Tiết 15(bài 16)
TẾ BÀO NHÂN THỰC (tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU
1/ Kiến thức
a/ Cơ bản
Học xong bài này, học sinh phải:
-Giải thích được cấu trúc hệ thống màng trong tế bào phù hợp với chức
năng của nó.
-Mô tả được cấu trúc và chức năng của lưới nội chất, bộ máy gôngi,
lizôxôm, không bào.
-Giải thích được mối liên quan giữa các hệ thống màng trong tế bào
thông qua 1 ví dụ cụ thể.
-Thấy rõ tính thống nhất giữa cấu trúc và chức năng lưới nội chất, bộ
máy gôngi, lizôxôm và không bào là điểm khác biệt so với tế bào nhân sơ.
b/ Trọng tâm
-Tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của hệ thống màng trong tế
bào.
2/ Kỹ năng
Rèn luyện một số kỹ năng:
-Quan sát tranh hình, thông tin phát hiện kiến thức.
-Tư duy so sánh, phân tích tổng hợp, khái quát kiến thức.
II/ CHUẨN BỊ
1/ Giáo viên
-Hình vẽ 16.1, 16.2 SGK.
-Phiếu học tập:
Mạng lưới nội chất có
hạt
Mạng lưới nội chất
không hạt
Vị trí, cấu trúc
Chức năng
Loại tế bào có mạng
lưới nội chất phát triển
2/ Học sinh
Cấu trúc và chức năng của lưới nội chất, bộ máy Gôngi, lizôxôm,
không bào.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/ Kiểm tra
-Trình bày cấu trúc và chức năng của ti thể? Tại sao nói ti thể như là
nhà máy điện (trạm năng lượng) của tế bào?
2/ Bài mới
Trong tế bào nhân thực có nhiều bào quan cùng hoạt động, vậy chúng
có ảnh hưởng với nhau như thế nào. Để tìm hiểu vấn đề này, chúng ta cùng
nhau tìm hiểu bài 16: Tế bào nhân thực (tt)
Hoạt động 1: LƯỚI NỘI CHẤT
Mục tiêu: Học sinh hiểu và trình bày được cấu trúc và chức năng của lưới
nội chất cũng như phân biệt 2 loại lưới nội chất và liên hệ thực tế vầ chức
năng của lưới nội chất.
Hoạt động của thầy - trò Nội dung
GV thông báo với học sinh: lưới
nội chất không có ở tế bào nhân sơ,
chỉ có ở tế bào nhân thực.
GV cho học sinh quan sát tranh về
lưới nội chất.
-Lưới nội chất là gì?
-Có mấy loại lưới nội chất?
HS quan sát tranh về lưới nội chất,
nghiên cứu SGK để trả lời:
GV giới thiệu về hai loại lưới nội
chất trên hình vẽ và yêu cầu học sinh
hoàn thành phiếu học tập trong vòng
5 phút để thấy được sự khác biệt giữa
I/ Lưới nội chất
-Lưới nội chất là hệ thống màng
bên trong tế bào nhân thực, chia tế
bào chất thành các vùng tương đối
cách biệt nhau.
-Lưới nội chất được cấu tạo bởi
hệ thống các xoang dẹp và ống
thông với nhau.
(đáp án phiếu học tập)
hai loại lưới nội chất.
Học sinh hoạt động thảo luận
nhóm để hoàn thành phiếu học tập
trong vòng 5 phút, đại diện nhóm
trình bày, các nhóm khác nhận xét,
bổ sung.
GV nhận xét, bổ sung:
Lưới nội chất có hạt tổng hợp các
các photpholipit và cholesterol để
thay thế dần cho chúng ở trên màng,
nhất là khi tế bào phân chia các phức
chất này góp phần thành lập màng
mới cho các tế bào con.
-GV: Tại sao ở người tế bào bạch
cầu có lưới nội chất có hạt phát triển
mạnh nhất?
-HS: Bạch cầu có nhiệm vụ tổng
hợp kháng thể giúp cơ thể chống lại
vi khuẩn mà kháng thể có bản chất là
prôtêin.
-GV: Khi người ta uống rượu thì
tế bào nào trong cơ thể phải làm việc
(bào quan nào của tế bào phải hoạt
động mạnh) để cơ thể người khỏi bị
đầu độc?
HS: Gan hoạt động nhiều để khử
độc (lưới nội chất không hạt). Do đó
sẽ ảnh hưởng xấu đến gan.
GV cảnh báo học sinh không nên
uống rượu vì rượu sẽ ảnh hưởng đến
chức năng của gan và hoạt động của
hệ thần kinh.
