Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Chúng ta có những điều đáng tự hào về giáo dục mầm non của mình! doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.14 KB, 9 trang )

Chúng ta có những điều đáng tự
hào về giáo dục mầm non
của mình!

Đã có một khoảng thời
gian không chỉ các bậc
phụ huynh mà cả nhiều
người trong nghề nhìn
nhận về những lớp
mầm non như một nơi
“giữ trẻ”. Gửi con đến
đó là để có người trông coi và cho ăn cho ngủ
trong khi cha mẹ làm việc. Cuộc sống thay đổi,
những nhận thức, hiểu biết cũng thay đổi. Càng
ngày bậc học mầm non càng được nâng cao tầm
quan trọng trong công tác giáo dục.
Thế nhưng không phải không còn đó những chuyện
“Lực bất tòng tâm”. Để có thể hiểu rõ hơn về những


vấn đề của ngành giáo dục mầm non, mà đặc biệt là
ngành giáo dục mầm non tại TP HCM, một trung tâm
văn hóa - khoa học - kỹ thuật - thương mại lớn nhất
trong cả nước, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với bà
Nguyễn Thị Kim Thanh, trưởng phòng giáo dục mầm
non của sở Giáo dục TP HCM.
Phóng viên: Thưa bà, là một người đã có hơn ba
chục năm làm công tác quản lý ngành giáo dục mầm
non, chắc bà không chỉ hiểu rõ về tình hình của
ngành mình mà còn có thể có những so sánh với các
nước khác trên thế giới. Bà có thể cho chúng tôi


những nhận định khách quan về hệ thống giáo dục
mầm non của ta hay không?
Bà Kim Thanh: Tôi và các anh chị khác trong ngành
quả thực đã từng có nhưng chuyến công tác tham
quan tìm hiểu ở nhiều nước như Pháp, Hàn Quốc,
Singapore… Hệ thống giáo dục mầm non của các
nước có một ưu điểm lớn nhất dễ nhận ra: đó là sĩ số
học sinh trong một lớp rất thấp. Hai cô giáo thậm chí
ba cô cho một lớp chừng mười mấy học sinh là một
con số lý tưởng để các cô giáo có thể quan tâm đến
từng em một. Đó là điều ưu việt hơn hẳn của họ so
với chúng ta. Còn thì tất cả những gì họ làm, chúng ta
cũng đã làm được. Điều kiện về cơ sở vật chất,
chương trình giáo dục trẻ, ta đang cố gắng từng ngày
và cũng không thua họ bao xa. Thực chất có đi, mới
có thấy đầu tư của nhà nước ta vào hệ thống giáo
dục mầm non tốt hơn hẳn ở nhiều nước tiến bộ trên
thế giới. Chúng ta có những ngôi trường được nhà
nước đầu tư hàng chục tỷ đồng với hệ thống sân
chơi, hồ bơi, bếp, nhà vệ sinh… đạt chuẩn an toàn. Ở
các nước tôi đã tham quan, thí dụ như Pháp, các nhà
trẻ chủ yếu là trường tư, sự đầu tư của nhà nước là
rất ít. Hiện tại ở thành phố Hố Chí Minh, chúng ta có
tất cả là 54 trường đạt chuẩn quốc gia và 129 trường
tiên tiến cấp thành phố. Tại các trường, chúng tôi đều
phấn đấu để có được những điều kiện chăm sóc nuôi
dưỡng cháu tốt nhất. Không chỉ các cô giáo mà cả
những người làm y tế, cấp dưỡng đều đã qua đào
tạo… Đó là một cố gắng đáng kể của chúng ta.
Phóng viên: Để có được những thành quả ấy các

