Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Vai trò phụ nữ tham gia quản lý nhà nước docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.42 KB, 33 trang )

Vai trò phụ nữ tham gia quản lý nhà nước
03/02/2004 - Tin tức chung
Nhandan.org.vn, 2/3/2004
Số phụ nữ tham gia quản lý nhà nước hiện nay đã tăng nhiều so với trước đây
nhưng tỷ trọng lại có xu hướng giảm. Bên cạnh đó, phụ nữ chủ yếu đảm nhiệm
cấp phó Ðảng và Nhà nước ta luôn quan tâm phát huy vai trò của phụ nữ trong xã
hội và trong quản lý nhà nước (QLNN). Chỉ thị 37/CT-T.Ư ngày 16-5-1994 khẳng
định: "Nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã
hội là một yêu cầu quan trọng để thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ,
là điều kiện để phát huy tài năng, trí tuệ và nâng cao địa vị của phụ nữ". Phụ nữ
tham gia QLNN là một bảo đảm để các vấn đề giới được phản ánh trong quá trình
ra quyết định, là sự khẳng định về năng lực và trí tuệ của mình.
Phụ nữ Việt Nam chiếm 51,48% số dân và 48% lực lượng lao động toàn xã hội, và
chiếm khoảng 20% cán bộ làm công tác lãnh đạo và QLNN các cấp từ T.Ư đến cơ
sở. Trong đó, số nữ Ủy viên T.Ư Ðảng khóa VII là 12, khóa VIII tăng lên 18 (tuy
vậy khóa IX lại còn 12). Ở cấp tỉnh, tỉnh ủy viên là nữ cũng tăng từ 182 ở khóa
VII lên 280 trong khóa VIII. Phụ nữ tham gia các cấp ủy địa phương đạt 10-11%,
trong đó bí thư, phó bí thư, ủy viên thường vụ đạt từ 3% đến 8%. Phần lớn các chị
tham gia thường vụ cấp ủy đều được phân công công tác kiểm tra và dân vận. Về
chính quyền, trong khóa VIII, tỷ lệ nữ Bộ trưởng và tương đương chiếm 13,1%,
nữ Thứ trưởng và tương đương chiếm 7,4%; nữ vụ trưởng, vụ phó và tương đương
chiếm 13%. Chủ tịch UBND cấp tỉnh, huyện và xã có khoảng 1,6% là nữ. Phó
Chủ tịch UBND là 2 - 4%. Khóa 1999 - 2004, số nữ là đại biểu HÐND cấp tỉnh
chiếm 22,5%, cấp huyện chiếm 20,7%, cấp xã chiếm 17%. Nữ đại biểu QH khóa
X là 26,22%, khóa XI là 27,31%. Việt Nam là nước có tỷ lệ nữ đại biểu QH cao
thứ hai trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (sau New Zealand).
Sự gia tăng số lượng nữ tham gia QLNN chứng tỏ chất lượng, trình độ cán bộ lãnh
đạo của nữ giới ngày càng nâng cao. Hiện nay, phụ nữ chiếm tỷ lệ 61% những
người có trình độ cao đẳng, 34% những người có trình độ đại học, 30% những
người có trình độ thạc sĩ, 21% những người có trình độ tiến sĩ và 4% những người
là tiến sĩ khoa học. Mặt bằng học vấn này đã giúp phụ nữ tham gia ngày càng tốt


hơn công tác QLNN. Theo đánh giá của Văn phòng QH, việc tham gia xây dựng
pháp luật và chính sách, đóng góp ý kiến cho công tác QLNN và tọa đàm với cử
tri của các nữ đại biểu QH ngày càng có chất lượng. Vì vậy, các chị càng thêm tự
tin, trình bày ý kiến đại diện cho người dân và cho chính giới nữ trong các kỳ họp
của QH.
Hiện nay, số cán bộ công chức (CBCC) nữ tham gia công tác QLNN trong hệ
thống chính quyền các cấp nhiều hơn so với trước: Một Phó Chủ tịch nước, ba Bộ
trưởng, 26 thứ trưởng và tương đương, hai Chủ tịch UBND, 22 Phó Chủ tịch
UBND tỉnh. Tuy nhiên, tỷ lệ CBCC nữ tham gia lãnh đạo ở cấp bộ, vụ còn thấp,
mới khoảng 8 - 15%, chưa tương xứng lực lượng lao động và năng lực đóng góp
của phụ nữ.
Trong thực tế, phụ nữ Việt Nam đang có mặt ở hầu hết cơ quan quản lý hành
chính, sự nghiệp và doanh nghiệp. Phụ nữ chiếm 50,3% số người làm công ăn
lương và 32,4% các chủ doanh nghiệp.
Trong số hơn 300 nghìn doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có
khoảng 15% do phụ nữ đứng đầu hoặc nắm giữ cương vị chủ chốt. Tỷ lệ phụ nữ
làm quản lý doanh nghiệp của một số ngành: dệt, may mặc, giày dép, thực phẩm,
đồ uống chiếm hơn 50%, ở các ngành giao thông - vận tải, xây dựng, khai
khoáng có 20% người quản lý doanh nghiệp là nữ. Trong số 900 nghìn hộ kinh
doanh gia đình, có 27% do phụ nữ điều hành.
Mặc dù Ðảng, Nhà nước đã có chủ trương cụ thể, chính sách rõ ràng, song tỷ lệ nữ
CBCC tham gia QLNN còn ít. Tỷ lệ nữ CBCC là lãnh đạo trong các cấp ủy đảng,
chính quyền, các ngành và các cơ quan nghiên cứu khoa học lại càng thấp. Hơn
nữa, nữ lãnh đạo thường chỉ liên quan các lĩnh vực xã hội. Rất hiếm nữ CBCC làm
lãnh đạo trong lĩnh vực quản lý kinh tế, kế hoạch, nghiên cứu khoa học. Tỷ lệ cán
bộ nữ trong các cấp ủy đảng từ T.Ư đến cơ sở chỉ chiếm khoảng 10 - 11%. Trong
các cấp ủy đảng, số nữ CBCC giữ vị trí trọng trách rất ít. Tỷ lệ trung bình nữ
CBCC ở vị trí chủ chốt như bí thư, phó bí thư, ủy viên thường vụ chỉ khoảng 3-8%
ở mọi cấp. Phần lớn các ủy viên thường vụ trong các cấp ủy đảng chỉ được phụ
trách những công việc hành chính liên quan đến động viên hơn là những nhiệm vụ

chiến lược. Sự khác biệt này đã hạn chế ảnh hưởng của phụ nữ trong nhiều lĩnh
vực công tác. So với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, số lượng nữ ở các
cương vị QLNN chưa tương xứng vai trò, vị trí và những đóng góp của họ trong
các hoạt động phát triển. Trước đây, tỷ lệ nữ CBCC tham gia QLNN trong ngành
công nghiệp chiếm gần 20%, nay giảm xuống còn 10%. Có thể nói, đội ngũ cán bộ
nữ giảm sút không chỉ ở các cơ quan dân cử mà còn ở các bộ, ngành và cơ quan
chính quyền. Sự thiếu hụt cán bộ nữ trên một số lĩnh vực quan trọng làm cho việc
hoạch định kế hoạch, chính sách không có tiếng nói đại diện của phụ nữ, dẫn đến
thực hiện bình đẳng giới về mọi mặt chưa đạt kết quả mong muốn.
Cán bộ nữ đã ít, lại bị hạn chế bởi tuổi về hưu và tuổi đề bạt. Hiện nay, cơ cấu tuổi
của cán bộ nữ khá cao, hầu hết cán bộ nữ làm quản lý đều ở tuổi trên dưới 50,
trong khi nhiều nữ thanh niên hiện nay ngại làm chính trị, chỉ thích làm chuyên
môn. Trong khi tỷ lệ cán bộ nữ vốn đã thấp, thì lãnh đạo là nữ chủ yếu đảm nhiệm
cấp phó giúp cho trưởng (nam). Ở những vị trí này, phụ nữ không có thực quyền,
quan niệm trọng nam, khinh nữ vẫn còn phổ biến và coi phụ nữ chỉ là "giúp việc"
cho nam giới. Còn có hiện tượng xem xét, cất nhắc chị em vào các vị trí lãnh đạo
diễn ra khó khăn hơn so với nam giới. Trong một cơ quan, phụ nữ thường bị nhìn
nhận xét nét hơn, cơ quan chủ quản chưa nhận thấy ở chị em một cách đầy đủ
những điểm mạnh nổi bật về chuyên môn, uy tín.
Hiện nay, đội ngũ nữ chỉ chiếm 4% giáo sư, 25% tiến sĩ và 9% số người được trao
tặng các giải thưởng về khoa học - công nghệ, chứng tỏ việc đào tạo nhân lực
trong giới nữ chưa tương xứng yêu cầu của sự nghiệp giải phóng phụ nữ và
nguyện vọng chị em. Những năm qua, tuy số lượng phụ nữ tham gia QLNN tăng
lên về con số tuyệt đối, song tỷ trọng lại có xu hướng giảm.
Th.s NGUYỄN QUỐC TUẤN, NGUYỄN HẢI HÀ
(Học viện Hành chính quốc gia)
News Archives
View all Tin tức chung news
View the latest news
/>Từ các nguồn tin khác

Thực hiện bình đẳng giới trong công tác quản lý nhà nước
(08/12/2009)
Ngày nay, khi đất nước đã bước vào kỷ nguyên hội nhập với thế giới, vấn đề nam nữ
bình quyền lại càng được chú trọng hơn bao giờ hết. Công tác xây dựng pháp luật theo
nguyên tắc bình đẳng giới đã được Nhà nước thể hiện trong các văn kiện, , nghị quyết
của Đảng và thể chế hóa trong các văn bản pháp luật, ngày càng tạo điều kiện và cơ hội
trao quyền bình đẳng về pháp lý cho cả nam và nữa trong mọi.

