Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY NGƯ VĂN 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.5 KB, 9 trang )

Hoµng V¨n Thanh – Trêng THCS Hµ An
KÕ HO¹CH GI¶NG D¹Y NG÷ V¡N 9
NĂM HỌC 2008 – 2009
I. Nhiệm vụ năm học:
Năm học 2008 - 2009 là năm học tiếp tục “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”; “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong
giáo dục” với 02 nội dung mới: “Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo” và việc
”ngồi nhầm lớp”. Tạo bước chuyển biến cơ bản trong việc khắc phục những mặt yếu
kém bất cập trong toàn ngành.
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp, nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường, tích
cực triển khai thực hiện các đề án quy hoạch đã được phê duyệt, đẩy mạnh xã hội hóa
giáo dục.
Tăng cường chấn chỉnh, củng cố nề nếp - kỉ cương trên mọi lĩnh vực hoạt động
giáo dục trong nhà trường. Thực hiện nghiêm túc luật giáo dục, điều lệ trường học,
quy chế dân chủ trong trường học, các văn bản chỉ đạo chuyên môn của Bộ giáo dục
và Sở giáo dục đào tạo.
Chú trọng việc giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống tốt đẹp cho học sinh,
tăng cường phòng chống các tệ nạn xã hội đang thâm nhập vào nhà trường. Giáo dục
học sinh tham gia tốt phong trào trồng cây xanh, bảo vệ môi trường: XANH - SẠCH -
ĐẸP.
Tăng cường duy trì nề nếp, kỉ cương trong nhà trường, đẩy mạnh phong trào “Nói
lời hay làm - việc tốt”.
Luôn đề cao vai trò chủ đạo, tích cực của học sinh trong mọi hoạt động nhận thức,
cảm thụ các kiến thức và kĩ năng cơ bản của bài giảng.
Thực hiện phổ cập giáo dục, duy trì nâng cao tỉ lệ phổ cập trung học cơ sở của xã.
Thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu về phát triển giáo dục được quán triệt trong các
chỉ thị, nghị quyết của Quốc hôị, quán triệt sâu sắc tinh thần và nội dung luật giáo
dục. Sửa đổi, tổ chức thực hiện chương trình hành động của chính phủ về giáo dục.
Tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư nước
ngoài; tích cực trao đổi kinh nghiệm phát triển giáo dục, nâng cao vị thế giáo dục Việt


Nam trong khu vực và trên thế giới.
II. Nhiệm vụ nhà trường:
KÕ ho¹ch gi¶ng d¹y Ng÷ v¨n 9 Trang
1
Hoµng V¨n Thanh – Trêng THCS Hµ An
Tiếp tục củng cố và duy trì, phát huy kết quả đạt được của năm học trước, đảm bảo
nề nếp và duy trì sĩ số; chú ý đến chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện tốt các chuyên đề
cấp tổ, cấp trường, cấp cụm, tham dự các chuyên đề cấp huyện, cấp tỉnh.
Có hướng rèn luyện, điều chỉnh về phương pháp giảng dạy đảm bảo theo đúng yêu
cầu của Bộ giáo dục - đào tạo và Sở giáo dục – đào tạo.
Mục tiêu phấn đấu của nhà trường:
+ Duy trì sĩ số: 99%.
+ Lên lớp thẳng đạt: 95%.
+ Tốt nghiệp: 95%.
+ Giáo viên giỏi cấp cơ sở: 15 đồng chí.
+ Danh hiệu tổ lao động tiên tiến: 3 tổ.
+ Danh hiệu trường: lao động tiên tiến cấp tỉnh.
III. Những nhiệm vụ được giao và giảng dạy bộ môn:
Bản thân tôi được phân công giảng dạy môn Ngữ văn 9A4, 8A1. Ôn thi học sinh
giỏi Ngữ văn 8, phụ đạo học sinh yếu kém, dạy tự chọn môn Ngữ văn 9.
Chương trình môn học: Cả năm: 175 tiết.
Học kì I: 18 tuần x 5 tiết / tuần = 90 tiết.
Học kì II: 17 tuần x 5 tiết / tuần = 85 tiết.
IV. Điều tra cơ bản về học sinh:
1. Kết quả giáo dục của học sinh năm học trước:
Líp

