Bài 4 : CÁC NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG THIẾT YẾU
VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG
I. MỤC TIÊU
Học sinh : Nêu được các khái niệm : Nguyên tố dinh dưỡng thiết
yếu, nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng.
- Mô tả được một số dấu hiệu điển hình của sự thiếu 1 số nguyên
tố dinh dưỡng và trình bày được vai trò đặc trưng nhất của các nguyên
tố dinh dưỡng thiết yếu.
- Liệt kê được các nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây, dạng phân
bón cây hấp thụ được.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích sơ đồ
- Khi bón phân cho cây trồng phải hợp lí, bón đúng và đủ liều
lượng. Phân bón phải ở dạng dễ hoà tan.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Tranh vẽ hình 4.1, 4.2, 4.3 và hình 5.2 sách giáo khoa
- Máy chiếu qua đầu nếu dùng bản trong ; phiếu học tập
- Bảng 4.1, 4.2 sách giáo khoa
Hoặc bố trí được thí nghiệm 1 trong sách giáo khoa
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Thoát hơi nước có vai trò gì ? tác nhân chủ yếu nào điều tiết
dodọ mở của khí khổng ?
2. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1
Giáo viên : Cho học sinh quan sát hình
4.1
I. NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG
THIẾT YẾU Ở TRONG CÂY
? Hãy mô tả thí nghiệm, nêu nhận xét,
giải thích ?
Học sinh : mô tả được cách tiến hành thí
nghiệm.
-Nêu được nhận xét : Thiếu kali cây sinh
trưởng kém, không ra hoa.
-Vì kali là nguyên tố dinh dưỡng thết yếu.
-Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng
thiết yếu ở trong cây gồm các nguyên
tố đại lượng (C, H, O, N, P, K, S, Ca,
Mg) và các nguyên tố vi lượng (Fe,
Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo).
? Nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu là gì ?
Học sinh : Thảo luận hoàn thành câu trả
lời, giáo viên bổ sung, hoàn chỉnh.
- Nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu là
nguyên tố mà thiếu nó cây không thể
hoàn thành chu trình sống.
+Không thể thiếu hoặc thay thế bằng
nguyên tố khác
+Trực tiếp tham gia vào trao đổi chất
của cơ thể.
* Hoạt động 2
? Dựa vào mô tả của hình 4.2 và hình 5.2,
hãy giải thích vì sao thiếu Mg lá có vệt
màu đỏ, thiếu N lá có màu vàng nhạt ?
Phiếu học tập
Nguyên tố
Dấu hiệu
thiếu
Vai trò
Ni tơ
Phốt pho
Magiê
Can xi
II.VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN
TỐ DINH DƯỠNG TRONG CƠ
THỂ THỰC VẬT
1. Dấu hiệu thiếu các nguyên tố
dinh dưỡng
Học sinh học theo phiếu
2.Vai trò của các nguyên tố khoáng
-Vai trò
+Tham gia cấu tạo chất sống
+Điều tiết quá trình trao đổi chất
Học sinh giải thích được vì chúng +Điều tiết quá trình trao đổi chất.
tham gia vào thành phần của diệp lục.
*Hoạt động 3
Giáo viên : Cho học sinh nghiên cứu
bảng 4.2
?Các nguyên tố khoáng có vai trò gì
trong cơ thể thực vật
Học sinh : sau khi thảo luận trả lời, giáo
viên bổ sung hoàn chỉnh.
III.NGUYỀN CUNG CẤP CÁC
NGUYÊN TỐ KHOÁNG CHO
CÂY
1.Đất là nguồn cung cấp chủ yếu
các chất khoáng cho cây
-Trong đất các nguyên tố khoáng tồn
tại ở 2 dạng
+Không an
+Hoà tan
+cây chỉ hấp thụ các muối khoáng ở
dạng hoà tan.
*Hoạt động 4
Giáo viên : Cho học sinh đọc mục III,
phân tích đồ thị 4.3
? vì sao nói đất là nguồn cung cấp chủ
yếu các chất dinh dưỡng khoáng ?
Học sinh : Nêu được trong đất có chứa
nhiều loại muốn khoáng ở dạng không
tan và hoà tan.
2.Phân bón cho cây trồng
-Bón phân không hợp lí với liều
lượng cao quá mức cần thiết sẽ.
+gây độc cho cây
+Ô nhiễm nông sản
+Ô nhiễm môi trường nước, đất …
Tuỳ thuộc vào loại phân bón, giống
cây trồng để bón liều lượng cho phù
-Cây hấp thụ : Dạng hoà tan
Giáo viên : Cho học sinh phân tích sơ đồ
4.3
Học sinh : Phân tích được
+Bón ít cây sinh trưởng kém
+Nồng độ tối ưu cây sinh trưởng tốt
+Quá mức gây độc hại cho cây
? Bón phân hợp lí là gì ?
Học sinh : nêu được bón liều lượng phù
hợp cây sinh trưởng tốt mà không gây
độc hai cho cây và môi trường.
hợp.
IV. CỦNG CỐ
- Thế nào là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu ?
- Giải thích vì sao khi bón phân người ta thường nói “trông trời,
trông đất, trông cây”
V. BÀI TẬP VỀ NHÀ
- Chuẩn bị câu hỏi 1, 2, 3 sách giáo khoa.
Phần bổ sung kiến thức :
-Vì sao khi nhổ cây con để trồng người ta thường hồ rễ ?
-Nếu bón quá nhiều phân nitơ cho cây làm thực phẩm có tốt không
? tại sao ?