Tuyên dương những gương phụ nữ điển hình trong phong trào thi đua yêu nước

Luật Bình đẳng giới được Quốc hội thông qua cuối năm 2006 và có hiệu lực thi hành từ
01/7/2007 quy định khá rõ nội dung, lĩnh vực, trách nhiệm, biện pháp thực hiện bình
đẳng giới. Với hơn hai năm thực hiện Luật Bình đẳng giới, quyền về lao động, quyền
được đào tạo, quyền tham gia các hoạt động cũng như tiếp cận các dịch vụ xã hội của
phụ nữ ngày càng được khẳng định và thực chất hơn.
Tại Đồng Nai, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU về công tác phụ nữ thời kỳ
đẩy mạnh CNH-HĐH, UBND cũng đã ban hành văn bản chỉ đạo về thực hiện kế hoạch
hành động Vì sự tiếp bộ Phụ nữ tỉnh Đồng Nai. Từ sự quan tâm, chỉ đạo đó đã đặt ra
trách nhiệm đối với các cấp, các ngành trong việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm về
bình đẳng giới.
Đào tạo nghề cho lao động nữ

Trong kế hoạch hành động vì sự tiếp bộ phụ nữ tỉnh giai đoạn 2006-2010 xác định 5 mục
tiêu cụ thể: lồng ghép giới trong xây dựng kế hoạch ngành lao động thương binh và xã
hội, lồng ghép giới trong xây dựng kế hoạch giáo dục- đào tạo, lồng ghép giới trong xây
dựng kế hoạch phát triển y tế - chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao quyền năng của
phụ nữ trên các lĩnh vực CT-KT-VH,tăng cường năng lực và hiệu quả vì sự tiến bộ phụ
nữ.
Trong đó, đưa ra các mục tiêu cụ thể như: giảm 50% tỷ lệ hộ nghèo do phụ nữ làm chủ,
tỷ lệ lao động nữ được đào tạo 53-55%, tỷ lệ xóa mù chữ cho phụ nữ mù chữ ở độ tuổi

dưới 40 là 100%; tỷ lệ nữ cán bộ cong chức được đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, bồi dưỡng về chính trị - hành chính, tin học, ngoại ngữ là 40%.
Hiện toàn tỉnh có 23.268 viên chức nữ, trong đó trình độ chuyên môn trên đại học 86
người, đại học 2.774, cao đẳng là 5.854, trung cấp là 8.883. Trình độ lý luận chính trị:
trung cấp 496, cao cấp 121, cử nhân 76. Tỷ lệ phụ nữ tham gia các cấp ủy Đảng (nhiệm
kỳ 2005-2010) đạt 20,41%, tỷ lệ nữ tham gia HĐND cấp tỉnh nhiệm kỳ 2004 – 2009
chiếm 31,5%, tỷ lệ đại biểu Quốc hội là nữ ở Đồng Nai khóa XII là 30%; nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ đạt 20% (năm 2008) và 30% tại các đơn vị sự nghiệp
Biểu dương gia đình nữ cán bộ CNLĐ-VC tiêu biểu

Vấn đề bình đẳng giới tại Đồng Nai trong thời gian qua được quan tâm thực hiện khá tốt,
tuy nhiên không phải ai cũng nhận thức đúng tầm quan trọng của việc thực hiện bình
đẳng giới. Tồn tại hiện nay là trình độ học vấn nghề nghiệp của phụ nữ còn thấp so với
nam giới, chưa đáp ứng được yêu cầu của CNH-HĐH. Tư tưởng trọng nam coi thường
nữ, tệ phân biệt đối xử với phụ nữ còn khá phổ biến. Gánh nặng công việc gia đình làm
cản trở phụ nữ tiến bộ. Một bộ phận chị em phụ nữ vẫn còn lạc hậu, chậm chuyển biến
nhận thức về giới và quyền bình đẳng giới của phụ nữ, còn tự ti, thiếu tự tin phấn đấu
vươn lên trong nhiều lĩnh vực hoạt động. Ở các vùng sâu, vùng xa, cơ sở vật chất còn
thiếu thốn ảnh hưởng đến sức khỏe hưởng thụ văn hóa, tinh thần, vật chất của phụ nữ…
Trong thời gian qua hoạt động lồng ghép bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đạt
nhiều kết quả thiết thực. Tuy nhiên, để những kết quả này tiếp tục phát huy đem lại lợi
ích thiết thực cho chị em phụ nữ, mỗi đơn vị, sở ngành cần có sự quan tâm hỗ trợ,
chương trình hành động cụ thể nhằm giúp chị em có cơ hội hoàn thành nhiệm vụ, vai trò
trong công tác của mình, đồng thời phải đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức về
bình đẳng giới cho mọi tầng lớp trong xã hội.
L.L
/>Bình đẳng giới: Dự luật còn nhiều vấn đề
cần tranh cãi
Cập nhật lúc 00:49, Thứ Ba, 03/10/2006 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Khiết khẳng định: "phần
quyết định sẽ thuộc về quyền lựa chọn của số đông, phương án nào được nhiều đối
tượng đồng tình, Ban soạn thảo Luật Bình đẳng giới tiếp tục tiếp thu, chỉnh sửa, đưa ra
trình Quốc hội trong kỳ họp tới".
* Giao lưu trực tuyến " Xung quanh dự thảo Luật bình đẳng giới "

Dự thảo Luật Bình đẳng giới sẽ trình kỳ họp Quốc hội kỳ này có sáu
chương, 49 điều.
Qua nhiều kỳ hội nghị, hội thảo cho thấy, đông đảo ý kiến cho rằng, Luật Bình
đẳng giới là cần thiết, là cơ sở pháp lý thực hiện thúc đẩy bình đẳng giới trong
thực tế cuộc sống, góp phần quan trọng vào việc thực hiện công ước quốc tế về
xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ.
Nhà văn Võ Thị Hảo khẳng định rằng: ”Bình đẳng giới là lẽ tự nhiên, như phàm
là cây cỏ thì có quyền vươn lên đón ánh mặt trời. Bất bình đẳng giới, không chỉ
gây mất cân bằng mà còn gây tai họa cho sinh thái tự nhiên và con người. Vì
thế, hãy soạn thảo thật tốt và đón nhận Luật Bình đẳng giới như đón nhận một
tay vịn pháp lý dành cho chính mỗi người dù bất kể gíới nào".

Tuy nhiên, cho đến nay theo Website của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam “vẫn
còn những vấn đề gây nhiều tranh cãi và đặc biệt thu hút sự quan tâm chú ý của
đông đảo cơ quan báo chí”.

Vấn đề tuổi nghỉ hưu đã được các cơ quan báo chí tranh luận sôi nổi. Nhiều ý
kiến cho rằng, điều kiện hưởng lương hưu của cán bộ, công chức và lao động
nam nữ như nhau và trong trường hợp lao động nữ có nguyện vọng có quyền
nghỉ sớm từ 1-5 năm mà vẫn không bị trừ phần trăm lương là hợp lý. Tuy nhiên,
không ít người vẫn còn băn khoăn: vấn đề là ai muốn nghỉ ở tuổi 55, còn ai
muốn nghỉ ở tuổi 60 và dư luận còn cho rằng, lao động nữ muốn tiếp tục làm
việc ở tuổi 60 là chỉ có lợi cho những người có vị trí lãnh đạo hoặc làm việc trong
những ngành nghề có thu nhập cao. Bên cạnh đó là lý do sức khoẻ, công việc

nội trợ, chăm sóc gia đình.

Vậy phải chăng để đạt được sự "bình đẳng hình thức" này, cần có hàng loạt các
biện pháp hỗ trợ để đảm bảo "Bình đẳng thực chất” như: chế độ về lương,
thưởng, thi đua trong thời gian phụ nữ nghỉ đẻ, chế độ đào tạo bồi dưỡng khác
biệt so với nam giới, đảm bảo quyền có "việc làm nhân văn" cho mỗi người lao
động?

Về vấn đề tỷ lệ nữ tham gia các cơ quan dân cử, công tác quản lý lãnh đạo,
đa số ý kiến cho rằng: việc trúng cử hay được tính nhiệm đề bạt, cất nhắc phụ
thuộc vào chất lượng đại biểu, năng lực, trình độ của cán bộ nữ. Tuy nhiên,
trong khi định kiến giới vẫn còn nặng nề, nếu không quy định tỷ lệ cụ thể thì mục
tiêu bình đẳng giới khó thực hiện được, cán bộ nữ khó có điều kiện phát triển.
Luật càng cụ thể hoá càng dễ thực hiện. Nếu quy định cụ thể tỷ lệ, khi Luật được
thông qua, đi vào cuộc sống, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị bắt buộc phải quan
tâm, chú trọng tới vấn đề tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ nữ.

Vậy tỉ lệ lãnh đạo của nữ giới có nên quy định mức tối thiểu 30% không? Tỉ lệ
này trong dự thảo chỉ bắt buộc cho các cơ quan dân cử, chưa có các cơ quan
Đảng và chính phủ? Việc áp đặt tỉ lệ này phải chăng là một biện pháp đặc biệt
nhằm thúc đẩy bình đẳng giới?.

Còn về vấn đề cơ quan quản lý Nhà nước, có ý kiến cho rằng, không nhất
thiết phải có cơ quan chuyên trách quản lý Nhà nước về bình đẳng giới nhưng
nếu không có thì việc thực hiện cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn bởi chính quyền
các cấp, nhất là ở cơ sở đã có rất nhiều vấn đề để giải quyết, dễ dẫn tới tình
trạng đùn đẩy trách nhiệm lên cấp trên. Có ý kiến cho rằng, có thể nâng cấp cơ
quan hiện có như UB Dân số Gia đình và Trẻ em hoặc UB Quốc gia vì Sự tiến
bộ Phụ nữ thông qua sự chỉ đạo trực tiếp của một vị lãnh đạo chính phủ để đảm

bảo sự lồng ghép giới trong chính sách của các ngành.

Về cơ chế giám sát việc thực hiện luật, hiện nay, giao chủ yếu cho Hội Liên
hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội đồng Nhân dân báo cáo lên Quốc hội. Không thấy
vai trò của xã hội dân sự và phi chính phủ trong tham gia giám sát phản biện vấn
đề Bình đẳng giới? Phải chăng theo thông lệ thế giới: một ủy ban độc lập sẽ
tham gia giám sát Quyền phụ nữ và Bình đẳng giới ?

