Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Cẩn trọng khi khuyên răn con doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.42 KB, 7 trang )

Cẩn trọng khi khuyên răn con










Với trẻ thơ, tâm hồn của các cháu như tờ giấy
trắng và cha mẹ là người viết lên những dòng đầu
tiên. Vì thế, hành động, lời nói của cha mẹ sẽ có
tác động, ảnh hưởng rất lớn đối với con trẻ.




Thế nhưng, nhiều ông bố bà mẹ lại không ý thức
được điều này và những lời nói bâng quơ, lỡ
miệng, thậm chí nói lẫy, nói ngược đã vô tình làm
con trẻ có những hành vi lệch chuẩn.

Gieo thói quen xấu

Nghe cô giáo méc, ở lớp, cậu con trai bốn tuổi hay
móc ráy mũi rồi bỏ vào miệng và nói là mẹ bảo ăn, chị
Nguyễn Thị Kim, ở P.4, Q.3, TP.HCM đã tỏ ra hết sức
ngạc nhiên. Đón con về, chị vặn hỏi thì thằng bé mếu
máo: “Hôm trước, mẹ móc mũi cho con rồi bảo con:


“Nè ăn đi, ăn đi”. Lúc này chị Kim mới sực nhớ, khi đó
chị đã “phát ngôn” như thế với mục đích cho bé nhận
biết đó là dơ bẩn để không táy máy ngoáy mũi.
Nhưng chị không ngờ bé đã hiểu và làm như vậy.

Chị tận tình giải thích, cậu bé hứa sẽ không lặp lại.
Nhưng vài hôm sau, cô giáo lại thấy cậu bé vẫn tiếp
tục hành vi đó, hình như đã trở thành thói quen của
cháu và cô sợ hành vi của con chị Kim sẽ “lây” sang
các bé khác. Vợ chồng chị Kim và cô giáo, vừa giải
thích và “giám sát” bé, nhưng sau một thời gian dài
cháu vẫn chưa bỏ thói quen này và còn lén “hành
động”.

Cháu Nấm, ba tuổi, con chị Phạm Thị Hà ở P. Bình
Trưng Tây, Q.2, TP.HCM thì lại có thói quen ăn tóc.
Chị Hà thường làm việc trên máy vi tính. Thói quen
của chị là hay vuốt mái tóc dài của mình và đưa đuôi
tóc lên miệng ngậm. Cô con gái cũng hay cắn tóc
mẹ. Một hôm, chị Hà phát hiện miệng con đầy tóc,
thay vì bảo con không được làm như thế, chị lại tức
giận nói: “Tóc ngon lắm hay sao mà con ăn? Con
thích thì ăn đi, ăn nữa đi”.

Mới đây, bé Nấm hay khóc đêm vì đau bụng. Đưa
con đi bệnh viện khám, chụp phim, siêu âm, bác sĩ
phát hiện một “vật thể” lạ trong người cháu và phẫu
thuật lấy ra một búi tóc. Đến lúc này chị Hà mới biết
con có thói quen ăn tóc và điều đó xuất phát từ sự
xúi bậy của chị.


Còn chị Trần Thùy Linh ở P.2, Q.Phú Nhuận,
TP.HCM thì lại rất buồn bực vì cô con gái đã gần bốn
tuổi mà vẫn còn nghịch nước tiểu khi tè. Chị thường
xuyên can ngăn, chỉ bảo nhưng bé vẫn không thay
đổi. Các cô giáo đều “ớn” và than phiền vì trò chơi
mất vệ sinh của bé.

Được sự tư vấn của bác sĩ tâm lý, chị Linh được biết,
trẻ con thường có thói quen nghịch nước tiểu, nhất là
ở những trẻ dưới 24 tháng tuổi. Tuy nhiên, với trẻ
trên ba tuổi, việc này là không bình thường. Sau
nhiều lần tiếp xúc với chị Linh và cháu bé, BS đã tìm
ra “căn nguyên”, thì ra mỗi lần cháu tè và nghịch
nước tiểu, chị Linh vừa mắng, vừa ấn người bé: “Nè,
vọc nữa đi” cho hả cơn giận, nào ngờ sự trừng phạt
đó đã gieo thói quen xấu cho con.

Hoang mang, mất niềm tin

Con của chị Đỗ Thị Thu ở ấp An Thị, xã An Thạnh
Trung, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang thường hay
quấy khóc đêm. Vợ chồng chị phải thay phiên bồng
cháu ra sân đi dạo. Anh chị thường chỉ tay lên bầu
trời và la lớn: “Ôi, ghê quá, ông trăng ăn thịt kìa”. Lúc
đó, cháu bé giật mình nín bặt (có lẽ vì tiếng la hét của
ba mẹ). Chiêu này được anh chị áp dụng thường
xuyên. Đến nay, bé đã gần ba tuổi và mỗi khi được
bồng ra đường ban đêm, nhìn lên mặt trăng là bé co
rúm người lại rồi khóc.


Với cô con gái ba tuổi của chị Huỳnh Kim Liên ở
P.Đông Hưng Thuận, Q.12, TP.HCM thì con mèo
bằng nhựa, mỗi khi ấn vào lại kêu meo meo lại là nỗi
ám ảnh của bé. Khi bé được bảy tháng, đút cho bé
ăn rất khó nên chị Liên thường dùng con mèo để hù
dọa con. Giấu con mèo sau lưng rồi bất ngờ đưa ra
trước mặt con, cùng lúc chị ấn vào cho kêu meo meo
và hét lớn “ghê quá, ghê quá”. Bị giật mình trước
hành động của mẹ, cô bé khóc thét rồi há miệng.
“Chiêu” này được chị áp dụng thường xuyên mỗi khi
bé lười ăn. Từ đó, bé sợ con mèo và những đồ chơi
tương tự như thế.

Theo Thạc sĩ Phạm Thị Thúy - chuyên viên tâm lý
NVH Phụ Nữ, TP.HCM, dạy con là một trong các
công việc phức tạp nhất của cha mẹ. Hầu hết các ông
bố, bà mẹ biết rõ mình nên làm gì và không nên làm
gì. Nhưng có thể do tâm trạng không vui, bận việc
hay xót con mà khi trẻ làm sai, bướng, cha mẹ đã
mắng, đánh, dọa con.
Điều này đã gây ra những hệ quả tai hại. Khi con làm
sai, bướng, thay vì giải thích cho trẻ hiểu không được
làm điều đó thì cha mẹ lại nói lẫy, nói ngược trong
khi trẻ luôn tin vào lời nói và chưa nhận thức được
hoàn toàn cảm xúc giận dữ, không bằng lòng của ba
mẹ. Nhiều trẻ lại nghĩ cha mẹ đang khuyến khích
mình lặp lại hành vi đó. Khi cha mẹ chỉ bảo không rõ
ràng, trẻ khó phân biệt được hành vi nào nên làm và
hành vi nào không được làm. Từ đó dễ dẫn đến trẻ

có tâm trạng hoang mang, mất niềm tin.

Tiếc rằng, chuyện cha mẹ dạy con bằng cách nói
ngược, nói lẫy hay hù dọa con vẫn còn khá phổ biến.
Đây là cách giáo dục sai và gây tác hại khôn lường:
dễ làm cho trẻ có tâm lý sợ sệt, nhút nhát và có hành
động không bình thường. Khi trẻ có hành vi lệch lạc,
không đúng thì cha mẹ cần phải giải thích, phân tích
và điều chỉnh để trẻ hiểu mà thay đổi. Các bậc cha
mẹ luôn cân nhắc khi khuyên răn dạy bảo con cái.

×