Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề tài" Thông tư 13/2010/TT-NHNN - chặng đường gian nan trên thị trường tài chính Việt Nam" potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.86 KB, 5 trang )

Bài NGHIÊn CứU KHOa họC
Đề tài: Thông t 13/2010/TT-NHNN - chặng đờng gian nan trên thị trờng tài chính
Việt Nam.
Sinh viên: Nguyễn Thị Sinh
Lê Thị Hồng Phơng
Lớp: K45/15.04
Trong những năm gần đây sự biến động của nền kinh tế thế giới nói chung và
những bất ổn trên thị trờng tài chính nói riêng đã làm chính phủ các nớc lo ngại. Xu
hớng nâng cao khả năng bảo đảm an toàn, giảm thiểu rủi ro trên thị trờng tài chính
đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng đợc chú trọng hơn bao giờ hết. Trớc tình hình đó,
trong hội nghị tổng kết hoạt động ngân hàng năm 2009 triển khai năm 2010 (ngày
23/12/2009) Thống đốc NHNN tiếp thu ý kiến chỉ đạo của thủ tớng chính phủ và
xác định: trong năm 2010 NHNN với các công cụ của mình sẽ luôn song hành với
các tổ chức tín dụng, quyết tâm giữ vững hoạt động ổn định, quản lí nợ xấu, tăng c-
ờng kiểm tra, giám sát kiểm soát đợc hoạt động của toàn hệ thống
Sau một quá trình soạn thảo khá dài, ngày 20/05/2010 NHNN đã chính thức ban
hành Thông t 13/2010/TT-NHNN qui định về các tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt
động của tổ chức tín dụng. Thông t có hiệu lực từ 01/10/2010 và thay thế các quyết
định qui định về các tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng mà
NHNN đã ban hành trớc đây nh: QĐ 457/2005, QĐ 03/2007,QĐ 34/2008
Thông t 13 bao gồm rất nhiều nội dung chủ yếu liên quan tới qui định về các tỉ
lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Trong đó tập trung ở ba
điểm mấu chốt:
1. Tăng hệ số an toàn vốn CAR từ 8% lên 9%.
Tỉ lệ an toàn vốn = Vốn tự có / Tổng tài sản Có rủi ro
2. Thay đổi hệ số rủi ro đối với tài sản Có.
Có hai thay đổi cơ bản: (1) Các khoản vay đối với công ty con, công ty
liên doanh, công ty liên kết với tổ chức tín dụng sẽ có hệ số rủi ro điều chỉnh
tăng từ 100% lên 150%; (2) Các khoản vay kinh doanh bất động sản và các
khoản vay đối với công ty chứng khoán có hệ số rủi ro nâng từ 100% lên
250%. Hệ số rủi ro của khoản cho vay đầu t chứng khoán vẫn giữ nguyên ở


mức 250% nh Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN.
3. Tăng cờng qui định về đảm bảo khả năng thanh khoản.
Tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động giới hạn ở mức 80% đối
với ngân hàng và 85% với các tổ chức phi tín dụng. Điểm đáng lu ý là các
khoản huy động đợc tính lại không bao gồm tiền gửi không kì hạn của các tổ
chức kinh tế, tiền của kho bạc nhà nớc và tiền vay của các tổ chức tín dụng
trong nớc.
Thông t 13 ra đời với nhiều u điểm nổi bật:
Thứ nhất: Nâng cao tỉ lệ an toàn cho hoạt động tín dụng. Việc tăng hệ số CAR
từ 8% lên 9% đòi hỏi các tổ chức tín dụng phải tăng tử số (vốn tự có) hoặc giảm
mẫu số (giảm tài sản Có rủi ro) hoặc cả hai. Điều này sẽ giúp nâng cao tiềm lực
tài chính, đảm bảo an toàn trong thanh toán, giảm thiểu rủi ro cho tổ chức tín dụng.
Ngoài ra còn góp phần tăng tiềm lực tài chính cho toàn bộ hệ thống ngân hàng.
Thứ hai: Hạn chế ngân hàng thơng mại tham gia vào các hoạt động kinh doanh
nhiều rủi ro. Hệ số rủi ro điều chỉnh tăng từ 100% lên 150% với các khoản đầu t
vào công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết với tổ chức tín dụng; từ 100%
lên 250% với các khoản vay kinh doanh bất động sản và khoản vay của các công ty
chứng khoán đã khiến ngân hàng cẩn trọng với các danh mục đầu t mạo hiểm trên.
Từ đó các ngân hàng tăng cờng khả năng và quản lí thanh khoản, chủ động với
những khoản nợ, khoản đầu t có rủi ro cao, kịp thời giải quyết những vấn đề phát
sinh trong việc thu hồi nợ.
Thứ ba: Dần dần hoàn thiện các tỉ lệ an toàn của ngân hàng thơng mại theo
thông lệ quốc tế, nâng cao vai trò quản lí của Nhà nớc.
Thông t 13 là một chủ trơng đúng đắn trong việc bảo đảm an toàn trong hoạt
động của hệ thống NHTM nói riêng và hệ thống tài chính tiền tệ nói chung theo
tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên trong ngắn hạn, việc thực hiện Thông t 13 sẽ gây nên
những tác động theo hớng không thuận lợi. Vì lẽ đó mà sau khi ban hành, Thông t
13 đã vấp phải rất nhiều phản ứng từ các chủ thể trên thị trờng tài chính, đặc biệt từ
ba lĩnh vực chịu tác động mạnh mẽ nhất là ngân hàng, chứng khoán và bất động
sản.