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Khiết khẳng định: "phần quyết
định sẽ thuộc về quyền lựa chọn của số đông, phương án nào được nhiều đối
tượng đồng tình, Ban soạn thảo tiếp tục tiếp thu, chỉnh sửa, đưa ra trình Quốc
hội trong kỳ họp tới". Bởi vậy, cùng với Diễn đàn về tuổi nghĩ hưu nữ đã được
triển khai, VietNamNet xin dành tiếp Diễn đàn kỳ này để quý vị tiếp tục góp ý cụ
thể cho cả 4 vấn đề đang là tâm điểm các cuộc tranh luận hiện nay.
• VietNamNet
(Bài viết tham gia Diễn đàn xin viết có dấu với bất kỳ font tiếng Việt nào)
/>Một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ cán bộ nữ chủ chốt cấp xã hiện nay
21:06 | 20/10/2009
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng đất nước, Đảng ta luôn coi trọng mục tiêu giải phóng
phụ nữ, thực hiện nam nữ bình đẳng. Thực hiện mục tiêu trên có nhiều nội dung, nhưng
một trong những nội dung hết sức quan trọng là làm thế nào để phụ nữ có được tỷ lệ
tương ứng với vai trò và nguồn lực lao động nữ trong xã hội.
Về tỷ lệ nữ cán bộ chủ chốt ở cấp xã
Một tiêu chí quan trọng về vai trò của phụ nữ trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay là, cần
tăng cường tỷ lệ nữ trong các cấp ủy. Song nhiệm kỳ 2001 - 2006, tỷ lệ nữ ở các cấp ủy cũng chỉ
đạt khoảng 8,8% đến 12,79%, đây là một tỷ lệ còn rất thấp so với yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra.
Đối với các vùng nông thôn, tỷ lệ cán bộ nữ trong đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cấp xã cũng còn
thấp. Kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006 cho thấy, nữ cán bộ
chủ chốt chỉ chiếm 3,91% trong tổng số cán bộ chủ chốt của cấp xã, trong đó cao nhất là các xã
hải đảo với 7,10% và thấp nhất là các xã vùng cao với 3,28%. Đáng chú ý, tỷ lệ nữ cán bộ chủ

chốt ở các xã vùng đồng bằng có tỷ lệ chỉ cao hơn một chút so với tỷ lệ chung (4,03% và 3,91%)
và chỉ bằng 56,76% so với các xã hải đảo. Phải chăng, các xã vùng đồng bằng - là địa phương
có sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục cao hơn các vùng khác - lại thiếu sự quan tâm
của các cấp ủy và chính quyền hay chưa có nhận thức đúng về công tác cán bộ nữ? Điều mà lẽ
ra, với những thuận lợi của vùng phát triển thì phụ nữ được tạo điều kiện tham gia hoạt động xã
hội và quản lý, lãnh đạo các cấp nhiều hơn các vùng miền núi, hải đảo.
Nếu xem xét hai chức danh chủ chốt đứng đầu của xã là bí thư đảng ủy và chủ tịch ủy ban nhân
dân xã, thì chúng ta thấy, tỷ lệ nữ bí thư đảng ủy xã chỉ có 3,18% và nữ chủ tịch xã còn thấp hơn,
với 2,09%. Như thế, cứ 100 xã thì có chỉ 3 nữ bí thư đảng ủy và 2 nữ chủ tịch ủy ban nhân dân.
Một con số quá ít ỏi không tương xứng với nguồn nhân lực nữ trong nông thôn, nông nghiệp và
nông dân hiện nay.
Một số yếu tố tác động đến tỷ lệ nữ cán bộ chủ chốt cấp xã
Nhận thức của các cấp ủy về công tác cán bộ nữ. Nhận định về công tác phụ nữ trong thời gian
qua, Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đã đánh giá rằng:
"Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý có tỷ lệ thấp,
chưa tương xứng với năng lực và sự phát triển của
lực lượng lao động nữ, nguồn cán bộ nữ hẫng hụt, ở
một số lĩnh vực, tỷ lệ cán bộ nữ sụt giảm". Nguyên
nhân chủ yếu là do:
Nhận thức của các cấp ủy, chính quyền ở nhiều địa
phương, đơn vị về bình đẳng giới, về vai trò, năng lực
của phụ nữ còn hạn chế.
Nhiều cấp ủy, chính quyền thiếu quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chủ
trương của Đảng về công tác vận động phụ nữ, chưa chủ động nghiên cứu, dự báo và giải quyết
kịp thời các vấn đề xã hội phát sinh liên quan tới phụ nữ. Chủ trương công tác cán bộ nữ chưa
được quán triệt, thực hiện đầy đủ trong quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử
dụng, đề bạt cán bộ, còn có biểu hiện "khoán trắng" công tác phụ nữ cho Hội Phụ nữ.
Việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về công tác phụ nữ, cán bộ
nữ chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ.

Các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ chưa giải quyết tốt một số vấn đề thực tiễn đặt ra, nhất là những
vấn đề xã hội bức xúc liên quan tới phụ nữ; việc tham mưu, đề xuất với Đảng và Nhà nước về
công tác phụ nữ trong từng thời kỳ còn rất hạn chế.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy những
nguyên nhân chủ yếu khiến nữ giới còn ít
tham gia lãnh đạo, quản lý là: a) định kiến
giới; b) ảnh hưởng của các nhân tố bản
thân (sức khỏe, trình độ, thời gian làm
việc, tính cách, gia đình ); c) tác động
của Nhà nước, xã hội: tổ chức, cấp trên,
đồng nghiệp,
Định kiến giới. Đề cập đến hạn chế này, Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị đánh giá
"Định kiến về giới còn tồn tại dai dẳng trong nhận thức chung của xã hội do ảnh hưởng tư tưởng
Nho giáo và tập tục phong kiến lạc hậu từ lâu đời". Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự đúng
đắn của nhận định này. Ví dụ, có quan niệm lãnh đạo là công việc không thích hợp với phụ nữ,
vẫn còn tư tưởng coi thường khả năng của phụ nữ, nhất là coi thường khả năng lãnh đạo và
quản lý của chị em, ít chú trọng sử dụng, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ một cách chủ
động và có kế hoạch. Bên cạnh đó, có tư tưởng không muốn làm việc dưới sự lãnh đạo của cán
bộ nữ, chỉ phục tùng nam, không phục tùng nữ, trong cán bộ, nhất là trong nam giới, những biểu
hiện "níu áo nhau" khi phụ nữ được đề bạt, nhất là trong một số cán bộ nữ. Tư tưởng phong
kiến, gia trưởng, coi thường phụ nữ trong một số đảng viên, trong một bộ phận xã hội và gia đình
còn khá nặng.
Trở ngại từ phụ nữ và vai trò giới. Một bộ phận phụ nữ còn tự ti, an phận, chưa chủ động vượt
khó vươn lên. Trong nội bộ phụ nữ còn có tình trạng níu kéo, chưa ủng hộ nhau. Nhiều phụ nữ,
nhất là phụ nữ ở miền núi, vùng nông thôn hẻo lánh, mù chữ, tái mù chữ và học vấn thấp còn
nhiều. Phụ nữ còn bị phân biệt đối xử dưới nhiều hình thức. Phụ nữ còn là nạn nhân của nhiều
tệ nạn xã hội đang có chiều hướng phát triển như: mại dâm, nghiện hút, cờ bạc, mê tín dị đoan
Những khó khăn trên đây đang ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của phụ nữ thế hệ tương lai.
Bên cạnh đó, các vai trò giới cũng là một trở ngại đối với phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý. Nếu
như với nam giới, khi tham gia hoạt động xã hội, là cán bộ quản lý, lãnh đạo thì được sự ủng hộ

và tạo điều kiện của vợ và các thành viên khác trong gia đình, thêm nữa nam giới ít hoặc không
phải lo công việc nội trợ. Đối với nữ giới thì ngược lại, khi tham gia công tác xã hội với vai trò cán
bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp nào thì họ vẫn phải làm tốt các vai trò "người công dân, người lao
động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người", nếu không được sự ủng hộ của chồng, con
thì trở ngại càng tăng thêm đối với phụ nữ.
Sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền. Theo quy luật, những vùng, miền có sự phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội cao thì sẽ kéo theo sự phát triển về trình độ dân trí, về nhận thức
trong đó có nhận thức về bình đẳng giới. Và điều này sẽ tác động tích cực đến mức độ tham gia
của cán bộ nữ vào các cấp lãnh đạo ở cơ sở.
So sánh giữa các tỉnh, thành phố có chỉ số phát triển con người và chỉ số phát triển giới ở nước
ta với tỷ lệ phụ nữ đại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2005 - 2009 cho thấy sự tham gia của cán bộ
nữ khác nhau theo các vùng, miền. Trong 10 tỉnh, thành phố có chỉ số HDI và GDI cao nhất nước
thì, các thành phố trực thuộc trung ương là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng có tỷ lệ
nữ đại biểu HĐND cấp xã cao nhất, tiếp theo là Đồng Nai, Hải Dương, Hải Phòng rồi mới đến Bà
Rịa - Vũng Tàu. Rõ ràng, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội chưa hẳn là yếu tố quyết định tỷ lệ
nữ tham gia HĐND cấp cơ sở. Điều này càng được khẳng định khi chúng ta so sánh 10 tỉnh,
thành có chỉ số HDI và GDI thấp nhất nước với tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2005 -
2009, sẽ thấy không phải chỉ ở các địa phương phát triển kinh tế - xã hội thì mới có nhiều phụ nữ
tham gia lãnh đạo, quản lý. Số liệu cho thấy, Lai Châu là địa phương đứng cuối bảng xếp hạng
về HDI và GDI của cả nước (năm 2001) nhưng lại có vị trí cao nhất về tỷ lệ nữ đại biểu HĐND
cấp xã, trong khi Bắc Cạn là địa phương có vị trí cao hơn thì tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp xã lại
đứng thứ 7 trong nhóm.
Số liệu thống kê về tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp xã
nhiệm kỳ 2004 - 2009 cho thấy, trong 64 tỉnh, thành
phố thì có 10 tỉnh, thành phố có kết quả tỷ lệ nữ đại
biểu HĐND cấp xã cao nhất theo thứ tự là: 1) Thành
phố Hồ Chí Minh, 2) Hà Nội, 3) Tuyên Quang, 4) Lai
Châu, 5) Đà Nẵng, 6) Phú Thọ, 7) Hưng Yên, 8) Yên
Bái, 9) Điện Biên, 10) Hà Nam.
Khi so sánh các tỉnh có chỉ số HDI và GDI