cán bộ của ngành giáo dục mầm non đã phải bỏ ra
rất nhiều cố gắng trong điều kiện ý thức và ngân sách
còn hạn chế, phải không thưa bà?
Bà Kim Thanh: Nói ra chắc không ai tin nhưng quả là
chúng tôi đã phải trải qua một quá trình rất khó khăn
để thay đổi quan điểm của nhiều người. Từ việc có
một cái nhà vệ sinh trong mỗi lớp học, cho đến một
cái bồn cầu, bồn rửa tay đúng quy cách cho trẻ đều là
những cuộc cãi vã đến mức mà chúng tôi thấy mình
gần như phải trở thành “đanh đá” với những người
cấp ngân sách mới có thể có được như hôm nay.
Nhưng rồi mọi người từ từ cũng đã hiểu ra và chúng
tôi đã làm được. Từ một ngôi trường 19/5 là niềm mơ
ước của hàng nghìn người mẹ được gửi con vào, nay
chúng ta đã có trường tốt ở mọi quận huyện. Hệ
thống các trường tư thục cũng theo đó mà nâng cấp
lên. Vừa rồi có trường dân lập Sơn ca 5 ở quận Phú
Nhuận đã được công nhận là trường đạt chuẩn quốc
gia. Đó là những thành quả đáng kể của chúng ta.
Gần đây, khi các đoàn khách nước ngoài từ Pháp,
Nhật đến thăm một vài trường mầm non của ta, họ đã
ngạc nhiên, không ngờ là một nước nghèo như Việt
Nam lại có sự quan tâm đặc biệt đến trẻ em như thế.

Phóng viên: Thế nhưng , thưa bà, vẫn có những lời
kêu ca, phàn nàn rất nhiều từ các bậc phụ huynh về
việc chăm sóc, dạy dỗ con trẻ ở các trường mầm non.
Bà Kim Thanh: Một điều không phải các ông bố, bà
mẹ nào cũng hiểu là ngành giáo dục nói chung và
giáo dục mầm non nói riêng đang chịu đựng những

áp lực vô cùng lớn. Không hiểu vì sao ở nước ta, phụ
huynh gửi trẻ rất nhiều,trong cả hai cấp: nhà trẻ và
mẫu giáo. Sĩ số học sinh ngày càng tăng cao vùn vụt.
Trong hiện tượng này cần nhìn thấy vấn đề ở tầm vĩ
mô: thành phố ngày càng phát triển, các khu công
nghiệp, khu chế xuất xuất hiện ngày càng nhiều.
Lượng cư dân trẻ trong độ tuổi sinh con đẻ cái đổ về
thành phố cũng nhiều hơn. Trước tình hình đó, đúng
ra chúng tôi, những người làm trong ngành y tế, giáo
dục phải được báo trước để chuẩn bị xây dựng
trường lớp, bệnh viện. Nhưng chúng tôi không được
biết gì cả. Thế là mọi chuyện đổ ụp lên đầu chúng tôi
khi tốc độ nở nồi của trẻ ngày càng lớn. Chúng tôi xây
dựng trường không kịp, đào tạo giáo viên không kịp
theo sự tăng trưởng ấy. Thế là khó khăn kéo theo khó
khăn.
Phóng viên: Như vậy là không chỉ ta có những khó
khăn về vật chất mà khó khăn về con người cũng
đang là vấn đề nan giải?
Bà Kim Thanh: Đúng thế. Việc tăng tốc đào tạo giáo
viên sẽ dẫn đến tình trạng các cô nuôi dạy trẻ không
được đào tạo chuyên sâu. Cha mẹ chỉ nghĩ rằng con
mình tăng cân và an toàn là đủ, nhưng đâu hiểu dạy
trẻ ở tuổi mầm non là một việc vô cùng quan trọng.
Đây là giai đọc cần giúp bé được phát triển toàn diện
thể lực, tâm lý, năng lực, tình cảm…Thêm vào đó,
phải nhìn thấy rằng trẻ em bây giờ có nhiều vấn đề về
tâm lý hơn trẻ em ngày xưa, những cú sốc tâm lý ở
tuổi nhỏ nhiều hơn. Điều đó phát xuất từ những vấn
đề của gia đình, xã hội. Nên ngoài việc nuôi dạy

