Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giáo án Sinh 11 (NC) - TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA TIM ẾCH pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.66 KB, 4 trang )


Bài 21:
Thực hành : TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA TIM ẾCH

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: - Quan sát được hoạt động của tim ếch
- Nêu rõ được sụ điều hòa hoạt động tim ếch bằng thần kinh và thể dịch
- Trình bày được sự vận chuyển máu trong hệ mạch
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và thí nghiệm ,nâng cao được ý thức kỷ luật ,trật tự
ngăn,nắp,vệ sinh trong lớp học
3. Thái độ: Thực hành nghiêm túc.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Khay mổ, kim, bông, kéo, dung dịch sinh lý.
- Hoá chất: ađrênalin
2. Học sinh: Mỗi tổ một con ếch, một đôi bao tay y tế, soạn bài thực hành trước
ở nhà.
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC: G/v biểu diễn các thao tác thí nghiệm và hướng
dẫn cho học sinh tiến hành làm theo đơn vị tổ
D. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC:
1. Ổn định:
2. KTBC: Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.

3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Phân công lớp thành 4 tổ ngồi
ở 4 vị trí thực hành.
- Cho mỗi tổ nhận khay mổ và
dụng cụ thực hành.
- G/v hướng dẫn thực hành theo
từng bước đã hướng dẫn trong
SGK.


- G/v biểu diễn cách huỷ tuỷ ếch
cho các tổ quan sát, sau đó cho
các em tiến hành thí nghiệm.





- Cho h/s quan sát tím ếch và
phân biệt màu sắc của tâm nhĩ
và tâm thất.




I. QUAN SÁT HOẠT ĐỘNG TIM ẾCH
Bước 1: G/v biểu diễn huỷ tuỷ ếch, cắt da, mổ lộ tim. Cắt
bỏ màng tim cho cả lớp quan sát.

Bước 2: Mỗi tổ tự tiến hành theo sự hướng dẫn của giáo
viên:
1. Huỷ tuỷ ếch: Chọc kim dài vào điểm lõm trên đầu
ếch(chếch góc 45
0
, ếch có phản xạ che mặt sau đó đẩy kim
theo cột sống xuống khoảng 4 cm, khi thấy ếch hoàn toàn
không cử động là kết quả chính xác.
2. Mổ lộ tim: H/s tiến hành theo sự chỉ dẫn của g/v.
3. Quan sát:
- Quan sát hoạt động, màu sắc của tim, tâm nhĩ, tâm thất.

- Đếm số nhịp tim của ếch trong 1’(dùng đồng hồ bấm

- Đếm nhịp tim của ếch trong 1’.








- Cho h/s tiến hành thí nghiệm 2
và quan sát màng da chân của
ếch:
+G/v hướng dẫn thao tác căng
màng da chân ếch đưa lên kính
hiển vi
+ Mỗi tổ tiến hành thí nghiệm
theo hướng dẫn của giáo viên, từ
đó quan sát được sự vận chuyển
của máu trong mao mạch chân
ếch.
giây)
Chú ý:
+ Thường xuyên nhỏ dd sinh lý lên tim ếch.
+ Nếu có sự chảy máu thì thấm bằng bông đã tẩm dd sinh
lý vắt khô.
+ Cắt bỏ màng tim ếch.



II. QUAN SÁT SỰ VẬN CHUYỂN MÁU TRONG
ĐỘNG MẠCH, TĨNH MẠNH VÀ MAO MẠCH Ở
MÀNG DA CHÂN ẾCH:
Bước 1: Căng màng da chân ếch lên bảng gỗ có khoét 1 lỗ
tròn đặt lên kính hiển vi để quan sát.
Bước 2: Quan sát sự vận chuyển máu trong mao mạch của
chân ếch.

III. TÌM HIỂU SỰ ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
TIM BẰNG THẦN KINH VÀ THỂ DỊCH.
- Đếm nhịp tim của ếch bình thường trong 15s.
- Đếm nhịp tim của ếch bình thường trong 15s sau khi đã

- Quan sát hoạt động của tim ếch
khi đã nhỏ dd ađrênalin, đếm lại
nhịp tim
- G/v hướng dẫn h/s mổ bên cơ
tam giác ở vai, cắt bỏ cơ tam
giác, dùng kim móc, kéo nhẹ sợi
dây thần kinh mê tẩu, giao cảm
để quan sát và kích thích.
- Cho h/s viết thu hoạch theo đơn
vị tổ qua thí nghiệm thực hành
và nộp báo cáo ở cuối tiết.
nhỏ dd ađrênalin.
- Đếm nhịp tim của ếch khi kích thích dây thần kinh mê
tẩu và giao cảm.
IV. THU HOẠCH: h/s làm tường trình thí nghiệm như đã
tiến hành và nộp lại cho g/v.


4. Củng cố:
5. Dặn dò: Cho h/s ôn tập từ bài 16 đến hết bài 20 để kiểm tra 15’: Tự luận 3đ, trắc
nghiệm 7đ
E. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: Lớp 11a1 và 11a2 chuẩn bị tốt và thực hành nghiêm túc,
lớp 11a3 tổ 3 không có mẫu vật ếch.
F. RÚT KINH NGHIỆM:


×