Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giáo án Sinh 11 (NC) - THOÁT HƠI NƯỚC VÀ NHẬN BIẾT CHẤT KHOÁNG pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.8 KB, 4 trang )


Bài 5: Thực hành:
THOÁT HƠI NƯỚC VÀ NHẬN BIẾT CHẤT KHOÁNG

A MỤC TIÊU BÀI HỌC
1 Kiến thức:
- Học sinh thấy rõ được hiện tượng thoát hơi nước qua lá.
- Phân biệt tác dụng các loại phân hoá học chính.
2 Kĩ năng:
- Học sinh biết làm thí nghiệm đo cường độ thoát hơi nước.
- Biết phân biệt vai trò độ tan của từng loại phân hoá học.
B CHUẨN BỊ
1. GV: Cân đĩa, đồng hồ bấm dây, khay thí nghiệm: cốc thuỷ tinh, đũa, nước
cất.
2. HS: Mẫu các loại phân hoá học: urê, SA, NPK, kali, lân.
Giấy báo, bút chì, kéo, thước, lá cà phê.
C THỰC HÀNH
1 Ổn định
2 Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 10’ cách tính lượng phân bón theo 1 thu hoạch
định trước.
3 Thực hành


Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
- Phân lớp thành 4 tổ ở 4 dãy bàn thí
nghiệm.
- Kiểm tra phần chuẩn bị của học
sinh: mẫu phân hoá học, lá cà phê,
- GV hướng dẫn chi tiết các thao tác
thí nghiệm I, sau đó cho từng tổ tiến
hành làm thí nghiệm











Cho mỗi tổ nhận khay thí nghiệm
gồm: 3 cốc thuỷ tinh, 3 đũa thuỷ tinh,
I . THÍ NGHIỆM I : Đo cường độ
thoát hơi nước bằng phương pháp
cân nhanh:
Bước 1: Để cân ở trạng thái cân
bằng
Bước 2: Đặt lên cân 1 lá cây, cân
khối lượng ban đầu (P
1
g) để lá thoát
hơi nước trong 15 phút. Cân lại khối
lượng của lá (P
2
g).
Bước 3: Tính diện tích lá: dùng tờ
giấy to (A3 hoặc tờ báo) đo cắt hình
vuông cạnh 1 dm
2
. Cân miếng giấy
cắt hình vuông được khối lượng (A

g). Đặt lá lên hình vuông vẽ chu vi lá
được khối lượng (B g). Tính diện
tích lá (S):
S = B g x 1dm
2
: A g = dm
2

Bước 4 : Đo cường độ thoát hơi

nước cất.
GV hướng dẫn cho các dạng phân
hoá học vào từng cốc và yêu cầu
từng tổ tiến hành thí nghiệm như sau
:
- Quan sát màu sắc, hình dạng.
- Hoà vào nước cất khuấy đều bằng
đũa thuỷ tinh để nhận biết độ tan.
- Nêu được vai trò của từng loại
phân hoá học.
- Vai trò của từng loại phân đối với
cây trồng ở địa phương: cà phê, chè,
rau…
nước (I)
I = (P
1
– P
2
) x 60 : 15 x S =
g/dm

2
/h
II. THÍ NGHIỆM II : Nhận biết
các loại phân hoá học chính :
1. Phân kali: Dạng tinh thể nhỏ màu
trắng, đỏ (giống muối ớt) hoà vào
nước tan chậm có lớp ván.
2. Phân urê: Dạng viên nhiều cạnh
màu trắng đục hoà vào nươc tan
nhanh, nước rất lạnh.
3. Phân super lân: Dạng bột màu
xám (giống xi măng) hoà vào nước
khó tan, lắng cặn thành 1 lớp.







4 Dặn dò:
- Thao tác phải cẩn thận chính xác
- Làm tường trình báo cáo thí nghiệm theo từng đơn vị tổ ở cuối tiết.
D KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: Nhìn chung kết quả ở các lớp khá tốt, riêng
lớp 11A4 thực hành vào tiết 5 bị mất điện nên quan sát chưa được rõ.

×