Nuông chiều thái quá: Trẻ khó
hình thành ý thức
Ít cha m
ẹ hiểu rằng sự nuông chiều thái quá sẽ làm hại con cái của chính m
ình.
Mô hình một đứa con với bố mẹ và 4 ông bà nội
ngoại đang trở thành phổ biến trong xã hội hiện
đại. Nhưng sự quan tâm, nuông chiều một cách
thái quá đã khiến những đứa trẻ này không thể
lớn lên, hình thành nhân cách và luôn luôn trong
vòng tay mẹ.
Và không phải người lớn nào cũng ý thức được rằng,
mình đang làm hại con chứ không phải thương con.
Không hiếm những gia đình, khi sinh ra được một cậu
con trai, đã dành gần như toàn bộ thời gian và sức
lực để chăm chút cho “cục cưng” bé bỏng ấy, để rồi
đến khi trưởng thành, phải quyết định những ngã rẽ
của cuộc đời, đứa trẻ ấy không biết mình phải lựa
chọn con đường nào.
Gia đình ông Nguyễn Đình Tuấn nhà ở quận Ba Đình
sinh được 2 cô con gái, các cháu đều ngoan, biết yêu
thương bố mẹ và ông bà. Dù còn nhỏ nhưng cô chị
đã khéo léo chăm cô em để bố mẹ có điều kiện đi
làm, không phải lo nghĩ nhiều về những chuyện sinh
hoạt trong gia đình.
Nhưng rồi những lời bán ra tán vào của những người
cùng quê, rằng nhà ở phố mà chỉ có 2 đứa con gái,
chúng đi lấy chồng biết nương tựa vào đâu. Và dù vợ
ông Tuấn đã bước qua tuổi 40, cái tuổi chuyện sinh
đẻ không dễ dàng gì thì ông bà cũng quyết định “đầu
tư” một thằng cu.
Điều mong ước rồi cũng trở thành hiện thực khi một
bé trai ra đời, kháu khỉnh và bụ bẫm, được săn sóc
quan tâm không khác gì một ông vua con trong nhà.
Hai cô chị lớn thì nghĩ, nó vừa là bé nhất, lại chăm
sóc bố mẹ sau này nên làm theo điều nó muốn cũng
là chuyện bình thường. Nhưng ngược lại với những
sự chăm sóc ấy là tính tình ngày càng cáu bẳn của
cậu bé và sự ngỗ ngược dường như đã xuất hiện.
Nó không hề biết nghe lời, mặc dù 2 cô chị học rất
giỏi, ra sức kèm em nhưng thói quen ỷ lại đã khiến
cậu không thể đỗ vào bậc THPT, bố mẹ đành đưa
cậu vào trường dân lập. Rồi đàn đúm nhiều hơn, yêu
cầu nhiều hơn, và nghe theo lời bạn bè, cậu ép bố
mẹ cho đi du học.
Bố mẹ tưởng con đã trưởng thành, ra khỏi vòng tay
bố mẹ nên mừng lắm, gấp rút để nộp hồ sơ cho con.
Nhưng điều cậu quan tâm nhất trong chuyến đi này là
bố mẹ đã làm thẻ ngân hàng cho con chưa, mỗi
tháng chuyển vào đó bao nhiêu tiền, con có người đi
theo phục vụ hay không.
ững đứa trẻ đ
ược bố mẹ nuông chiều và bao bọc quá
ức sẽ khiến chúng không thể h
ình thành ý thức.
Nhà ông Tuấn không phải trường hợp cá biệt, còn có
những gia đình, sau khi sinh được 1 cậu con trai là
dừng luôn, với lý do là “không muốn san sẻ tình cảm”
với người con khác nữa. Suy nghĩ đó đã khiến đứa
trẻ trở nên ích kỷ, nó không có bạn chơi chung vì khi
một người khác sờ vào đồ chơi, nó đều nói của con,
của con.
Những bé trai là con một, nếu gia đình nuông chiều
thái quá, chúng sẽ thiếu đi tính tự lập và rất khó hình
thành ý thức. PGS.TS Võ Thị Minh Chí, Trung tâm
nghiên cứu tâm lý học, sinh lý lứa tuổi, Đại học Sư
phạm Hà Nội cho rằng: Việc nuông chiều con cái một
cách thái quá dù là trai hay gái đều dẫn đến làm hỏng
con.
Những đứa trẻ được bố mẹ nuông chiều và bao bọc
quá mức sẽ khiến chúng không thể hình thành ý thức,
mà khi không có ý thức, đứa trẻ đó không biết sắp
xếp cuộc sống của chúng, chúng trở thành những
con gà công nghiệp trong chính gia đình của mình, và
nếu như không có ý thức chúng cũng không thể học
hành giỏi giang và đương nhiên bố mẹ không thể nhờ
cậy.
Đặc biệt sự nuông chiều bé trai thái quá của một số
bà mẹ thì còn nguy hiểm đến sự phát triển tâm sinh
lý, đặc biệt khi con bước vào giai đoạn khủng hoảng
tuổi dậy thì. Đây là giai đoạn, con trai phát triển nhanh
về hình dáng, nhưng những mạch máu lưu thông
trong cơ thể lại phát triển không tương xứng dẫn đến
rất dễ mệt mỏi, cáu bẳn và luôn muốn bật lên tính
cách phá phách. Nếu như gia đình không có sự điều
chỉnh thì rất dễ làm đứa trẻ hư, thậm chí rất nhiều trẻ
ngoan không vượt qua được giai đoạn này cũng trở
thành những trẻ hư.
Thật khó để thay đổi quan điểm trọng nam khinh nữ
cho dù xã hội đã có những tiến bộ, trẻ em gái cũng
được học hành, có hiểu biết và thậm chí còn hình
thành nhân cách sớm hơn so với những trẻ em trai.
Song với các cách nuông chiều như nhiều gia đình
hiện nay, chúng ta sẽ phải đối mặt với một thế hệ
không có định hướng, không biết sắp xếp cuộc sống
và ngơ ngác trước những thay đổi của cuộc sống.
Quan tâm đến con, lo lắng cho con trong từng chặng
đường đi là tình cảm của người làm cha làm mẹ,
nhưng để con tự tin hơn, sẵn sàng đối mặt với những
khó khăn và là chỗ dựa cho bản thân khi tuổi già thì
rất cần sự uốn nắn, tạo cho con thói quen tự lập hơn
là cứ nâng niu chúng như những viên ngọc, và bố mẹ
cũng cần biết, ngọc dù quý nhưng càng mài càng
sáng hơn là cứ ấp ôm thì viên ngọc ấy ngày càng thui
chột, trở lại thành đá thường mà thôi.