Đáp án phiếu học tập
Mạng lưới nội chất có hạt Mạng lưới nội chất không
hạt
Vị trí, cấu
trúc
-Nằm gần nhân.
-Là hệ thống xoang dẹp nối
với màng nhân ở một đầu và
lưới nội chất trơn ở đầu kia.
-Trên mặt ngoài của các
xoang có đính nhiều riboxom.
-Nằm xa nhân.
-Là hệ thống xoang hình
ống nối tiếp từ lưới nội chất
có hạt.
-Bề mặt có nhiều enzim,
không có hạt riboxom.
Chức năng
-Tổng hợp protein để xuất
bào, các protêin màng,
prôtêin dự trữ, protêin kháng
thể.
-Hình thành các túi mang để
vận chuyển protêin mới được
tổng hợp.
-Tổng hợp lipit, chuyển hóa
đường, phân hủy chất độc
đối với cơ thể.
-Điều hòa trao đổi chất, co
duỗi cơ.
Loại tế bào có
mạng lưới nội
chất phát triển
-Tế bào thần kinh.
-Tế bào bạch cầu, bào tương.
-Nơi nào tổng hợp lipit
mạnh mẽ thì ở đó lưới nội
chất không hạt phát triển.
(TB tinh hoàn)
-Tế bào tuyến nhờn, tế bào
tuyến xốp.
-Tế bào gan, tế bào tuyến
tụy, ruột non.
Hoạt động 2: BỘ MÁY GÔNGI VÀ LIZÔXÔM
Mục tiêu: Học sinh hiểu, trình bày được cấu trúc, chức năng của bộ máy
gôngi và lizôxôm.
GV yêu cầu học sinh nghiên cứu
hình 16.1 và 16.2, nội dung SGK để
trả lời câu hỏi:
-Vị trí của bộ máy gôngi trong tế
bào nhân thực?
-Trình bày cấu trúc và chức năng
của bộ máy gôngi?
Học sinh nghiên cứu SGK và thảo
luận theo nhóm nhỏ để trả lời câu
II/ Bộ máy gôngi và lizôxôm
1/ Bộ máy Gôngi
a/ Cấu trúc:
Là hệ thống túi màng dẹp tách
biệt nhau, xếp chồng lên nhau hình
vòng cung.
b/ Chức năng: (hệ thống phân
phối của tế bào)
hỏi:
GV: Bộ máy gôngi được phát
hiện đầu tiên bởi nhà vật lý người
Italia: Camillo Golgi vào thế kỷ XIX.
Cấu trúc của bộ máy gôngi là một
chồng túi màng dẹt xếp cạnh nhau
nhưng cái nọ tách biệt với cái kia. Có
thể xem bộ máy gôngi như một
xưởng lắp ráp, đóng gói và phân phối
sản phẩm của tế bào.
(Giải thích hình 16.2 SGK)
Prôtêin và lipit được tổng hợp từ
lưới nội chất được bao gói bằng các
túi tiết gửi đến gôngi để gắn thêm
các gốc đường ngắn (tạo nên
glicôprôtêin và glicôlipit) sau đó lại
được đóng gói vào các túi tiết để gởi
đi các nơi trong tế bào hay xuất bào.
-Gắn nhóm cacbohydrat vào
prôtêin.
-Tổng hợp hoocmon, tạo các túi
có màng.
-Thu gom, bao gói, biến đổi và
phân phối các sản phẩm đã được
tổng hợp ở vị trí này đến vị trí khác
trong tế bào để sử dụng.
-Ở TBTV, bộ máy gôngi tổng hợp
nên các phân tử polisaccharit cấu
trúc nên thành tế bào.
Trong mỗi tế bào động vật chứa
từ 10 – 20 thể gôngi, còn trong tế
bào thực vật có thể chứa hàng trăm
thể gôngi (gọi là đictiôxôm). Đặc
biệt, tế bào sinh vật nguyên sinh chỉ
chứa một hay rất ít thể gôngi.
Bộ máy gôngi ở tế bào thực vật
còn tham gia tạo thành xenlulôzơ.
Trong quá trình phân bào, các túi của
bộ máy gôngi được vận chuyển tới
vùng thành tế bào mới. Ở đó, các túi
hòa lẫn các sản phẩm polisaccharit
tạo thành (vách) tế bào tách hai tế
bào con. Ngoài ra, bộ máy gôngi còn
có vai trò thu gom các chất độc, các
vật thể lạ để thải ra ngoài.