thấp nhất nước với tỷ lệ nữ đại biểu
HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2005 - 2009 sẽ
thấy không phải chỉ những địa phương
phát triển kinh tế - xã hội mới có nhiều nữ
tham gia lãnh đạo, quản lý.
Như vậy có 5/10 tỉnh thuộc miền núi, vùng cao là những địa phương thuộc diện kém phát triển
không chỉ về kinh tế - xã hội mà còn thấp cả về chỉ số phát triển con người, chỉ số phát triển giới
nhưng lại có tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp xã vào hàng "Top ten".
Sự nghiệp giải phóng phụ nữ và công tác cán bộ nữ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các
đoàn thể nhân dân, của toàn xã hội và từng gia đình. Đường lối giải phóng phụ nữ, bình đẳng
giới và công tác cán bộ nữ đã được thể chế hóa và cụ thể hóa trong hệ thống pháp luật, chế độ,
chính sách của Đảng và Nhà nước. Đây là một nhân tố quan trọng quyết định những thành tựu
về bình đẳng giới ở nước ta. Tỷ lệ nữ trong các cơ quan dân cử (Hội đồng nhân dân các cấp)
ngày càng tăng, nhiệm kỳ 2004 - 2009 cao hơn so với nhiệm kỳ trước, là một minh chứng sinh
động. Ví dụ: cấp tỉnh, thành phố đạt 23,8%; cấp huyện đạt 23,2% và cấp xã, phường đạt 20,1%.
Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam là "Quốc gia đạt được sự thay đổi nhanh
chóng nhất trong xóa bỏ khoảng cách giới trong vòng 20 năm trở lại đây ở khu vực Đông Á" hơn
nữa "Việt Nam được xem như một trong những nước tiến bộ hàng đầu về lĩnh vực bình đẳng
giới". Có được thành tựu nổi bật này về bình đẳng giới ở nước ta, theo các nhà tài trợ điều này
"Phản ánh nỗ lực đáng kể của đất nước trong xóa đói giảm nghèo và cam kết của Chính phủ tiến
tới bình đẳng giới". Đồng thời, các nhà tài trợ cũng dự báo và tin tưởng vào triển vọng của bình
đẳng giới ở nước ta "Với việc các kế hoạch quốc gia khi xây dựng có chú ý đến vấn đề giới, chắc
chắn vấn đề bình đẳng giới sẽ đạt được các bước tiến xa hơn nữa". (WB, ADB, CIDA, và DFID,
2006).
Tuy nhiên, trong thực tế, nhận thức của xã hội về tầm quan trọng của việc đưa phụ nữ tham gia
vào đời sống chính trị và cộng đồng còn hạn chế;
thiếu các cơ chế và điều kiện thuận lợi để phụ nữ thực
hiện được đầy đủ quyền bầu cử, ứng cử của mình;
bản thân phụ nữ, nhất là phụ nữ ở các vùng nông
thôn, dân tộc thiểu số, còn thiếu tự tin và ít được gia

đình ủng hộ tham gia ứng cử. Vì vậy, trong thời gian
tới, các cơ quan chức năng cần thực hiện các giải
pháp đồng bộ và tích cực để tăng cường sự tham gia
của phụ nữ vào các cơ quan dân cử. Kinh nghiệm từ
kết quả dự án "Tăng tỷ lệ nữ tham gia Hội đồng nhân
dân nhiệm kỳ 2004 - 2009" cho thấy, một khi công tác
cán bộ nữ được quan tâm, đầu tư đúng mức và có cơ
chế phù hợp, thì sẽ tăng được tỷ lệ cán bộ nữ ở các cấp. Dự án này cho thấy, so với nhiệm kỳ
1999 - 2004, thì 16/17 tỉnh được hưởng thụ dự án đều tăng tỷ lệ nữ đại biểu HĐND ở ba cấp.
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi còn nghèo, với 22 dân tộc thiểu số, nhưng có tỷ lệ đại biểu nữ
cao nhất 33,3%. Điều đó cho thấy, điều kiện kinh tế không phải là yếu tố quyết định tới khả năng
tham gia lãnh đạo của phụ nữ, mà điều cốt yếu nhất là quyết tâm chính trị, sự chỉ đạo và quan
tâm của các cấp, các ngành chức năng trong công tác quy hoạch và đào tạo phụ nữ.
Với không ít phụ nữ, sự mặc cảm, tự ti là bạn đồng hành của sự an phận. Sự an phận này cũng
có thể xuất phát từ nhận thức không đúng về vai trò giới trong gia đình và ngoài xã hội. Lãnh tụ
Hồ Chí Minh hiểu rất rõ sức cản của những thói quen, quan niệm đã ăn sâu vào tiềm thức con
người không dễ gì ngày một ngày hai có thể thay đổi. Vì vậy, trước khi "nhẹ bước tiên" đi vào cõi
vĩnh hằng, trong Di chúc để lại, Người vẫn dặn dò phụ nữ Việt Nam "Bản thân phụ nữ thì phải cố
gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thực sự cho phụ nữ". Do
vậy, bản thân cán bộ nữ cần chủ động khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, nâng cao phẩm
chất và trình độ mọi mặt, tự khẳng định mình trong công tác, biết kết hợp hài hòa giữa công việc
gia đình và công tác xã hội.
Sự nghiệp giải phóng phụ nữ là trách nhiệm chung của toàn Đảng, của nhà nước, của xã hội,
song lực lượng phụ nữ, trong đó đội ngũ xung kích là lực lượng cán bộ nữ ở tất cả các lĩnh vực,
cần phát huy vai trò chủ động của mình; phong trào phụ nữ càng phát triển thì đội ngũ cán bộ nữ
càng có điều kiện để phát triển mạnh mẽ, và ngược lại, sự phát triển của đội ngũ cán bộ nữ sẽ
Trong chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ
của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010 đã
đề ra chỉ tiêu phấn đấu đạt tỷ lệ nữ đại
biểu Quốc hội khóa XI (2002 - 2007) là

30% và nhiệm kỳ tiếp theo là 33% trở lên,
nữ đại biểu hđnd nhiệm kỳ 2004 - 2009
cấp tỉnh, thành là 28% và nhiệm kỳ tiếp
theo là 30%, cấp huyện 23% và nhiệm kỳ
tiếp theo là 25%; cấp xã, phường 18% và
nhiệm kỳ tiếp theo là 20%.
có tác động lớn đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ và phải là đội ngũ đi đầu phong trào phụ nữ.
Vấn đề cán bộ nữ phải được đặt ra gắn liền với yêu cầu của sự nghiệp giải phóng phụ nữ, và
phải được các cấp ủy và chính quyền nhận thức đúng và quan tâm giải quyết một cách tích cực
nhất. Có như vậy, mới có thể nâng cao tỷ lệ nữ cán bộ cơ sở nói riêng và tỷ lệ cán bộ nữ lãnh
đạo, quản lý trong các cấp, các ngành nói chung./.
Các từ khóa theo tin:
(Theo Tạp chí Cộng sản)
/>co_id=30080&cn_id=366497#KMfJ1fTVvb0K
Định hướng quản lý Nhà nước về bình đẳng giới tại Việt Nam (1/9/2009)
Bình đẳng giới là một mục tiêu lớn mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đặt ra ngay từ những
ngày đầu tiên khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trong Tuyên ngôn Độc lập ngày 2
tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình
đẳng”.
Tư tưởng đó đã được quán triệt nhất quán trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, dân
chủ nhân dân trong suốt hơn 60 năm qua.

Về khuôn khổ pháp lý

Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (năm 1946), quan điểm bình
đẳng giới đã được thể hiện bằng nguyên tắc “ không phân biệt giống nòi, gái trai”; và đã quy
định: “Tất cả các công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội” (Điều 6) và “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” (Điều 9).

Quan điểm đó tiếp tục được kế thừa và phát triển phù hợp với xu thế phát triển của đất nước

và thời đại qua các lần sửa đổi Hiến pháp năm 1959, 1980 và đặc biệt, tại Hiến pháp nước Cộng
hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, quan điểm này lại được khẳng định tại Điều 63 :
“Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia
đình.” Từ đó, những tư tưởng tiến bộ về bình đẳng giới nói trên đã được cụ thể hoá bằng các
chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước.

Đặc biệt, trong giai đoạn đổi mới và hội nhập, công tác xây dựng pháp luật dựa trên nguyên
tắc tiếp cận về quyền và bình đẳng giới được Đảng, Nhà nước, Quốc hội và các cơ quan Nhà
nước rất quan tâm.

Vấn đề bình đẳng giới được thể chế hoá trong hầu hết các văn bản pháp luật, đã tạo cơ sở
pháp lý, tạo điều kiện và cơ hội trao quyền bình đẳng cho cả nam và nữ trong các lĩnh vực chính
trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Bộ luật Lao động, Luật Bảo
hiểm xã hội, Luật dạy nghề, Luật Giáo dục , Luật Khoa học và công nghệ, Bộ luật Dân sự, Bộ
luật Hình sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Chăm sóc sức khoẻ nhân dân, Luật Khiếu nại, tố
cáo, Luật Cư trú, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Pháp lệnh cán bộ, công chức, … và
nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác như các nghị định, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, các thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành.

Bên cạnh đó, để thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, Chính phủ đã có nhiều giải pháp như ban
hành các chính sách đặc thù; lồng ghép vào các chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia như:
Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo (CPRGS), Chương trình mục tiêu quốc gia
về giảm nghèo, về việc làm, về bảo hộ lao động, về giáo dục, về dạy nghề, về y tế cộng đồng;
nhiều văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia
đình đã có những quy định riêng cho phụ nữ, tạo điều kiện đảm bảo cho viêc thực hiện bình
đẳng giới một cách thực chất; thành lập Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, ban hành
Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010 v.v

Đặc biệt, ngày 29 tháng 11 năm 2006, Luật Bình đẳng giới đã được Quốc hội khoá XI thông
qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007. Luật Bình đẳng giới tiếp tục thể chế

hoá quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước Việt Nam về bình đẳng giới nhằm bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của nam và nữ; đồng thời tiếp tục khẳng định quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam
trong việc cụ thể hoá và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người và bình đẳng giới
mà Việt Nam là thành viên.

