Trẻ bị hội chứng ADHD và
những lời khuyên từ giáo viên
(Phần 1)
ầy cô giáo l
à người nắm rõ tình hình học tập của trẻ, cha mẹ cần thường xuyên trao đ
ổi để có thể nhận đ
những ý kiến hợp lý trong việc giúp đỡ trẻ bị hội chứng ADHD học hành thật tốt.
Nếu con bạn bị chẩn đoán là đã bị hội chứng
ADHD, bên cạnh sự hỗ trợ của gia đình thì vai trò
của giáo viên cũng rất quan trọng – thậm chí giáo
viên còn có thể giúp được nhiều hơn cả phụ
huynh. Những đứa trẻ bị ADHD cần được giáo
viên quan tâm nhiều hơn trong lớp học và tốt nhất
là cần có một kế hoạch giáo dục riêng biệt nhằm
tạo điều kiện cho trẻ bộc lộ hết khả năng của
mình trong học tập. Giáo viên cũng chính là
những chuyên gia có thể đưa ra cho bạn những
lời khuyên hữu ích để bạn có thể hỗ trợ việc học
ở nhà của con mình. Sau đây là những lời khuyên
của các giáo viên dành cho những phụ huynh có
con bị ADHD – những lời khyên này sẽ giúp ích
rất nhiều cho việc học của con bạn.
1. Hãy nhất quán trong các hoạt động hằng
ngày
Hãy thiết lập cho trẻ thói quen thực hiện mọi việc
theo một thời gian biểu nhất định ngay từ khi trẻ còn
nhỏ. Tất cả các hoạt động hằng ngày, từ thời gian ăn,
ngủ, học tập, vui chơi đều được thực hiện theo đúng
giờ giấc mỗi ngày. Chính sự phân chia thời gian và
nhất quán trong các hoạt động sẽ giúp trẻ tăng cường
khả năng tập trung trong từng hoạt động cụ thể.
2. Thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình
trạng của con
Đây là điều hết sức quan trọng và cần thiết bởi việc
giáo dục những đứa trẻ bị ADHD vốn phức tạp hơn
rất nhiều so với những đứa trẻ bình thường. Vì vậy,
hãy thường xuyên gặp giáo viên của con bạn và trao
đổi với họ về tình trạng của trẻ một cách cụ thể và rõ
ràng. Nếu có thể, bạn nên trò chuyện với giáo viên
hằng ngày, hay ít nhất là hàng tuần. Hãy trình bày cụ
thể về những biểu hiện và những tiến bộ của con bạn
đồng thời lắng nghe thông tin về con bạn từ giáo viên.
Sau đó, cả hai bên có thể cùng nhau rút ra kết luận
về tình trạng của trẻ và đi đến những thống nhất về
các bước tiếp theo.
3. Luôn duy trì thời gian biểu
Đừng nên thay đổi thời gian biểu của trẻ với bất kỳ lý
do nào đi chăng nữa vì điều này không tốt với con
bạn. Hãy duy trì lịch trình học tập và cả các hoạt động
khác ngoài giờ học. Trẻ bị ADHD sẽ rất khó thích nghi
nếu bạn thường xuyên thay đổi thời gian biểu và
chính bạn cũng sẽ gặp trở ngại trong việc chăm sóc
và giáo dục con mình.
4. Loại bỏ tất cả những tác nhân gây mất tập
trung
ần hạn chế tối đa những yếu tố khiến trẻ mất tập trung trong thời gian bé họ
c bài.
Ảnh: Getty images.
Trẻ bị ADHD vốn có khả năng tập trung kém, vì vậy,
bạn đừng để bất kỳ yếu tố nào quấy nhiễu sự tập
trung của trẻ. Điển hình nhất là bạn nên tắt tivi và
tách hoàn toàn trẻ ra khỏi các phương tiện giải trí
trong thời gian trẻ làm bài tập về nhà. Đừng chủ quan
trong việc này, bởi ngay cả những âm thanh nhẹ nhất
(như khi có người xem tivi, nói chuyện hay chơi
games ở phòng kế bên) thì cũng đủ khiến trẻ bị phân
tán. Ngoài ra, các hình ảnh như những người đi qua
lại cũng có thể khiến trẻ mất tập trung. Tốt nhất, bạn
nên tạo một không gian yên tĩnh và riêng tư để làm
góc học tập của con mình.
5. Hạn chế thời gian ngồi trước màn hình
Tất nhiên, trong xã hội hiện đại thì không ai có thể
tách biệt hoàn toàn với màn hình tivi hoặc màn hình
máy vi tính nhưng bạn nên nhớ ti vi và máy vi tính
chính là hai yếu tố lớn làm gia tăng sự mất tập trung
của trẻ. Phụ huynh cần hạn chế thời gian ngồi trước
màn hình ti vi và màn hình máy vi tính của con mình,
đặc biệt đối với trẻ bị ADHD thì điều này càng cần
thiết hơn. Bạn nên có sự quản lý chặt chẽ thời gian
của trẻ và phải chắc chắn rằng trẻ bị ADHD phải xem
tivi và sử dụng máy vi tính ít hơn các thành viên khác
trong gia đình.
6. Sử dụng hệ thống thư mục
Đây là cách bố trí bài vở, tài liệu một cách khoa học
nhất, thường dùng để quản lý lượng tài liệu khá lớn,
nhưng nó thực sự rất hữu ích cho con bạn. Hãy dạy
cho trẻ cách sắp xếp sách vở, tài liệu học tập của
chúng vào từng mảng, từng thư mục khác nhau để
không bị mất thời gian vào việc tìm kiếm. Bạn nên hỗ
trợ trẻ bố trí các thư mục này sao cho khoa học, dễ
nhớ và dễ tìm kiếm để con bạn có thể tìm thấy những
tài liệu cần thiết bất cứ khi nào, đồng thời bạn cũng
thuận tiện hơn khi theo dõi việc học của trẻ.