SỐ
HẠNH KIỂM HỌC LỰC
TỐT KHÁ TB YẾU GIỎI KHÁ TB YẾU

SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
9A4 43 1 3 7 16 28 65 7 16
8A1 44 15 34 27 61 2 5
2. Kết quả kiểm tra chất lượng bộ môn đầu năm học:
a. Điểm số và tỉ lệ % qua bài kiểm tra:
KÕ ho¹ch gi¶ng d¹y Ng÷ v¨n 9 Trang
2
Hoµng V¨n Thanh – Trêng THCS Hµ An
LỚP

SỐ
Điểm 9 -
10
Điểm từ 5
trở lên
Điểm từ
3,5 – 4,9
Điểm từ 0 –
3,4
Ghi chú
SL % SL % SL % SL %
9A4 43
8A1 45 40 89 5 11
b. Nhận xét chung:
- Về kiến thức:
+ Đã có một số học sinh đạt kết quả học tập khá - giỏi (đặc biệt là lớp 8A1). Đây là
những nhân tố để làm nòng cốt cho phong trào học tập bộ môn và bồi dưỡng công tác
mũi nhọn.
+ Kiến thức cơ bản của nhiều học sinh chưa đạt yêu cầu. Học sinh chủ yếu học
thuộc lòng, chỉ có một số ít học sinh biết áp dụng phương pháp học tập mới - theo

quan điểm tích hợp. Do vậy, các em chưa biết kết hợp tốt khả năng phân tích, đánh
giá và cảm thụ kiến thức.
- Về kĩ năng:
+ Các kĩ năng nghe, đọc, nói, viết chưa được phối hợp với nhau. Vì vậy, vẫn còn
khó khăn cho việc nâng cao chất lượng đại trà.
3. Những học sinh cần được quan tâm đặc biệt về hạnh kiểm:
- Lớp 9A4:
- Lớp 8A1:
4. Những học sinh yếu, kém cần được giúp đỡ; học sinh khá giỏi cần được
bồi dưỡng:
* Bồi dưỡng học sinh giỏi:
Giáo viên phân loại học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém để khi giảng dạy luôn
chú ý và có biện pháp đến các đối tượng học sinh để quan tâm động viên, khuyến
khích kịp thời ngay trong từng tiết học.
- Bồi dưỡng học sinh khá, giỏi (bồi dưỡng ngay từ đầu năm học theo thời khoá
biểu của nhà trường).
+ Dự kiến học sinh:
Lớp 9A4: Nguyễn Thị Thu Hiền.
Lớp 8A1: Phạm Thị Thu Thuỷ.
THỜI GIAN
KÕ ho¹ch gi¶ng d¹y Ng÷ v¨n 9 Trang
3
Hoµng V¨n Thanh – Trêng THCS Hµ An
PHÂN
MÔN
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
THÁNG TUẦN
VĂN
HỌC
10

11
12
1
2
1+2
3+4
- Đọc, tóm tắt, phân tích, bình giá.
- Nâng cao bằng câu hỏi tư duy, sáng tạo, trắc nghiệm.
- Bình giá, viết đoạn.
- Sử dụng bài văn mẫu; tư liệu ngữ văn; cẩm nang ngữ
văn; sách nâng cao ngữ văn.
TIẾNG
VIỆT
10
11
12
3
3
1
- Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm, đoạn văn.
- Trình bày: hình thức, nội dung, nghệ thuật xây dựng
đoạn văn, bài văn.
- Tài liệu: Từ điển tiếng Việt; sách tham khảo
TẬP
LÀM
VĂN
10
11
12
4