Với hệ thống pháp lý ngày càng được hoàn thiện phù hợp với đặc điểm, tình hình của đất
nước, nhận thức xã hội về bình đẳng giới ngày càng được nâng cao, góp phần đảm bảo sự bình
đẳng trong đời sống xã hội cũng như của cộng đồng dân cư. Chính vì vậy, Việt Nam được đánh
giá là một trong những nước có hệ thống chính sách và pháp luật bình đẳng giới khá tiến bộ so
với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, kể cả với nhiều nước phát triển. Theo đánh giá
của Ngân hàng Thế giới thì: “Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu thế giới về tỷ lệ phụ nữ
tham gia các hoạt động kinh tế, là một trong những nước tiến bộ hàng đầu về bình đẳng giới… là
quốc gia đạt được sự thay đổi nhanh chóng nhất về xoá bỏ khoảng cách giới trong hai mươi năm
qua ở khu vực Đông á”.

Tuy đã có một hệ thống pháp luật về bình đẳng giới tương đối hoàn thiện, nhưng là một nước
đang phát triển, chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Nho giáo nên việc thực hiện bình đẳng
giới ở Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức, đó là:

- Tư tưởng mang tính định kiến về giới còn tồn tại khá phổ biến trong nhân dân, kể cả trong
một bộ phận cán bộ, công chức. Đó là những định kiến về giới và tư tưởng trọng nam hơn nữ
trong xã hội, cụ thể là hầu hết các gia đình đều thích sinh con trai hơn con gái; coi công việc gia
đình, chăm sóc con cái, người già, người ốm là công việc của phụ nữ…; thời gian làm việc của
phụ nữ thường kéo dài hơn nam giới khoảng 4 giờ trong ngày, chủ yếu là ngoài công việc xã hội
phụ nữ phải lo toan công việc nội trợ trong gia đình. Phụ nữ ít có thời gian nghỉ ngơi, học tập
nâng cao trình độ hơn nam giới, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc bồi dưỡng,
phát triển cán bộ nữ ở nơi này, nơi kia vẫn còn hạn chế; một số đơn vị kinh tế thậm chí không
muốn nhận lao động nữ vì ngại thực hiện chế độ thai sản và những lý do khác. Trong lao động
việc làm, mặc dù chênh lệch về tỷ lệ không nhiều, nhưng thu nhập thực tế của nam giới vẫn cao
hơn ở nữ giới.


- Thiếu thông tin, dữ liệu tách biệt theo giới tính ở tất cả các lĩnh vực hoặc có nhưng ít, không
đầy đủ, không đồng bộ, không toàn diện nên khó có thể đánh giá chính xác những vấn đề liên
quan đến bình đẳng giới và đưa ra những biện phát hữu hiệu cho việc bảo đảm bình đẳng giới
và đạt mục tiêu bình đẳng giới.

- Nhiều điều khoản pháp luật chưa được thực hiện đầy đủ do thiếu chế tài hoặc chế tài chưa
đủ mạnh, chỉ dừng ở mức xử phạt hành chính.

Định hướng quản lý Nhà nước về bình đẳng giới

Để khắc phục và vượt qua những thách thức nêu trên, trong thời gian tới, công tác quản lý
Nhà nước về bình đẳng giới cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau:

Một là, cần xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật phù hợp với mục tiêu bình đẳng
giới. Xây dựng và thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu bình
đẳng giới. Trước mắt, xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về bình
đẳng giới với hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu, công cụ theo dõi, đánh giá và hệ thống giải pháp toàn
diện, đồng bộ.

Hai là, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới; nâng cao
nhận thức của toàn xã hội về vấn đề giới và bình đẳng giới; Hướng dẫn các cơ quan nhà nước,
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện thông tin, giáo dục pháp luật về bình đẳng
giới có hiệu quả, thiết thực và phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

Ba là, hình thành và kiện toàn hệ thống tổ chức, cán bộ quản lý Nhà nước về bình đẳng giới
từ trung ương đến địa phương, cơ sở. Tổ chức đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý lĩnh
vực, cán bộ chuyên trách, các cộng tác viên chuyên nghiệp thực hiện công tác bình đẳng giới.

Bốn là, ngoài việc sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ ngân sách, cần tranh thủ thu hút và sử

dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, hỗ trợ kỹ thuật trong và ngoài nước, bảo đảm thực hiện
mục tiêu xã hội hoá công tác bình đẳng giới.

Năm là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới.
Bổ sung kiến thức về giới và bình đẳng giới, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác
này; tăng cường sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong việc thực
hiện các quy định pháp luật về bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ.

Sáu là, tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế ( đa phương, song
phương, NGO) trong lĩnh vực bình đẳng giới nói chung và vì sự phát triển của phụ nữ nói riêng.

Bình đẳng giới là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển của mỗi xã
hội, mỗi đất nước. Đây vừa là mục tiêu, vừa là yếu tố để góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh
tế xã hội của mỗi quốc gia. Bình đẳng giới có vị trí đặc biệt trong xây dựng một xã hội phát triển
ổn định và bền vững ở nước ta./.
Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội
(Nguồn: )
/>Nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 - Bàn về các giải pháp thực hiện tốt công tác Bình đẳng
giới và bảo đảm quyền của Phụ nữ ở Việt Nam

Bình đẳng giới và bảo đảm quyền của phụ nữ là mục tiêu quan trọng được toàn
thể nhân loại tiến bộ quan tâm thực hiện trong nhiều thập kỷ qua. Năm 1910, Hội
nghị phụ nữ lần thứ 2 được tổ chức ở Copenhagen (thủ đô Ðan Mạch) đã quyết định
lấy ngày 8/3 làm ngày quốc tế phụ nữ. Việc lựa chọn này nhằm nhớ ơn hàng triệu
phụ nữ trên thế giới đã dũng cảm đấu tranh vì quyền lợi chính đáng cho nữ giới,
đem lại một thế giới hòa bình và phát triển.
Ngay từ những ngày đầu giành được độc lập, Nhà nước ta đã xác định rõ tư tưởng tiến
bộ này trong hệ thống pháp luật. Hiến pháp đầu tiên năm 1946 của nước Việt Nam Dân
chủ cộng hòa đã quy định "Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”, chính
sự thừa nhận này đã đem lại cho phụ nữ Việt Nam cơ hội được bình đẳng với nam giới

trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua tiến trình lịch sử, quy định tiến bộ nêu trên
tiếp tục được kế thừa, phát triển trong các bản Hiến pháp 1959, 1980 và 1992. Từ đạo
luật cao nhất trong hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước, quyền bình đẳng của phụ
nữ với nam giới đã từng bước được cụ thể hóa trong quá trình xây dựng và ban hành các
văn bản pháp luật chuyên ngành. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày quốc tế phụ nữ 8/3,
chúng ta cùng nhau nhìn lại những thành tựu bình đẳng giới mà Đảng, Nhà nước và nhân
dân ta đã đạt được trong 65 năm qua:
Trước hết, trong lĩnh vực lập pháp: để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, qua các
mốc thời gian, nhiều đạo luật đã được ban hành với những quy định tiến bộ nhằm bảo
đảm quyền của phụ nữ và bình đẳng giới như: năm 1959, Luật Hôn nhân và Gia đình đã
đề cập tới việc bảo đảm hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; vợ, chồng bình đẳng và cấm tệ
ngược đãi trong gia đình. Những quy định này tiếp tục được kế thừa trong Luật Hôn
Nhân và Gia đình thay thế vào các năm 1986 và 2000. Năm 1994, Bộ Luật Lao động đầu
tiên của nước ta đã dành riêng một chương quy định việc bảo đảm quyền và lợi ích của
lao động nữ. Năm 1995, Bộ Luật Dân sự ra đời quy định trong quan hệ dân sự, các bên
bình đẳng, không phân biệt giới tính. Năm 2000, Luật Hôn nhân và Gia đình mới đã yêu
cầu thực hiện việc ghi tên cả vợ và chồng trong giấy chứng nhận tài sản đăng ký thuộc
quyền sở hữu chung và lần đầu tiên lao động trong gia đình được coi là hoạt động có tạo
ra thu nhập. Năm 2001, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội được ban hành, quy định việc
đảm bảo tỷ lệ nữ thích đáng tham gia trong Quốc hội Đặc biệt, việc ban hành Luật Bình
đẳng giới năm 2006 và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 là thành tựu đáng
tự hào trong sự nghiệp bình đẳng giới ở nước ta. Đây là những văn bản pháp lý quan
trọng nhằm thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao
động, giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin, thể thao và gia đình trong giai đoạn hiện nay.
Thứ hai, cùng với sự phát triển của đất nước thì vai trò, vị trí của phụ nữ trong tham
gia các hoạt động chính trị - xã hội được từng bước cải thiện, mà biểu hiện rõ nhất là tỷ lệ
nữ đại biểu Quốc hội khóa XII đạt 25,7%, tăng hơn 20% so với nhiệm kỳ Quốc hội đầu
tiên (đạt 3%). Chúng ta tự hào khi Việt Nam liên tục nằm trong nhóm nước dẫn đầu khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương về tỷ lệ này. Mốc son trong lịch sử phát triển của phụ nữ
chính là sự kiện bà Nguyễn Thị Định được bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước

