Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Món ăn tốt cho người bệnh tiểu đường pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.65 KB, 3 trang )

Món ăn tốt cho người bệnh tiểu đường

Từ trước đến nay, bên cạnh chế độ
thuốc men, chữa bệnh tiểu đường bằng
ăn uống rất quan trọng, đó là thực hiện
chế độ ăn uống theo yêu cầu của bác sĩ
nhằm duy trì lượng đường cần thiết
trong máu. Người bệnh tiểu đường
không nên kiêng khem quá mức mà nên
sử dụng đa dạng thực phẩm nhằm cung
cấp đủ calo cho cơ thể. Trong số báo
này, chúng tôi giới thiệu một số món cháo, canh súp người bệnh tiểu đường nên ăn góp
phần tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Các món cháo, cơm
Cháo bột sắn: Bột sắn 30g, gạo tẻ 50g. Gạo tẻ ngâm nước 1 đêm vo rửa sạch nấu thành
cháo đặc, cho bột sắn hoà với nước, nấu với cháo đặc trên. Dùng cho bệnh nhân tiểu
đường týp II, khát nước, miệng họng khô.
Cháo địa cốt bì: Địa cốt bì 30g, tang bạch bì 15g, mạch môn đông 15g, bột miến dong
100g. Đem 3 loại dược liệu cùng sắc lấy nước, đem nước sắc này nấu với bột miến dong
thành cháo. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường, khát nước uống nhiều, gầy yếu suy kiệt.
Cháo rau cần tây: Cần tây tươi 60g, gạo tẻ 50 - 100g. Cần tây tươi rửa sạch thái nhỏ đem
nấu với gạo tẻ thành cháo, thêm muối gia vị, cho ăn nóng sáng và chiều. Chỉ định cho các
trường hợp tăng huyết áp và bệnh tiểu đường.
Cháo khoai lang: Khoai lang 60g, kê 30g. Khoai lang gọt vỏ thái lát nấu cháo với kê. Ăn
bữa sáng. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường có tỳ vị hư nhược.
Cháo hoặc cơm tiểu mạch: Mì hạt đã xát vỏ hoặc bột mì ngâm nước đãi sạch, nấu thành
cơm hoặc cháo. Dùng cho các trường hợp sốt nóng, miệng họng khô khát nước; người
bệnh tiểu đường có thể ăn nhưng phải tuân thủ định lượng theo thực đơn quy định.

Đậu đỏ.
Cháo ý dĩ: Ý dĩ nấu cháo cho ăn hằng ngày. Dùng cho các bệnh nhân tiểu đường khát


nhiều, uống nhiều.
Cháo thục địa, nhục quế: Nhục quế 3g, thục địa hoàng 10g, gạo tẻ 100g. Nhục quế, thục
địa nấu với gạo tẻ thành dạng cháo loãng. Khi cháo được cho thêm 30g rau hẹ tươi và
chút muối gia vị. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường.
Cơm kê: Kê được đồ hoặc nấu thành
dạng cơm xôi. Dành cho các bệnh nhân
tiểu đường.
Các món canh, súp người bệnh tiểu
đường nên dùng
Súp bào ngư, củ cải, cà rốt: Bào ngư
khô 20g (tươi 60g), củ cải 100g, cà rốt
100g, thêm tôm nõn hoặc thịt nạc liều
lượng tuỳ ý cùng gia vị thích hợp, nấu
thành dạng súp cho ăn thường ngày
hoặc cách 2 - 3 ngày/lần. Dùng cho các trường hợp tiểu đường.
Cá chép hầm đậu đỏ: Cá chép 1 con (khoảng 500g), xích tiểu đậu 50g, trần bì 6g, ớt đỏ
6g, thảo quả 6g. Cá chép làm sạch, cho xích tiểu đậu, trần bì, ớt đỏ, thảo quả vào trong
bụng cá, thêm gừng, hành, muối, tiêu và đổ nước; nấu trong khoảng 1 giờ, cho thêm hành
thái lát, rau tươi tuỳ ý, đun sôi, thêm nước dùng, gia vị, cho ăn khi còn nóng. Dùng cho
các trường hợp tiểu đường.
Canh thịt dê, đậu hũ: Phổi dê 1 lá, thịt dê 100g, đậu phụ 100g, muối, nước. Phổi dê và thịt
dê rửa sạch thái lát, thêm nước và gia vị, nấu thành dạng canh thịt. Dùng cho bệnh nhân
đái nhiều.
Lòng bò nấu dấm chua: Dạ dày bò 200g thái lát nấu với dấm và gia vị thành dạng canh
súp. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, suy nhược choáng váng, xây sẩm, hoa mắt
chóng mặt.
Nước ép thịt thỏ: Thỏ 1 con lột da, bỏ lòng ruột, làm sạch, hầm lấy nước, để nguội, cho
uống khi khát. Dùng cho các trường hợp tiểu đường suy kiệt.

Cá trạch nấu lá sen là món ăn tốt cho người

tiểu đường khát, uống nhiều.
Nước ép thịt ngỗng: Thịt ngỗng cả con, làm sạch bỏ ruột, hầm nhừ ép lấy nước. Dùng
cho bệnh nhân tiểu đường.
Ngỗng hầm song bổ thang: Thịt ngỗng 1 con, thịt lợn nạc 200g, sơn dược 20g, sa sâm
20g, ngọc trúc 20g. Thịt ngỗng chặt nhỏ, thịt lợn thái lát, sơn dược, xa sâm, ngọc trúc đều
thái nhỏ, thêm gia vị và lượng nước thích hợp, hầm nhừ. Dùng để bổ khí, bổ âm trong các
trường hợp miệng và họng khô, khát nước, mệt mỏi, tiểu đường
Canh lá sen, cá trạch: Cá trạch 200g, lá sen tươi bánh tẻ 100g, thêm gia vị nấu canh.
Dùng cho các trường hợp tiểu đường, khát, uống nhiều.
Rùa hầm bắp nếp: Thịt rùa 200g, ngô nếp hoặc ngô tẻ 200g. Thịt rùa chặt nhỏ, ngô tẽ lấy
hạt và để cả râu, thêm gia vị, nước sạch lượng thích hợp, hầm nhừ dạng canh súp. Dùng
cho các trường hợp tiểu đường, tăng huyết áp.
Canh trai, rau hẹ: Trai 150g, rau hẹ 60 - 120g, thêm nước, gia vị nấu canh ăn. Dùng cho
các trường hợp tiểu đường.
Canh hẹ, hẹ xào: Hẹ tươi 90 -150g, hàng ngày nấu canh hay xào không cho muối. Dùng
cho bệnh nhân tiểu đường khát nhiều.
TS. Nguyễn Đức Quang

×