Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kiềm chế cơn giận dữ của trẻ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.06 KB, 6 trang )

Kiềm chế cơn giận dữ của trẻ

Khi trẻ đang trong cơn giận dữ,
thật khó để trước hết tự kiềm
chế bản thân bạn. Ở trẻ nhỏ,
giận dữ chỉ do một nguyên
nhân rất đơn giản: chúng không
có cái chúng muốn.
Lờ trẻ đi

Trong cơn giận dữ, cảm xúc đã ức
chế và làm cho vùng não phụ
trách việc đánh giá nguyên nhân
và ra quyết định không làm việc
được. Do đó trong lúc này bạn không thể dạy trẻ bất
cứ cái gì. Mọi điều bạn làm chỉ khiến cho tình huống
xấu hơn. Tốt hơn hết là không làm gì cả, để cơn giận
của trẻ nguôi ngoai, sau đó sẽ nói chuyện với chúng.


Phải có nghệ thuật
mới dỗ được cơn
giận của bé
Cho trẻ không gian

Đôi lúc trẻ cần trút cơn giận ra ngoài, vậy hãy để
chúng làm. Chỉ cần chắc chắn rằng chúng không làm
gì để tự gây đau cho bản thân. Trẻ sẽ tự rút ra cách
thể hiện cảm xúc ra ngoài và dần dần biết cách kiềm
chế mà không phải xung đột với bạn.


Đánh lạc hướng

Hãy làm cho trẻ chú ý đến một cái gì khác thật thú vị
như đồ chơi, bimbim,…để trẻ quên đi cơn giận. Điểm
yếu của trẻ là thời gian chú ý rất ngắn và hay thay đổi
sự chú ý. Hãy dùng “thủ đoạn” này một cách thuần
thục và mau lẹ, và bạn là một diễn viên xuất sắc.
Thậm trí, nếu bạn hiểu rõ con mình và biết trước cơn
giận sắp diễn ra thì bạn có cơ hội để hóa giải nó, và
giảm được áp lực cho chính mình.
Tìm ngay lý do

Khả năng giao tiếp của trẻ chưa phát triển. Nhiều lúc
chúng không thể hiện được mong muốn. Vậy hãy chú
ý đến ngôn ngữ cử chỉ. Hãy dạy cho trẻ thể hiện
những từ khóa như “nữa”, “mệt”, “sữa”,… Bạn hãy là
thám tử để tìm ra điều gì làm trẻ bực mình. Ví dụ khi
bé gái cau có chỉ vào anh trai nó, thì có thể anh nó
vừa lấy mất cái gì của bé.

Ôm

Có thể đó chỉ là giải pháp cuối cùng bạn muốn làm,
nhưng nó thực sự làm trẻ nguôi đi. Hãy ôm gọn bé,
mà không cần phải nói gì cả vì có thể, trận chiến mới
chỉ bắt đầu. Ôm tạo cảm giác an toàn cho bé và để
bé thấy bạn quan tâm lo lắng cho bé như thế nào, dù
không đồng ý với bé.

Cho trẻ ăn


Mệt và đói là hai yếu tố chính làm cho trẻ quấy.
Nhiều trẻ hay quấy vào những thời điểm cố định hàng
ngày, ví dụ trước bữa trưa hoặc buổi sáng sớm dậy.
Điều đó hoàn toàn trùng khớp. Lời khuyên là, cho trẻ
ăn, uống, xem một chút tivi hoặc cho chúng đi ngủ.
Nhu cầu ăn, ngủ ở trẻ gấp nhiều lần người lớn.

Khuyến khích trẻ hành xử đúng

Một số tình huống cần trẻ phải cố gắng sử xự cho
đúng. Ví dụ như không nghịch ngợm quấy phá trong
suốt bữa ăn tại nhà hàng, hay đi thăm người ốm,
viếng đám ma. Trong trường hợp này, trên đường đi
nói với trẻ: “Nếu như con ngồi im trong bữa tiệc hôm
nay thì tối về mẹ sẽ cho con xem một đĩa phim hoạt
hình thật hay. Mẹ tin là con thừa sức làm được!”. Việc
“đút lót” này sẽ có tác dụng, và bất cứ khi nào trong
bữa tiệc mà trẻ có dấu hiệu quấy phá, hãy nhẹ nhàng
nhắc lại thỏa thuận.

Nghiêm giọng

Nhiều khi lý do cho cơn thịnh nộ của trẻ là muốn gây
sự chú ý. Chúng không quan tâm đến phản ứng tích
cực hay tiêu cực mà chúng nhận được. Cái chúng
cần là một trăm phần trăm sự chú ý của bạn. Hãy nói
với trẻ một giọng nhẹ nhàng và cương quyết để trẻ
thấy hành động của chúng không tác động gì được
bạn, đồng thời cũng khiến bạn giải tỏa hơn.


Không nhượng bộ

Nhiều cha mẹ rất sợ khi con cái giở chứng trước
đông người vì sợ người khác đánh giá rằng họ là
những cha mẹ tồi. Trẻ con, dù còn rất nhỏ, nhưng rất
ranh mãnh. Nếu bạn nhân nhượng và chiều theo
chúng để trẻ không nổi xung lên trước khi người khác
nhìn vào, trẻ sẽ nghĩ ngay “aha, có hiệu lực rồi!”, và
cười vào mặt bạn một cách bí hiểm như nụ cười của
nàng Mona Lisa vậy. Và mọi người thì nghĩ gì? Thực
ra, người ta chỉ nhìn vào phản ứng của bạn mà thôi.
Nếu bình tĩnh thì dù bạn chẳng làm gì, mọi người vẫn
biết rằng bạn là cha mẹ tốt.

Thay đổi hiện trường

Hãy đưa trẻ ra khỏi chỗ mà trẻ đang ăn vạ. Thay đổi
hiện trường sẽ làm thay đổi hành vi.

×