(nay là Phó Chủ tịch nước) vào năm 1987. Đây là chức danh cao nhất từ trước tới nay do
phụ nữ đảm nhiệm trong hệ thống chính trị. Kể từ đó đến nay, nhiệm kỳ nào chúng ta
cũng có một nữ Phó Chủ tịch nước và ngày càng nhiều phụ nữ giữ các chức vụ cao cấp
trong hệ thống chính trị.
Thứ ba, trong những năm qua, tỷ lệ phụ nữ có việc làm tạo ra thu nhập ngày càng
tăng. Đặc biệt, nhiều chị em đã khẳng định được vị trí, năng lực của mình trong các lĩnh
vực trước đây được coi là chỉ dành riêng cho nam giới như: nghiên cứu, ứng dụng khoa
học kỹ thuật, các ngành công nghệ mới, kỹ thuật cao, kinh doanh, thể thao…Trong lĩnh
vực học tập, nghiên cứu khoa học, nhiều chị em phụ nữ cũng đã đạt được thành tích đáng
khích lệ, tiêu biểu là: trong 25 năm qua, đã có 15 tập thể và 31 cá nhân các nhà khoa học
nữ xuất sắc, tiêu biểu nhất trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và ứng dụng được Uỷ ban
Giải thưởng Việt Nam trao giải Kovalevskaia (trong đó có 10 Giáo sư, 17 Phó Giáo sư,
53 Tiến sĩ, 2 Thầy thuốc Nhân dân, 8 Nhà giáo Nhân dân) Theo đánh giá của Liên hợp
quốc năm 2009, Chỉ số phát triển giới (GDI) của nước ta đạt 0,723 và bằng 99,7% so với
chỉ số phát triển con người (HDI) - chứng tỏ bình đẳng giới trong phát triển con người ở
Việt Nam đã đạt được khá cao.
Nhìn lại thành tựu đã đạt được trong những năm qua, chúng ta phấn khởi và tự hào.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đó, vẫn còn những vấn đề tồn tại như: trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ của phụ nữ còn bất cập trước yêu cầu của thời kỳ đổi mới, đặc
biệt trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước; tỷ lệ cán bộ nữ giữ chức
vụ quản lý, lãnh đạo ở các cấp còn thấp, chưa tương xứng với lực lượng và sự đóng góp
của phụ nữ; đời sống của một bộ phận phụ nữ còn khó khăn, đặc biệt phụ nữ dân tộc
thiểu số, vùng sâu, vùng xa; nhận thức của xã hội và của bản thân phụ nữ về bình đẳng
giới còn nhiều hạn chế
Chính vì vậy, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày quốc tế phụ nữ 8/3/2010, các ngành,
các cấp và toàn xã hội cần chung sức, đồng lòng trong xây dựng và thực hiện các giải
pháp nhằm thực hiện tốt sự nghiệp bình đẳng giới trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng
chính là điều kiện cần thiết để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người dân Việt
Nam. Để làm được điều này, chúng ta cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tăng cường sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt

chẽ giữa các cấp, các ngành để tạo nên sức mạnh tổng hợp chung trong triển khai pháp
luật về bình đẳng giới; đầu tư nguồn nhân lực và kinh phí cho công tác vì sự tiến bộ của
phụ nữ và bình đẳng giới từ Trung ương đến cơ sở.
Thứ hai, hệ thống chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội và nhất là cơ
quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới các cấp cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc
hoạch định, xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bình đẳng
giới và tăng quyền năng cho phụ nữ. Nhiệm vụ này phải được thực hiện thường xuyên,
liên tục chứ không chỉ trong Ngày Quốc tế Phụ nữ.
Thứ ba, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, vận động nhân dân thực
hiện tốt pháp luật bình đẳng giới. Đặc biệt, cần đẩy mạnh giáo dục khoa học giới trong hệ
thống nhà trường, tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm
nâng cao nhận thức của toàn xã hội về bình đẳng giới, tập trung tuyên truyền cho những
người có ảnh hưởng lớn tới công tác này như các cấp lãnh đạo, nhà giáo và nhà báo.
Thứ tư, thực hiện tốt bình đẳng giới trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động,
giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật, thông tin, thể thao, văn hóa và gia đình. Lồng ghép có
hiệu quả vấn đề bình đẳng giới vào hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các chính
sách, chương trình hành động quốc gia, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của các cấp,
các ngành. Xây dựng mô hình điểm về bình đẳng giới. Thực hiện tốt Công ước quốc tế về
xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm
pháp luật về bình đẳng giới.
Thứ năm, cần nâng cao năng lực cho phụ nữ, trong đó, chú trọng công tác quy hoạch,
đào tạo cán bộ nữ, tạo điều kiện và cơ hội cho phụ nữ phấn đấu vươn lên, tạo nguồn cán
bộ kế cận và đề bạt cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu mới. Phát triển hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo
và phát động chiến dịch vận động nam giới chia sẻ trách nhiệm gia đình.
Thứ sáu, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về
bình đẳng giới./.
Nguyễn Thị Kim Ngân
Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
/>40FD1685F093EE9?method=details&idArticle=379

Vai trò của phụ nữ trong nền chính trị hiện đại Tin đưa ngày: 11/03/2009
Xã hội hiện đại đặc trưng bởi năng suất, chất lượng và hiệu quả cao của nền kinh tế công
nghiệp, bởi trình độ cao của khoa học và công nghệ, trong đó nổi bật là nền chính trị hiện
đại. Rất nhiều tác giả đã và đang bàn về bản chất và quy luật vận động của nền chính trị
hiện đại. Nhiều ý kiến đã được nêu ra từ nhiều góc độ khác nhau để nhấn mạnh đặc trưng
này hoặc đặc trưng kia của nền chính trị hiện đại. Nhưng một xu thế chủ đạo của nền
chính trị hiện đại là xu thế tăng cường vị thế và vai trò của phụ nữ trong quá trình lãnh
đạo quản lý đời sống xã hội. Xu thế này đã được Phu-riê, một nhà tư tưởng xã hội vĩ đại
người Pháp phát hiện và ghi nhận bằng một nhận định nổi tiếng: “trình độ giải phóng phụ
nữ khỏi áp bức, bóc lột là thước đo của trình độ phát triển xã hội”.
1. Vấn đề giải phóng phụ nữ trong nền chính trị hiện đại
Nhiều nhà triết học, kinh tế học và chính trị học đã đưa ra các quan niệm khác nhau về
chính trị. Mỗi một luận thuyết đều xuất phát từ một giác độ để xem xét bản chất của
chính trị song chỉ có học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh mới là lý luận
đúng đắn trang bị những kiến thức cơ bản, khoa học và cách mạng về chính trị. Bản chất
của chính trị bộc lộ trên nhiều khía cạnh, nhiều phương diện trong mối liên quan phức tạp
của nó với các lĩnh vực, các quá trình vận động của đời sống xã hội. Trong đó nổi bật lên
vấn đề vị trí và vai trò của phụ nữ trong đời sống chính trị của xã hội. Học thuyết Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ rõ bình đẳng giới vừa là mục tiêu, vừa là động lực của
sự nghiệp cách mạng giải phóng con người và giải phóng xã hội. Bác Hồ căn dặn: nếu
không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người; Nếu không giải phóng
phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa.
2. Khái niệm vai trò giới:
Vai trò giới là một khái niệm mới được phát triển trong những thập kỷ cuối thế kỷ XX.
Vai trò giới là kiểu hành vi, hoạt động mà xã hội mong đợi phụ nữ và nam giới phải thực
hiện.
Khái niệm "Vai trò giới" giúp trả lời câu hỏi: phụ nữ làm gì và nam giới làm gì. Thông
qua những kiểu việc làm của phụ nữ và nam giới có thể đánh giá được vị thế xã hội của
họ trong từng lĩnh vực cụ thể.
Các vai trò giới khác nhau tuỳ thuộc vào từng cộng đồng xã hội cụ thể. Ví dụ, cộng đồng

này cho rằng vai trò chủ yếu của phụ nữ là nội trợ- công việc ở gia đình còn nam giới
đóng vai trò chủ đạo trong sản xuất và toàn bộ đời sống gia đình, tức là nam giới làm chủ
gia đình. Cộng đồng khác cho rằng vai trò chủ yếu của phụ nữ là công việc sản xuất còn
nam giới đóng vai trò thứ yếu trong gia đình, tức là phụ nữ là chủ gia đình. Có cộng đồng
cho rằng nam giới và phụ nữ đều có vai trò quan trọng như nhau, cả nam và nữ đều tham
gia lao động xã hội để có thu nhập và cùng nhau chia sẻ công việc gia đình.
Căn cứ vào các hoạt động chính, các nhà khoa học về giới phân biệt ba loại lĩnh vực hoạt
động và ba loại vai trò giới như sau:
Tương ứng với hoạt động sản xuất là vai trò sản xuất. Phụ nữ và nam giới có những vai
trò khác nhau trong hệ thống sản xuất của xã hội. Phụ nữ thường đóng vai trò chủ yếu
trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, dịch vụ, buôn bán. Trong khi đó, nam giới
chiếm tỷ lệ lớn trong lĩnh vực công nghiệp nặng và khoa học kỹ thuật.
Tương ứng với hoạt động tái sản xuất là vai trò tái sản xuất. Đó là những công việc như
sinh đẻ, nuôi dạy con cái, chăm sóc các thành viên của gia đình, việc nội trợ. Đây là
những công việc thường không được trả công và không được tính toán thành các chỉ tiêu
kinh tế. Nhưng các công việc tái sản xuất là không thể thiếu trong cuộc sống xã hội hàng
ngày.
Theo cách phân công lao động phổ biến ngày nay, phụ nữ thường là người đóng vai trò
chủ yếu trong các hoạt động tái sản xuất. ở khu vực nông thôn, phụ nữ vừa thực hiện vai
trò tái sản xuất vừa tham gia sản xuất như chăn nuôi, làm ruộng ở thành thị, đại bộ phận
phụ nữ vừa đi làm vừa đảm đang công việc gia đình.
Tương ứng với lĩnh vực hoạt động cộng đồng xã hội là vai trò cộng đồng xã hội. Các hoạt
động cộng đồng được chia làm hai loại, một là tham gia thực hiện các hoạt động chung
và hai là tham gia lãnh đạo quản lý đời sống sản xuất, sinh hoạt của cộng đồng. Hiện nay,
phụ nữ chủ yếu tham gia các hoạt động chung của cộng đồng với tư cách người thực hiện
quyết định. Phụ nữ chiếm tỷ lệ nhỏ trong bộ máy lãnh đạo quản lý ở cộng đồng. Điều đó
chứng tỏ, theo nghĩa hẹp, vai trò của phụ nữ trong chính trị còn rất hạn chế. Nhưng theo
nghĩa rộng, phụ nữ có nhiều cơ hội và thách thức để tăng cường vai trò của mình trong
nền chính trị hiện đại.
3. Thực trạng vai trò của phụ nữ trong lãnh, đạo quản lý

