Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Con người và tri thức- yếu tố sống còn của nền GD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.68 KB, 12 trang )

Con người và tri thức- yếu tố sống còn của nền GD
19:39' 28/01/2006 (GMT+7)
(VietNamNet) - Một mùa Xuân mới đang về trên quê hương Việt nam yêu
dấu. Đó là mùa Xuân của hy vọng, của tương lai tương sáng và cả những
thách thức đang chờ đợi. Sự thách thức ấy đặt gánh nặng lên đôi vai của
những người làm công tác Giáo dục, bởi một xã hội tươi đẹp cần có "Minh
quân, Lương tướng" và "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia".
Góp phần cùng công cuộc đổi mới ấy, chúng tôi, những Nghiên cứu sinh của Quỹ
học bổng VEF, đang theo học tại Mỹ, ở nhiều chuyên ngành khác nhau, xin được
đóng góp cách nhìn của mình vào một chủ đề không bao giờ cũ: Con người trong
môi trường Giáo dục Đại học hiện đại của Việt nam, và xin đề xuất 10 diểm sau:
Phát huy truyền thống và mạnh dạn áp dụng những tư duy mới: Người Việt
nam có truyền thống ngàn năm "Tôn sư trọng đạo". Đó là một truyền thống quý
giá và hơn cả, đó là một phong cách sống và cư xử. Các giáo sư Mỹ, thường
ngạc nhiên và thích thú khi làm việc với học sinh Việt nam, bởi sự kính trọng mà
các học sinh Việt nam dành cho họ, không giống với cách thể hiện của các học
sinh phương Tây. Truyền thống này cần được phát huy, tuy nhiên, trong một
khung cảnh mới, đó là sự bình đẳng giữa một nhà khoa học thế hệ trước và
một nhà khoa học thế hệ sau, và chấp nhận những quan điểm khoa học
không đồng nhất. Khoảng cách giữa thày và trò ở Việt nam cần được thu hẹp
lại, với tư duy cởi mở hơn, với thói quen tranh luận một cách lành mạnh.
Linh hoạt trong một môi trường năng động: Để liên tục cập nhật được kiến
thức mới và đáp ứng được sự thay đổi của yêu cầu thực tế, các giáo viên, giáo
sư đại học có toàn quyền thiết kế bài giảng, giáo trình, sách đọc, cách giảng
dạy và chấm điểm. Họ đồng thời hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung bài
giảng và chất lượng sinh viên. Mỗi năm, bài giảng được thay đổi, cập nhật thông
tin và các xu hướng mới, kể cả thay đổi hoàn toàn những bài kiểm tra, để theo
kịp kiến thức hiện tại. Sinh viên có toàn quyền góp ý về bài giảng, về nội dung,
và đánh giá khoá học theo ý kiến riêng của họ. Sự tương tác giữa thày và trò
mang lại chất lượng ngày một cao hơn cho khoá học ở những năm tiếp theo
với một hình ảnh luôn luôn được tự làm mới. Trong khoá học, lực lượng trợ


