Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Văn hóa giao tiếp bằng ngôn ngữ viết tiếng Việt trong tin nhắn pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.94 KB, 5 trang )

Văn hóa giao tiếp bằng ngôn ngữ
viết tiếng Việt trong tin nhắn

Văn hóa giao tiếp bằng ngôn ngữ viết tiếng Việt trong tin nhắn
(message) và tán gẫu (chat mail). Sự tiện lợi và nỗi lo…
Chữ viết tiếng Việt trong ngôn ngữ Việt Nam là một thành quả
to lớn của quá trình hình thành từ rất lâu đời của nhân dân ta.
Ngay từ những ngày đầu xây dựng nền độc lập nước nhà, cùng
với việc tiếp biến nền văn hóa phương Bắc, ông cha ta đã khéo
léo vận dụng cách phát âm của người Việt cộng với chữ Hán để
sáng tạo ra chữ nôm (thời nhà Lý). Suốt thời gian dài của lịch
sử, mặc dù trải qua rất nhiều lần bị phương bắc tìm cách đồng
hóa, nhưng ngôn ngữ giao tiếp (viết và nói) của người Việt
bằng chữ nôm chẳng những không bị đồng hóa mà còn phát
triển vượt bậc. Điển hình:

- Thứ nhất: chúng ta đã có một kho tàng tương đối lớn văn thơ
được viết bằng chữ nôm (Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du ).
- Thứ hai: Ngày nay, một số tỉnh ở bắc Trung Bộ (Quảng Trị,
Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An ) người dân vẫn còn sử dụng
một số từ (phương ngữ) thuộc ngôn ngữ Việt cổ trước đây (có
lối phát âm giống với người Mường) như: Nước (nác), Đầu
(trốôc, tlốôc)…

Từ thế kỉ XVII, các giáo sĩ phương tây đã đến Việt Nam truyền
đạo, họ đã khéo léo vận dụng bảng chữ cái của tiếng Latinh để
phiên âm và viết lại tiếng Việt theo phương thức: Việt - Bồ -
La để sáng tạo ra chữ quốc ngữ. Từ đó đến nay nhân dân ta
tiếp thu và tiếp tục phát triển ngôn ngữ này. Đến ngày nay
chúng ta đã có một hệ thống chữ quốc ngữ hoàn chỉnh. Chúng
ta biết rằng, lịch sử trên thế giới có rất nhiều nước vì bị đô hộ


đã đánh mất cái quý giá nhất của dân tộc mình đó là ngôn ngữ
và chữ viết “mất ngôn ngữ là mất dân tộc”. Riêng dân tộc Việt
Nam, chẳng những đã không đánh mất ngôn ngữ mà thông qua
quá trình giao lưu tiếp biến, đã hình thành và phát triển một
thứ ngôn ngữ riêng biệt cho dân tộc mình. Đây thật sự là một
thành quả lớn của dân tộc Việt Nam trong suốt quá trình lịch
sử xây dựng và phát triển đất nước.

Ngày nay, khoa học công nghệ thông tin đã đem đến cho con
người nhiều phương tiện giao tiếp rất tiện lợi như: Điện thoại
di động (mobile fone), máy vi tính (computer) với các phần
mềm giao tiếp ứng dụng như: Tin nhắn (message), đàm thoại
trên máy vi tính (Voice chat)… Mặc dù không trực tiếp “ mặt
đối mặt” nhưng con người dù đang ở bất kì nơi đâu, thông qua
các phương tiện này đều có thể giao tiếp một cách tiện lợi. Tuy
nhiên, cùng với sự tiện lợi mà khoa học công nghệ mang lại,
dường như con người phần nào đã bị phụ thuộc vào những
công nghệ này. Thông qua tìm hiểu, khảo sát, chúng tôi nhận
thấy ngôn ngữ viết của tiếng Việt ( chữ quốc ngữ ) mà người
Việt Nam (đặc biệt là giới trẻ) đang sử dụng trong giao tiếp
trên các phương tiện thông tin dường như có phần “lệch lạc”.
Họ viết sai rất nhiều lỗi chính tả và phần nào đã phá vỡ đi
nguyên tắc của ngữ pháp, từ vựng cũng như cú pháp của câu
văn. Điển hình, chúng tôi xin nêu một vài ví dụ của một vài tin
nhắn (message) trên điện thoại di động để chứng minh như
sau:
- Moi ng bit jon nhug sao anh ko bit jon vay? ( Mọi người biết
giỡn ( đùa ) nhưng sao anh không biết giỡn vậy? )
- Bit rui, bao jo a mag do den, alo em xuog lay lin nhe! ( Biết
rồi, bao giờ anh mang đồ đến thì điện thoại để em xuống lấy

lên nhé! ).

Phải thừa nhận rằng, giao tiếp bằng công nghệ thông tin là một
bước tiến nhảy vọt của nhân loại. Sự tiện lợi mà nó mang đến
cho con người là thật sự cần thiết! Tuy nhiên, nếu nhìn nhận
dưới góc độ Văn hóa, chúng ta đang phải đối mặt với “lợi bất
cập hại” do sự lạm dụng phương tiện mà con người đang sử
dụng. Thiết nghĩ, không phải ai cũng dễ dàng đọc và hiểu nội
dung của các tin nhắn (message) như trên. Hơn nữa, ngôn ngữ
(viết và nói) trong giao tiếp, không chỉ mang một giá trị đơn
thuần duy nhất là dùng để giao tiếp mà nó còn mang nhiều giá
trị và ý nghĩa khác nữa. Vấn đề này xin nhường cho những ai
quan tâm trước thực trạng này suy nghĩ và đánh giá thêm. Về
phía chúng tôi, đây thật sự là một nỗi lo cho ngôn ngữ Việt
Nam vốn dĩ trong sáng, trau chuốt rõ ràng về mặt từ vựng và
ngữ pháp câu đã phần nào đã bị “dị bản” do cách sử dụng lạm
dụng công nghệ giao tiếp của thời đại.

×