Thước đo cơ bản về vai trò của phụ nữ trong nền chính trị hiện đại là sự tham gia của phụ
nữ trong bộ máy lãnh đạo, quản lý. Dù có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này nhưng
một điểm thống nhất ở đây là vai trò của phụ nữ trong chính trị tỷ lệ thuận với tỉ lệ phụ
nữ tham gia lãnh đạo, quản lý. Điều này giải thích tại sao Chiến lược và Kế hoạch hành
động vì sự tiến bộ của phụ nữ đặt ra mục tiêu tăng cường số lượng và tỷ lệ cán bộ nữ lãnh
đạo quản lý các cấp.
So với nhiều nước trên thế giới, tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội của Việt Nam luôn chiếm vị trí
cao - trung bình khoảng 23% trong suốt những năm 1976 - 2007. So với các nước châu á,
Việt Nam có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao nhất - 27,3%. So với các nước trong khu vực
châu á - Thái Bình Dương Việt Nam đứng vị trí thứ hai sau Niu - Di - Lân (29,2%).
Tuy tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khá cao nhưng trong Quốc hội, phụ nữ hoạt động chủ yếu
tại các Uỷ ban về vấn đề xã hội, văn hoá - giáo dục thanh thiếu niên - nhi đồng và Hội
đồng dân tộc. Trung bình nữ chiếm 41%. Trong khi đó, nam giới tập trung chủ yếu trong
các Uỷ ban về quốc phòng - an ninh, kinh tế - ngân sách, đối ngoại, pháp luật, khoa học -
công nghệ với tỷ lệ 88%.
Một xu thế rất quan trọng cần ghi nhận là tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
tăng dần trong các năm nhiệm kỳ gần đây. Tỷ lệ chung nữ đại biểu Hội đồng nhân dân 3
cấp nhiệm kỳ 2004-2009 đạt 22% song thấp dần xuống cơ sở.
Bảng 1. Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 1989 - 1992 và 2004 -
2009 (đơn vị: %).
Cấp 1989 - 1992 2004 - 2009
Hội đồng nhân dân tỉnh/thành phố 12,7 23,88
Hội đồng nhân dân quận/huyện 12,26 23,01
Hội đồng nhân dân xã/phường 13,23 19,53
Tỷ lệ nữ trong Uỷ ban nhân dân các cấp nhiệm kỳ 1999 - 2004 thấp hơn rất nhiều
(khoảng 5,3%) so với tỉ lệ nữ trong Hội đồng Nhân dân các cấp. Xu hướng chung ở đây
là tỉ lệ nữ giảm dần từ 6,4% ở cấp tỉnh/thành phố xuống còn 4,5% ở cấp xã/phường.
Qua các con số này có thể nói, vai trò đại diện và vai trò giám sát của phụ nữ đã được
phát huy ở các cơ quan dân cử là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Nhưng vai trò
ra quyết định và chỉ đạo thực hiện của phụ nữ ở các cơ quan hành pháp như Uỷ ban nhân

dân các cấp còn hạn chế.
Tỷ lệ nữ đảm nhiệm các chức vụ trưởng và vụ phó trong các cơ quan quản lý nhà nước
cũng là một chỉ báo quan trọng về vai trò của phụ nữ trong nền chính trị. Tỷ lệ nữ vụ
trưởng chỉ đạt khoảng 12 - 13% và tỷ lệ nữ vụ phó chỉ khoảng 8 - 9%.
Tỷ lệ phụ nữ trong cương vị thẩm phán các cấp cũng khá cao so với nhiều nước trên thế
giới, đạt khoảng 28% năm 2001. Một điều đặc biệt là tỷ lệ nữ thẩm phán tăng dần từ 22%
ở Toà án nhân dân tối cao lên đến 35% ở toà án nhân dân cấp quận/huyện.
Một chỉ báo rất quan trọng về vai trò của phụ nữ trong nền chính trị hiện đại là tỷ lệ phụ
nữ trong các cấp uỷ Đảng. Nhiệm kỳ 2001 - 2006, tỷ lệ nữ bình quân ở các cấp uỷ Đảng
đạt khoảng 11%. Đây là tỉ lệ còn rất thấp so với yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra đối với sự
nghiệp vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới. Rõ ràng, vai trò của phụ nữ trong xã
hội nói chung và trong chính trị nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và tỷ lệ nữ
tham gia các cấp uỷ Đảng.
Tỷ lệ nữ thấp trong các cơ quan quyền lực như uỷ ban Nhân dân, cơ quan quản lý nhà
nước và đặc biệt là trong các cấp uỷ Đảng cho thấy sự cần thiết phải đẩy mạnh các hoạt
động nâng cao vai trò của phụ nữ trong hệ thống chính trị.
4. Vấn đề nâng cao quyền năng của phụ nữ trong nền chính trị hiện đại
Về mặt thuật ngữ, khái niệm "Quyền năng của phụ nữ" cần được hiểu là năng lực thực
hiện các quyền được xã hội thừa nhận đối với vai trò của phụ nữ. Quyền năng của phụ nữ
trong nền chính trị hiện đại là năng lực của phụ nữ trong việc thực hiện các vai trò của họ
trong nền chính trị hiện đại. Như vậy khái niệm quyền năng ở đây có nội dung rộng lớn
bao quát cả khái niệm năng lực, quyền lực và vai trò của phụ nữ trong nền chính trị.
Thực chất, "nâng cao quyền năng" là quá trình trong đó phụ nữ và nam giới nhận thức
được các nhu cầu và lợi ích của họ, phát hiện và khắc phục những trở ngại đối với việc
phát triển năng lực và các phương tiện để kiểm soát cuộc sống của họ mà không làm
phương hại đến quyền lợi và lợi ích của người khác.
ở Việt Nam, các quyền cơ bản của phụ nữ và bình đẳng giới đã được thể chế hoá thành
luật pháp. Vấn đề tiếp theo và đồng thời cần giải quyết là phát triển quyền năng hay năng
lực thực hiện các quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm và vai trò đã được ghi nhận trong các
văn bản pháp quy.

Có nhiều cách phân loại quyền năng, trong đó quan trọng nhất là quyền tham gia và kiểm
soát các nguồn lực và lợi ích mà công cuộc phát triển đem lại cho cả nam và nữ. Trong
bối cảnh đổi mới kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay, "Nâng cao quyền năng cho phụ
nữ" có thể hiểu là quá trình phát triển năng lực của phụ nữ để có thể thực hiện đầy đủ vai
trò "biết, bàn, làm, kiểm tra" và hưởng thụ các thành quả của hoạt động mà họ trực tiếp
tham gia.
"Nang cao quyền năng cho phụ nữ" đã trở thành một phương pháp tiếp cận khoa học để
đánh giá thực trạng bình đẳng giới, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tăng cường năng
lực cho phụ nữ thực hiện sự công bằng giới và nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ trong
xã hội nói chung và trong nền chính trị nói riêng.
Nền chính trị hiện đại ở Việt Nam được xây dựng theo phương châm "Đảng lãnh đạo,
Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ" nhằm mục tiêu “độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội” và “Dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Là bộ phận của xã hội, nền chính trị hiện đại cũng không nằm ngoài dòng chảy chủ đạo
hướng tới sự bình đẳng giới. Việc áp dụng phương pháp lồng ghép giới trong chính trị là
cần thiết để đảm bảo nâng cao vai trò của phụ nữ trong nền chính trị hiện đại. Theo đó,
nâng cao vai trò của phụ nữ trong nền chính trị hiện đại không phải là vấn đề riêng của
phụ nữ mà là vấn đề bình đẳng giới, tức là vấn đề của cả phụ nữ và nam giới.
Lồng ghép giới đòi hỏi phải quan tâm tới việc nâng cao quyền năng thông tin về giới, xây
dựng kế hoạch hành động vì sự bình đẳng giới, chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch,
giám sát và đánh giá kết quả hoạt động. Cần tạo điều kiện để phụ nữ tham gia vào toàn
bộ quá trình phát triển xã hội từ bước hoạch định mục tiêu, chính sách đến bước thực
hiện, đánh giá và điều chỉnh để đảm bảo thực hiện được mục tiêu bình đẳng giới và vì sự
tiến bộ của phụ nữ.
Tóm lại
Trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến đổi, nền chính trị hiện đại đang đứng trước cơ hội
và những thách thức mới, trong đó có vấn đề nâng cao vai trò của phụ nữ trong nền chính
trị hiện đại hướng vào mục tiêu bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Đây chính là
một trong những mục tiêu và thước đo của trình độ phát triển xã hội. Theo quan điểm của
chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan hệ giới - quan hệ xã hội giữa nam

và nữ - là quan hệ cơ bản xuyên suốt toàn bộ các quan hệ khác của xã hội, cho nên giải
quyết vấn đề bất bình đẳng giới là cốt lõi của bất bình đẳng xã hội. Lý luận và thực tiễn
cách mạng đòi hỏi phải đặt vấn đề nâng cao vai trò của phụ nữ trong nền chính trị hiện
đại và coi đó là một bộ phận không tách rời của sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây
dựng chế độ xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh.
Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất cơ bản trong quá trình tiến tới bình đẳng giới.
Chỉ số phát triển giới của Việt Nam luôn đạt mức cao so với một số quốc gia có cùng
trình độ phát triển kinh tế. Tuy nhiên, vai trò của phụ nữ trong nền chính trị hiện đại còn
những hạn chế nhất định, cả về số lượng và chất lượng. Vấn đề này cần được tiếp tục làm
rõ và giải quyết trên cơ sở tăng quyền năng cho phụ nữ và lồng ghép giới vào toàn bộ quá
trình hoạch định và thực hiện đường lối, chính sách, các giải pháp phát triển kinh tế - xã
hội theo phương châm "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ", tiến tới xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh và bình đẳng giới.
Ts. Lê Ngọc Hùng
/>Việt Nam đạt tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao trong khu vực Tin đưa ngày: 11/03/2009
Báo cáo của Quỹ Phát triển phụ nữ Liên hợp quốc công bố hôm nay cho biết, tỷ lệ nữ
giới là đại biểu Quốc hội của Việt Nam đạt 25,8%, cao hơn so với nhiều nước trong khu
vực ASEAN.
Con số này ở một số quốc gia khác trong khu vực Đông-Nam Á thấp hơn, như Thái-lan:
11,7%; Malaysia: 23,3%; Indonesia: 11,6%; Singapore: 24,8%; Lào: 25,2%; Cam-pu-
chia: 19,5%
Thông tin trên được đưa ra trong buổi giới thiệu Báo cáo toàn cầu về phụ nữ 2008/2009
và Báo cáo về các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của khu vực Đông Á – Thái Bỡnh
Dương do Bộ Lao động - Thương binh - Xó hội và Quỹ Phỏt triển phụ nữ Liờn hợp quốc
(UNIFEM) tổ chức hụm nay tại Hà Nội.
Báo cáo của UNIFEM năm nay có tiêu đề “Ai chịu trách nhiệm trước phụ nữ: Giới và
trách nhiệm giải trỡnh” cho thấy, việc tăng cường quyền hạn cho phụ nữ cũng như bỡnh
đẳng giới là những yếu tố chủ đạo trong việc xoá đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương
thực, giảm tử vong thai sản, đẩy mạnh công bằng xó hội và tăng cường hiệu quả viện trợ.
Bỏo cỏo chỉ rừ, quỏ trỡnh thực hiện quyền của phụ nữ và cỏc mục tiờu phỏt triển thiờn