4
2
- Ra đề dạng bài nâng cao, bài văn mẫu.
- Viết bài với hình thức chọn lọc, sử dụng kĩ năng
bình, phân tích, chứng minh.
- Tài liệu: bồi dưỡng văn năng khiếu;…
* Phụ đạo học sinh yếu, kém:
+ Biện pháp:
Ngay từ đầu năm học giáo viên phân loại học sinh yếu kém, để có biện pháp giáo
dục phù hợp với đối tượng học sinh. Từ đó có kế hoạch cụ thể.
Phụ đạo vào cuối mỗi buổi học, hoặc thành một buổi trong tuần (có lịch cụ thể).
Trong từng bài giảng chú ý gợi mở dẫn dắt bằng những câu hỏi dễ hiểu giúp các
em hứng thú học tập. Từ đó tiếp thu được những kiến thức trọng tâm; bước đâu có kĩ
năng thực hành.
Ngay trong tiết học chú ý hướng dẫn những học sinh này về đọc - hiểu – phân tích,
viết chính tả, câu, đoạn. Rèn chữ viết bằng cách cho viết chính tả ở nhà (có chấm
điểm và sửa lỗi chính tả, dùng từ đặt câu, viết đoạn.).
Từng tuần cho học sinh làm các bài tập từ dễ đến khó ở lớp cũng như ở nhà.
Cho lên bảng làm bài tập (bài dễ - bài nhận biết), chấm điểm, tuyên dương trước
lớp.
Thường xuyên kiểm tra các kĩ năng: nghe, đọc, nói, viết. Kiểm tra vở viết, đánh
giá uốn nắn, nâng cao dần từng bước từ học sinh yếu kém lên học sinh trung bình.
Giáo viên động viên kịp thời những tiến bộ dù nhỏ nhất đối với các em. Từ đó học
sinh phấn khởi, có ý thức học tập, đạt được kết quả theo yêu cầu của giáo viên ở mỗi
học sinh yếu kém.
+ Danh sách học sinh yếu, kém bộ môn:
Lớp 9A4: Đoàn Trung Tú; Nguyễn Văn Phúc; Vũ Minh Thanh.
Lớp 8A1: Vũ Thị Hồng Hạnh; Nguyễn Viết Vi; Lê thị Yến Chi.
5. Những thông tin khác:
KÕ ho¹ch gi¶ng d¹y Ng÷ v¨n 9 Trang

4
Hoµng V¨n Thanh – Trêng THCS Hµ An
V. Mục tiêu giảng dạy:
1. Mục tiêu đào tạo chung của bộ môn:
Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chương
trình chung của trường trung học cơ sở; góp phần hình thành những con người mới có
trình độ học vấn. Trung học cơ sở chuẩn bị cho các em tiếp tục học lên ở bậc cao hơn
hoặc đi ra ngoài xã hội làm những công việc phù hợp. Đó là những con người biết tu
dưỡng, có chuyên môn, biết yêu thương quý trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước,
yêu chủ nghĩa xã hội. Biết hướng tới tư tưởng tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tư
tưởng tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, sự căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con
người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo. Bước đầu có năng lực cảm
thụ giá trị CHÂN - THIỆN – MĨ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học: có năng
lực hình thành và năng lực cảm thụ cái đẹp trong tiếng Việt như một công cụ để tư
duy giao tiếp.
2. Mục tiêu cụ thể đối với lớp được phân công giảng dạy:
a. Trang bị kiến thức bộ môn và từng phân môn:
- Phân môn văn:
+ Trang bị cho học sinh một loạt các văn bản mới, thể loại mới (văn bản nhật
dụng) như: “Phong cách Hồ Chí Minh”; “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”;
“Quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”; “Thông tin về ngày trái đất năm
2000”; “Ôn dịch thuốc lá”; “Bài toán dân số”… giúp học sinh hiểu được đặc điểm
kiểu văn bản và vấn đề nghị luận chính trị - xã hội.
+ Nắm được các thể loại văn học trung đại và hiện đại: truyền kì, tuỳ bút, truyện
ngắn,… với những tác giả nổi tiếng của từng giai đoạn văn học. Học sinh nắm được
tư tưởng chung của các tác phẩm, tác giả và hoàn cảnh xã hội; nắm được một số khái
niệm và thao tác phân tích tác phẩm văn học; có tri thức về lịch sử văn học Viêt Nam.
Từ đó học sinh thấy được cái hay, cái đẹp của tác phẩm, học tập tư tưởng yêu quê
hương, đất nước, yêu những giá trị đạo đức cao đẹp, những phẩm chất cao quý tiềm
ẩn trong con người Việt Nam.

