Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bài 55. Tính chất Của gluxit

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.02 KB, 2 trang )

Trường THCS Đạ Long GV Trần Thị Ngọc Hiếu
Tuần 35 Ngày soạn:
Tiết 67 Ngày dạy:
Bài 55. Thực hành:
TÍNH CHẤT CỦA GLUXIT.
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Củng cố các kiến thức về phản ứng đặc trưng của glucozơ, saccarozơ, tinh bột.
- Vận dụng các kiến thức đã học vào việc sử dụng các hợp chất hữu cơ sao cho hợp lí.
2. Kĩ năng:
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm.
3. Thái độ:
- Có ý thức học tập cẩn thận, kiên trì trong học tập và thực hành thí nghiệm hóa học.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV:
- Hóa chất: dung dịch AgNO
3
, dd NH
3
, glucozơ, saccarozơ, tinh bột, dd iot, H
2
O.
- Dụng cụ: ống nghiệm, cốc thủy tinh, đèn cồn, quẹt diêm, giá ống nghiệm.
2. HS:
- Tìm hiểu nội dung bài thực hành trước khi lên lớp.
- Chuẩn bị trước mẫu bài thu hoạch.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 9A1……/… 9A2……/……
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Glucozơ, saccarozơ, tinh bột là những gluxit có ứng dụng rất quan trọng trong
đời sống và trong sản xuất. Bài thực hành hôm nay giúp chúng ta củng cố kiến thức đã họ về


gluxit, đồng thời rèn kĩ năng thực hành thí nghiệm cho học sinh.
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS(6’).
-GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trong các chất
glucozơ, saccarozơ, tinh bột chất nào có phản
ứng tráng gương? Chất nào có phản ứng với
dung dịch iot?
- GV: Yêu cầu HS đưa mẫu bài thu hoạch lên
cho GV kiểm tra.
- GV: Nhắc nhở những HS chưa có sự chuẩn bị
chu đáo cho bài thực hành.
- HS: Tìm hiểu kiến thức và trả lời câu hỏi GV đặt
ra.
- HS: Đưa mẫu bài thu hoạch cho GV kiểm tra.
Hoạt động 2. Hướng dẫn thực hành(7’).
- GV: Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm:
+ Thực hiện mẫu các thao tác thí nghiệm. Yêu
cầu HS theo dõi và ghi nhớ các bước thực hành
phục vụ cho phần thực hành tiếp theo.
+ Nêu một số lưu ý đối với HS trong quá trình
thực hành để quá trình thực hành đạt kết quả cao
và chính xác.
-HS:
+ Theo dõi các thao tác thí nghiệm của GV và ghi
nhớ các thao tác đó để phục vụ cho quá trình thí
nghiệm của nhóm.
+ Lắng nghe và ghi nhớ những lưu ý của GV.
Hoạt động 3. Thực hành thí nghiệm(13’).
- GV: Phân công các nhóm HS tiến hành thí

nghiệm theo nhóm.
- HS: Thực hiện chia nhóm theo sự phân theo sự
phân công của GV.
Bầu nhóm trưởng, thư kí và phân công công
việc cho các thành viên trong nhóm.
Trường THCS Đạ Long GV Trần Thị Ngọc Hiếu
- GV: Gọi đại diện các nhóm lên bảng nhận hóa
chất, dụng cụ chuẩn bị thí nghiệm.
- GV: Theo dõi các nhóm trong quá trình thực
hành, điều chỉnh, nhắc nhở HS thực hành cho
chính xác.
- HS: Đại diện các nhóm lên nhận dụng cụ, hóa
chất về cho nhóm chuẩn bị tiến hành thực hành.
- HS: Tiến hành thực hành theo sự hướng dẫn,
uốn nắn của GV và lưu ý sao cho kết quả chính
xác.
Hoạt động 4. Công việc cuối buổi(10’).
- GV: Yêu cầu các nhóm HS hoàn thành thí
nghiệm, thu dọn hóa chất, dụng cụ, trả dụng cụ
lại cho GV.
- GV: Yêu cầu HS dọn vệ sinh khu vực làm việc
của nhóm mình.
- GV: Yêu cầu HS tiếp tục hoàn thành bài thu
hoạch của nhóm mình. Nếu có vấn đề gì thắc
mắc có thể hởi trực tiếp GV.
- HS: Thu dọn và trả hóa chất, dụng cụ lại cho
GV.
- HS: Tiến hành dọn vệ sinh sạch sẽ khu vực của
nhóm mình.
- HS: Tiếp tục hoàn thành bài thu hoạch của nhóm

mình theo yêu cầu của GV.
3. Nhận xét, đánh giá(5’):
GV: Nhận xét kết quả buổi thực hành.
Tuyên dương các nhóm tiến hành thí nghiệm tích cực, nhắc nhở các nhóm
chưa tích cực trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
4. Dặn dò về nhà(3’):
GV: Yêu cầu các nhóm HS về nhà tiếp tục hoàn thành bài thu hoạch
Yêu cầu HS ôn tập kiến thức chuẩn bị ôn tập cuối năm.
5. Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………

×