giảng đóng một vai trò đáng kể, và là cơ hội thuận lợi cho họ thực hành khả năng
giảng dạy ngay từ khi còn là sinh viên. Vị trí trợ giảng cũng mang lại một nguồn
tài chính đáng kể và được đánh giá cao trong lý lịch khoa học sau này.
Tự trọng và kỷ luật nghiêm khắc: danh dự và đạo đức học tập được đặt lên
hàng đầu, đó chính là đề cao giá trị cá nhân và cái tôi của mỗi nhà khoa học.
Tất cả các trường đại học lớn đều có hệ thống Luật danh dự (Honor code) được
tôn trọng triệt để. Tất cả mọi hình thức gian lận trong thi cử, nhận trợ giúp khi
không được phép đều chịu kỷ luật nặng nề theo hình phạt từ Toà án danh dự
lập ra bởi sinh viên. Hình thức kỷ luật thấp nhất thường là đình chỉ học tập một
năm, không được phép tham gia các hoạt động chung của sinh viên. Đạo văn
(plagiarism) cũng được đánh giá nghiêm trọng không kém, như một hình thức ăn
cắp tri thức của người khác, dù chỉ là một câu nói hay một ý tưởng. Luật danh
dự và bản quyền cũng áp dụng tương tự đối với Giáo viên hay trợ giảng, hay bất
kỳ một người làm khoa học nào. Người vi phạm không thể nói lời xin lỗi, chỉ có
thể chấp nhận kỷ luật mà thôi.
Đánh giá đúng năng lực và sử dụng đúng người: Không chỉ riêng giáo dục, ở
các nghành khác tại Việt nam vẫn tồn tại đánh giá năng lực của một con người
thông qua 2 yếu tố chính: Đức và Tài. Thực sự, đây là hai khái niệm mơ hồ và
mang tính chủ quan, không có tiêu chuẩn nhất định. Một phong cách ăn mặc hơi
lập dị, một phát ngôn không đúng lúc có thể được coi rằng kém Đức, mà Tài luôn
luôn chỉ ở vị trí thứ hai. Việc sử dụng người cần thoát ra khỏi những khái niệm đó
và nó chỉ bao gồm chất lượng của công việc (với những tiêu chuẩn cụ thể) và
không vi phạm pháp luật. Một giáo sư danh tiếng tại trường Đại học North
Carolina, vẫn thường xuyên thổi saxophone tại một quán bar, với một phong
cách ăn mặc kỳ lạ, và hình ảnh của ông vẫn rất đẹp trong mắt tất cả đòng nghiệp
và sinh viên.
Nâng cao sức cạnh tranh của bằng cấp: cũng là
sự tôn trọng giá trị thực của bằng cấp. Chúng ta vẫn
có quá nhiều những tiến sĩ giấy, tiến sĩ ảo với những
công trình khoa học vô tác dụng, hoặc kết quả của

những công trình nghiên cứu có thể đoán đuợc
trước khi thực hiện. Đó là kết quả của nền giáo dục
thiếu tính cạnh tranh, và ở mức độ hiểu biết thấp.
Những công trình khoa học ở cấp độ Tiến sĩ cần
phải có một hội đồng thẩm định khách quan, ở
trình độ quốc tế, và có thể phải có sự góp ý của các
chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực đó ở cả trong nước
và nước ngoài. Một tấm bằng hoàn toàn có thể
dược cấp bởi chính trường Đại học đó, và chất
lượng công việc của người mang bằng thể hiện
thương hiệu của nhà trường.
Thái độ cầu thị và hợp tác trong lĩnh vực khoa học: Chúng ta nên tận dụng tối
đa sự giúp đỡ và hợp tác với các nhà khoa học nước ngoài cũng như các nhà
khoa học Việt kiều. Đó là một nguồn lực sẵn có và là một nguồn tri thức cần
được khai thác. Tiếp nhận ý tưởng mới, dẹp bỏ sự đố kỵ trong khoa học là xu
hướng tất yếu để rèn lưyện một moi trường khoa học và giáo dục lành mạnh. Sự
trao đổi hợp tác có thể bắt đầu ngay từ những cá nhân mà không nhất thiết chờ
đợi hoặc kỳ vọng sự trợ giúp chính thức được ký kết.
Chấp nhận thử nghiệm hệ thống giảng dạy và tính điểm có khả năng cạnh
tranh cao: các kỳ thi tuyển lựa vào đại học ở Việt nam thường rất khó khăn, có
thể còn khó khăn hơn nhiều nước phương Tây. Nhưng khi đã trở thành sinh viên,
nhìn chung tất cả đều tốt nghiệp, cho dù kết quả học tập thấp hoặc thi lại nhiều
lần. Điều này tạo nên một áp lực học tập rất thấp. Trong một môn học ở Việt
nam, điểm trung bình trên 5/10 được coi như hoàn thành, nhưng ở các trường
đại học khác trên thế giới, ít nhất cần đạt được 70-75%. Và mỗi sinh viên chỉ có
quyền đựoc điểm thấp hơn mức này 2 lần trong suốt một chương trình đào tạo
Tiến sĩ, nếu không muốn bị buộc thôi học. Trong các lớp học thường thì khoảng
30% sinh viên đứng đầu lớp được điểm A, 40% đạt điểm B, còn lại đạt điểm C.
"Hãy đặt trọn niềm tin vào lớp
trẻ"