Các em hãy quan sát hình 16.1 và
nội dung SGK để trả lời câu hỏi:
-Trình bày cấu trúc và chức năng
của lizôxôm?
2/ Lizôxôm
a/ Cấu trúc
-Là bào quan dạng túi kích thước
0,25 – 0,6
m.
-Có màng bao bọc, chứa nhiều
Học sinh nghiên cứu SGK và thảo
luận theo nhóm nhỏ để trả lời câu
hỏi.
-GV: Điều gì sẽ xảy ra nếu vì lý
do nào đó mà lizôxôm của tế bào bị
vỡ ra?
HS: Nếu lizôxôm bị vỡ các enzim
thủy phân tràn ra tế bào chất phân
hủy tế bào.
-GV: Tại sao enzim thủy phân có
trong lizôxôm lại không làm vỡ
lizôxôm của tế bào?
enzim thủy phân.
-Được hình thành từ bộ máy gôngi
theo cách giống như túi tiết nhưng
không bài xuất ra ngoài.
b/ Chức năng
-Phân hủy các tế bào già, tế bào
bị tổn thương, các bào quan đã hết
hạn sử dụng.
-Góp phần tiêu hóa nội bào.
GV giải thích: Bình thường các
enzim trong lizôxôm ở trạng thái bất
hoạt, khi có nhu cầu sử dụng thì
enzim này mới được hoạt hóa bằng
cách thay đổi (hạ thấp) độ pH. Nếu
lizôxôm vỡ thì tế bào sẽ bị phá hủy.
-GV: Tế bào cơ, tế bào hồng cầu,
tế bào bạch cầu và tế bào thần kinh,
loại tế bào nào có nhiều lizôxôm
nhất?
GV: Tế bào bạch cầu có chức
năng tiêu diệt các tế bào vi khuẩn
cũng như các tế bào bệnh lí và tế bào
già nên nó phải có nhiều lizôxôm
nhất.
Hoạt động 3: KHÔNG BÀO
Mục tiêu: Học sinh trình bày được cấu trúc và chức năng của không bào.
III/ Không bào
GV cho học sinh quan sát về tế
bào thực vật, xác định không bào.
GV yêu cầu học sinh nghiên cứu
nội dung SGK sau đó trình bày cấu
trúc và chức năng của không bào.
Hs sau khi quan sát hình và
nghiên cứu SGK sẽ trả lời được câu
hỏi.
GV: Khi còn non, TBTV có nhiều
không bào nhỏ. Khi TBTV trưởng
thành, các không bào nhỏ sát nhập
lại với nhau tạo ra một không bào
lớn.
a/ Cấu trúc
-Không bào được tạo ra từ mạng
lưới nội chất và bộ máy gôngi.
-Phía ngoài là màng đơn bao bọc.
-Bên trong là dịch bào chứa các
chất hữu cơ và ion khoáng tạo áp
suất thẩm thấu của tế bào.
-Động vật nguyên sinh có không
bào tiêu hóa phát triển.
b/ Chức năng: tùy từng loài và
tùy tế bào
-Dự trữ chất dinh dưỡng.
-Chứa sắc tố thu hút côn trùng.
-Chứa chất độc để tự vệ, chất thải.
3/ Củng cố
Cho học sinh thực hiện bảng mô tả đặc điểm cấu trúc và chức năng của
các bào quan:
Bào quan Cấu trúc Chức năng
1/ Lưới nội
chất
Có hai loại: lưới nội chất hạt và
lưới nội chất không hạt
Tạo thành các túi tiết.
Lưới nội chất hạt: tổng hợp
prôtêin màng.
Lưới nội chất trơn: tổng hợp lipit,
polisaccharit và khử độc.
2/ Bộ máy
gôngi
Gồm nhiều túi dẹt. Bao gói protêin, tạo ra các túi tiết.
3/ Không
bào
Bào quan có cấu trúc màng đơn, có
chứa nhiều chất hữu cơ và các ion
khoáng.
Có nhiều chức năng khác nhau
tùy loại tế bào.
4/ Khung
xương tế
bào
Vi ống, vi sợi và sợi trung gian. Bộ khung xương nâng đỡ tế bào.
5/ Trung thể
Gồm nhiều bộ ba vi ống xếp thành
vòng.
Tham gia vào sự phân chia tế bào.
4/ Dặn dò
-Học bài, làm bài tập SGK.
-Chuẩn bị bài mới: cấu trúc và chức năng của màng sinh chất, thành tế
bào, chất nền ngoại bào.
5/ Nhận xét – đánh giá tiết học
6/ Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: