CHƯƠNG 2: CẢM ỨNG
A. VẬN ĐỘNG VÀ CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT
Bài 22: VẬN ĐỘNG HƯỚNG ĐỘNG
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: - Nắm được thực vật có đời sống cố định trên mặt đất những củng
có các hình thức vật động hướng tới các nguồn dinh dưỡng
- Thấy rõ các loại hướng động thường gặp ở thực vật
- Phân biệt hướng động dương và hướng động âm do sự phân bố không
đều của auxin
2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng phân tích,so sánh,suy luận,óc quan sát
3. Thái độ: - Biết cách ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật về hướng động
B. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: Phần II các loại vận động hướng động
C. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: sgk,sgv,hình phóng to 22.1 đến 22.3
2. Học sinh: Học bài nội cân bằng ,sgk
D. PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC: Sử dụng từng thành phần dinh dưỡng chính của
cây trồng rễ chồi lá để gợi ý các vận động hướng động
E. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC:
1. Ổn định:
2. KTBC: kiểm tra 15 phút . Trình bày cơ chế hoạt động của hệ đệm bicacbonat và hệ
prôtênat? khái niệm nội cân bằng , cho ví dụ ?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động học sinh
Khái niệm về vận động hướng
động ?
Hướng động dương ? ví dụ ?
Hướng động âm ? ví dụ ?
Cho h/s quan sát H.22.1 và mẫu
thí nghiệm của tổ mình đã chuẩn
bị ở nhà, từ đó nêu được sự vận
động hướng đất và ý nghĩa của
sự vận động này.
Quan sát H.22a, b và mẫu thí
nghiệm của tổ mình đã chuẩn bị
ở nhà, từ đó nêu được sự vận
động hướng sáng và ý nghĩa của
sự vận động này.
I. Khái niệm
Hướng động là sự vận động sinh trưởng của cây về phía
tác nhân kích thích của môi trường
Vận động theo chiều thuận gọi là hướng động dương
Vận động theo chiều nghịch gọi là hướng động âm
II. Các loại vận động hướng động
1. Hướng đất
a. Thí nghiệm : sgk
b. Kết luận:
Rễ có hướng đất dương,do au xin phân bố không đều
nhau,auxin phân bố ngược chiều trọng lực và kích thích
sinh trưởng của các tế bào phía bên trên làm rễ cong
xuống đất
2. Hướng sáng
a. Thí nghiệm 22.2a và 22.2b sgk
b. Kết luận
Ngọn cây luôn quay về phía có ánh sáng, do auxin vận
chuyển về phía ít có ánh sáng và kích tế bào phía ít có ánh
sáng sinh trưởng mạnh hơn
3. Hướng nước
Quan sát hình 22.3 và mẫu thí
nghiệm của tổ mình đã chuẩn bị
ở nhà, từ đó nêu được sự vận
động hướng nước và ý nghĩa của
sự vận động này.
Quan sát hình 22.4 và mẫu thí
nghiệm của tổ mình đã chuẩn bị
ở nhà, từ đó nêu được sự vận
động hướng hoá và ý nghĩa của
sự vận động này.
a. Thí ngiệm sgk
b. Kết luận : Rễ có tính hướng nước và đất dương luôn
quay xuống đất tìm về phía có nước.
4. Hướng hóa
a. Thí nghiệm: sgk
b. Kết luận
- Rễ cây hướng về phía các chất khoáng cần thiết cho tế
bào-hướng hóa dương
- Rễ cây tránh xa các chất độc hại đến tế bào-hướng hóa
âm
4. Củng cố: củng cố theo khung sgk
5. Dặn dò: Học bài theo câu hỏi 1,2,3,4/81. Xem lại các thí nghiệm. Xem bài 23/81
F Rút kinh nghiệm bài soạn giảng
F. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: câu 4 SGK
G. RÚT KINH NGHIỆM: Cho h/s tiến hành trồng cây thí nghiệm trước khi dạy bài này
3 tuần.
Lớp Sỉ số ≥ 5 Giỏi Khá Trung
bình
Yếu kém
11A1
11A2
11A3