Thư của Đại tướng Lê
Đức Anh gửi lưu học
sinh VEF
"Chúng cháu
xin nhận sứ
mệnh bảo vệ
Tổ quốc từ
xa..."
Con người và tri thức-
yếu tố sống còn của
nền GD
Tạo "Đột phá và tăng
tốc" cho GDĐH
Đại học đẳng cấp cấp
Quốc tế: Bài học từ
Hàn Quốc
Hiếm có lớp học 100% sinh viên đạt được điểm A. Vì vậy, muốn đạt được điểm A
các sinh viên phải phấn đầu cạnh tranh nhau để đạt được kết quả cao trong học
tập.
Phát triển hệ thống đánh giá kết quả học tập dựa
trên quan điểm đánh giá toàn bộ quá trình học.
Để hoàn thành một khoá học ở các trường đại học ở
các nước có nền giáo dục cao, các sinh viên phải nỗ
lực trong toàn bộ khoá học. Số điểm của một môn
học là một luỹ tích của rất nhiều bài tập, thực hành,
dự án, kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ bao gồm rất nhiều
kỹ năng khác. Khoá học cũng như một cuộc đua
đường dài, mà chỉ cần đuối sức ở một chặng, có thể
ảnh hưởng đến kết quả của toàn cục. Đánh giá kết
quả học tập theo quá trình có nhiều lợi ích cho việc

đào tạo sinh viên ưu tú. Sinh viên không phải chịu
áp lực lớn cho kỳ thi cuối kỳ như ở Việt Nam. Do
phải làm nhiều bài tập; thực hành; dự án, sinh viên
được áp dụng ngay những kiến thức thu thập trong
quá trình học tập. Kết quả học tập phản ánh khách
quan hơn việc tiếp thu, áp dụng kiến thức của sinh
viên. Việc đánh giá kết quả học tập chỉ dựa vào duy
nhất kỳ thi cuối kỳ đễ tạo thói quan cho sinh viên "nước đến chân mới nhảy", kết
quả học tập mang tính đầy may rủi do chỉ được phản ánh trong kỳ thi cuối cùng.
Sinh viên chỉ cần "ôn thi" để qua "kỳ thi" chứ chưa quan tâm đến việc áp dụng và
tìm tòi và phát triển những kiến thức mới. Thậm chí việc chấp nhận cho thi lại, ôn
thi, luyện thi ở Việt nam một cách tương đối thoải mái, điểm thi lại được công
nhận chính thức trong bảng điểm vừa mang tính tiêu cực vừa thiếu sự công
bằng.
Đẩy mạnh năng lực viết và xuất bản: Năng lực công bố, xuất bản các công
trình nghiên cứu khoa học là thước đo tri thức của các nhà khoa học. Chúng
ta có một tỷ lệ xuất bản trên các tạp chí khoa học uy tín quá thấp so với các nước
khác trong khu vực và thế giới. Chúng ta cần bắt buộc (với đội ngũ giáo sư) và
khuyến khích (với đội ngũ sinh viên) tham gia việc xuất bản các công trình khoa
học trên các tạp chí khoa học quốc tế và viết sách. Đó là một thách thức lớn,
nhưng cũng là sự vinh dự cho bất kỳ nhà khoa học nào. Sự thiếu tự tin vào bản
thân, cũng như thiếu tự tin ở kết quả nghiên cứu là một rào cản đáng kể cho việc
xuất bản.
Ngoại ngữ là một yêu cầu bắt buộc: Tiếng Việt không phải là một ngôn ngữ phổ
thông trên thế giới, vì thế biết ít nhất một ngoại ngữ phổ biến ở mức độ cao (đọc,
viết, giao tiếp thành thạo) là yêu cầu không thể thiếu với một giáo sư hay một
sinh viên có tham vọng trở thành nhà khoa học trong thời kỳ Việt Nam trao đổi,
hợp tác quốc tề về khoa học. Nếu không có chiếc chìa khoá này, mọi ngả đường
"Hãy đặt trọn niềm tin vào lớp
trẻ"