những trẻ bình thường, các cô giáo phải được hướng
dẫn để chăm sóc những trẻ đặc biệt. Mà việc đó cần
phải có rất nhiều thời gian.
Ngay cả việc đón trẻ vào những ngày đầu năm học
cũng là một vấn đề cần nhiều sự quan tâm của các
cô giáo. Đó là những bước xã hội hóa trẻ đầu tiên:
đưa một con người bé nhỏ vào cuộc sống tự lập, đâu
phải là vấn đề đơn giản. Làm sao để việc đó không
gây ra những sang chấn tâm lý đầu đời. Trong khi đi
tham quan ở Pháp, chúng tôi đã học tập được mô
hình “Nhà xanh” rất thú vị và chúng tôi đang dần dần
áp dụng ở Việt Nam. Nó là một nơi tiếp đón, quan sát
và phân tích tâm lý trẻ trong những ngày đầu đền
trường. Là một nơi rất thân thiện mà cha mẹ trẻ có
một bên đề trẻ yên tâm vui chơi và làm quen. Chúng
tôi đã áp dụng mô hình này ở một số trường như 19/5
quận 10, Măng non quận 10. Cũng lại là những khó
khăn về vấn đề con người, cơ sở vật chất. Các cô
giáo phải được huấn luyện đặc biệt, trường học phải
có một Nhà xanh với không gian đặc biệt… Nhưng
chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề từ từ…
Phóng viên: Là một người làm công tác quản lý
ngành giáo dục mầm non của TP HCM lâu năm, bà
có thể nói gì về những sự kêu ca của phụ huynh, của
báo chí về việc nuôi dạy trẻ hiện nay.
Bà Kim Thanh: Tôi nghĩ trong công việc của mọi
ngành nghề đều có thể có chuyện nọ chuyện kia.
Người trong cuộc và ngoài cuộc phải có cái nhìn cho
thật rõ,phân biệt được tốt xấu. Là người trong nghề,
tôi biết đa phần các cô giáo của chúng tôi rất yêu trẻ,

quý trẻ. Còn những chuyện xấu chỉ là cá nhân. Thực
chất, ở các nước tôi được biết một ca dạy học của
các cô giáo mầm non chỉ kéo dài từ 6 giờ đến 12 giờ.
Còn ở ta, các cô đừng lớp 10, 12 giờ là chuyện
thường. Làm sao giữ cho thần kinh của mình luôn
bình tĩnh trong suốt khoảng thời gian dài ấy là điều vô
cùng khó khăn. Thế nhưng những hiện tượng xấu
vẫn chỉ là cá thể, các cháu được chăm sóc tốt, an
toàn nhiều đấy chứ. Đã có thời gian chúng tôi yêu
cầu các cô giáo làm Sổ quan sát trẻ. Để hiểu các
cháu nhiều hơn. Nhưng rồi vất vả quá, các cô không
làm được, chúng tôi phải bỏ. Biết bao việc mà các cô
giáo có thể làm được, nhưng vì điều kiện không có,
họ không thể làm được.
Phóng viên: Vậy thì chắc là chính ngành giáo dục
cũng sẽ có những yêu cầu ngược lại từ phía phụ
huynh của mình?
Bà Kim Thanh: Hãy phối hợp cùng chúng tôi tốt hơn.
Trao đổi thông tin về con cái của mình để hiểu trẻ và
hiểu công việc của các cô. Hiện nay ở nhiều trường
mẫu giáo có trang web, có diễn đàn. Như trường
Nhiêu Lộc, Tân Phú… Phụ huynh tham gia vào diễn
đàn rất nhiều, trao đổi thẳng thắn, góp ý chân tình với
giáo viên. Đó là một kênh trao đổi thông tin rất tốt.
Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng nên hiểu một
điều: Nếu muốn con mình được chăm sóc tốt hơn,
hãy chấp nhận những trường học thu phí cao. Bởi
hiện nay nhà nước chỉ lo được những điều tối thiểu.
Phải có sự chung tay đóng góp của phụ huynh thì
công tác giáo dục mầm non mới tốt hơn


×