niờn kỷ (MDGs) phụ thuộc nhiều vào quỏ trỡnh tăng cường trách nhiệm giải trỡnh đối
với các cam kết về phụ nữ và bỡnh đẳng giới. Để thực hiện bỡnh đẳng giới, phụ nữ phải
có khả năng tham gia đầy đủ vào quá trỡnh ra quyết định và theo dừi, giỏm sỏt việc thực
thi cỏc quyền và nhu cầu của mỡnh ở tất cả cỏc cấp.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hoà cho biết, các hoạt động
phũng, chống bạo lực phụ nữ đó và đang được triển khai rộng rói trong nước.
Sau hơn hai tuần phát động, chiến dịch “Nói không với bạo hành chống phụ nữ” đó thu
thập được hơn 630 nghỡn chữ ký trờn toàn quốc hưởng ứng, góp phần đạt hơn chỉ tiêu 1
triệu chữ ký để trỡnh lờn Tổng Thư ký LHQ vào ngày 25-11 tới. Trước đó, Quốc hội đó
thụng qua Luật Bỡnh đẳng giới và Luật Phũng, chống bạo lực gia đỡnh.
Điều phối viên thường trú LHQ John Hendra nhận xét, những tiến bộ đáng khâm phục
của Việt Nam trong thực thi các mục tiêu thiên nhiên kỷ như không cũn khoảng cỏch
chung trong giỏo dục tiểu học và trung học cơ sở, tỷ lệ phụ nữ và nam giới tham gia lực
lượng lao động tương đối cân bằng, ¼ đại biểu quốc hội là nữ… là dẫn chứng tốt trong
cải thiện các chỉ số bỡnh đẳng giới.
Tuy vậy, giới nữ trong nước vẫn phải đối mặt với những thách thức và trở ngại đáng kể
như đói nghèo, tiếp cận không đầy đủ với giáo dục cao học và cơ hội việc làm, gánh chịu
thái độ hành vi phân biệt đối xử dai dẳng…
Ngoài ra, chương trình CEDAW Đông Á – Thái Bỡnh Dương cũng công bố báo cáo Đưa
việc thực hiện MDGs đến với mọi người. Theo đó, báo cáo nhận định các vấn đề về giới
được đề cập một cách nghèo nàn trong các MDGs, với những chỉ số chưa đầy đủ hoặc
thậm chí là không đề cập tới vấn đề về giới, khiến cho việc thực hiện rất khó khăn.
Đáp ứng các quyền về giới thực hiện mục tiêu thiên nhiên kỷ “Bình đẳng giới và tăng
quyền”
- Bảo đảm học tập sẽ mang lại việc làm và nâng cao thu nhập
- Nâng cao quyền sinh sản và về giới cho phụ nữ
- Đẩy mạnh bình đẳng giới và sự tham gia của nam giới trong chăm sóc gia đình
- Nâng cao quyền sở hữu tài sản cho phụ nữ và quyền được thừa kế
- Giảm bất bình đẳng về giới trong kinh doanh và việc làm
- Xoá bỏ bạo hành với phụ nữ và trẻ em gái

- Xoá bỏ bạo hành, đặc biệt là bạo hành liên quan về giới
- Thực hiện ngân sách được đáp ứng về giới
- Hỗ trợ phụ nữ và nhóm phụ nữ kêu gọi Chính phủ phải có trách nhiệm đối với các cam
kết
- Bảo đảm sự tham gia tích cực của phụ nữ trong thu thập dữ liệu
Nguồn: Báo cáo thực hiện MDGs khu vực
(Chương trình CEDAW Đông Á – Thái Bình Dương)
Chính trị và giới: Phụ nữ lên ngôi Tin đưa ngày: 06/03/2009
Chính trị vốn là sân khấu của đấng mày râu. Thế giới đang thay đổi. Ngày càng có
nhiều phụ nữ nắm địa vị chính trị quan trọng. Rwanda, đất nước còn nghèo đói và
lạc hậu, nhưng là nước đi tiên phong trong xu hướng này với hơn 50% nghị sỹ quốc
hội là phụ nữ.
Kể từ khi giành được quyền đi bầu cử, nữ giới đã gặt hái được nhiều thành công trong
công cuộc đấu tranh giành các quyền bình đẳng trong sân khấu chính trị quốc gia và quốc
tế. Tuy chưa thể áp đảo số chính khách nam giới nhưng kể từ 100 năm nay, ngày những
phụ nữ đầu tiên có mặt trong thành phần của quốc hội một quốc gia, hiện 18,4% số ghế
trong nghị viện trên toàn thế giới do nữ giới nắm giữ. Khoảng 110 quốc gia trên thế giới
có những nguyên tắc nhằm giúp đỡ, ưu tiên phụ nữ nắm giữ các vị trí quan trọng trong
chính trường.
Rwanda là nước đi tiên phong trong việc đấu tranh cho quyền bình đẳng về chính trị của
nữ giới. Cùng với 30% ghế quan sát viên, đây là quốc gia đầu tiên trên thế giới có hơn
50% số ghế trong quốc hội thuộc về phụ nữ.
Thời gian gần đây cũng xuất hiện những nữ chính khách có khả năng làm được nhiều
điều mà đấng mày râu ít người làm được: một Hillary Clinton đầy sức chiến đấu và tham
vọng cháy bỏng, một Sarah Palin tạo ra cơn sốt cho cả nước Mỹ và thế giới, một Tzipi
Livni trong sạch và cứng rắn với hy vọng mang lại làn gió mới cho chính trường Israel và
hoà bình Trung Đông… Họ đi lên bằng đúng tài năng chính trị và sự mềm dẻo, khéo léo
của phụ nữ nhưng cũng đầy cứng rắn và quả quyết./.
Chính trị và giới: Phụ nữ lên ngôi Tin đưa ngày: 06/03/2009
Chính trị vốn là sân khấu của đấng mày râu. Thế giới đang thay đổi. Ngày càng có

nhiều phụ nữ nắm địa vị chính trị quan trọng. Rwanda, đất nước còn nghèo đói và
lạc hậu, nhưng là nước đi tiên phong trong xu hướng này với hơn 50% nghị sỹ quốc
hội là phụ nữ.
Kể từ khi giành được quyền đi bầu cử, nữ giới đã gặt hái được nhiều thành công trong
công cuộc đấu tranh giành các quyền bình đẳng trong sân khấu chính trị quốc gia và quốc
tế. Tuy chưa thể áp đảo số chính khách nam giới nhưng kể từ 100 năm nay, ngày những
phụ nữ đầu tiên có mặt trong thành phần của quốc hội một quốc gia, hiện 18,4% số ghế
trong nghị viện trên toàn thế giới do nữ giới nắm giữ. Khoảng 110 quốc gia trên thế giới
có những nguyên tắc nhằm giúp đỡ, ưu tiên phụ nữ nắm giữ các vị trí quan trọng trong
chính trường.
Rwanda là nước đi tiên phong trong việc đấu tranh cho quyền bình đẳng về chính trị của
nữ giới. Cùng với 30% ghế quan sát viên, đây là quốc gia đầu tiên trên thế giới có hơn
50% số ghế trong quốc hội thuộc về phụ nữ.
Thời gian gần đây cũng xuất hiện những nữ chính khách có khả năng làm được nhiều
điều mà đấng mày râu ít người làm được: một Hillary Clinton đầy sức chiến đấu và tham
vọng cháy bỏng, một Sarah Palin tạo ra cơn sốt cho cả nước Mỹ và thế giới, một Tzipi
Livni trong sạch và cứng rắn với hy vọng mang lại làn gió mới cho chính trường Israel và
hoà bình Trung Đông… Họ đi lên bằng đúng tài năng chính trị và sự mềm dẻo, khéo léo
của phụ nữ nhưng cũng đầy cứng rắn và quả quyết./.
Việt Nam quan tâm đến sự phát triển của Phụ nữ Tin đưa ngày: 09/03/2009

Các đại biểu tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu đang diễn ra tại Hà Nội
nói họ nhận thấy Chính phủ Việt Nam đang ngày càng quan tâm đến sự phát triển của
phụ nữ và Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nữ tham gia hoạt động xã hội
cao so với các nước trong khu vực.
“Người phụ nữ Việt Nam đã có nhiều cơ hội hơn để bộc lộ khả năng và họ đang ngày
càng tham gia nhiều hơn vào các hoạt động kinh doanh,” Jean Luc Bonneau, Giám đốc
khu vực thuộc Khách sạn và Khu nghỉ dưỡng quốc tế Sunway tại Hà Nội nói với
phóng viên TTXVN bên lề hội nghị ngày 6/6.
Trong số các doanh nghiệp toàn quốc, số doanh nghiệp có nữ làm giám đốc chiếm

25%, đặc biệt có những thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, phụ nữ làm doanh
nghiệp chiếm 31%.
Theo Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sài Gòn Co.op (SCID)
Nguyễn Thị Tranh, Chính phủ Việt Nam đã dành nhiều chính sách ưu đãi cho các
doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ và chính phủ còn ban hành Luật Bình đẳng
giới và Luật Phòng chống bạo lực gia đình.
“Vị trí chính trị của phụ nữ cũng luôn được nâng cao”, bà Shimi, Chủ tịch Phòng
Thương mại Malaysia tại Việt Nam, đồng thời là Giám đốc Công ty Dược PrimeTime
Suppliers nói và lấy dẫn chứng về tỷ lệ phụ nữ giữ vị trí trong quốc hội đã tăng lên rất
nhiều kể từ lần đầu tiên bà đến Việt Nam cách đây 16 năm, đạt 25,76% trong quốc hội

×