Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Xây dựng các nguyên tắc dạy con như thế nào? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.09 KB, 7 trang )

Xây dựng các nguyên tắc dạy
con như thế nào?


Cách nào để những
nguyên tắc bạn đặt ra
mỗi khi con mắc lỗi
đạt hiệu quả tốt nhất?
Thực sự là các sách
lược cần phải thay đổi
liên tục để phù hợp
với sự phát triển của
trẻ.

Mặc dù nhiều người
thường đánh đồng
“nguyên tắc” với “trừng
phạt” nhưng nguyên tắc cơ bản để xây dựng các quy

Trẻ sẽ phát triển khỏe
mạnh khi nhận được sự
quan tâm đúng đắn của
người lớn.
định là bày tỏ tình yêu đối với trẻ. Dưới đây là chia sẻ
của nhà tâm lý học Susan Stiffelman trong việc xây
dựng các nguyên tắc cho tuổi chập chững, trẻ nhỏ,
tuổi dậy thì:

3 yếu tố cấu thành định hướng

Phản ứng của con cái trước những nỗ lực mang tính


định hướng của cha mẹ chủ yếu là: phục tùng tuyệt
đối, chống đối ra mặt và đối phó. Một trong những
phản ứng này chắc chắn sẽ xảy ra khi trẻ buộc phải
làm những gì chúng không muốn làm. Những phản
ứng này sẽ phát triển thành tính cách đứa trẻ nếu cha
mẹ quá cứng nhắc và bảo thủ.

Vậy nên, một trong những điều kiện tiên quyết để trẻ
tự nguyện hợp tác là cần tạo ra được sự liên hệ chặt
chẽ giữa cha mẹ và con cái. Một yếu tố quan trọng
khác khi rèn rũa trẻ là cần có sự rõ ràng, nghiêm túc
tuyệt đối trong vai trò người dẫn dắt. Bởi trẻ rất nhanh
biết cách tận dụng những sơ hở của cha mẹ để bất
tuân các quy định. Chẳng hạn như khi cố gắng giải
thích hay thuyết phục trẻ làm theo một việc nào đó
thể hiện rõ sự thiếu nhất quán của bạn thì quyền
năng làm cha mẹ sẽ bị suy giảm nghiêm trọng ở
những lần tiếp theo.

Giảm bớt sự thất vọng ở trẻ

Một điều cơ bản là cha mẹ cần giúp trẻ dịu bớt đi sự
thất vọng do chúng phải làm những điều chúng không
thích.

Những hoạt động kiểu như phải ngừng chơi game để
làm bài tập ở nhà, hoặc đi ngủ trong khi những người
khác vẫn thức sẽ làm trẻ bất mãn. Vì thế, việc hạn
chế tối đa những xung đột này sẽ giúp giảm thiểu sự
ấm ức hay chống đối của trẻ.


Vì là thuyền trưởng chèo lái con tàu cuộc sống của
trẻ nên nhất thiết cha mẹ phải là hoa tiêu chỉ lối, nắm
được tâm lý lứa tuổi của con; có 1 thái độ bình tĩnh,
đúng mực và nói năng mạch lạc… để tạo ra sự hợp
tác, đồng thuận cho dù trẻ chẳng hề thích đi đổ rác
hay chẳng muốn ngừng trêu tức con chó nhà hàng
xóm.

Các nguyên tắc cơ bản cho từng độ tuổi

Tuổi chập chững: Tránh trừng phạt trẻ bằng sự im
lặng vì điều này sẽ tạo ra sự lo lắng và tình trạng phụ
thuộc. Tuy nhiên, cũng không nên rầy la hay trừng
phạt khi trẻ không vâng lời. Cách tốt nhất là suy nghĩ
xem làm thế nào để trẻ không tiếp xúc với những yếu
tố khiến bé có hành vi như vậy.

Với một đứa trẻ đang đói, mệt hay đang bị kích động
quá mức thì sự quát mắng hay trừng phạt chỉ làm tình
hình thêm tồi tệ. Nếu bé làm sai, hãy nói cho trẻ biết
bằng những lời lẽ tích cực, âm vực nhỏ nhẹ: “Con
túm đuôi Kitty như vậy sẽ làm nó đau đấy” Và biết
khen ngợi đúng lúc, khuyến khích những hành vi
đúng của trẻ như: “Mẹ rất vui khi con chơi với Kitty
nhẹ nhàng như vậy. Mẹ cũng rất yêu con mèo này!”.

Trẻ nhỏ: Những cuộc thảo luận của cả gia đình là
cách tốt nhất để thiết lập các thói quen sinh hoạt,
công việc nhà cũng như hiểu rõ các mong đợi của

mọi thành viên trong gia đình.

Suy nghĩ cách tạo ra sự thay đổi ở trẻ như trẻ biết tự
ăn cá, quét hành lang hay gấp quần áo điều này sẽ
giúp trẻ phát triển các kỹ năng tự chịu trách nhiệm.

Thay vì vào những hành vi không tốt của trẻ (đay
nghiến, nhắc đi nhắc lại lỗi lầm hay trừng phạt), hãy
yêu cầu trẻ làm một việc gì đó để chuộc lỗi.

Nói với trẻ về hành vi chưa ngoan của chúng bằng
trái tim chứ không phải khối óc: “Mẹ không thể diễn tả
với con rằng rằng mẹ sẽ cảm thấy bớt căng thẳng
như thế nào khi về nhà và nhìn thấy con đang làm bài
tập ở nhà. Cảm ơn con trai!”.

Tuổi 12: Vì là giai đoạn trẻ chuẩn bị bước vào tuổi
thiếu niên nên trẻ rất thích vượt ra ngoài tầm kiểm
soát của cha mẹ vốn đã được duy trì từ nhỏ.

Vậy nên, cha mẹ cần thể hiện sự tin tưởng khi đưa ra
1 yêu cầu (sử dụng ít từ nhất) và đừng có theo dõi
xem liệu trẻ có làm việc bạn yêu cầu hay không.

Tránh những cuộc đối đầu tay đôi, nghe trẻ nói khi
chúng không hoàn thành nhiệm vụ. Tránh những cơn
thịnh nộ khi tranh luận cùng trẻ.

Tuổi teen: Để trẻ dễ tiếp thu, hãy yêu cầu trẻ đưa ra ý
kiến về việc nên uống bao nhiêu bia/rượu trong

những buổi tiệc để có thể trở về nhà học bài, chỉ nghe
mà không ngắt lời hay phán xét.

Nói với trẻ bằng thái độ tôn trọng và thành thật để
hiểu rõ hơn quan điểm của trẻ về những sự việc xảy
ra trong cuộc sống của chúng.

Không dễ để chơi trò “tuân thủ kỷ luật” đạt được kết
quả mong muốn nhưng đó thực sự là quyền lợi và
trách nhiệm của các bậc cha mẹ nếu muốn con cái
mình thành công và khỏe mạnh khi trưởng thành.

×