Thư của Đại tướng Lê
Đức Anh gửi lưu học
sinh VEF
"Chúng cháu
xin nhận sứ
mệnh bảo vệ
Tổ quốc từ
xa..."
Bài học từ Hàn Quốc và mô
hình cho VN
vào khoa học hoàn toàn bịt kín. Và bắt đầu học ngoại ngữ không khi nào là muộn
với bất cứ ai.
Mười điểm đề xuất trền được rút ra từ những quan sát, kiểm nghiệm và tâm
huyết của nhóm lưu học sinh VEF học tại các trường hàng đầu tại Mỹ vói mong
muốn nền giáo dục nước nhà "tăng tốc" để đào tạo "nhân tài" tầm cỡ quốc tế.
Nhóm tác giả mong muốn được sự trao đổi, thảo luận với các độc giả về chủ đề
này.
Xin được gửi tới quý vị độc giả vài lời tâm giao trên. Xin kính chúc quý vị và gia
đình một năm mới hạnh phúc, an khang và thịnh vượng.
Nhóm tác giả:
• Nghĩa Nguyễn – PhD student- Public Health trường đại học UNC-CH.
• Thắng Trịnh - PhD student- Public Health trường đại học UNC-CH
• Phương Phạm – Ms student – Chemical Engineering trường đại học
Stanford Anh : Trợ giảng tại Đại học UNC-CH
Nguồn lực quan trọng nhất là con người
18:12' 23/12/2006 (GMT+7)
(VietNamNet) - Bà Nguyễn Hồng Mai, TGĐ Công ty cổ phần chứng khoán Âu
Lạc nói rằng nhân lực là yếu tố quan trọng nhất để cuộc cạnh tranh kinh
doanh giành được thắng lợi. Bà Mai đã có cuộc trao đổi về vấn đề này với
VietNamNet trong buổi ra mắt Công ty Âu Lạc chiều 21/12.

- Chỉ trong một thời gian rất ngắn đã có hàng loạt công ty chứng khoán
(CTCK) được thành lập, như một phong trào, tranh thủ thời gian trước khi
Luật Chứng khoán có hiệu lực 01/01/2007 với những quy định khắt khe hơn.
Việc thành lập hàng loạt như vậy có phải là theo phong trào?
- Chúng tôi luôn tin rằng TTCK Việt Nam sẽ phát triển. Và những diễn biến
sôi động chúng ta thấy ngày hôm nay chỉ là sự khởi đầu. Ngay từ khi TTCK
bắt đầu có sự phục hồi và phát triển, đồng thời với những tín hiệu lạc quan
từ nền kinh tế như việc gia nhập WTO, chúng tôi nhận định TTCK sẽ có
những bước đột phá. Đây chính là cơ hội có một không hai cho cho các nhà
đầu tư trong lĩnh vực tài chính chứng khoán.
Vì vậy, hàng loạt CTCK thành lập trong một thời điểm vẫn không phải là
phong trào, mà là sự nắm bắt cơ hội của các nhà đầu tư tài chính và chứng
khoán Việt Nam.
- Theo dự kiến, có thể sẽ có quy định CTCK thành lập mới sau này phải có

×