét – đánh giá tiết học
6/ Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
















×