Ngày 30/07/2010 Hiệp hội ngân hàng Việt Nam lập công văn gửi thống đốc
NHNN ghi nhận sự phản hồi về những bất cập về các tỉ lệ đảm bảo an toàn trong
hoạt động của tổ chức tín dụng. Trớc hết văn bản này nhận định Nhìn chung các
qui định đề cập trong Thông t 13 hớng tới các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động
ngân hàng, bảo đảm an toàn cao cho hoạt động kinh doanh và an toàn hệ thống
ngân hàng. Là điều kiện cần để hệ thống ngân hàng Việt Nam nhanh chóng hội
nhập với bên ngoài. Tuy nhiên, xuất phát từ mặt bằng của các NHTM, công ty tài
chính không đồng đềunên việc thực hiện các qui định này sẽ gây không ít khó
khăn cho các NHTM. Điều đó thể hiện ở các mặt sau:
Một là, Tỷ lệ cấp tín dụng so với vốn huy động cha thỏa đáng
Tỷ lệ sử dụng vốn đợc tính theo công thức:
Cấp tín dụng/ Nguồn vốn huy động = 80%/85%
Qui định này sẽ tác động đến thị trờng tài chính ở các điểm:
Là một trong những nguyên nhân chính cản đà giảm lãi suất.
Do nguồn vốn cung ứng tín dụng không bao gồm tiền gửi không kì hạn của tổ
chức, vốn tự có của NHTM nên làm giảm khả năng mở rộng tín dụng. Việc các
khoản bị loại trừ khỏi nguồn vốn cung ứng tín dụng chiếm đến 15% vốn huy động,
khiến cho trên thực tế tỉ lệ cho vay so với vốn huy động tổng thể chỉ còn khoảng
60-65%, điều này gây trở lực cho các NHTM trong nỗ lực tăng trởng tín dụng. Do
đó làm giảm đà tăng của tín dụng và lãi suất sẽ khó giảm trong ngắn hạn. Bên cạnh
đó nguồn cung vốn tín dụng từ NHTM đang bị hạn chế càng làm cơn sốt lãi suất
cha thể hạ nhiệt.
Gây khó khăn cho việc tăng khả năng tạo tiền.
Qui định tỉ lệ cho vay không vợt quá 80% vốn huy động tạo ra một số tiền lớn
huy động đợc không dành để cho vay mà ngủ yên tại các NHTM dẫn đến số
nhân tiền tệ của hệ thống ngân hàng giảm kéo theo giảm khả năng tạo tiền của hệ
thống.
Hai là, Qui định về các tài sản có hệ số rủi ro là 250% một cách chung chung,
cha thích hợp. Các ngân hàng đề nghị xem xét lại hệ số rủi ro đối với từng trờng
hợp cho vay cụ thể vì mỗi khoản cho vay để đầu t chứng khoán hay kinh doanh bất

