Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giao tiếp và tương tác – Yếu tố sống còn của mỗi công ty pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.85 KB, 5 trang )

Giao tiếp và tương tác – Yếu
tố sống còn của mỗi công ty

Giao tiếp và tương tác là hai yếu tố cần và đủ để có một quy trình
quản trị nhân sự hoàn hảo. Một quản lý nhân sự tài ba phải là người
nắm trong tay những bí quyết trong giao tiếp và tương tác mới thể
hiện đúng cái tầm của một nhà “điều binh khiển tướng”. Nếu nhân
viên của bạn được quyền nói những gì họ nghĩ, họ cảm thì chắc
chắn họ sẽ cảm thấy thoải mái và hứng khởi hơn trong công việc.
Mọi người cũng gần gũi nhau hơn.
Ngược lại, khi các kênh giao tiếp và tương tác bị “nghẽn mạch”,
nhân viên luôn cảm thấy dường như họ bị bỏ rơi, bị coi thường, bị
đẩy ra ngoài dòng chảy của các hoạt động chung. Họ không còn
cảm thấy hứng thú với công việc việc của mình và kéo theo đó là
hiệu quả làm việc cũng suy giảm. Khi niềm tin vào doanh nghiệp tắt
dần, sự bất mãn tăng lên thì hậu quả chỉ có thể là những cuộc bãi
công, đình công phản đối.

Một Giám đốc nhân sự khôn ngoan là một ông sếp luôn biết đặt
mình vào vị trí của nhân viên, biết lắng nghe, chia sẻ và tôn trọng ý
kiến của nhân viên, thậm chí là cả những phàn nàn, khúc mắc. Hãy
để nhân viên của bạn cảm thấy thực sự thoải mái khi nói chuyện với
bạn mà cách tốt nhất là hãy quên đi vị trí của mình và nhập cuộc với
họ bằng tư cách của một người bạn.

Nếu chỉ những nhân viên trụ cột hoặc các giám đốc dưới quyền mới
“dám” xuất đầu lộ diện để nói chuyện với bạn thì có nghĩa là mối
quan hệ với nhân viên của bạn đang có vấn đề. Xác minh cho điều
này là hãy nhìn vào số người dừng lại ở cửa văn phòng của bạn. Họ
là những nhân viên thuộc đủ mọi cấp bậc trong công ty? Họ đến văn
phòng của bạn thường xuyên không?



Nếu cảm thấy việc giao tiếp và tương tác giữa mình với nhân viên
đang bị hạn chế, bạn hãy mời ngẫu nhiên một nhóm người thuộc các
phòng ban khác nhau và ở những cấp bậc khác nhau đến một không
gian phù hợp nhất rồi tự đề ra những nội dung chính và đề nghị
những người được mời đóng góp thông tin. Hoặc cũng có thể tổ
chức các buổi họp mở để cho nhân viên thảo luận những chủ đề mà
họ lựa chọn và đặt câu hỏi cho bạn. Nhưng bạn nên hướng chủ đề
chính của các buổi họp vào những vấn đề quen thuộc như tinh thần
làm việc, lương bổng, năng suất, lợi ích, cơ hội nghề nghiệp và
những điều tương tự như vậy.

Cho dù với chủ đề nào và lối tiếp cận nào, bạn cũng đừng quên “tụ
tập” nhân viên để ăn uống, vui chơi một bữa thật thân tình. Sự thân
thiện là sợi dây vô hình hữu hiệu nhất giúp mọi người gắn kết với
nhau. Để nhân viên hiểu rằng họ luôn được chào đón, và bạn thì
luôn sẵn sàng lắng nghe.

Một ý tưởng khác là tổ chức những buổi gặp mặt lớn hơn theo định
kỳ vào mỗi tháng hay mỗi quý và tất nhiên khách mời của bạn chính
là toàn bộ nhân sự trong công ty tham gia. Các câu hỏi được đặt trực
tiếp hoặc viết ra giấy và gửi trước sẽ giúp bạn hiểu rõ suy nghĩ của
nhân viên.

Chỉ cần bỏ chút thời gian để thường xuyên gặp gỡ nhân viên, lắng
nghe thắc mắc và đánh giá của họ, sau đó đáp lại với một sự trân
trọng, bạn sẽ xây dựng được một không khí thân thiện mà bạn đang
nỗ lực để tạo ra, không khí đó mang thông điệp: “Tôi thích thú với
những gì các bạn nói. Hãy tin ở tôi, rằng tôi là một nhà quản lý luôn
biết lắng nghe, biết chia sẻ và sẽ cùng tháo gỡ những muộn phiền

của bạn”.

Thực tế, giao tiếp là một trong những phương tiện tương tác hữu
hiệu thể hiện bản sắc văn hóa của công ty. Không có giao tiếp thì
không thể có sự có tương tác và ngược lại Thế nên, không thể tách
rời giao tiếp và tương tác khỏi quy trình quản trị nhân sự chuyên
biệt của mỗi công ty. Song, làm thế nào để có được quy trình đó?
Vui lòng click vào đây để tham khảo và đăng ký tham gia khóa học
“Quản Trị Nhân Sự Chuyên Biệt Hóa” (viết tắt là HRM) của Royal
Business School chúng tôi, bạn sẽ có trong tay tất cả những bí quyết
của công tác nhân sự.

×