- Song song là các tác phẩm trữ tình: thơ, truyện ngắn của các tác giả Việt Nam và
thế giới: Kim Lân (Lão Hạc); Ngô Tất Tố (Chị Dậu)Nguyễn Du (Truyện Kiều); Ta
Go (Mây và sóng);…
- Phân môn Tiếng Việt:
+ Nắm được các phương châm hội thoại; xưng hô;…giúp học sinh có ý thức và
biết cách ứng xử trong giao tiếp; trong gia đình và xã hội.
+ Hiểu các thành phần biệt lập; nghĩa tường minh và hàm ý; từ ngữ địa phương;
trường từ vựng; cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ… để lựa chọn giao tiếp cho phù
hợp.
- Phân môn Tập làm văn:
+ Tiếp tục làm quen với thể loại văn bản thuyết minh ở trình độ cao, sâu hơn. Học
sinh biết sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự,…trong văn bản.
KÕ ho¹ch gi¶ng d¹y Ng÷ v¨n 9 Trang
5
Hoµng V¨n Thanh – Trêng THCS Hµ An
+ Tiếp cận với thể loại văn bản nghị luận mới; nghị luận về một sự vật, hiện tượng
đời sống; một vấn đề tưtưởng đạo lí; đoạn thơ, bài thơ.
+ Biết cách lĩnh hội đồng thời tạo lập các kiểu văn bản đó. Biết cách viết một biên
bản, một hợp đồng.
b. Rèn luyện các kĩ năng cơ bản của bộ môn và từng phân môn:
- Về kiến thức:
+ Giúp học sinh nắm được các đặc điểm hình thành ngữ nghĩa của các loại hình
đơn vị tiêu biểu ở từng phân môn và bộ môn, bộ phận cấu thành tiếng Việt. Nắm tri
thức về ngữ cảnh, mục đích, hiệu quả giao tiếp.
+ Nắm được đơn vị kiến thức về các kiểu văn bản thường dùng: văn bản tự sự kết
hợp với miêu tả - biểu cảm - nghị luận - thuyết minh đồng thời có kĩ năng tạo lập văn
bản đó.
+ Nắm được thao tác phân tích tác phẩm văn học, có được những tri thức sơ giản
về thi pháp, về lịch sử văn học Việt Nam và thế giới.
- Về kĩ năng:

+ Học sinh có kĩ năng nghe - đọc – nói - viết thành thạo.
+ Bước đầu biết cách phân tích, nhận xét tư tưởng, tình cảm va một số giá trị nghệ
thuật của văn bản được học. Có năng lực bình giá tác phẩm văn học.
- Về thái độ:
Biết khinh ghét những cái xấu xa, độc ác, giả dối được phản ánh trong văn bản đã
học.
Rèn cho học sinh có ý thức học môn Ngữ văn - yêu thích môn Ngữ văn - một nền
văn hoá dân tộc rất Việt Nam.
+ Học sinh có ý thức giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt, có hứng thú đọc - nói -
viết tiếng Việt. Có ý thức và biết ứng xử giao tiếp trong gia đình, trường học và ngoài
xã hội một cách lễ phép có văn hoá.
+ Biết yêu qui giá trị CHÂN - THIỆN – MĨ và biết khinh ghét những cái xấu, cái
ác, cái giả dối được phản ánh trong các tác phẩm văn học và ở cả ngoài đời.
c. Yêu cầu giáo dục tư tưởng, nhân cách, tác phong khoa học:
Học sinh ngày càng yêu mến môn Ngữ văn, có ý thức sử dụng và giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt. Thông qua các nhân vật, hình tượng văn học rèn luyện nhân cách
cho học sinh để trở thành con người mới với phẩm chất: cần cù, thông minh, sáng tạo,
nhanh nhẹn; có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội - học văn chính là học làm
người.
d. Dự kiến chỉ tiêu phấn đấu:
- Đối với học sinh:
KÕ ho¹ch gi¶ng d¹y Ng÷ v¨n 9 Trang
6
Hoµng V¨n Thanh – Trêng THCS Hµ An
LỚP
SĨ SỐ
GIỎI KHÁ TB YẾU KÉM
TB TRỞ
LÊN
SL % SL % SL % SL % SL % SL %

9A 43
HKI
8 28 65 7 16
HKII
1 3 7 16 30 70 5 12
CN
1 3 7 16 30 70 5 12
8A1 44
HKI
15 34 27 61 2 5
HKII 16 36 26 59 2 5
CN 16 36 26 59 2 5