động sản nào cũng có mức độ rủi ro cao thấp khác nhau. NHNN nên căn cứ mức độ
rủi ro của các khoản cho vay để qui định hệ số rủi ro cho phù hợp.
Ba là, Thời gian lộ trình Thông t 13 từ khi ban hành đến khi có hiệu lực là quá
ngắn.
Nghị định 141 ngày 22/11/2006 của Chính phủ ban hành về danh mục vốn pháp
định của các ngân hàng phải đạt 3000 tỷ đồng đối với các NHTM có hiệu lực từ
đầu năm 2010 đã làm các NHTM phải vất vả xoayvốn. Giờ đây thông t 13 qui
định hệ số CAR tăng từ 8% lên 9% trong thời gian 130 ngày khiến nhiều NHTM
không thực hiện đợc, đặc biệt là các NHTM có qui mô nhỏ và các NHTM phụ
thuộc vào vốn ngân sách Nhà nớc cấp.
Thị trờng chứng khoán và thị trờng bất động sản hai kênh đầu t có liên quan
mật thiết với các tổ chức tín dụng cũng đứng ngồi không yên khi Thông t 13 đ-
ợc ban hành. Có nhiều ý kiến cho rằng Thông t 13 có khả năng gây những tác động
không tích cực đến khả năng hồi phục của hai thị trờng vốn đang ảm đạm này
do :
Các ngân hàng sẽ tăng cờng dịch chuyển dòng vốn từ khu vực phi sản xuất
sang khu vực sản xuất để giảm thiểu rủi ro. Điều này đồng nghĩa với việc
dòng vốn cung ứng từ các tổ chức tín dụng vào kinh doanh chứng khoán và
bất động sản giảm xuống đáng kể.
Lãi suất vẫn duy trì ở mức cao có tác động tiêu cực tới tâm lí nhà đầu t.
Nguồn cung tín dụng cho hai thị trờng chứng khoán và bất động sản bị thu
hẹp do ngân hàng bị hạn chế tỉ lệ cho vay.
Thời điểm thực hiện thông t 13 khá nhạy cảm, ngày 1/10/2010 là bắt đầu
quí cuối cùng của năm- thời điểm các tổ chức kinh doanh có xu hớng giảm
tài sản có rủi ro bằng cách bán chứng khoán, tăng lợng tiền mặt dự trữ để
xây dựng bảng cân đối kế toán đẹp-chuẩn.
Trớc những ý kiến bàn về nội dung thông t 13 thổng đốc NHNN Nguyễn Văn
Giàu nhiều lần lên tiếng trên các phơng tiện truyền thông NHNN ban hành chính
sách tiền tệ với mục tiêu: ổn định giá trị tiền đồng, đảm bảo an toàn hệ thống thanh
khoản từ đó đảm bảo an toàn cho cả hệ thống ngân hàng, góp phần ổn định và phát

triển kinh tế. Thông t 13 ra đời nhằm đáp ứng quá trình hội nhập đi từ thấp đến cao
và ngời có lợi trực tiếp là các tổ chức tín dụng. Việc ban hành Thông t 13 là từng b-
ớc xây dựng hệ thống ngân hàng tiệm cận với chuẩn mực quốc tế Tiến sĩ Nguyễn
Thị Thanh Hơng, tổng biên tập tạp chí ngân hàng cũng đã lên tiếng khẳng định
những qui định của Thông t 13 là cần thiết.
Tóm lại thông t 13 mang nhiều nội dung tích cực, dần hoàn thiện các tỉ lệ an
toàn của NHTM theo thông lệ quốc tế, nâng cao vai trò quản lí của Nhà nớc. Xét về
dài hạn thông t 13 là chủ trơng hoàn toàn đúng đắn, thể hiện đợc tầm nhìn sâu rộng
của NHNN trớc những rủi ro tồn tại trên thị trờng tài chính, song trong ngắn hạn sẽ
gây ra khó khăn, tiêu cực cho hoạt động của NHTM, TTCK và TTBĐS. Trớc thực
trạng đó vào ngày 27/ 09/2010 NHNN Việt Nam chính thức ban hành Thông t
19/2010/TT-NHNN ngày 27/ 09/2010 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông t 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Thống đốc NHNN quy định về
tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Về cơ bản, việc sửa đổi
và bổ sung chỉ tập trung ở những vùng nội dung sau:
- Sửa đổi qui định điểm đ, khoản 2 điều 1 điều chỉnh từ tỉ lệ cấp tín dụng từ
nguồn vốn huy động thay cho tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động.
Điều 18 mục 5 tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động đợc thay
bằngtỉ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động. Sự điều chỉnh này giúp các ngân
hàng có điều kiện thuận lợi hơn khi đợc sử dụng cả nguồn vốn tự có và nguồn vốn
này không bị ràng buộc bởi tỉ lệ cấp tín dụng theo các tỉ lệ bảo đảm an toàn trong
Thông t 13.
- Sửa đổi khoản 3 điều 18 về tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động. Theo đó
các tổ chức tín dụng có thể sử dụng thêm nguồn vốn từ tiền gửi của Kho bạc nhà n-
ớc, từ tiền vay của các tổ chức tín dụng khác có kì hạn từ 3 tháng trở lên, 25% tiền
gửi không kì hạn của các tổ chức kinh tế. Điều này đã phần nào đáp ứng nguyện
vọng nh trong kiến nghị của hiệp hội ngân hàng Việt Nam.
Việc ban hành nhanh chóng, kịp thời Thông t 19 điều chỉnh một số nội dung của
Thông t 13 cho thấy quyết tâm của NHNN trong việc dần dần hoàn thiện hệ thống
luật ngân hàng nói riêng và hệ thống luật Việt Nam nói chung cho phù hợp với tình

hình thực tiễn và thông lệ quốc tế. Việc làm này nhận đợc sự ủng hộ nhiệt tình và
củng cố niềm tin, vai trò của NHNN trên thị trờng tài chính- tiện tệ, góp phần xây
dựng nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, nhanh chóng hội nhập với các nớc
khu vực và thế giới.

×