- Đối với giáo viên:
+ Danh hiệu giáo viên: giỏi cấp cơ sở và là lao động tiên tiến.
3. Dự kiến các hoạt động chuyên môn trong năm:
HOẠT
ĐỘNG
CHUYÊN
MÔN
THỜI GIAN
THỰC HIỆN
SỐ NGÀY
THỰC HIỆN
QUY MÔ
LỰC
LƯỢNG
CÙNG
THAM GIA
KẾT QUẢ

Chuyªn ®Ò
Th¸ng 10 CÊp tæ
Thao gi¶ng
Th¸ng 11
Tæ chuyªn
m«n
Chuyªn ®Ò
Th¸ng 2 CÊp têng
Thao gi¶ng
Th¸ng 3
Tæ chuyªn
m«n
4. Các công tác khác:
5. Những nhiệm vụ được phân công thêm:
VI. Biện pháp thực hiện:
1. Bài soạn:
KÕ ho¹ch gi¶ng d¹y Ng÷ v¨n 9 Trang
7
Hoµng V¨n Thanh – Trêng THCS Hµ An
Bài soạn đầy đủ, đúng khung, theo phân phối chương trình, theo hướng đổi mới ;
vận dụng tốt, hài hoà, linh hoạt các phương pháp dạy học, giảng dạy theo quan điểm
tích hợp.
Bài soạn có những câu hỏi tạo tình huống, dự kiến trả lời. Câu hỏi phải rõ ràng,
nêu vấn đề để học sinh phát huy tư duy, tính độc lập, tích cực cho các đối tượng trong
lớp. Những câu hỏi chọn thảo luận thường là những câu hỏi ở mức độ tư duy cao, bên
cạnh đó còn có những câu hỏi trắc nghiệm giải quyết nhanh, thay đổi hình thức hỏi,…
hệ thống hoá kiến thức, khắc sâu bài học.
Quan tâm đến thực hành - làm bài tập, chú ý hướng dẫn các em học bài ở nhà sau
mỗi tiết học. Các em phải nắm bài chắc chắn, được tích hợp theo kiến thức trước sau,
và các phân môn với nhau.

Giáo viên lên lớp chuẩn bị bài soạn, đồ dùng giảng dạy chu đáo; đảm bảo đủ thời
gian; truyền thụ đủ, chính xác các kiến thức cần đạt. Quan tâm cả 3 đối tượng, chủ
động trong bài dạy, xử lí tình huống sư phạm hữu hiệu. Rút kinh nghiệm sau mỗi giờ
dạy.
2. Tham gia thao giảng, dự giờ; rút kinh nghiệm:
Mỗi tuần dự ít nhất một giờ của đồng nghiệp, sau mỗi giờ dự có rút kinh nghiệm
cho bản thân và đồng nghiệp.
3. Tham gia sinh hoạt chuyên đề, ngoại khoá:
Tham gia đầy đủ, nhiệt tình chuyên đề ở các cấp; dự các chuyên đề ở trường bạn
để học hỏi kinh nghiệm.
Tổ chức các hoạt động hái hoa dân chủ; giúp học sinh viết thu hoạch sau mỗi giờ
hoạt động. Tập sáng tác thơ cho báo tường. Tham gia tích cực các giờ “Hội vui học
tập”.
Tổ chức ngoại khoá bộ môn.
4. Tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ:
Tham gia các chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Phòng giáo dục tổ
chức.
Đọc các tài liệu liên quan đến bộ môn mình giảng dạy.
Bồi dưỡng tư tưởng đạo đức, lối sống,…
5. Tích luỹ tư liệu khoa học:
Sưu tầm tranh ảnh các nhà văn, nhà thơ; những bài văn mẫu, bài văn hay của học
sinh và các tác gia.
Xây dựng bộ hồ sơ tích luỹ tư liệu cho bản thân. Sưu tầm và vẽ tranh minh hoạ
cho tác phẩm; tài liệu tham khảo bộ môn, đồ dùng trực quan.
Có sổ sách ghi chép nghiêm túc các tư liệu đã tích luỹ được, nhất là phương pháp
bộ môn.
KÕ ho¹ch gi¶ng d¹y Ng÷ v¨n 9 Trang
8
Hoµng V¨n Thanh – Trêng THCS Hµ An
KÕ ho¹ch gi¶ng d¹y Ng÷ v¨n 9 Trang

9

×